Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần học 15

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần học 15

Tiết 71 CHIẾC LƯỢC NGÀ

 ( Nguyễn Quang Sáng)

I. Mục tiêu cần đạt:

 - Giúp HS:

- Kiến thức : Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu.Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.

- Giáo dục : Tình cảm gia đình, tình cảm cách mạng.

II. Chuẩn bị:

 1. Thày : Nghiên cứu, soạn giáo án.

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần học 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Kí duyệt........................................
Ngày soạn: 214 – 11 – 2010
Ngày dạy: - - 2010 
Tiết 71 chiếc lược ngà
 ( Nguyễn Quang Sáng)
I. Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp HS:
- Kiến thức : Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu.Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.
- Giáo dục : Tình cảm gia đình, tình cảm cách mạng.
II. Chuẩn bị:
 	1. Thày : Nghiên cứu, soạn giáo án. 
 	2. Trò : Học bài cũ, làm bài tập, soạn bài mới. 
III. Tiến trình lên lớp: 
 	1. ổn định tổ chức. (1’)
 	2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
? Vì sao tất cả các nhân vật trong truyện ngắn” Lạng lẽ Sa Pa” đều không được đặt tên? Ngoài nhân vật anh thanh niên, em yêu thích nhân vật nào nữa? Vì sao?
3. Bài mới:(35’)
Giới thiệu bài
 Sự hi sinh thầm lặng của những con người lo nghĩ cho đất nuớc bao giờ cũng đáng trân trọng. Một những hi sinh của họ là phải chịu chia cắt tình thân. Chúng ta sẽ cảm nhận được điều trong tác phẩm chiếc lược ngà
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Học sinh đọc Tiểu dẫn SGK
? Dựa vào Tiểu dẫn SGK em hãy giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm?
-H: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932. - Quê : An Giang.
- Cây bút chuyên viết về con người Nam Bộ.
G. Bổ sung: Một số truyện ngắn và tiểu thuyết nổi tiếng của ông: Cánh đồng hoang, mùa gió chướng, đất lửa 
? Hãy nêu hoàn cảnh ra đời truyện ngắn ? 
H: - Sáng tác năm 1966.
GV Hướng dẫn đọc: + Giọng trầm hơi buồn - Đọc mẫu
? Quan sát các chú thích có những từ nào là từ địa phương? 
? Hãy cho biết văn bản được chia làm mấy phần, hãy xác định giới hạn và nội dung của từng phần ?
H: Hai phần:
- Từ đầu-> tụt xuống: Hình ảnh cha con anh sáu trước khi chia tay
- Còn lại: Buổi chia tay đầy nước mắt,anh Sáu lên đường ở chiến khu anh làm chiếc lược ngà và hi sinh 
? Hãy tóm tắt văn bản ?
 Trước khi chuẩn bị đi tập kết, ông Sáu cùng ông Ba về thăm nhà sau 8 năm xa cách. Những suốt gần 3 ngày đêm ở nhà bé Thu 8 tuổi không nhận ông Sáu là cha. Khi nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường. ở khu căn cứ cách mạng ông Sáu cố công làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng con gái thế những chưa kịp trao cho con gái ông đã bị hi sinh trong một trận càn. Trước lúc hi sinh ông trao lại cây lược cho người bạn của mình và nhờ trao lại cho con gái ông.
? Truyện đưa ra những tình huống như thế nào?
H : Hai tình huống :
- Ông Sáu về thăm nhà sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu đứa con gái không nhận ông Sáu là cha.
- nơi khu căn cứ cách mạng ông Sáu cố công làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng con gái thế những chưa kịp trao cho con gái ông đã bị hi sinh trong một trận càn.
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy, tác dụng của ngôi kể này?
H: Truyện kể theo ngôi thứ I, ông Ba – người chứng kiến câu chuyện và kể lại
-> Gợi cảm giác chân thật, gần gũi
 ? Truyện kể theo trình tự nào?
