Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Bài 2: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Bài 2: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

 A. Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức:

 Giúp học sinh:

-Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó vì một thế giới hoà bình.

-Thái độ ghê tởm của chiến tranh, tình cảm thiết tha với hoà bình của một nhà văn nổi tiếng châu Mĩ Mac-Két.

-Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn, nổi bật là chứng cứ, các so sánh.

2. Kĩ năng:

+Rèn kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ.

3. Thái độ:

- Giúp học sinh thêm yêu, trân trọng nền hoà bình hiện có.

-Biết lên án chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh vũ khí hạt nhân.

B. Chuẩn bị:

-Giaó viên: Chuẩn bị bài, tìm hiểu sưu tầm các tài liệu viết về chiến tranh hạt nhân.

-Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn, sưu tầm tranh ảnh về chiến tranh.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Bài 2: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12 / 9 / 07 
Ngày giảng: 15 / 9 / 07 
Bài 2: Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hoà Bình
 ( G.G Mác-Két )
Tiết 6-7 : Đọc - Hiểu Văn Bản.
 A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức:
 Giúp học sinh:
-Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó vì một thế giới hoà bình.
-Thái độ ghê tởm của chiến tranh, tình cảm thiết tha với hoà bình của một nhà văn nổi tiếng châu Mĩ Mac-Két.
-Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn, nổi bật là chứng cứ, các so sánh...
2. Kĩ năng:
+Rèn kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ...
3. Thái độ:
- Giúp học sinh thêm yêu, trân trọng nền hoà bình hiện có.
-Biết lên án chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh vũ khí hạt nhân.
B. Chuẩn bị:
-Giaó viên: Chuẩn bị bài, tìm hiểu sưu tầm các tài liệu viết về chiến tranh hạt nhân.
-Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn, sưu tầm tranh ảnh về chiến tranh.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ .( 5’)
?Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện ở những phương diện nào? Em học tập được gì từ phong cách của Bác?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 2’)
Chiến tranh và hoà bình luôn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhân loại, vì nó quan hệ đến cuộc sống và sinh mệnh của hàng triệu con người và nhiều dân tộc: Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt .Và sau đó vẫn còn các nguy cơ chiến tranh luôn tiềm ẩn, đặc biệt vũ khí hạt nhân phát triển mạnh mẽ là nguy cơ đẩy loài người bước vào hiểm hoạ diệt vong. Mác - két đã nói gì về điều này chúng ta cùng tìm hiểu.
*Hoạt động 3: Bài mới. ( 82’)
Hoạt động của GV
Hoạt động
 của HS
nội dung cần đạt
GV: cho yêu cầu học sinh đọc chú thích dấu *
?Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
?Nêu xuất sứ của văn bản?
GV nêu yêu cầu đọc.
+Đọc với giọng rõ ràng dứt khoát, đanh thép, chú ý các từ phiên âm, viết tắt.
GV đọc h/s đọc.
?Đấu tranh cho một thế giới hoà bình là văn bản nhật dụng viết về chủ đề gì? Được thể hiện bằng phương thức biểu đạt nào?
?Em hãy nêu hệ thống lập luận của bài viết ?
( luận đề, luận điểm)
?Các luận điểm được thể hiện trong VB như thế nào?
GV định hướng phân tích cho H/S nắm khái quát.
GV yêu cầu h/s đọc phần 1.
? Theo dõi phần 1 của VB ta thấy nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất được tác giả chỉ ra cụ thể bằng cách nào?
?Em có nhận xét gì cách vào đề và trình bày ý của tác giả?
?Với cách lập luận này người đọc thấy được điều gì?
Tiết 7: 18/9/07
Mục tiêu: Hướng dẫn H/s tìm hiểu phần 2- 3
Chuẩn bị như tiết 6
GV yêu cầu h/c đọc phần 2.
GV giới thiệu nội dung luận điểm 2.
?Để làm rõ cho luận điểm này nhà văn đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng và những so sánh trên các lĩnh vực đó là lĩnh vực nào?
?Vì sao tác giả lại lựa chọn các lĩnh vực đó?
?Em hãy thống kê các con số so sánh việc đầu tư cho vũ khí hạt nhân và đầu tư cho các lĩnh vực cuộc sống?
?Quan sát số liệu trong bảng so sánh em có nhận xét gì về việc chi phí cho cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân?
?Trong các so sánh trên có so sánh nào khiến cho người đọc ngạc nhiên nhất? Vì sao?
? ở luận điểm 2 tác giả lập luận bằng cách nào ? ý nghĩa của cách lập luận đó?
GV: Bằng những con số so sánh trên nhiều lĩnh vực tác giả đã làm cho người đọc ngạc nhiên, bất ngờ trước những sự thật hiển nhiên mà phi lí và đi đến kết luận Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí của con người. Không chỉ có thế chiến tranh hạt nhân còn đi ngược lại lí trí của tự nhiên.
GV yêu cầu h/s đọc phần 3.
GV giải thích:
-Lí trí của tự nhiên: qui luật của tự nhiên, lôgíc tất yếu của tự nhiên.
?Giải nghĩa từ kỉ địa chất?
?Để làm rõ cho luận điểm này tác giả đã nêu lên qui luật tiến hoá của muôn loài trên trái đất là như thế nào?
?Như vậy để có được cuộc sống như hiện tại con người phải trải qua quá trình tiến hoá như thế nào?
?Sau khi trình bày quá trình tiến hoá lâu dài của sự sống tác giả đã bình luận điều gì?
?Giọng điệu của câu văn có gì đặc biệt?
?Qua việc trình bày quá trình tiến hoá của muôn loài tác giả đã giúp người đọc nhận thức được điều gì?
GV khái quát chuyển ý.
GV đọc phần còn lại.
?Phần còn lại nêu lên luận điểm gì?
?Nhận xét vai trò của luận điểm này?
?Thông điệp, lời đề nghị tác giả muốn gửi đến mọi người là gì ? Lời đề nghị của Mac-két nên hiểu như thế nào?
