Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Con chó bấc

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Con chó bấc

CON CHÓ BẤC

 (Trích “Tiếng gọi nơi hoang dã” - Giắc Lân-đơn)

A. Mục tiêu cần đạt :

 1. Kiến thức : những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của Lân –đơn khi viết về những con chó ; thể hiện lòng yêu thương loài vật sâu sắc của ông .

2. Kĩ năng :rèn kỹ năng tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật những con chó, đặc biệt là con chó bấc của nhà văn Mỹ Lân –đơn

3. Thái độ :bồi dưỡng tình yêu thương loài vật.

B. Chuẩn bị.

- GV : Soạn bài ; chân dung Lân –đơn phóng to, tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” và tranh minh hoạ con chó bấc

- HS : Soạn bài ; tóm tắt nội dung truyện .

C. Tiến trình hoạt động

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số của lớp.

2. Bài cũ : - Hãy tóm tắt truyện “Bố của Xi-mông”

 - Vì sao bác Phi –líp nhận làm bố Xi mông ? qua bài học em rút ra bài học gì về cách đối xử với bạn bè ,nhất là những bạn không may, cơ nhỡ hoặc bất hạnh ?

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Con chó bấc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 33	NS : 07/04/10
Tiết : 156	Văn bản	ND : 09/04/10
CON CHÓ BẤC
	 (Trích “Tiếng gọi nơi hoang dã” - Giắc Lân-đơn)
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của Lân –đơn khi viết về những con chó ; thể hiện lòng yêu thương loài vật sâu sắc của ông .
2. Kĩ năng :rèn kỹ năng tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật những con chó, đặc biệt là con chó bấc của nhà văn Mỹ Lân –đơn 
3. Thái độ :bồi dưỡng tình yêu thương loài vật. 
B. Chuẩn bị.
- GV : Soạn bài ; chân dung Lân –đơn phóng to, tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” õvà tranh minh hoạ con chó bấc 
- HS : Soạn bài ; tóm tắt nội dung truyện .
C. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2. Bài cũ : - Hãy tóm tắt truyện “Bố của Xi-mông”
 - Vì sao bác Phi –líp nhận làm bố Xi mông ? qua bài học em rút ra bài học gì về cách đối xử với bạn bè ,nhất là những bạn không may, cơ nhỡ hoặc bất hạnh ?
3. Bài mới: * Giới thiệu : Ở lớp 8 các em đã được học ở một nhà văn Mỹ, đó là ai ? với tác phẩm gì?( Ô. Hen ri)Hôm nay các em sẽ học một nhà văn Mỹ khác là Giắc Lân-đơn với bài “Con chó Bấc”
	 * Tiến trình bài học :
* Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm:
- HS đọc chú thích sao :
- Hãy giới thiệu vài nét về tác giả G. Lân-đơn ?
- Cuộc đời ông giống với nhà văn nào?
- Nêu xuất xứ văn bản ?
 (Tiểu thưyết gồm bảy chương đoạn trích từ chương 6)
* Hướng dẫn đọc hiểu văn bản :
- Chú ý lời đối thoại , lời trần thuật , từ phiên âm .
- GV đọc + HS đọc tiếp : hỏi từ khó 
- Đoạn trích có bố cục 3 phần , hãy chỉ ra và nêu nội dung mỗi phần? P1: ( từ đầu đến “ lên được”; P2: tiếp-> “biết nói đấy” ; P3: còn lại )
- Theo em vì sao phần 3 dài nhất ? (Ca ngợi tình cảm của con chó) 
+ Gợi ý phân tích:
- Con chó Bấc đã cảm nhận Thooc-tơn là người như thế nào? Vì sao vậy ?
- Không chỉ chăm sóc , anh còn có những cử chỉ , hành động như thế nào?
- Qua đoạn văn em có nhận xét gì về nghệ thuật tác giả đã thể hiện ?
- Giúp cho em hiểu ông chủ Thoóc-tơn là người như thế nào?
- Trước tình thương của chủ như vậy , con chó Bấc đã có biểu hiện như thế nào trước tình thương đó?
- Hãy chỉ ra những chi tiết cảm động nhất của con chó với chủ ?
- Bằng nghệ thuật như thế nào tác giả thể hiện được sinh động tình cảm của con chó?
- Qua đó cho ta thấy con chó Bấc là con vật như thế nào?
* Hướng dẫn tổng kết :
+ Thảo luận : 
- Hãy chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật sâu sắc của tác giả ?
- Đại diện nhóm trả lời : lới nhận xét 
- GV khái quát ý : chốt ghi nhớ :
- HS đọc ghi nhớ
* Hướng dẫn luyện tập :
- Chuyện kể rằng khi Thoóc –tơn chết con chó Bấc đã hoàn toàn dứt bỏ con người và trở thành con chó hoang. Em nghĩ gì từ kết thúc này ? (những gì tốt đẹp được xây dựng từ tình yêu thương luôn bền vững )
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả Giắc Lân-đơn (1876 – 1916)
- Nhà văn Mỹ, có cuộc đời nhiều vất vả 
- Sớm tiếp cận tư tưởng của CNXH.
2. Tác phẩm :
- Trích tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”
(1903)
II. Đọc – hiểu văn bản 
1. Đọc , từ khó :
2. Bố cục : 3 phần 
- P 1: Giới thiệu con chó Bấc 
- P 2: Tình cảm của Thoóc-tơn với con Bấc .
- P 3: Tình cảm của con Bấc với chủ.
3. Phân tích :
 a) Tình cảm của Thoóc –tơn đối với con chó bấc 
- Thoóc-tơn là ông chủ lý tưởng : chăm sóc chúng như là con của anh.
- Chào hỏi thân mật, trò chuyện vui vẻ 
- Hành động : túm đầu Bấc dựa vào đầu anh 
- Kêu lên trân trọng: “Trời đất biết nói đấy!”
-> Miêu tả :nhân hóa suy nghĩ của loài vật. 
=>Thân thiện ,gần gũi, đầy tình thương yêu với đàn chó.
b) Tình cảm của Bấc đối với chủ 
- Thường há miệng cắn vờ vào tay chủ 
- Sung sướng đến cuồng lên.
- Nhưng chỉ tôn thờ ở xa xa một quãng .
- tình cảm ngời lên qua đôi mắt nó.
- Không muốn rời mà cũng sợ Thoóc – tơn rời bỏ nó .
-> Miêu tả, so sánh, phân tích, nhân hóa
=> Con Bấc có tình cảm sâu nặng, biết ơn và trung thành với chủ 
III. Tổng kết :
- Miêu tả bằng nhân hóa suy nghĩ tình cảm của con chó ; tưởng tượng phong phú ; quan sát nhận xét tinh tế.
- Một lòng yêu thương loài vật sâu sắc.
* Ghi nhớ ( 154)
IV. Luyện tập :
1. Suy nghĩ :
- Khi Thoóc-tơn chết, con Bấc trở thành chó hoang :
- HS tự suy nghĩ .
 4. Hướng dẫn về nhà :
- Học bài, nắm cốt truyện, học thuộc phần ghi nhớ SGK 
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt : giải đề cương 
Tuần : 33	NS : 07/04/10
Tiết : 157	ND : 17/04/10
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ 
TIẾNG VIỆT 
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. kiến thức : Củng cố, hệ thống hóa những kiến thức Tiếng Việt đã học, nhất là ba tiết ôn tập
	2. Kỹ năng : Vận dụng kiến thức vào giải tốt bài tập . 
