Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần thứ 16

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần thứ 16

Cố hương

 Lỗ tấn

********************

A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh

1.Kiến thức :

 - Đọc và tìm hiểu bố cục của tác phẩm .

 - Nắm được những nét lớn về tác giả Lỗ Tấn .

 - Bước đầu thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm ,kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm .

2.Kĩ năng:

 - Đọc và phân tích tác phẩm.

3. Thái độ:

 - Nghiêm túc học tập.

B .Chuẩn bị : Thày – trò soạn bài.

C. Tiến trình dạy – học :

1. ổn định .

2. Kiểm tra:

3. Bài mới:

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần thứ 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Tuần 16– Tiết 76
Cố hương 
 Lỗ tấn 
********************
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 
1.Kiến thức :
 - Đọc và tìm hiểu bố cục của tác phẩm .
 - Nắm được những nét lớn về tác giả Lỗ Tấn .
 - Bước đầu thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm ,kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm .
2.Kĩ năng:
 - Đọc và phân tích tác phẩm.
3. Thái độ:
 - Nghiêm túc học tập.
B .Chuẩn bị : Thày – trò soạn bài.
C. Tiến trình dạy – học :
1. ổn định .
2. Kiểm tra :
3. Bài mới :
?Những hiểu biết của em về tác giả lỗ Tấn ?
?Những tập truyện ngắn xuất sắc nhất của Lỗ Tấn ?
?Xuất xứ của tác phẩm ?
Gv hướng dẫn cách đọc -. đọc mẫu -> Học sinh đọc .
? Truyện có thể chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần ?
? Em hiểu thế nào là kết cấu ‘’ đầu cuối tương ứng ‘’của tác phẩm ?
?Nhận xét trình tự , diễn biến của truyện ?
 Gv có thể giải thích thêm về bố cục truyện.
I . Giới thiệu bài:
1. Tác giả : Lỗ Tấn (1881-1936).
+ Nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc .
+Quê : Thiệu Hưng – Tỉnh Chiết Giang 
+Từng làm ngành Y, sau đó chuyển sang văn học.
+ 2 Tập truyện ngắn xuất sắc nhất : Gào thét (1923) -Bàng hoàng ( 1926).
 2.Tác phẩm :
-“ Cố hương “ là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập “Gào thét “.
II. Đọc – hiểu văn bản :
1.Đọc , chú thích :
-Hs đọc văn bản ,tìm hiểu các chú thích .
2. Tìm hiểu bố cục :
-3 phần lớn 
+”Tôi” trên đường về quê ( “Tôi không quản làm ăn sinh sống )
+Những ngày “ Tôi” ở quê (“ Tinh mơ sáng hôm sau ...sạch trơn như quét “)
+ “Tôi “trên đường xa quê ( còn lại )
*Đặc điểm “ đầu cuối tương ứng “
Một con người đang suy tư trong một chiếc thuyền , dưới bầu trời u ám , về cố hương và cũng con người ấy đang suy tư trong một chiếc thuyền rời cố hương .
-Về quê, tôi  hình dung , dự đoán thực trạng của cố hương .Rời quê , tôi ước mơ cố hương đổi mới , rời quê còn có mẹ  tôi  và Hoàng .
* Truyện giàu màu sắc trữ tình ,tuy vậy cốt truyện vẫn rõ rệt và diễn ra theo trình tự thời gian 
*ở phần giữa có thể chia thành một số đoạn nhỏ .
4.Củng cố , hướng dẫn :
- Nắm nội dung bài .
– Soạn bài tiếp theo : "Cố hương - tiết 2"
Ngày soạn :
Tuần 16 – Tiết 77
Cố hương 
Lỗ tấn 
(Tiết 2)
********************
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 
1.Kiến thức :
 - Củng cố lại nội dung bài đã học ở tiết trước 
 - Tìm phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện .
 - Phân tích nhân vật chính và nhân vật trung tâm trong tác phẩm.
2.Kĩ năng:
 - Phân tích tác phẩm .
3. Thái độ:
 - Nghiêm túc học tập.
B .Chuẩn bị : Thày – trò soạn bài.
C. Tiến trình dạy – học :
1. ổn định .
2. Kiểm tra : 
 - Tóm tắt truyện “ Cố hương “?
 - Những hiểu biết của em về tác giả Lỗ Tấn ?
3. Bài mới :
?Xác định những phương thức biểu đạt trong văn bản ?
 Phương thức nào là chính ?
?Phương thức biểu cảm có vai trò như thế nào ? Vì sao ?