GV khái quát toàn bài, hướng dẫn tổng kết.
?Nhận xét cách lập luận của tác giả thể hiện trong bài viết?
?Qua bài văn em nhận thức được gì về cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân?
GV khái quát ghi nhớ
Yêu cầu h/s đọc ghi nhớ.
?Vì sao văn bản lại được đặt tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình?
?Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học song văn bản Đấu tranh...
-Đọc chú thích
-Dựa vào sgk trình bày.
-Độc lập
HS nghe
-Phát hiện
-Đọc, nhận xét
-Phát hiện
-Phát hiện và
 Xác định ND.
-Nghe
-Đọc
-Phát hiện
-Khái quát
-Cảm nhận
-Đọc
-Phát hiện
-Giải thích
-Lập bảng so sánh
-Nhận xét
-Tự bộc lộ ý kiến riêng.
-Phân tích
-Đọc phần 3
-Nghe
-Giải thích
-Phát hiện
-Nhận xét
-Phát hiện
-Nhận xét
-Khái quát
-Nghe
-Phát hiện
-Nhận xét
-Thảo luận nhóm (3')
-Khái quát
-Trình bày nhận thức
HS đọc
-Giải thích.
-Cảm nghĩ
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản.
*Tác giả, tác phẩm.
-Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1982.
-Ông là nhà văn viết tiểu thuyết và truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo nổi tiếng nhất là tiểu thuyết Trăm năm cô đơn( 1967)
-Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình được trích từ tham luận của Mác-két tại cuộc họp lần thứ 2 của nguyên thủ 6 nước tại Mê-hi-cô năm 1986.
*Đọc:
-Chủ đề: Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
-Phương thức biểu đạt: nghị luận.
* Cấu trúc văn bản
-Luận đề : Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân và kêu gọi nhân loại đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
+Luận điểm 1:Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất.
Thể hiện từ đầu đến khả năng sống tốt đẹp hơn.
+Luận điểm 2: Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
Thể hiện Năm 1981 đến cho toàn thế giới .
+Luận điểm 3: Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn phản lại sự tiến hoá của tự nhiên 
Từ Một nhà tiểu thuyết tiếp đến điểm xuất phát của nó.
+Luận điểm 4: Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế giới hoà bình. Phần còn lại.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1.Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống.
-Tác giả xác định thời gian cụ thể Hôm nay ngày 8/8/1986,
-Số liệu cụ thể về vũ khí hạt nhân hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí khắp hành tinh...
-Đưa ra những tính toán lí thuyết Kho vũ khí ấy...
-Dùng điển tích..
-Cách vào đề trực tiếp, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực.
-Tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
-Gây được ấn tượng đối với người đọc.
2.Chiến tranh hạt nhân làm mất đi cuộc sống tốt đẹp của con người.
-Lĩnh vực xã hội, Y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục.
-Đây là những lĩnh vực hết sức thiết yếu trong cuộc sống của con người, đặc biệt là với các nước nghèo chưa phát triển.
-Chương trình UNICEF ( Quĩ nhi đồng liên hợp quốc) cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên thế giới chỉ bằng chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu.
-Y tế: Số tiền Mĩ dự định làm ra10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện 1chương trình phòng bệnh trong 14 năm đó và sẽ bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em.
-Tiếp tế thực phẩm: Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong 4 năm tới.
-Giáo dục: Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới.
-Chi phí cho cuộc chạy đua vũ trang là tốn kém vô cùng,
-Tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang đó.
- Hai chiếc tàu ngầm....
-Sự chi phí cho vũ khí hạt nhân quá tốn kém.
-Lập luận bằng cách so sánh.
-Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện đời sống của con người nhất là các nước nghèo.
3.Chiến tranh hạt nhân phản lại sự tiến hoá của tự nhiên.
-Qui luật tiến hoá của muôn loài.
+trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được.
+180 triệu năm bông hồng mới nở chỉ để làm đẹp.
+Bốn kỉ địa chất con người mới hát hay hơn con chim và mới chết vì yêu...
-Quá trình tiến hoá lâu dài của tự nhiên được tính bằng hàng triệu năm.
-Trong thời đại hoàng kim của khoa học...trở lại điểm xuất phát của nó.
-Giọng mỉa mai, giễu cợt.
-Tính chất phản tiến hoá, phản tự nhiên của chiến tranh hạt nhân
4.Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hoà bình.
-Luận điểm kết bài, luận điểm là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến mọi người.
-Thông điệp: Chúng ta đến đây....công bằng.
-Đề nghị lập ra một nhà băng lưu giữ trí nhớ...
-Lời đề nghị là thể hiện sự nhấn mạnh: Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân.
III. Tổng kết.
* Nghệ thuật.
-Lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể. Cảm xúc chân thật của người viết.
* Nội dung.
-Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ loài người.
-Cuộc chay đua vũ trang đó gây tốn kém và làm mất đi cái tươi đẹp của cuộc sống, đi ngược lại lí trí của con người và tự nhiên.
-Thái độ của mọi người trước hiểm họa này.
*Ghi nhớ: sgk/ 21
IV.Luyện tập.
-Văn bản thể hiện thái độ lên án cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân...
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. (1’)
-Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học song bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
	-Nắm vững cách lập luận của văn bản, ý nghãi của văn bản.
-Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 06-07 - VH.doc