	3. Thái độ : Ý thức tự giác, nghiêm túc, cẩn thận khi làm bài.
B. Chuẩn bị : 
	- GV : Soạn bài ; thống nhất đề + đáp án trong nhóm 9 
	- HS : Học ôn các bài ôn tập ; giải đề cương 
C. Tiến trình hoạt động : 
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS 
	2. Bài cũ : 
	3. Bài mới : * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết học .
	 * Tiến trình bài dạy :
	I. GV phát đề : 
	- Nhắc các yêu cầu chung khi làm bài :
	+ Phần trắc nghiệm : đọc kỹ câu hỏi và các đáp án để chọn đáp án đúng nhất .
	+ Phần tự luận : Phải lập dàn ý ; gạch chân các thành phần đã tìm được .
	II. HS làm bài :
	- GV theo dõi nhắc nhở thêm .
	4. Hướng dẫn về nhà :
	- GV thu bài : nhận xét chung tiết học 
	- Soạn bài : “Luyện tập viết hợp đồng”
Tuần : 33	NS : 08/04/10
Tiết : 158	Tập làm văn	ND: 10/04/10
LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Nắm kỹ hơn đặc điểm và cách viết một hợp đồng .
	2. Kỹ năng : Viết được một hợp đồng đơn giản, đúng trình tự, nội dung .
	3. Thái độ :
B. Chuẩn bị :
	- GV : Soạn bài ; hợp đồng mẫu .
	- HS : Giải trước bài tập SGK
C. Tiến trình hoạt động :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS .
	2. Bài cũ : Thế nào là hợp đồng ? hợp đồng có những cột mục nào ?
	3. Bài mới : * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiềt dạy 
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn học ôn lý thuyết :
- Người ta thường viết hợp đồng nhằm mục đích gì,
 có tác dụng như thế nào?(ghi nội dung đã thỏa
 thuận , làm cơ sở pháp lý sau này)
- Yêu cầu bài 2? – Trong bốn loại văn bản đó văn bản nào có tính chất pháp lý?
- Cho biết dàn mục một hợp đồng ? Nội dung chính của hợp đồng trình bày dưới hình thức nào?
- Cách hành văn và số liệu trong hợp đồng phải thế nào?
* Hướng dẫn luyện tập :
- Bài 1 yêu cầu làm gì ?
- HS đọc từng cặp câu và chọn cách đúng nhất , nêu lý do chọn .
- HS đọc bài 2 : Yêu cầu ?
- Víêt lại thành một hợp đồng hoàn chỉnh ?
- HS tự viết, 1 em viết trên bảng .
- Lớp nhận xét bổ sung cho bảng hợp đồng trên bảng 
- GV nhận xét cho điểm 
I. Lý thuyết :
1. Mục đích , công dụng :
2. Nhận xét: 
- Hợp đồng và Biên bản : có tính chất pháp lý .
3. Dàn mục hợp đồng :
- Gồm ba phần : Mở đầu , nội dung , kết thúc.
- Nội dung chính: gồm các điều khoản .
4. Cách hành văn:
- Ngắn gọn, chặt chẽ, số liệu chính xác .
II. Luyện tập :
1. Chọn cách diễn đạt đúng :
a) – Cách 1 ( ngày tháng cụ thể )
b) – Cách 2 ( ngoại tệ gì? )
c) – Cách 2 (không dùng có thể được )
d) – Cách 2 ( loại hàng nào?)
2. Viết hợp đồng :
 Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 HỢP ĐỒNG THUÊ XE ĐẠP 
- Căn cứ vào nhu cầu của chủ xe và người thuê xe 
- Hôm nay ngày 10/04/2010
- Tại: số X , phường Quang Trung , thành phố Huế .
- Chúng tôi gồm : 
- Bên A : (chủ xe) 
+ Ông : Nguyễn Văn A 
+ Trú ; số X , phường Quang Trung, tp Huế .
- Bên B : ( người thuê xe)
+ Ông : Lê Văn C 
+ Trú tại khách sạn Y , chứng minh nhân dân số 
Do Công an thành phố Đà Lạt cấp ngày  
