Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 16: Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 16: Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục)

A. MỤC TIÊU: Giúp HS.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ VN qua nhân vật Vũ Nương.

 -Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

 - Tìm hiểu những thành công về mặt NT của TP: NT dựng truyện, dựng nhânvật, sự sáng tao trong việc kết hợp những YT kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì.

B. CHUẨN BỊ:

 - G: GA; SGK; bảng phụ; phiếu học tập, tư liệu, tranh ảnh đền thờ Vũ Nương bên sông Hoàng Giang.

- H: bài soạn.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - G: phân tích; phát vấn; giảng bình; đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, nghiên cứu;

- H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm .

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1073Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 16: Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
NG:
 Tiết: 16 - 17 
Văn bản
Chuyện người con gái Nam Xương
(trích Truyền kì mạn lục)
 Nguyễn Dữ
A. Mục tiêu: Giúp HS.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ VN qua nhân vật Vũ Nương.
 -Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
 - Tìm hiểu những thành công về mặt NT của TP: NT dựng truyện, dựng nhânvật, sự sáng tao trong việc kết hợp những YT kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì.
B. chuẩn bị:
 - G: GA; SGK; bảng phụ; phiếu học tập, tư liệu, tranh ảnh đền thờ Vũ Nương bên sông Hoàng Giang.
- H: bài soạn.
C. phương pháp:
 - G: phân tích; phát vấn; giảng bình; đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, nghiên cứu;
- H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm..
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 15 phút
Phần 1: Trắc nghiệm (3điểm)
Câu1: VB “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ & phát triển của trẻ em” liên quan chủ yếu đến VĐ nào trong đời sống XH của CN?
A. Bảo vệ & chăm sóc phụ nữ. 
B. Bảo vệ & chăm sóc trẻ em.
C. Bảo vệ môi trường sống. 
D. Phát triển KT - XH.
Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất về VB “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo về & phát triển của trẻ em”?
A. Là 1 B BC. 
B. Là 1 VB TS. 
C. Là 1 VB TM. 
D. Là 1 VB nhật dụng.
Câu 3: ND phần “Sự thách thức” của VB “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ & phát triển của trẻ em” là gì?
Nêu lên thực tế của trẻ em trên thế giới.
Nêu lên những nhiệm vụ của người lớn nhằm bảo vệ & chăm sóc trẻ em.
Nêu lên những khó khăn trong bối cảnh thế giới hiện nay.
Nêu lên những giải pháp để giúp đỡ trẻ em ở các nước nghèo.
Câu 4: Nên đánh giá như thế nào về các nhiệm vụ đặt ra trong bản tuyên bố này?
A. Cụ thể, toàn diện. 
B. Chưa đầy đủ. 
C. Không có tính khả thi. 
D. Không phù hợp thực tế.
Câu 5: Để thực hiện được những nhiệm vụ đó, bản tuyên bố đã đề ra cách thức hành động ntn?
Các nước phát triển sẽ chi viện tài chính cho các nước chưa phát triển để xoá đói, giảm nghèo.
Tất cả các nước phải nỗ lực liên tục & có sự phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế.
Tự bản thân mỗi quốc gia đề ra cách thức hành động của mình để bảo vệ 7 chăm sóc trẻ em.
Các nước phát triển cần cắt giảm bớt các chi phí trong lĩnh vực quân sự, xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc.
Câu 6: Những VĐ nêu ra trong bản tuyên bố trực tiếp liên quan đến bối cảnh thế giới vào thời điểm nào?
A. Những năm cuối TKXIX. 
B. Những năm đầu TKXX . 
C. Những năm giữa TKXX.
D. Những năm cuối TKXX.
Phần II: Tự luận (7 điểm)
 Hiện nay trẻ em trên thế giới đang đứng trước nỗi bất hạnh nào?
Đáp án - Biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm).
 Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
D
A
A
B
D
Phần II: Tự luận (7 điểm)
 - Nêu được 3 ý – Mỗi ý đúng cho 2 điểm, khái quát lại vấn đề cho 1 điểm. Cụ thể:
 + Trẻ em trở thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc
 + Trẻ em phải chịu những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng KT
 + Nhiều trẻ em bị chết đói mỗi ngày do suy dinh dưỡng & bệnh tật.
 -> Trẻ em bị rơi vào hiểm hoạ, cuộc sống khổ cực nhiều mặt.
III. Bài mới:
 Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu TK XVI, là học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông nổi tiếng với TP “Truyền kì mạn lục”.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu TG - TP (20 phút)
? Hãy nêu các nét chính về TG Nguyễn Dữ?
G: Nguyễn Dữ học rộng, tài cao. Theo Lê Quí Đôn, Nguyễn Dữ thi hương đỗ hương cống, thi hội trúng kì đệ tam, được bổ làm quan tri huyện Thanh Tuyền (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc).
? Em hiểu nhan đề “Truyền kì mạn lục” ntn?
? Truyện Truyền kì có đặc điểm gì?
G: Các truyện được viết = tản văn xen biền văn & thơ ca. Cuối mỗi truyện thường có lời bình của TG.
- ND truyện có giá trị hiện thực & nhân đạo sâu sắc. TG lấy cái “xưa” để nói cái “nay”, lấy cái “kì” để nói cái “thực”.
? Nhân vật chính trong truyện thường là những kiểu nhân vật nào?
? Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc loại nhân vật nào? Có nguồn gốc từ đâu?
G: Truyện có nguồn gốc từ dân gian nhưng được sắp xếp lại tình tiết cho thêm kịch tính, bồi đắp thêm sự sống cho các nhân vật, đưa vào các YT huyền ảo cho truyện hấp dẫn về tính chất vừa thực vừa hư của nó.
G: Chú ý phân biệt các đoạn TS & những lời đối thoại thể hiện tâm trạng từng nhân vật.
? Hãy tóm tắt đoạn “Qua năm sau đã qua rồi”.
? Đọc đoạn còn lại.
? Tóm tắt cả VB.
? Giải thích 1 số từ khó.
* HĐ2: PT VB (8 phút)
? VB này có ND gì?
? Nêu bố cục của VB? ý chính từng đoạn? 
? VB “CNCGNX” là 1 TP TS. Theo em tại sao lại khẳng định như vậy?
? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Nhân vật chính trong truyện là ai?
Hết tiết 1
* HĐ2: PT VB (32 phút)
? Tóm tắt lại VB ?
? Nhân vật Vũ Nương được MT trong những hoàn cảnh nào?
G: YC HS theo dõi phần đầu.
? ở hoàn cảnh thứ nhất, TG giới thiệu Vũ Nương là người phụ nữ ntn? Đức tính nào là nét nổi bật ở nàng?
? Trong những ngày đầu làm vợ, nàng đã xử sự ntn trước tính hay ghen của chàng Trương?
? Qua các tình tiết trên, em cảm nhận được tính cách gì ở Vũ Nương trong CS GĐ bình thường?
? Trong buổi chia tay tiễn chàng đi lính, Vũ Nương đã nói gì? Qua lời dặn dò đó, ta hiểu thêm tính cách & nguyện ước nào ở nàng?
? Khi xa chồng, Vũ Nương có CS ntn? Chi tiết nào nói lên điều đó?
G: Đây là những HA ước lệ, mượn cảnh thiên nhiên để diễn tả sự chôi chảy của thời gian & tâm trạng người chinh phụ.
? Như vậy, tính cách nào của Vũ Nương được thể hiện ở hoàn cảnh này?
? Lời thoại nào đã ghi nhận công lao, nhân cách của nàng?
? Qua lời thoại của người mẹ đối với con dâu, em cảm nhận được tính cách nào ở bà?
G: YC HS theo dõi phần 2.
? Nỗi oan của Vũ Nương là gì? TG đã dẫn dắt câu chuyện ntn để nỗi oan đó không thể thanh minh được?
? Bị chồng nghi oan, các lời nói của Vũ Nương đã thể hiện nhân cách của nàng ntn? Hãy PT các lời nói đó?