H: Trình tự thời gian: 
? Bé Thu đã có những phản ứng như thế nào khi đột ngột nghe ông Sáu gọi mình là con xưng ba? thông qua chi tiết nào?
- Giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác lạ lùng 
- Thấy lạ mặt tái đi, chạy vụt đi, kêu thét lên.
? Em nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả
H: Cách tả cụ thể và hợp lí, phù hợp với tâm lí và hành động của trẻ con
 ? Qua những cử chỉ đó em thấy lúc này bé Thu có tâm trạng gì?
H: Ngạc nhiên, lo lắng và sợ hãi.
? Lý giải nguyên nhân của tâm trạng đó?
H: Vì nó không hiểu tại sao, ai đang nói chuyện với mình- trước mặt nó là một người đàn ông dữ tợn.
? Phản ứng của bé Thu khi mời ông Sáu ăn cơm có gì đặc biệt. 
-H: Nói trống không : Vô ăn cơm – Cơm chín rồi 
? Bình thường đó là cách nói trong mối quan hệ nào? Tại sao bé Thu lại nói với ông Sáu như vậy? 
H; Quan hệ ngang bằng suồng sã - Bé Thu phản kháng, kiên quyết không chấp nhận mối quan hệ cha con.
? Trong khi nấu cơm và ăn cơm sau đó bé Thu đã có hành động và phản ứng gì?
H: Nấu cơm không thể chắt nước – bé đã gọi trống không, tự chắt nước.
- Khi ăn: Hắt miếng trứng cá mà ông Sáu gắp ra khỏi bát – Bị đánh, ngồi im, cúi gằm – bỏ sang ngoại.
? Trước những phản ứng của bé Thu em cảm thấy như thế nào?
? Em có nhận xét gì về bé Thu?
H: Thái độ ương bướng, phản ứng quyết liệt không nhận cha.
? Theo em bé Thu có yêu cha mình không? Tại sao?
H: Bé rất yêu cha mình - người cha trong tâm tưởng thơ ngây của cô bé, chứ không phải là ông Sáu với cái mặt gớm ghiếc – với cô bé đây là người lạ, nên bé kiên quyết không nhận. Như vậy sự ương bướng của bé không đáng trách – có lẽ đó là sự khắc nghiệt của chiến tranh tạo ra những éo le ngang trái.:, Thu cũn quỏ nhỏ
? - Phản ứng tõm lớ của Thu hoàn toàn tự nhiờn và chứng tỏ điều gỡ trong tỡnh cảm của Thu?
Tỏc giả miờu tả rất sinh độngà am hiểu tõm lớ tuổi thơ và cú tấm lũng yờu mến trõn trọng trẻ thơ
Kết luận: trong cỏi “cứng đầu” của em cú ẩn chứa sự kiờu hónh trẻ thơ về một tỡnh yờu dành cho cha
I.Đọc – Tìm hiểu chú thích (18’)
1 Tác giả 
- Là nhà văn chuyên viết về cuộc sống và con người Nam Bộ
- Truyện thường có cốt truyện hấp dẫn, xoay quanh tình huống bất ngờ
2 Tác phẩm.
- Chiếc lược ngà nằm trong tập truyện cựng tờn (1966)
 - Trớch phần giữa của truyện
II. Đọc – Tìm hiểu văn bản.
1. Diễn biến tâm trạng cảu nhân vật Thu.(17’)
 a. Trước khi nhận cha
 - Giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác lạ lùng 
- Thấy lạ mặt tái đi, chạy vụt đi, kêu thét lên.
- Ngạc nhiên, lo lắng và sợ hãi
- Thái độ ương bướng, phản ứng quyết liệt không nhận cha.
-> Ngây thơ - hồn nhiên – yêu thương cha chân thành, sâu sắc 
4. Củng cố (2’)
? Hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vật bé Thu ?
 	5. Hướng dẫn học bài: (2’)
- Đọc, tóm tắt văn bản. 