- Đã thỏa thuận về việc thuê xe với các điều khoản sau :
ĐIỀU 1: đối tượng thuê:xe đạp mi-ni Nhật, màu tím, trị giá 1.000.000đ
ĐIỀU 2 : Thời gian thuê : 3 ngày đêm .
ĐIỀU 3: Giá cả : 10.000đ / ngày đêm .
ĐIỀU 4 : Nếu xe bị mất hoặc hư hỏng thì người thuê xe phải bồi thường . Nếu xe bị trục trặc do chất lượng xe thì chủ xe phải sửa .
ĐIỀU 5: Hiệu lực của hợp đồng : 
-Từ ngày 14/04/09 đến hết ngày 17/04/09
 Người thuê Người cho thuê
 (Chữ ký) ( Chữ ký)
 Lê Văn C Nguyễn Văn A
4. Hướng dẫn về nhà :
	- Học bài , làm tiếp bài 3 , 4 vào vở .
	- Soạn bài mới : “Bắc Sơn”
	+ Đọc kỹ văn bản, tóm tắt khoảng 10 dòng.
Tuần : 33	NS : 11/04/10
Tiết : 159 – 160 Văn bản	ND : 13/04/10
BẮC SƠN 
( Trích hồi bốn – Nguyễn Huy Tưởng )
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Biết được thể loại kịch nói về cách xây dựng tình huống, xung đột kịch ; hiểu tư tưởng đoạn trích hồi bốn : tinh thần hướng về Cách mạng của nhân dân ta .
	2. Kỹ năng : Đọc kịch bản, cảm thụ, phân tích nội dung, nghệ thuật .
	3. Thái độ : Bồi dưỡng tình yêu nước .
B. Chuẩn bị : 
	- GV : Soạn bài ; đọc cả kịch bản .
	- HS : Đọc kỹ đoạn trích, trả lời câu hỏi ; tóm tắt đoạn trích .
C. Tiến trình hoạt động :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS .
	2. Bài cũ : Nêu hiểu biết của em về bài “Con chó Bấc” .
	3. Bài mới : * Giới thiệu : Kịch là một trong ba loại hình văn học ( Tự sự , trữ tình, kịch) , là loại hình nghệ thuật sân khấu . Các em đã làm quen ở lớp 7 (Chèo) ở lớp 8 (hài kịch Mô-li-e) . Hôm nay các em sẽ tỉm hiểu vở kịch nói “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng .
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn tìm hiểu chung :
- HS đọc chú thích sao :
- Tóm tắt những nét chính cần nhớ về tác giả 
Nguyễn Huy Tưởng ?
- HS đọc chú thích 2 sao:
- Em hiểu thế nào là kịch ?
- Phương thức biểu hiện của kịch?
- Có những thể loại kịch nào?
- Cấu trúc một vở kịch ?
- Nêu xuất xứ của đoạn trích vở kịch “Bắc Sơn”?
( tác giả viết và diễn lần đầu năm 1946)
- Dựa SGK hãy tóm tắt nội dung vở kịch ?
 * Hướng dẫn đọc hiểu văn bản :
- Chú ý đọc theo lời đối thoại :Cho 4 em đọc theo vai ; GV đọc các hành động của nhân vật .
- Hỏi vài từ khó SGK 
- Trong đoạn trích nổi bật là nhân vật nào ?
- Trong đoạn trích cho biết Thơm có hoàn cảnh như thế nào ?
- Qua đó cho biết Thơm là một cô gái như thế nào?
* TIẾT 2 :________________________________
+ Bài cũ : - Nêu khái niệm về kịch?Tóm tắt vở kịch “Bắc Sơn”.
+ HS trả lời, GV chốt ý chuyển tiết.
- Với hoàn cảnh sống như vậy, đã tạo ra ở Thơm một tâm trạng như thế nào ?Tâm trạng ấy diễn biến như thế nào từ lớp 1?(phần tóm tắt)
- Qua lớp II xãy ra tình huống gì? Thơm có hành động gì? (sự day dứt ; bản chất gia đình ; )
- Đến lớp III : Sự việc gì xảy ra ?Thơm đã thể hiện là một người như thế nào ?
- Trong đoạn trích, bên cạnh Thơm còn có nhân vật nào nữa ? 
- Trước hết , Ngọc là người có hoàn cảnh như thế nào ? Với vợ ,hắn là người như thế nào ?