? Trước khi trẫm mình xuống sông, nàng đã làm gì? Hành động này khác gì so với hành động của Vũ Nương trong truyện cổ tích? (chạy 1 mạch ra bến Hoàng Giang đâm đầu xuống nước).
G: Dưới ngòi bút sáng tạo của TG nhân vật ở đây có đời sống, có tính cách rõ rệt hơn.
? Qua 3 lời thoại trên, em có NX gì về tính cách của Vũ Nương trước thái độ & hành động của chồng?
? Qua các tình huống vừa PT, em hãy NX chung về tính cách của Vũ Nương?
? NX cách dẫn dắt tình tiết của truyện?
? Trong truyện, lời thoại nào được dẫn nguyên văn, lời thoại nào có sự điều chỉnh?
G: Các lời thoại được trích dẫn nguyên văn được gọi là lời dẫn trực tiếp giờ sau các em sẽ được học.
? NX gì về số phận của Vũ Nương ?
G: YC HS theo dõi phần 3.
? Tìm các YT kì ảo được bổ sung vào câu chuyện?
? Các YT kì ảo được đưa vào đan xen với YT thực. Hãy chỉ ra các YT thực trong truyện?
? Việc đan xen các YT kì ảo với thực có TD gì?
? Các YT kì ảo trong truyện có YN gì?
? Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? (Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh & Vũ Nương có bình đẳng không?)
? Tính cách của Trương Sinh ntn?
? Tình huống nào dẫn tới sự nghi ngờ của Trương Sinh?
? Trương Sinh xử sự ntn trước tin này?
? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Vũ Nương? (Có người nói vì Trương Sinh, vậy Trương Sinh có tội không? Có người nói vì chiến tranh làm 2 người xa cách có đúng không?)
? Ngoài các nguyên nhân trên còn có nguyên nhân nào khác?
? Từ đó, em hiểu TP có giá trị hiện thực nào? Và thân phận người phụ nữ trong XHPK ntn?
* HĐ3: Tổng kết (2 phút)
? Đọc “CNCGNX” em hiểu được những điều sâu sắc nào về hiện thực CS & số phận người phụ nữ trong XHPK?
? Em học tập được những NT đặc sắc nào trong cách kể chuyện truyền kì?
? Đọc ghi nhớ.
* HĐ4: Luyện tập (2 phút)
? Hãy kể lại truyện.
- Nguyễn Dữ, quê Thanh Miện - Hải Dương.
- Học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Sống ở TK XVI, thời kì các tập đoàn phong kiến Lê - Mạc –Trịnh tranh giành quyền lực gây nội chiến kéo dài.
- Làm quan 1 năm sau đó xin về sống ẩn dật.
- Giải thích nhan đề: Là ghi chép tản mạn những điều kì lạ được lưu truyền.
- Đặc điểm truyện truyền kì:
+ Viết bằng chữ Hán.
+ Khai thác các truyện cổ dân gian, các truyền thuyết lịch sử, dã sử VN.
- Kiểu nhân vật chính:
+ Những phụ nữ bất hạnh, khát vọng CS bình yên, hạnh phúc nhưng thế lực tàn bạo, lễ giáo phong kiến khắc nghiệt đẩy họ vào cảnh ngộ éo le, oan khốc.
+ Những người tri thức có tâm huyết bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi chật hẹp.
- Nhân vật chính là người phụ nữ bất hạnh. Đây là truyện thứ 16 trong 20 truyện của “Truyền kì mạn lục” có nguồn gốc từ truyện dân gian “Vợ chàng Chương”.
- Đọc phân vai.
- Tóm tắt đoạn.
- Đọc đoạn còn lại.
- Tóm tắt cả VB.
- Nói về số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ phong kiến, chỉ vì lời nói của đứa trẻ mà bị nghi ngờ, bị sỉ nhục, bị đẩy đến bước đường cùng phải tự kết liễu cuộc đời mình để giãi tỏ tấm lòng trong sạch. Tác phẩm thể hiện ước mơ ngàn của nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng dùchỉ ở 1 thế giới hư ảo.
