Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 8 - Tuần 15

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 8 - Tuần 15

Tiết 57: Hướng dẫn đọc thêm:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Qua bài thơ cảm nhận được khí phách hiên ngang kiên cường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX và sức lôi cuốn của một giọng thơ hào hùng, hình ảnh thơ mạnh mẽ, khoáng đạt.

II. CHUẨN BỊ :

- Chân dung PBC

- HS : bài soạn

III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Giới thiệu bài mới :

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 8 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/11/2011
Ngày dạy: 28/11/ 2011
Tuần 15
	Tiết 57: Hướng dẫn đọc thêm: Vào nhà ngục Quảng Đôngcảm tác
	Tiết 58: Đập đá ở Côn Lôn.
	Tiết 59: Ôn luyện về dấu câu
	Tiết 60: Kiểm tra Tiếng Việt.
Biết cách quan sát, thuyết minh đặc điểm của một thể loại văn học (thể thơ) đã học.
Tiết 57: Hướng dẫn đọc thêm:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 - Qua bài thơ cảm nhận được khí phách hiên ngang kiên cường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX và sức lôi cuốn của một giọng thơ hào hùng, hình ảnh thơ mạnh mẽ, khoáng đạt.
II. CHUẨN BỊ :
Chân dung PBC
HS : bài soạn
III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ : 
Giới thiệu bài mới :
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
PHẦN GHI BẢNG
- Gọi học sinh đọc chú thích * SGK 146, rút ra vài nét chính về tác giả (tên, hiệu, năm sinh-mất, quê quán, một số nét lớn trong cuộc đời hoạt động của phan Bội châu :
+ Có tài=> đỗ trạng nguyên => không làm quan
+ 1905 sang Nhật vận động phong trào yêu nước chống pháp
+ 1909 sang TQ , 1912 bị kết án tử hi2h vắng mặt
+1912 bị Pháp bắt ở Thượng Ha=> đày khổ sai => nhân dân phản đối mạnh mẽ=> giam lỏng ở Huế
+29/10/1940 mất tại Huế 
- Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào? Thể thơ vận dụng trong bài? Vì sao em biết đây là thể thơ Đường Luật TNBC? Kể tên một số bài thơ đã học có cùng thể loại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản (giọng hào sảng, riêng 2 câu thực giọng trầm lắng suy tư)
- Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc lại
- Bài thơ được sáng tác theo phương thức biểu đạt nào ? (Biểu cảm) Vì sao?
- Bố cục bài thơ ĐLTNBC chia làm mấy phần ? Kể tên từng phần ?
- Gọi học sinh đọc 2 câu đề, em hiểu thế nào là hào kiệt, phong lưu đã thể hiện phong thái gì của người tù cách mạng?
- Câu thơ “chạy mỏi chân” thì hãy ở tù “cho em hiểu quan niệm của tác giả ra sao về việc “ở tù”?
- Giọng điệu ở 2 câu thơ này như thế nào ?
- Đọc hai câu thực, giọng thơ chuyển xuống câu thực thay đổi ra sao ? (trầm thống à ngậm ngùi đau xót)
- Hai câu thơ giúp ta hình dung ra cuộc đời hoạt động của cụ Phan như thế nào ? 
- Nói về cuộc đời minh, tác giả có phải để than thân không? Vì sao? Qua đoạn thơ em hiểu được tấm lòng đối với đất nước vì sao? Và tầm vóc của người tù cách mạng như thế nào?
THẢO LUẬN : 
Từ cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ nói riêng, theo em những người hoạt động cách mạng nói chung sẽ phải gặp những khó khăn thử thách nào? Vì sao họ có thể vượt qua được những khó khăn thử thách ấy?
- Đọc 2 câu luận : thế nào là bủa tay? Cười tan?
- Giải thích ý nghĩa 2 câu thơ? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng, hào kiệt này?
=> Khát vọng hoài bão lớn lao : trị nước , cứu đời , chí lớn không hề suy chuyển ngay trong hoàn cảnh tù đày
- Đọc 2 câu kết : 
- Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?
- Giọng điệu thơ ở cuối bài so với đầu bài có gì đáng chú ý?
- Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ này? 
- Tóm tắt những nét chính về nội dung và NT của tác phẩm? 
- Những yếu tố NT đó đã góp phần biểu đạt nội dung gì về người chí sĩ CM PBC ?
I. Đọc – Hiểu chú thích : 
1/ Tác giả (SGK)
2/ Tác phẩm 