Chuẩn bị nội dung còn lại : Tìm hiểu về nhân vật ông Sáu
VI. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:15/11 /2009 Kí duyệt...................................
Ngày day:
Tiết 72 chiếc lược ngà ( Tiết 2)
 ( Nguyễn Quang Sáng)
I. Mục tiêu cần đạt:(tiết 1)
II. Chuẩn bị:
- Thày : Nghiên cứu, soạn giáo án. 
- Trò : Học bài cũ, làm bài tập, soạn bài mới. 
III. Tiến trình lên lớp:
 	1. ổn định tổ chức. (1’)
 	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Kể tóm tắt và cho biết thái độ của bé Thu đối với anh Sáu trước ngày chia tay?	 
3. Bài mới: (35’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV dẫn dắt chuyển sang tiết 2
? Vẻ mặt của bé Thu được miêu tả như thế nào trong lúc đầu buổi chia tay ông Sáu?
H: Đứng góc nhà nhìn mọi người vây quanh ba.
Vẻ mặt có gì đó hơi khác: sầm lại buồn rầu.
Nhìn không ngơ ngác lạ lùng mà có vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
? Vẻ mặt đó biểu lộ nội tâm như thế nào?
-H: Không còn lo lắng, sợ hãi nữa – nó đã lấy được thăng bằng hồn nhiên ngây thơ.
?Khi anh Sáu nhìn và nói lời chào tạm biệt bé Thu đã có những biểu hiện nào?
H: - Đôi mắt mênh mông bỗng xôn xao.
Kêu thét lên: Ba.
Xô tới nhanh như một con sóc, nhảy thót ôm chặt lấy ba.
Nổi trong tiếng khóc
Hôn ba nó cùng khắp
? Lần thứ 2 trong chuyện bé Thu đã kêu thét lên nhưng lúc này không phải tiếng kêu của sự sợ hãi mà là tiếng gọi ba.Em có cảm nhận gì về tiếng kêu ấy?
H; Đó là tiếng “ba” cố đè nén trong bao nhiêu năm nay tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng của bé, tiếng kêu tha thiết của tình yêu thương ruột thịt.
?Bé Thu đã nói gì với ba? Điều đó thể hiện mơ ước gì?
H: - Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con.
Ba về, Ba mua cho con cây lược nghe ba!
đ Mong muốn được ở gần ba - được ba che chở – chăm sóc.
 Dường như đây là mong ước của nhiều trẻ thơ và là mong ước của nhà văn về sự hòa bình và sự đoàn tụ gia đình.
? Vì sao hôm nay bé Thu lại nhận cha – mấy hôm trước lại không nhận?
- Vì trên mặt ba có vết thẹo khác với ba trong ảnh – Hôm nay được ngoại giải thích con bé đã hiểu.
- Tình huống bất ngờ mà tự nhiên hợp lý trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
? Qua đó em khẳng đinh thêm điều gì ở bé Thu?
- Hiểu mọi chuyện – nhận ba đ yêu ba mãnh liệt
Chuyển: Ngoài việc thể hiện sõu sắc tỡnh cảm của Thu, tỏc giả cũn khiến ta phải cảm động trước tỡnh cảm của một người cha chưa từng gặp con
? Tâm trạng của ông Sáu được miêu tả như thế nào trước khi nhìn thấy bé Thu? Tại sao ông lại có tâm trạng như vậy?
H: Tình người cha cứ nôn nao trong người anh.
-Vì tám năm rồi anh chưa một lần được gặp con gái mình.
? Vì sao lại có sự xa cách đó?
? Gặp lại con ông Sáu đã có hành động ra sao ?
H: Không đợi xuồng cập bến nhảy thót lên bờ.
- Vội vàng bước dài, kêu to: Thu con.
- Khom người đưa tay đón chờ con.
- Vẻ mặt xúc động (vết thẹo ở má đỏ ửng giần giật trông dễ sợ).
- Giọng lặp bặp run run.
? Qua đó em thấy tình cảm của ông Sáu lúc này như thế nào?
