Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 28: Cảnh ngày xuân

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 28: Cảnh ngày xuân

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

 - Thấy được NT MT thiên nhiên của Nguyễn Du: Kết hợp bút pháp tả & gợi, SD từ ngữ giàu chất tạo hình để MT cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. TG MT cảnh mà nói lên được tâm trạng của nhân vật.

 - Vận dụng bài học để viết văn tả cảnh.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY & TRÒ:

 - GV: SGk, SGV, TP Truyện Kiều.

 - HS: Đọc & chuẩn bị bài.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, nghiên cứu

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH: (1phút)

II. KIỂM TRA BÀI CŨ: (4 phút)

 ? Đọc thuộc đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”?

 ? Vì sao TG MT vẻ đẹp Thuý Vân trước Thuý Kiều sau?

 * Đáp án: Câu 2: Dùng NT đòn bẩyđể làm tăng vẻ đẹp Thuý Kiều.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 28: Cảnh ngày xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 30.9.09
NG: 3.10 (9A2)
 5.10 (9A3)
Tiết 28
Văn bản 
Cảnh ngày xuân
(Trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 - Thấy được NT MT thiên nhiên của Nguyễn Du: Kết hợp bút pháp tả & gợi, SD từ ngữ giàu chất tạo hình để MT cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. TG MT cảnh mà nói lên được tâm trạng của nhân vật.
 - Vận dụng bài học để viết văn tả cảnh.
B. Chuẩn bị của thầy & trò:
 - GV: SGk, SGV, TP Truyện Kiều.
 - HS: Đọc & chuẩn bị bài.
C. Phương pháp:
 - Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, nghiên cứu
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định: (1phút)
II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 ? Đọc thuộc đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”?
 ? Vì sao TG MT vẻ đẹp Thuý Vân trước Thuý Kiều sau?
 * Đáp án: Câu 2: Dùng NT đòn bẩyđể làm tăng vẻ đẹp Thuý Kiều.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1phút)
2. Tiến trình:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu vị trí đoạn trích (5 phút)
? Nêu vị trí đoạn trích?
G Nêu YC đọc: Giọng chậm rãi, khoan thai, TC trong sáng.
G Đọc mẫu.
G NX cách đọc của HS.
G Cho HS giải 1 số từ khó.
* HĐ2: PT VB (26 phút)
? Nêu bố cục đoạn trích?
? NX trình tự MT của TG trong đoạn thơ? TD cách MT đó?
G YC HS theo dõi 4 câu đầu.
? Với các nét chấm phá về không gian, thời gian, TG đã vẽ lên 1 khung cảnh ngày xuân ntn?
G Bình: 2 câu đầu vừa nói thời gian, vừa gợi không gian mùa xuân. Chim én là tín hiệu riêng của mùa xuân. HA “chim én đưa thoi” vừa gợi không gian mùa xuân, vừa ngầm ý mùa xuân trôi nhanh quá, mới đó đã hết 60 ngày xuân.
2 câu sau là bức tranh tuyệt đẹp về màu xuân, với những HA, màu sắc hài hoà. Làm nền cho bức tranh xuân là màu xanh tươi mát bất tận của thảm cỏ non trải rộng đến chân trời. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết nhẹ nhàng mà nổi bật vài bông hoa lê trắng vô cùng thanh khiết. Cái hồn riêng của màu xuân hiện ra trong không gian bao la, trong trẻo, cảnh vật tinh khôi giàu sức sống. Nhưng chữ “điểm” đã làm cho cành lê trở lên có hồn, hết sức sinh động.
G YC HS theo dõi 8 câu tiếp.
? Đoạn thơ nói về cảnh lễ hội gì?
? Không khí lễ hội được thể hiện qua các từ ngữ nào? Hãy thống kê những từ ghép là tính từ, danh từ, động từ. Những từ ấy, gợi không khi & hoạt động của lễ hội ntn?
? Nhận xét nghệ thuật miêu tả của t/giả ở đoạn này.
? PT giá trị biểu cảm của ấn dụ, SS trong đoạn thơ.
? Từ đó 1 bức tranh lễ hội ntn được gợi lên?
G NX, chốt lại VĐ.
G YC HS theo dõi 6 câu cuối.
? Cảnh cuối lễ hội được gợi tả = những chi tiết thời gian, không gian điển hình nào?
? Em sẽ hình dung 1 cảnh tượng ntn từ những chi tiết ấy?
? Cảnh tượng đó có gì khác cảnh ngày xuân ở 4 câu đầu? Vì sao?
 ? Những từ nào cho thấy tâm trạng của CN đã phủ lên cảnh vật ở đoạn cuối?
? Ta đọc được thiện cảm nào của nhà thơ dành cho những nguời thiếu nữ như chị em Kiều?
* HĐ3: Tổng kết (3phút)
? Em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của CS đang diễn ra?
? Em học tập được những đặc sắc NT nào trong cách MT của TG?
? Đọc ghi nhớ?
? Đọc bài tập 1.(3 phút)
- Nằm ở phần đầu TP “Truyện Kiều”, sau khi giới thiệu gia cảnh họ Vương & MT chị em Thuý Kiều, TG tả cảnh ngày xuân, chị em Kiều đi chơi xuân.
- Đọc.
- Giải từ khó.
- Bố cục:
+ 4 câu đầu: Khung cảnh ngày xuân.
+ 8 câu tiếp: Khung cảnh lễ hội.
+ 6 câu cuối: Cảnh chị em kiều chơi xuân trở về.
- NX trình tự MT: Từ khái quát đến cụ thể -> Vẽ được bức tranh lễ hội ngày xuân vừa khái quát, vừa cụ thể giúp người đọc dễ hình dung.
- Theo dõi 4 câu đầu.
- Khung cảnh ngày xuân:
+ 1 nét không gian: Chim én đưa thoi -> diễn tả thời gian thấm thoát qua nhanh.
- 2 nét về không gian: 
+ Cỏ non xanh.
+ Cành lê trắng.
-> Gợi vẻ đẹp mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm 1 vài bông hoa).
- Theo dõi 8 câu tiếp theo.
- Lễ tảo mộ: Đi viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ.
- Hội đạp thanh: Đi chơi xuân ở chốn dồng quê.
- Danh từ: Yến anh, chị em, tài tử, giai nhân -> Gợi sự đông vui, nhiều người cùng đi hội.
- Động từ: Sắm sửa, dập dìu -> Gợi tả sự rộn ràng, náo nhiệt của ngày hội.
- Tính từ: Gần xa, nô nức: Làm rõ hơn tâm trạng người đi hội.
=> Gợi không khí lễ hội rộn ràng, đông dúc, có đủ hạng người đua nhau làm thủ tục cúng bái. Đó là truyền thống VH tâm linh của người phương đông, 1 trong các phong tục cổ truyền lâu đời không hoàn toàn mang tính chất mê tín lạc hậu.
- SD nhiều từ ghép, từ láy.
- Phép tu từ SS: như nước, như nêm.
- Phép ẩn dụ: nô nức yến anh.
-ẩn dụ: Nô nức yến anh gợi tả cảnh nhôn nhịp như chim én bay từng đàn báo tin mùa xuân về.
- SS: Gợi tả cảnh xe ngựa chạy liên tiếp, không ngớt như nước chảy, người đi bộ chen nhau để đi, đó là HA 1 lễ hội truyền thống xa xưa.
- Theo dõi 6 câu cuối.
- Thời gian: Chiều tối (tà tà).
- Không gian: Khe nước; nhịp cầu.
- Cảnh & người ít, thưa vắng.
- Khác: Không còn bát ngát trong sáng, đông vui náo nhiệt. Vì thời gian, không gian thay đổi (sáng khác chiều, lúc vào hội khác lúc tan hội).
- Những từ láy: Tà tà, nao nao, thanh thanh không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng CN. 2 chữ “nao nao” đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Đó là cảm giác bâng khuâng xao xuyến về 1 ngày xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện: Kiều gặp mộ Đạm Tiên để rồi dự báo về 1 số phận.
- Thấu hiểu & đồng cảm với những buồn vui của những người trẻ tuổi.
- Thiên nhiên tươi đẹp, CN thân thiện, hạnh phúc.
- Bút pháp MT giàu chất tạo hình.
- Đọc ghi nhớ.
- Ông đã tiếp thu & đổi mới từ 2 câu thơ cổ Trung Hoa. So với 2 câu thơ xưa, rõ ràng 2 câu thơ của ND, đã trở thành bức hoạ tuyệt tác về cảnh ngày xuân trong sáng.
I. Tìm hiểu TG - TP:
1. TG:
2. Vị trí đoạn trích:
- Nằm ở phần đầu TP sau đoạn tả chị em Kiều.
3. Đọc - Chú thích:
II. PT:
1. Kết cấu, bố cục:
2. PT:
a. Khung cảnh ngày xuân:
- Mới mẻ, giàu sức sống, khoáng đạt & thanh kiết.
b. Khung cảnh lễ hội:
- Đông vui, náo nhiệt, mang đậm nét truyền thống VH lễ hội xa xưa.
c. Khung cảnh chị em Kiều du xuân trở về:
- Không còn trong sáng, đông vui náo nhiệt.
III. Tổng kết:
1. ND:
- Cảnh đẹp ngày xuân.
2. NT:
- MT giàu chất tạo hình.
3. Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập
IV. Củng cố: (1 phút)
 - Nhắc lại ND bài.
V. HDVN:
 - Chuẩn bị bài sau (1 phút).
 - Học bài: + Học thuộc đoạn trích.
 + PT lại bài & học cách MT của TG, vận dụng vào bài viết MT.
 - Chuẩn bị bài: Thuật ngữ.
 * YC: Trả lời các câu hỏi SGK.
E. Rút kinh nghiệm:
... 

Tài liệu đính kèm:

  • doc28-CANH NGAY XUAN.doc