a- Trích “Ngục trung thư”.sánh tác năm 1914 ngay trong đêm đầu tiên bị bắt giam vào nhà ngục Quảng Đông 
b- Thể thơ : Đường luật TNBC
c- Chú thích : 1, 2, 6.
II. Đọc – Hiểu văn bản :
1. Đề :
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu 
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
(Điệp ngữ, giọng ung dung sảng khoái) à phong thái ung dung, khí phách ngang tàng.đĩnh đạc trước sau không dời đổi của bậc anh hùng, ngạo nghễ coi thường tù đày
2. Thực : 
Đã khách  >< Lại người 
bốn bể >< năm châu
(Đối, giọng trầm, thống thiết)
à Tấm lòng yêu nước thiết tha, tầm vóc lớn lao.
3. Luận : 
Bủa tay ôm chặt >< mở miệng cười tan 
(Lối nói khoa trương, giọng thơ khẩu khí) à kiên định với sự nghiệp cứu nước.
4. Kết :
Thân ấy vẫn còn, còn  sợ gì đâu
(Điệp ngữ ngắt nhịp giọng dõng dạc) à niềm tin vào chính nghĩa, bất khuất trước gian nguy, ý chí gang thép quyết đeo đuổi đến cùng sự nghiệp mà mình đã chọn
III. Tổng kết : Ghi nhớ (148)
IV. Luyện tập : (148)
CỦNG CỐ : Đọc diễn cảm bài thơ.Đây là một bài thơ từng làm dậy sóng một thời lớp TN bấy giờ, theo em điều gì đã tạo nên sức truyền cảm của bài thơ. Nhắc lại phần ghi nhớ.
DẶN DÒ : 
- Học thuộc bài 
- Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn.
- Chuẩn bị tư liệu về Côn Đảo (hình ảnh hoặc thuyết minh ngắn gọn của từng tổ)
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
__	
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 58: 	 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 - Qua bài thơ cảm nhận được khí phách hiên ngang kiên cường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX và sức lôi cuốn của một giọng thơ hào hùng, hình ảnh thơ mạnh mẽ, khoáng đạt.
II.CHUẨN BỊ : 
GV : Chân dung cụ PCT và hình ảnh tư liệu về Côn Đảo
HS : Bài soạn
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ : 
Giới thiệu bài mới :
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
PHẦN GHI BẢNG
- Gọi học sinh đọc chú thích * SGK (149), rút ra vài nét chính về tác giả (vài điểm khác với Phan Bội Châu)
- Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào? Được làm theo thể thơ gì?
- Với bài thơ này có nhất thiết chia làm 4 phần không? Nếu chia cách khác, em chia như thế nào? (Hai ý : 4 – 4)
- 4 câu thơ đầu có 2 lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì? Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ ấy? 
- Câu thơ đầu miêu tả gì? “Làm trai” theo quan niệm xưa là như thế nào? (Phan Bội Châu : làm trai phải lạ ở trên đời; Nguyễn Công Trứ : Chí làm trai  bốn bể).
- Còn Phan Châu Trinh quan niệm như thế nào? 
( Đi đây đó để mở rộng tầm mắt, hiên ngaie6, không khiếp sợ trước nguy nan ) 
- 3 câu thơ sau miêu tả việc đập đá ra sao? Theo em công việc ấy như thế nào? Công việc ấy được biểu hiện qua những từ ngữ nào.
- Một loạt những chi tiết dùng miêu tả công việc đập đá mang tính chất khoa trương nhằm làm nổi bật điều gì về người tù cách mạng?
¯Qua đọc và Pt bốn câu thơ đầu , nêu cảm nhận của em về giọng điệu và hình ảnh người tù ? ( Đẹp , oai phong )
 Phân tích 4 câu cuối : Chuyển xuống 4 câu cuối, giọng thơ có gì đặc biệt? 
- Qua các cụm từ “tháng ngày, mưa nắng” em hiểu người tù đã phải vượt qua những thử thách gì nơi Côn Đảo với án chung thân.
- Trước sự đầy đoạ đó người tù tự nhủ với lòng mình như thế nào?
- 2 câu thơ này sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- 2 câu thơ cuối hình tượng nhân vật được ví von ra sao? Suy nghĩ và thái độ của tg trước hoàn cảnh tù đày ?
- Em có nhận xét gì về nội dung của phần mở đầu và kết thúc của bài thơ?
- THẢO LUẬN : Từ 2 hình tượng nhân vật người tù cách mạng trong 2 bài thơ trên, em hiểu những chiến sỹ yêu nước những năm đầu thế kỷ XX là những con người như thế nào? Hãy liên hệ với những người yêu nước xưa và nay.
I. Đọc – Hiểu chú thích : 
1. Tác giả (SGK)
2. Tác phẩm:
a- Hoàn cảnh ra đời : SGK
b- Thể thơ : Đường luật TNBC
II. Đọc – Hiểu văn bản :
1. Hình ảnh người tù nơi Côn Đảo:
 Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
 Lừng lẫy làm cho lở núi non.
 (Bút pháp khoa trương lãng mạn, giọng hào hùng) à tư thế oai phong khí phách hiên ngang lẫm liệt.có thể xoay vần , chuyển thế
- Xách búa đánh tan – Ra tay đập bể.
=> đối, giọng thơ gấp, hình ảnh thơ mang hai lớp nghĩa
+ Tả thực việc đập đá
+ quyết tâm đập tan ách nô lệ, gông cùm
2. Cảm nghĩ của tác giả : 
Tháng ngày >< Mưa nắng
Bao quản >< càng bền
(Đối, hình ảnh ẩn dụ, khẩu khí ngang tàng) à quyết tâm bền gan vững chí trước mọi gian khổ.
=> Giọng trầm lắng ,suy tư
Những kẻ vá trời khi lỡ bước 
Gian nan chi kể  !
(Hình ảnh ẩn dụ câu cảm) à ôm mộng cứu nước, cứu dân, xem thường mọi gian khổ 
III. Tổng kết : Ghi nhớ (150)
IV. Luyện tập : (150)
Củng cố : Đọc diễn cảm bài thơ 
Dặn dò :
- Học thuộc lòng bài thơ và ghi nhơ.
- Soạn “Muốn làm thằng Cuội” – Tản Đà
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
 @?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 59: 	
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 - Củng cố và hệ thống hoá kiến thức về dấu câu; nhận ra và biết cách chữa các lỗi thường gặp về dấu câu .
 - Có ý thức dùng dấu câu đúng , tránh những lỗi thường gặp về dấu
II. CHUẦN BỊ :
GV : Bảng hệ thống dấu câu theo mẫu SGK
HS : Kẻ sẵn vào tập bảng hệ thống 
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ : 
Giới thiệu bài mới :
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
PHẦN GHI BẢNG
Gíáo viên lập bảng tổng kết về dấu câu. Gọi học sinh lên bảng ghi. Mỗi trường hợp cho ví dụ.
Dấu chấm lửng
- Thay thế phần ý không được diễn đạt thành lời, không tiện nói ra.
- Phản ánh trạng thái của hiện thực khách quan, phản ánh bay tại ra các trạng thái tâm lý mỉa mai, chờ đợi bất ngờ.
Dấu hai chấm
- Báo trước phần bổ sung giải thích, chuổi liệt kê
- Báo trước lời dẫn trực tiếp, lời đối thoại.
Dấu chấm phẩy
- Đánh dấu ranh giới các vế câu ghép
- Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong phép liệt kê.
Dấu gạch ngang
- Đánh dấu ranh giới các vế câu ghép
- Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong phép liệt kê.
Dấu ngoặc đơn
- Đánh dấu phần chú thích.
Dấu ngoặc kép
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa khác hay ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm.
- Cho biết lời văn thiếu dấu ngắt câu ở chổ nào? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chổ đó?
Dùng dấu chấm sau từ “này” là đúng hay sai? Vì sao? Nên dùng dấu gì?
à Sai vì câu chưa kết thúc. Nên dùng dấu phẩy. 
- Cho biết câu này có những từ nào là thành phần đồng chức? Giữa chừng thiếu gì để phân biệt?
à (thiếu dấu phẩy)
- Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ hai trong đoạn văn này đã đúng chưa? Vì sao? Nên dùng dấu gì?
à (Câu đầu không phải là câu hỏi nên dùng dấu chấm; câu 2 là câu hỏi, nên dùng dấu chấm hỏi)
1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc : 
VD : Câu sửa lại 
Tác phẩm “Lão Hạc” làm em vô cùng xúc động . Trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc.
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc :
VD : Câu sử a lại 
Thời còn trẻ, học ở trường này , ông là học sinh xuất sắc nhất
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết : 
VD : 
Cam quýt , bưởi xoài là đặc sản của vùng này.
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu : 
VD : 
Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu . Anh có thể cho tôi một lời khuyên không ? Đừng bỏ mặc tôi lúc này.
III. GHI NHỚ : SGK 151
IV. LUYỆN TẬP : 
Làm bài tập 1, 2 trang 151, 152
Củng cố : 
Những lỗi nào thường gặp ở dấu câu.
Dặn dò : 
- Học bảng tổng kết.
- Chuẩn bị tiết “ôn tập” theo câu hỏi SGK
IV. RÚT KINH NGHIỆM
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 60: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
( Đề kèm theo)
Nhóm trưởng
(ngày 26/11/ 2011)
Nguyễn Thị Hường

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 15van 8.doc