H: Mong mỏi được ôm con vào lòng – Tâm trạng vui mừng phấn khởi tin rằng bé Thu sẽ chạy ào vào vòng tay của mình.
? Khi bé Thu kêu thét bỏ chạy hình ảnh ông Sáu được miêu tả như thế nào? 
H: Đứng sững - đau đớn – mặt sầm lại trông thật đáng thương.
- Hai tay buông thõng.
? Những chi tiết miêu tả ấy bộc lộ nội tâm như thế nào?
-H: Buồn bã thất vọng 
? Hãy tìm những chi tiết thể hiện biểu hiện của ông Sáu trước những phản ứng của bé Thu trước và trong bữa cơm.
H: Khi con nói trống không. “Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu cười”
- Khi con hất miếng trứng cá: đánh – hét lên.
? Em nhận xét gì về thái độ của ông Sáu trước những biểu hiện đó.
Buồn nhưng sẵn sàng tha thứ – thương – mong con chấp nhận mình nhưng bất lực 
? Khi con nhận ra anh là ba, anh có cử chỉ như thế nào? Taị sao anh lại khóc
H: anh bế con, ôm con, khóc hôn lên tóc con- vui sướng và hạnh phúc
? Hãy tìm chi tiết miêu tả đôi mắt ông Sáu nhìn bé Thu. Em cảm nhận gì về đôi mắt ấy và những giọt nước mắt của anh khi bé Thu gọi cha.
- Đôi mắt của người cha giàu tình thương yêu và độ lượng 
- Giọt nước mắt sung sướng và hạnh phúc của người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.
? ở chiến khu ông Sáu đã làm gì. ông làm việc đó như thế nào với thái độ ra sao ( tại sao ông làm việc đó)
- Làm chiếc lược ngà + Cưa từng chiếc răng lược tỉ mẩn, kì công như người thợ bạc 
 + Gò lưng tẩn mẩn khắc tưng nét chữ
- Dồn nén tình thương yêu bé Thu vào chiếc lược 
? Trước khi lìa sa cõi đời ông Sáu có ước nguyện gì
- Muốn gửi cho bé Thu cây lược 
- Yêu thương con đến tận cuối cùng 
? Qua đó em hãy khái quát lại tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu 
-H: Người cha chịu nhiều thiệt thòi - độ lượng tận tụy thương yêu con sâu sắc 
? Cảm nhận của em về chủ đề của chuyện
? Vẻ đẹp của tình cảm nào được bộc lộ tron ... hái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản 
H: Bằng sự sỏng tạotỡnh huống bất ngờ mà tự nhiờn, hợp lớ, đoạn trớch Chiếc lược ngà đó thể hiện thật cảm động tỡnh cha con sõu nặng và cao đẹp trong tỡnh cảnh ộo le của chiến tranh.
 Truyện đó thành cụng trong việc miờu tả tõm lớ và xõy dựng tớnh cỏch nhõn vật bộ Thu
HS đọc ghi nhớ SGK
Yêu cầu hs làm bài tập phần luyện tập
I.Đọc – Tìm hiểu chú thích
 II. Đọc – Tìm hiểu văn bản.
 1. Diễn biến tâm trạng của nhân vật Thu.(17’)
b. Khi nhận ông Sáu là cha
- Mong muốn được ở gần ba - được ba che chở – chăm sóc.
- Hiểu mọi chuyện – nhận ba 
đ Tình yêu ba mãnh liệt
2. Tình cảm của người cha.(12’)
- Khi về đến nhà:
Vội vàng bước dài, kêu to: Thu con.
- Khom người đưa tay đón chờ con.
- Vẻ mặt xúc động (vết thẹo ở má đỏ ửng giần giật trông dễ sợ).
- Giọng lặp bặp run run.
-> Rất nhớ con , mong được ôm con vào lòng
- Bé Thu không nhận là cha
- Đứng sững - đau đớn – mặt sầm lại trông thật đáng thương.