- Đ1: Từ đầu -> “mẹ đẻ mình”: Cuộc hôn nhân của Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh & phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
- Đ2: Tiếp đến “đã qua rồi”: Nỗi oan khuất & cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Đ3: Còn lại:Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang & Vũ Nương, Vũ Nương được giải oan.
- Vì: Đây là 1 chuyện kể về cuộc đời 1 con người theo chuỗi các sự việc.
- Ngôi thứ 3.
Hết tiết 1
- Tóm tắt VB.
- Nhân vật Vũ Nương được đặt trong nhiều hoàn cảnh khác nhau để khắc hoạ tính cách nàng:
+ Trong CS GĐ bình thường.
+ Khi tiễn chồng ra trận.
+ Khi xa chồng.
+ Khi bị chồng nghi oan.
- Vũ Nương:
+ Tính tình thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp.
 + Đức hạnh là nét nổi bật ở tính cách nàng.
- Luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà.
- Chàng đi chuyến này đủ rồi
-> Không màng vinh hiển, chỉ mong chồng được bình an.
- Chỉ e việc quân khó chưa có cảm thông nỗi vất vả, gian lao mà chồng phải gánh chịu.
- Nhìn trăng soi thành bay bổng nỗi khắc khoải nhớ nhung.
- Buồn nhớ chồng kéo dài theo 5 tháng “bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi”, “nỗi buồn góc bể chân trời không thể ngăn được”.
+ Nuôi con thơ dại.
+ Chăm sóc mẹ chồng ân cần chu đáo như đối với mẹ đẻ.
- Lời người mẹ: “1 tấm thân phụ mẹ”.
- Bà là người nhân hậu.
- Nỗi oan: Chồng nghi ngờ thất tiết.
- TG dẫn dắt câu chuyện: Giới thiệu chồng Vũ Nương là người đa nghi, không có học. Câu chuyện được nói ra từ miệng 1 đứa trẻ: “Trước đây thường có 1 người bế Đản cả”. Trương Sinh nghi ngờ vợ thất tiết, không chịu nghe vợ giải thích, họ hàng bênh vực cũng không ăn thua.
- Nói về thân phận mình: “Thiếp vốn là con kẻ giàu”.
- Nói về tình nghĩa vợ chồng & khẳng định tấm lòng trong trắng của mình: “Sum họp chưa chàng nói”.
- Cầu xin chồng đừng nghi oan: “Dám xin bày tỏ cho thiếp” -> Vũ Nương hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc GĐ đang có nguy cơ tan vỡ.
- Hạnh phúc GĐ: “Cái thú vui nghi gia nghi thất” niềm khát vọng của cả đời nàng đã tan vỡ.
- TY không còn “bình rơi trâm gãy, mây tạnh, mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió đàn”.
- Ngay cả nỗi đau chờ chồng hoá đá trước đây cũng không còn có thể làm lại được nữa: “Nước thẳm buồm xa... kia nữa” -> Lời nói thâu tóm tất cả những nỗi đau khổ của 1 đời phụ nữ.
- Thất vọng đến tột cùng, mượn dòng nước con sông quê hương để giãi bày tấm lòng trong trắng của mình.
- Tắm gội sạch sẽ, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời than.
- Khác:
+ Truyện cổ tích: Hành động được MT như 1 hành động bột phát trong cơn tuyệt vọng.
+ Truyện của Nguyễn Dữ: Hành động có nỗi đau của tuyệt vọng nhưng cũng có sự tham gia của lí trí. (Tắm gội sạch sẽ trước khi quyên sinh, lời nguyền rõ ràng, rứt khoát ).
- Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đảm đang, tháo vát, người con dâu hiếu thảo, người vợ thuỷ chung, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình.
- Trên cơ sở cốt truyện có sẵn, TG sắp xếp thêm 1 số tình tiết có YN quyết định đến quá trình diễn biến của câu chuyện, làm truyện trở lên hấp dẫn.
- VD: Trương Sinh đem 100 lạng vàng cưới Vũ Nương làm cho cuộc hôn nhân có tính chất mua bán.
+ Lời trăng trối của người mẹ khẳng định công lao của Vũ Nương
- Lời thoại: Chàng hỏi mồ mẹ đi thăm (trích dẫn có điều chỉnh).
+ Các lời thoại còn lại trích dẫn nguyên văn.
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang vào động rùa của Linh Phi.
- Được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế
- Địa danh: bến Hoàng Giang, ải Chi Lăng.
- Thời điểm LS: Cuối thời khai đại nhà Hồ.
- Nhân vật LS: Trần Thiêm Bình.
- Sự kiện LS: Quân Minh xâm lược nước ta, nhiều người chạy chôn ra bể bị đắm thuyền.
- Trang phục của các mỹ nhân: quần áo thướt tha, mái tóc búi rẽ...
- Tình cảnh nhà của Vũ Nương không người chăm sóc khi nàng mất.
- Làm thế giới kì ảo lung linh trở nên gần gũi với cuộc đời thực, tăng độ tin cậy, khiến người đọc cảm thấy bớt ngỡ ngàng về tính chất hư cấu của nó.
- Hoàn thiện nét đẹp của Vũ Nương. Dù ở thế giới khác vẫn nặng tình với đời, quan tâm đến chồng con, tổ tiên, khát vọng được phục hồi danh dự.
- Tạo kết thúc có hậu cho truyện, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về sự công = trong cuộc đời: người tốt dù trải qua bao oan khuất cuối cùng sẽ được minh oan.
- Cuộc hôn nhân không bình đẳng (đem 100 lạng vàng cưới về; thiếp con kẻ khó được nương tựa nhà giàu).
- Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức cùng với tâm trạng không vui vì mẹ mất.
- Lời đứa trẻ chứa đầy dữ kiện bất ngờ. Thoạt đầu chỉ là sự ngạc nhiên, khi bị gạn hỏi nó mới nói thêm, các thông tin đưa ra ngày càng gay cấn.
- Trương Sinh xử sự hồ đồ độc đoán.
- Trương Sinh là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương.
- Chiến tranh là nguyên nhân gián tiếp.
- XHPK là nguyên nhân sâu xa.
- Người phụ nữ trong XHPK không được bênh vực che chở, bị đối xử bất công vô lí.
- Đọc ghi nhớ.
- Kể diễn cảm truyện.
I. Tìm hiểu TG - TP:
1. TG:
- Là người học rộng, tài cao.
2. TP:
3. Đọc - Chú thích:
a. Đọc:
b. Chú thích:
II. PT VB:
1. Kết cấu - Bố cục:
- Bố cục: 3 đoạn.
2. Phân tích:
a. Hạnh phúc của Vũ Nương:
- Hạnh phúc do nàng tạo dựng.
- Vũ Nương là người thuỳ mị, nết na, đức hạnh,
thuỷ chung, yêu chồng tha thiết.
- Là người mẹ hiền, dâu thảo. 
b. Nỗi oan của Vũ Nương:
- Số phận của Vũ Nương là 1 bi kịch.
c. Vũ Nương được giải oan:
- YT kì ảo tạo không khí cổ tích dân gian.
- Thiêng liêng hoá sự trở về của Vũ Nương.
- Tạo kết thúc có hậu.
- Bi kịch của Vũ Nương là 1 lời tố cáo XH PK.
III. Tổng kết:
1. ND:
2. NT:
3. Ghi nhớ:
IV. Luyện tập:
IV. Củng cố: (2 phút)
 ? Em học được bản chất ĐĐ gì ở các nhân vật?
 ? Em học tập được gì về cách SD thủ pháp NT khi viết văn?
V. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
 - Học bài: 
 + Kể lại truyện.
 + PT lại các nhân vật, tìm hiểu giá trị hiện thực của truyện.
 - Chuẩn bị: “Xưng hô trong hội thoại”
 + YC: Tìm các từ ngữ thường dùng để xưng hô hàng ngày.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc16+17-CHUYEN NGUOI CON GAI NAM XUONG.doc