?Xác định nhân vật chính và nhân vật trung tâm trong tác phẩm ,giải thích tại sao ?
?Hình tượng Nhuận Thổ có vai trò như thế nào ? 
?Vì sao “tôi” là nhân vật trung tâm?
?Nhận xét về sự xuất hiện của nhân vật Nhuận Thổ ?
3.Phương thức biểu đạt chủ yếu :
-Truyện có yếu tố hồi kí chứ không phải hồi kí .
->Phương thức tự sự .
- Ngoài ra : Yếu tố biểu cảm , miêu tả ,lập luận .
+Trong đó : phương thức biểu cảm có vai trò rất quan trọng :
-Vì truyện có nhiều yếu tố hồi kí .
-Dùng ngôi thứ nhất 
-Tình cảm sâu kín thấm đẫm trong mỗi dòng ,mỗi chữ , mỗi chi tiết .
4. Xác định nhân vật chính ,nhân vật trung tâm trong tác phẩm .
- 2 nhân vật chính : Nhuận Thổ và “tôi “
-Hình tượng nhân vật Nhuận Thổ có địa vị rất quan trọng Gần như mọi sự thay đổi của làng quê đều tập trung ở nhân vật này.Do quan hệ đặc biệt trong quá khứ giữa Nhuận Thổ và “tôi”,sự thay đổi ấy là nhân tố tác động mạnh nhất đến tư tưởng ,tình cảm của “tôi”.
-“Tôi”là nhân vật trung tâm vì “tôi” là đầu mối của toàn bộ câu chuyện , có quan hệ với toàn bộ hệ thống nhân vật, toát lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm .
*Truyện gồm 3 phần thì trong phần đầu Nhuận Thổ chưa xuất hiện , trong phần cuối chỉ xuất hiện trong suy tư , cảm nhận của tôi và hình ảnh Thủy Sinh , cháu Hoàng còn có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc gợi cho “tôi”nghĩ về đặc điểm của tương lai. 
4.Củng cố , hướng dẫn :
- Nắm nội dung bài .
– Soạn bài tiếp theo :" Cố hương" ( Tiết 3)
Ngày soạn :
Tuần 16– Tiết 78
Cố hương 
Lỗ tấn 
( Tiết 3)
********************
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 
1.Kiến thức :
 - Củng cố nội dung đã học ở tiết trước .
 - Phân tích những biện pháp nghệ thuật được dùng để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ ,ở những nhân vật khác cũng như cảnh vật ở làng quê.
 - Tìm hiểu những phương thức biểu đạt ở từng đoạn .
2.Kĩ năng:
 - Phân tích truyện 
3. Thái độ: - Nghiêm túc học tập.
B .Chuẩn bị : Thày – trò soạn bài.
C. Tiến trình dạy – học :
1. ổn định .
2. Kiểm tra :
 - Nhận xét về các phương thức biểu đạt của truyện ?
 - Xác định nhân vật chính , nhân vật trung tâm của tác phẩm ?
3. Bài mới :
?Tìm những chi tiết hoàn thành bảng thống kê sau ,rút ra nhận xét ?
?Tác giả đã nói về sự thay đổi của con người và cảnh vật ở làng quê như thế nào ? 
Trọng điểm của sự thay đổi đó là gì ?
?Trong mọi thay đổi , điều mà “ tôi”đau xót nhất là gì ?
?Biện pháp đối chiếu của tác giả có gì đặc sắc ?
?Qua đó tác giả muốn nói điều gì ?
GV : Trong bài tạp văn “Vì sao tôi viết tiểu thuyết’’ , Lỗ Tấn nói rõ ông hay chọn những người bất hạnh làm đề tài -> Vạch trần ung nhọt của xã hội + lôi hết bệnh tật của chính những người lao động ra mà làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa.
? ý nghĩa nhan đề ‘’ Cố hương ‘’ ?
?Xác định các phương thức biểu đạt chính ở từng đoạn ?
?Giá trị của truyện ?
? ý nghĩa hình ảnh ‘’ con đường ‘’?
5. Những biện pháp nghệ thuật được dùng để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ ,ở nhân vật khác cũng như cảnh vật ở làng quê:
 a . Cảnh vật ở làng quê
Cảnh vật trước mắt Cảnh vật trong hồi ức .
-> 2 biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng là hồi ức , đối chiếu .
-Trong việc chỉ rõ sự thay đổi của con người và cảnh vật ở làng quê ,tác giả có nói đến sự sa sút về kinh tế , tình cảnh đói nghèo của nông dân do nạn áp bức ,tham nhũng nặng nề , song trọng điểm vẫn là sự thay đổi về diện mạo tinh thần (thể hiện qua tính cách của thím Hai Dương , những người khách mượn cớ “mua đồ gỗ “, mượn cớ đưa
 tiễn mẹ con “tôi”để “lấy đồ đạc “, đặc biệt là qua tính cách của Nhuận Thổ ).