- Hai tay buông thõng 
 -> Buồn bã thất vọng 
- Khi chia tay: anh bế con, ôm con, khóc hôn lên tóc con- vui sướng và hạnh phúc 
- ở chiến khu: Làm chiếc lược ngà 
- gửi cho bé Thu cây lược
 -> Yêu thương con đến tận cuối cùng 
-> Người cha chịu nhiều thiệt thòi - độ lượng tận tụy thương yêu con sâu sắc 
III. Tổng kết:(6’)
-Tình cha con sâu nặng trong mọi hoàn cảnh 
- Miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc.
4. Củng cố (2’)
GV : Hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vật bé Thu ?
5. Hướng dẫn học bài (2’)
Nắm được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Ôn tập, làm đề cương phần Tiếng Việt.
IV. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 16 - 11 - 2010 Kí duyệt...........................
Ngày dạy: - - 2010
Tiết 73 ôn tập tiếng việt
I. Mục tiêu cần đạt:
Qua giờ ôn tập giáo viên giúp HS.
- Kiến thức : Hệ thống hoá những kiến thức đã học về tiếng Việt trong học kì I lớp 9.
- Kĩ năng : Rèn luyện các kĩ nâng tổng hợp về sử dụng tiếng Việt trong nói và viết.
II. Chuẩn bị
- Thày : Nghiên cứu, soạn giáo án, giao bài tập cho HS. máy chiếu 
 - Trò : Học bài, trả lời trước các bài tập ở nhà. 
III. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức (1’)
 2 Kiểm tra (0’)
 3. Bài mới (40’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Quan sát sơ đồ (SGK) và cho biết có bao nhiêu phương châm hội thoại đã được học 
H: Có 5 phương châm hội thoại: -Về lượng 
 - Về chất 
 - Quan hệ 
 - Cách thức 
 - Lịch sự 
- Để củng cố kiến thức chúng ta làm bài tập sau:
- Giáo viên chiếu bài tập trên máy 
* Ghép nội dung cột A với cột B
A
B
1. Phương châm về lượng
2. Phương châm về chất 
3. Phương châm quan hệ
4. Phương châm cách thức
5. Phương châm lịch sự 
a. Cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch tránh cách nói mơ hồ 
b. Khi nói cần tế nhị và tôn trọng người khác 
c. Nội dung lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp không thiếu, không thừa .
d. Không nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực 
e. Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề 
- Đáp án: 1c; 2d; 3e; 4a; 5b.
- Làm bài tập sau: Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm 
- Nhóm 1: Tìm tình huống vi phạm phương châm hội thoại do sự vụng về, thiếu ý thức
- Nhóm 2: Vi phạm trong thơ có chủ ý 
- Nhóm 3: Vi phạm trong đời sống có chủ ý
- Thu giấy: Chiếu bài làm trên máy 
- đánh giá trong 2 câu sau câu nào vi phạm phương châm hội thoại 
a. Con bò to gần bằng con trâu - đúng phương châm về chất 
b. Con bò to gần bằng con voi – vi phạm phương châm về chất.
* Chốt ý: Trong thực tế giao tiếp mỗi phương châm hội thoại được coi là một cẩm nang của mỗi người.
VD: Mỗi bài tập làm văn là sự hội thoại của giáo viên và học sinh. Có những bài do không đọc kỹ đề – làm lan man thiếu ý, không đảm bảo phương châm về lượn. Tuy nhiên để giao tiếp đạt hiệu quả cần chú ý vấn đề xưng hô trong hội thoại 
? Em có nhận xét gì về hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng việt 
- Phong phú, tinh tế giàu sắc thái biểu cảm 
- Tổ chức trò chơi tiếp sức. Thi tìm các từ ngữ xưng hô 
? Trong khi lựa chọn từ ngữ xưng hô, người việt rất coi trọng phương châm này như thế nào cho ví dụ minh họa 
- Người nói tự xưng khiêm nhường gọi người đối thoại một cách tôn kính.
VD: tôi – quý vị đại biểu.