- Với những ham muốn đó , Ngọc đã làm gì?
- Trong kịch ,kiểu nhân vật này gọi là gì? (Vai phản diện)
- Trong hồi bốn còn có những nhân vật nào nữa?
- Họ là những người như thế nào ?
+ Thảo luận :
- Trong kịch, đã có những tình huống, những xung đột kịch, ngôn ngữ kịch như thế nào ? Hãy chỉ ra ?
- Nhóm trình bày trên bảng phụ 
- Lớp nhận xét 
- GV nhận xét, phát huy nhóm khá .
* Hướng dẫn tổng kết :
- Hãy khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích kịch?
- HS trả lời – GV chốt ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ.
* Hướng dẫn luyện tập:
- Hãy khái quát khái niệm về kịch ?
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả : Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960)
- Quê Hà Nội, viết văn từ trước 1945 .
- Sau CM T/8 là một trong những nhà văn chủ chốt của Văn học việt Nam.
2. Tác phẩm : 
a) Kịch : là một trong 3 loại hình văn học, thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu .
- Phương thức :Ngôn ngữ trực tiếp, cử chỉ,hành động .
- Thể loại : kịch hát, kịch nói, kịch thơ .
- Nội dung : chính kịch, bi kịch, hài kịch .
- Cấu trúc : có hồi(màn kịch) lớp (cảnh)
b) Xuất xứ đoạn trích:
- Trích lớp II, III hồi bốn của vở kịch 5 hồi (1946)
c) Tóm tắt nội dung vở kịch :
II. Đọc – hiểu văn bản :
1. Đọc phân vai , từ khó:
2. Phân tích :
a) Nhân vật Thơm :
- Hoàn cảnh :
+ Cha, em đã hy sinh ; mẹ hóa điên .
+ Có chồng là Ngọc : chồng luôn chìu chuộng (Ngọc là Việt gian) + Thơm chỉ ở giữa.
=> Cô gái chỉ biết an phận, xa Cách mạng, nhưng chưa phản động .
 ND : 15.04.10
- Tâm trạng và hành động :
+ Khi nghi ngờ Ngọc phản động : đau xót, ân hận.
+ Hai cán bộ CM bị bọn Ngọc đuổi bắt chạy vào nhà : Thơm giấu 2 người vào buồng riêng -> lòng thương người , và bày tỏ sự hối hận .
+ Ngọc về: khôn ngoan, bình tĩnh che mắt Ngọc, và đã nhận ra bộ mặt phản động của chồng -> Thơm đã đứng hẳn về phía CM.
b) Nhân vật Ngọc : 
- Một người có địa vị thấp kém, ham muốn giàu sang, quyền thế 
- Rất yêu thương vợ : luôn chìu chuộng 
- Đã làm tay sai cho giặc : Dẫn giặc đi lùng bắt CM để nhận tiền thưởng.
c) Nhân vật Thái, Cửu : - Hai cán bộ CM : 
+ Thái :bình tĩnh, sáng suốt, biết tin vào dân 
+ Cửu : hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu chín chắn
-> Họ củng cố niền tin cho nhân dân .
d) Nghệ thuật kịch :
- Xây dựng tình huống bất ngờ, éo le : ( Cách mạng vào trốn trong nhà giặc)
- Xung đột kịch gay gắt : Cách mạng với phản cách mạng (Ngọc với Thái, Cửu) ; trong nội tâm Thơm ( giúp hay phản cách mạng)
- Ngôn ngữ :đối thoại phù hợp từng hành động kịch.
III. Tổng kết :
- Tình huống bất ngờ mà hợp lý, xung đột kịch gay cấn mà phù hợp .
- Tình chính nghĩa của cách mạng đã thắng .
- Ghi nhớ (167)
IV. Luyện tập :
2. Khái niệm kịch:
	4. Hướng dẫn về nhà :
	- Học bài . ghi nhớ ; tập đọc theo vai .
	- Soạn : “Tổng kết Tập làm văn”

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9t33.doc