-Trong mọi thay đổi ,điều mà “tôi” đau xót nhất là mối quan hệ giữa Nhuận thổ và “tôi “.
-Để làm nổi bật sự thay đổi của làng quê ,tác giả không chỉ đối chiếu từng nhân vật trong quá khứ với hiện tại mà còn đối chiếu nhân vật này trong hiện tại với nhân vật kia trong quá khứ .( Nhuận Thổ - Thủy Sinh : cổ đeo vòng bạc /cổ không đeo vòng bạc ; khuôn mặt tròn trĩnh /vàng vọt ,gầy còm ).
=> Tác giả :
 + Phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX.
+ Phân tích nguyên nhân và lên án các thế lực đã tạo lên thực trạng đáng buồn ấy .
+Chỉ ra những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn ,tính cách của bản thân người lao động .
+Nhuận Thổ khổ vì con đông , mùa mất , thuế nặng , lính tráng , trộm cướp , quan lại , thân hào và đau đớn hơn là gánh nặng tinh thần vì mê tín ,quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp .
-“Cố hương “ không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn .
+Còn là bức ảnh thu nhỏ của xã hội , đất nước.
+Những thay đổi có tính điển hình của xã hội Trung Quốc cận đại -> Vấn đề bức thiết : “phải xây dựng một cuộc đời mới , một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống “.
b) Các phương thức biểu đạt ở từng đoạn .
-Đoạn (a): Chủ yếu là tự sự + biểu cảm 
-Đoạn (b): Miêu tả + hồi ức , đối chiếu 
-Đoạn ( c) : Lập luận .
III.Tổng kết :-Ghi nhớ - sgk
IV.Luyện tập :
ý nghĩa của hình ảnh “con đường “.
4.Củng cố , hướng dẫn :
- Nắm nội dung bài .
- Nêu đặc sắc nội dung , nghệ thuật truyện .
– Soạn bài Tập làm văn: ”Những câu hỏi ôn tập ”.
Ngày soạn :
Tuần 16– Tiết 79
Ôn tập tập làm văn
********************
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 
1.Kiến thức, kĩ năng :
 - Nắm được các nội dung chính của phần tập làm Văn đã học trong Ngữ văn 9,thấy được tính chất kết hợp của chúng với văn bản chung .
 - Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn đã học ở lớp 9 bằng cách so sánh , đối chiếu với nội dung các kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới .
 3. Thái độ:
 - Nghiêm túc học tập.
B .Chuẩn bị : Thày – trò soạn bài.
C. Các hoạt động dạy – học :
1. ổn định .
2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh .
3. Bài mới :
?Những nội dung trọng tâm của tập làm văn lớp 9 tập 1?
(Học sinh thảo luận ) 
Giáo viên kết luận 
?Các biện pháp và yếu tố nghệ thuật có vai trò như thế nào trong văn bản thuyết minh ? 
* Bảng so sánh 
Miêu tả 
Đối tượng : sự vật , con người hoàn cảnh cụ thể .
-Có hư cấu , tưởng tượng 
-Dùng nhiều so sánh , liên tưởng .
-Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết .
-ít dùng số liệu cụ thể , chi tiết .
-Dùng nhiều trong sáng tác văn chương .
-ít tính khuôn mẫu , đa nghĩa. 
?VD. Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm ?
?VD đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận ?
VD đoạn văn tự sự sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận ?
I .Nội dung trọng tâm của tập làm văn 9 tập 1 .
1. Văn bản thuyết minh :
Luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả .
2. Văn bản tự sự :
(1) : Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm , giữa tự sự và lập luận 
(2): Một số nội dung mới trong văn bản tự sự : Đối thoại và độc thoại nội tâm , người kể chuyện và vai trò người kể chuyện .
II. Vai trò ,tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh :
-Trong thuyết minh ,nhiều khi phải kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả để bài viết được sinh động ,hấp dẫn .
 Thuyết minh 
Đối tượng : Các loại sự vật , đồ vật
-Trung thành với đặc điểm của đối tượng .
-Đảm bảo tính khách quan , khoa học .
- ít dùng tưởng tượng , so sánh .
-Dùng nhiều số liệu cụ thể , chi tiết .
- ứng dụng trong nhiều tình huống , cuộc sống , khoa học 
-Theo mẫu , đơn nghĩa .
III.Ví dụ :
-Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm .
“Thực sự , mẹ lo lắng ..Mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp “
( Cổng trường mở ra –Lí Lan – Văn 7)
-Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận :
“Vua Quang Trung cưỡi voichớ bảo là ta không nói trước “( Hoàng Lê nhất Thống Chí – Ngô gia văn phái – văn 9)
-Đoạn văn tự sự sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận :
“Lão không hiểu tôi , tôi nghĩ vậy”( Lão Hạc – Nam Cao –văn 8)
4.Củng cố , hướng dẫn :
- Nắm nội dung bài .
– Soạn bài tiếp theo : Ôn tập tập làm văn ( Tiếp) 
Ngày soạn :
Tuần 16– Tiết 80
Ôn tập tập làm văn 
( Tiếp )
********************
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 
1.Kiến thức ,kĩ năng :
 -Tiếp tục ôn tập hệ thống hóa kiến thức đã học trong chương trình tập làm văn lớp 9 tập 1
 - Thất được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh và lấy ví dụ minh họa ở những bài học lớp dưới .
2. Thái độ:
 - Nghiêm túc học tập.
B .Chuẩn bị : Thày – trò soạn bài.
C. Các họat động dạy– học :
1. ổn định .
2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh .
3. Bài mới :
?Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung và kiểu văn bản đã học ở lớp dưới ?
?Giải thích tại sao trong 1 văn bản có đủ các yếu tố miêu tả , biểu cảm ,nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự ?
?Theo em liệu có 1 văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không ?
?So sánh kết cấu bài tập làm văn mà các em phải làm với kết cấu 1 số văn bản tự sự đã học ?
?Những kiến thức , kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc –hiểu các văn bản hay không ?Phân tích vào văn bản làm sáng tỏ ?
?Những kiến thức về phần văn –Tiếng Việt giúp em như thế nào khi làm bài tập làm văn? 
* Văn tự sự lớp 9 
(1)
-Là trọng tâm ở học kì I .So với các lớp dưới ,nội dung tự sự vừa lặp lại vừa nâng cao .
-Điều này thể hiện ở : Yêu cầu về việc nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm , nghị luận , đối thoại và độc thoại ,người kể chuyện trong văn bản tự sự .
(2)
-Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả ,biểu cảm , nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự vì các yếu tố miêu tả , nghị luận ,biểu cảm chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là tự sự .
+ Trong thực tế khi có 1 văn bản nào đó chỉ vận dụng 1 phương thức biểu đạt duy nhất .
(3)
-Một số tác phẩm tự sự đang học trong SGK từ lớp 6 -> lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục 3 phần : Mở bài , thân bài và kết luận .
-Học sinh đang học tập ,rèn luyện nên phải theo yêu cầu ‘’chuẩn mực ‘’của nhà trường .Sau khi đã trưởng thành , học sinh có thể viết tự do ‘’phá cách ‘’như các nhà văn.
(4)
-Những kiến thức , kĩ năng về kiểu văn bản tự sự rất cần thiết cho việc đọc – hiểu văn bản .
-VD : Khi học về các yếu tố đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự giúp hiểu sâu sắc hơn về các đoạn trích Truyện Kiều hoặc truyện ‘’Làng ‘’ của Kim Lân .
(5)
-Những kiến thức , kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần văn – Tiếng Việt giúp học sinh học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện .
VD : Các văn bản tự sự cung cấp cho học sinh các đề tài , nội dung , cách kể chuyện , dùng ngôi kể , người kể chuyện 
4.Củng cố , hướng dẫn :
-Lập bảng nhận xét ( câu9)
- Nắm nội dung bài .
- Soạn bài tiếp theo : Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì .

Tài liệu đính kèm:

  • docNGV9TU1 (12).doc