Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 91: Bàn về đọc sách

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 91: Bàn về đọc sách

Tiết 91

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

I- Mục tiêu bài học:

- Giúp học sinh:

+ Hiểu và nắm rõ một số nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm, tìm hiểu bố cục của tác phẩm.

+ Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách, ý nghĩa của việc đọc sách.

- Rèn kỹ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.

- Thái độ: Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc chọn sách và đọc sách.

II- Chuẩn bị

- Thầy: Một vài chương trình "Mỗi ngày một cuốn sách" trong TG gần đây. Truyện ngắn "Sách" và "Tôi đã học tập như thế nào" của M.gooc ki.

- Học sinh đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 91: Bàn về đọc sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 91
bàn về đọc sách
I- Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh: 
+ Hiểu và nắm rõ một số nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm, tìm hiểu bố cục của tác phẩm.
+ Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Rèn kỹ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.
- Thái độ: Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc chọn sách và đọc sách.
II- Chuẩn bị
- Thầy: Một vài chương trình "Mỗi ngày một cuốn sách" trong TG gần đây. Truyện ngắn "Sách" và "Tôi đã học tập như thế nào" của M.gooc ki.
- Học sinh đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK.
III- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
* Hoạt động 1: (5')
I- Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên có thể thay việc kiểm tra bài cũ bằng giới thiệu chương trình toàn học kỳ II.
II- Dẫn vào bài mới:
- GV: Trong chương trình chào buổi sáng em thấy có mục nào đáng chú ý?
- Học sinh: Mỗi ngày một cuốn sách.
- Giáo viên: Theo em mục ấy đặt ra nhằm mục đích gì?
(giáo viên từ câu trả lời dẫn vào bài)
HĐ2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, hiểu văn bản.
I- Đọc, hiểu chú thích: (20')
- Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Rõ ràng, mạch lạc nhưng vẫn với giọng tâm nhẹ nhàng như lời trò chuyện.
- Giáo viên đọc mẫu.
- 3 - 4 học sinh đọc bài - Giáo viên nhận xét cách đọc.
- Giáo viên hỏi: Giáo viên xác định kiểu loại văn bản?
Dựa vào những yếu tố nào đẻ xác định được đúng tên kiểu loại văn bản
- Học sinh: phát biểu ý kiến.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc chú thích.
H: Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả.
- Học sinh: Giới thiệu.
- Giáo viên: Nhấn mạnh những ý chính.
- Giáo viên giải thích những chú thích trong SGK bằng cách hỏi học sinh.
- Giáo viên hỏi: Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy
HS: Tìm trả lời.
II- Đọc, hiểu văn bản:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một phần văn bản.
- Giáo viên hỏi: Tác giả đã lý giải tầm quan trọng và sự cần thiết cảu việc đọc sách đối với mỗi người như thế nào? sách có ý nghĩa như thế nào?
- Học sinh đọc kỹ phần I của văn bản và phát biểu.
- