Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 5: Luyện tập thuyết minh + giải thích

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 5: Luyện tập thuyết minh + giải thích

Tiết 5:

Luyện tập thuyết minh + giải thích

A. Mục tiêu cần đạt:

Qua bài dạy, giúp học sinh: trên cơ sở đã học bài 1 biết vận dụng phép lập luận giải thích vào thuyết minh.

* Trọng tâm: Luyện tập rèn kĩ năng phép lập luận giải thích để thuyết minh.

* Chuẩn bị:

Giáo viên: đọc kĩ, nghiên cứu bài, tài liệu, hướng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết đã học vào thực hành, soạn giáo án.

Học sinh: Chuẩn bị tốt bài cũ và mới.

B- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

1. Tổ chức: 1': sĩ số, vs lớp.

2. Kiểm tra: 5'

Câu hỏi: Khi thuyết minh ta thường sử dụng những phép lặp luận nào? bài văn tm kết hợp với lập luận có yêu cầu gì?

Gợi ý: Khi thuyết minh thường dùng các phép lập luận: cm, gt, pt, suy lí

Yêu cầu: Các lí lẽ, dẫn chứng sử dụng trong bài phải có tính hiển nhiên, thuyết phục cao. Giữa đặc điểm thuyết minh và luận cứ phải có liên quan chặt chẽ bằng trật tự trước sau hoặc phương tiện liên kết.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 5: Luyện tập thuyết minh + giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày giảng : 
Tiết 5: 
Luyện tập thuyết minh + giải thích
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài dạy, giúp học sinh: trên cơ sở đã học bài 1 biết vận dụng phép lập luận giải thích vào thuyết minh.
* Trọng tâm: Luyện tập rèn kĩ năng phép lập luận giải thích để thuyết minh.
* Chuẩn bị: 
Giáo viên: đọc kĩ, nghiên cứu bài, tài liệu, hướng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết đã học vào thực hành, soạn giáo án.
Học sinh: Chuẩn bị tốt bài cũ và mới.
B- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức: 1': sĩ số, vs lớp.
2. Kiểm tra: 5'
Câu hỏi: Khi thuyết minh ta thường sử dụng những phép lặp luận nào? bài văn tm kết hợp với lập luận có yêu cầu gì?
Gợi ý: Khi thuyết minh thường dùng các phép lập luận: cm, gt, pt, suy lí
Yêu cầu: Các lí lẽ, dẫn chứng sử dụng trong bài phải có tính hiển nhiên, thuyết phục cao. Giữa đặc điểm thuyết minh và luận cứ phải có liên quan chặt chẽ bằng trật tự trước sau hoặc phương tiện liên kết.
3. Bài mới: 39'
a) Giới thiệu bài: Vận dụng phép lập luận giải thích vào văn thuyết minh qua các bài tập.
b) Tiến trình các hoạt động
Hoạt động 1
Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý
H: Học sinh đọc đề bài?
H: Đề bài yêu cầu thuyết minh vấn đề gì? (thuyết minh VĐ tự học)
H: Tính chất của vấn đề trừu tượng hay cụ thể? Có phạm vi như thế nào? 
(Vấn đề trừu tượng phạm vi rộng)
-> Giáo viên gợi ý cho học sinh trả lời và bổ sung.
H: Muốn giải quyết vấn đề này thì trước hết phải làm gì? (tìm ý)
H: Có cần giải thích "tự học" là gì không? Phạm vi tự học bao gồm những việc gì? ở trên lớp học sinh tự học không?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn lập luận giải thích.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 SGK.
H: Giải thích "tự học là gì"?
(làm trước khi vào bài)
-> Tự học phải bắt đầu từ yêu cầu của việc học nói chung, phải hiểu học rồi mới hiểu tự học là gì?
H: Thực chất của việc học là gì? 
(Tự học)
-> Có bao nhiêu hoạt động học -> có bấy nhiêu phạm vi tự học.
H: Học có nhiều việc học không? Vd -> vậy có bao nhiêu việc học thì có bấy nhiêu việc tự học -> b.
H: Học tập có nhiều khâu, bao gồm những khâu nào?
(SGK, sách tham khảo, khi nghe giảng bài, khi làm bài tập, khi học thuộc lòng, khi làm thực nghiệm, khi vận dụng thực tế)
-> Giáo viên cho học sinh làm, thảo luận các nhóm -> gọi đại diện nhóm trình bày -> Học sinh bổ sung -> Giáo viên nhận xét sửa hoàn chỉnh.
H: Tự học trong các khâu trên có nghĩa như thế nào?
(không chỉ học ở sách vở)
H: Vì sao nói học mà không tự học thì không có kết quả?
(học trước quên sau, nước đổ lá khoai).
H: Hãy hoàn thành các mục tiêu trên và viết thành một dàn ý chi tiết có tên bài là "tự học"?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập (về)
H: Đọc văn bản 1: Khoa học và không khoa học.
Văn bản 2: Cái tâm trong việc học và xác định vấn đề được thuyết minh là gì? Phép lập luận giải thích được sử dụng như thế nào?
H: Hãy chỉ ra những câu văn thuyết minh d2 và những lời giải thích?
* Hoạt động 4: 
Giáo viên củng cố, hệ thống hoá bài luyện và hướng dẫn học sinh học, làm bài.
H: Yếu tố giải thích trong bài thuyết minh có vai trò gì?
Giáo viên: Nắm chắc lí thuyết + hoàn thành bài tập (viết văn bản).
-> Soạn bài T6, 7.
I- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý: 10'
1. Đề bài: Trình bày vấn đề tự học.
2. Tìm hiểu đề, tìm ý lập dàn ý.
a) Tìm hiểu đề
- Vấn đề thuyết minh: vấn đề tự học (trừu tượng).
- Phạm vi: rộng.
b) Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý
+ Tự học là gì?
+ Tự học bao gồm những phạm vi nào
+ Kết quả của việc tự học.
* Dàn ý
a) Giải thích học và tự học là gì?
b) Giải thích phạm vi tự học.
c) Kết quả của việc tự học và ngược lại.
II- Luyện tập: 25'
1. Cho sẵn các câu thuyết minh hãy hoàn chỉnh và bổ sung phần giải thích bằng định nghĩa, nêu vd, kể việc làm cụ thể.
a) Giải thích tự học là gì?
Học là thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại. Tự học là tích cực, chủ động, tự mình học. Nếu tự mình không học thì không tiếp thu được gì. Do đó học thực chất là tự học.
- Từ việc hiểu học và tự học là gì? Chúng ta cũng thấy có bao nhiêu hoạt động học thì cũng có bấy nhiêu phạm vi tự học.
b) Giải thích phạm vi tự học
- Tự học SGK là tự mình đọc, tìm hiểu để rút ra kết luận hoặc hiểu, nắm chắc vấn đề cần nắm.
- Tự học sách tham khảo là tự đọc, tìm hiểu để thấy, hiểu rõ vốn kiến thức cần nắm để bổ sung cho việc học chính làm cho vốn kiến thức càng phong phú.
- Tự học khi nghe giảng là chăm chú theo dõi, chủ động tiếp thu, suy nghĩ hiểu và trả lời những câu hỏi thầy ra để nắm chắc và khắc sâu kiến thức tiếp thu ngay ở lớp, học đâu hiểu đấy.
c) Tự học trong các khâu trên có nghĩa là mỗi người khi tự học không chỉ học kiến thức trong sách vở mà học ở mọi nơi tức là hình thức học rất phong phú cách học cũng đa dạng. Người học phải tận dụng học và học toàn diện mới có thể giỏi được.
d) Học mà không tự học thì không có kết quả vì như con vẹt, tiếp thu một cách thụ động, như nước đổ lá khoai, học đâu quên đấy, học trước quên sau
e) Chữ tự trong "tự học" đòi hỏi mỗi học sinh phải có ý thức tự giác cao, tinh thần tự lực biết vượt qua mọi khó khăn gian khổ, có ý chí phấn đấu vươn lên không ngừng, có hoài bão cao đẹp để chủ động tiếp thu kiến thức, nắm chắc hiểu sâu kiến thức và biết vận dụng một cách có hiệu quả.
III- Tài liệu tham khảo: 7'
Văn bản 1: vấn đề thuyết minh là "óc khoa học" giải thích thế nào là khoa học, không khoa học?
Văn bản 2: Vấn đề thuyết minh là : cái tâm trong việc học.
Tác giả dùng biện pháp đối lập tâm và trí, tâm là cảm, cảm nhận của tấm lòng do đó tâm có vai trò to lớn trong việc học.
IV- Củng cố: hướng dẫn học bài: 5'
- Khi làm văn thuyết minh cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn với yếu tố lập luận giải thích để vấn đề thuyết minh được sáng tỏ, có sức thuyết phục.
- Nắm chắc lí thuyết giờ + hoàn thành bài tập luyện (viết văn bản hoàn chỉnh)
- Soạn bài "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình".

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tiet 5.doc