? Hãy lý giải vì sao trong khi xưng hô ta lại cần chú ý đến sự lựa chon từ ngữ?
- Đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
- Tạo phong cách trong các tác phẩm văn chương.
? Nhớ lại bài “Bạn đến chơi nhà” Nguyễn Khuyến đã gọi bạn là gì? Tác dụng? 
- Gọi là “bác” – (xưng khiêm- hô tôn) - nhưng rất thân mật – gần gũi. Đây là nét đẹp trong nhân cách. 
? Hãy phân biệt cách dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp?
- Đánh giá - Chiếu bảng phân biệt trên máy.
Dẫn trực tiếp
Dẫn gián tiếp
1.Đối tượng
Lời nói ý nghĩ của 1 người, 1 nhân vật
2. Nội dung
Nhắc lại nguyên văn
Thuật lại có điều chỉnh nhưng phải đảm bảo ý. 
3. Hình thức
Đặt trong dấu ngoặc kép, lời thoại đặt sau dấu gạch ngang.
- Không dặt trong dấu ngoặc kép.
- Có thể dùng từ “rằng”, “là” trước lời dẫn.
4. Vị trí
Đứng trước(giữa, sau) lời dẫn.
Bao giờ cũng đứng sau lời dẫn.
* Làm bài tập 2: Chuyển lời đối thoại trong SGK thành lời dẫn gián tiếp: 
 Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua mang quân ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào?
 Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quan ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá 10 ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
* Nhận xét: 
- Trong lời đối thoại:
+ Từ xưng hô: tôi ( ngôi thứ nhất)
 chúa công( ngôi thứ ba)
+ Từ chỉ địa điểm: đây.
 thời gian: bấy giờ.
- Trong lời dẫn gián tiếp:
+ Từ xưng hô: nhà vua ( ngôi thứ ba)
 vua Quang Trung( ngôi thứ ba)
+ Từ chỉ địa điểm ( tỉnh lược)
+ Từ chỉ thời gian: bấy giờ.
I. Các phương châm hội thoại.(13’)
 -Về lượng
- Về chất 
 - Quan hệ 
 - Cách thức 
 - Lịch sự 
II. Xưng hô trong hội thoại.(13’)
- Phong phú, tinh tế giàu sắc thái biểu cảm 
III. Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.(14’)
4. Củng cố (2’)
 - Nhấn mạnh các kiến thức trọng tâm và kĩ nănglàm bài tập.
5. Hướng dẫn học bài (2’)
- Ôn tập chuẩn bị làm bài kiểm tra.
IV.Rút kinh nghiệm 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *********************************************
Ngày soạn 17 - 11 - 2010 Kí duyệt...........................
Ngày dạy - - 2010
 Tiết 74 kiểm tra tiếng việt
I .Mục tiêu cần đạt:
 - Qua giờ kiểm tra giúp giáo viên và học sinh đánh giá được trình độ của học sinh. Hệ thống hoá nhưng kiến thức đã học trong học kì I lớp 9.
 - Rèn luyện các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn bản và trong giao tiếp xã hội.
II. Chuẩn bị:
 - Thày : Ra đề, đáp án, biểu điểm. 
 - Trò : Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra. 
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới (40’)
Đề bài 
I.Trắc nghiệm: (2.5 điểm)
Câu1. Khi giao tiếp phải tuân thủ mấy phương châm hội thoại?
A. Một; B. Hai; C. Bốn; D. Năm
Câu 2. Từ nào là từ láy trong các từ sau?
A. Tươi tốt; B.Rổ rá; C. Lao xao
Cõu 3 : cỏc thành ngữ “núi dối như cuội”, núi hươu, núi vượn”, “ núi nhảm, núi nhớ”, vi phạm phương chõm hội thoại nào:
	 a. Phương chõm cỏch thức c. Phương chõm về chất
	 b. Phương chõm về lượng d. Phương chõm lịch sự
Cõu 4: thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khỏi niệm khoa học, cụng nghệ
	 a. Đỳng 	b. Sai
Cõu 5 : Từ nào dưới đõy phỏt triển nghĩa của từ ngữ trờn cơ sở nghĩa gốc 
	 a. Chõn mõy 	c. Trung thành
	 b. Thư điện tử 	d. Cà phờ
Cõu 6 : Chọn cỏch giải thớch đỳng của từ đoạt:
	 a. Chiếm được phần thắng 	b. Thu được kết quả tốt
Cõu 7: Cho cỏc từ ngữ: bành trướng, tam bành, cảm xỳc, cảm thụ, chuyển nhượng, chuyển khoản, hải quõn, hải chiến. Hóy chọn từ ngữ thớch hợp điền vào chỗ trống:
a. Lan rộng, mở rộng ra là.	c. Rung động trong lũng là
 b. Chuyển quyền sở hữu là	d. Trận đỏnh trờn biển là 
 II- TỰ LUẬN (7.5điểm)
Cõu 1. ( 3.5điểm )
a. Kể tờn một số phộp tu từ vựng đó học. (1 điểm )
b. chỉ ra biện phỏp tu từ trong cõu thơ trờn: (1 điểm)
 Mặt trời của bắp thỡ năm trờn đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trờn lưng.	
c. Viết một đoạn văn ngắn trong đú cú sử dụng từ lỏy và trường từ vựng. (1.5 điểm)
Cõu 2 (3 điểm)
- Vận dụng kiến thức đó học về những biện phỏp tu từ từ vựng để phõn tớch nghệ thuật độc đỏo trong đoạn thơ:
	Khụng cú kớnh rồi xe khụng cú đốn 
	Khụng cú mui xe, thựng xe cú xước
	Xe vẫn chạy vỡ miền Nam phớa trước
	Chỉ cần trong xe cú một trỏi tim
	 (Phạm Tiến Duật – Bài thơ về tiểu đội xe khụng kớnh)
* Biểu điểm - đáp án 
I. Trắc ngiệm ( 2.5đ)
 Câu 1: ý D ( 0,25 điểm).
Câu 2: ý C (0,25 điểm)
Câu 3: ý C (0,25 điểm)
Câu 4: Đúng ( 0,25 điểm).
Câu 5: ý A (0,25 điểm)
Câu 6 : ý A (0,25 điểm)
Cõu 7: (1 D )a. bành trướng, b. chuyển nhượng, c. cảm xỳc, d. hải chiến
II- TỰ LUẬN(7.5 điểm)
 Cõu 1: .a Kể tờn một số phộp tu từ vựng đó học. (1 điểm )
- So sỏnh, ẩn dụ, nhõn hoỏ, hoàn dụ, núi quỏ, núi giảm núi trỏnh, điệp ngữ, chơi chữ
b. (1 điểm ) Ản dụ
c. (1.5 điểm) Viết được đoạn văn trong đú cú từ laý, trường từ vựng
Cõu 2(3 điểm)
- Phộp tu từ điệp ngữ: “ khụng”à khẳng định sự thiếu thốn tối thiểu của người lớnh - đối lập từ “cú”à nổi bật ý chớ kiờn cường, quyết tõm giải phúng miền Nam
 4. Củng cố (2’)
- GV thu bài , nhận xét.
5. Hướng dẫn học bài (2’)
- Học bài, chuẩn bị kiểm tra về thơ và truyện trung đại.
IV. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................
 ma trận đề kiểm tra
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Phương châm hội thoại
1
 0,5
1
 0,5
2
 1
nghĩa của từ
1 
 0,5 
1
 0.5 
Từ láy
1
 0,5 
1
 0,5 
Từ Hán Việt
1 
 0,5 
1
 0,5 
Thuật ngữ
1
 0,5
1
 0,5 
Trau rồi vốn từ
1
 1
1
 1
Phép tu từ vựng
1
 3
1
 3
 Trường từ vựng
1
 3
1
 3 
Tổng số
4
 2
3
 2
2
 6
7
 4
2
 6
 Đề bài 
I.Trắc nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 15(4).doc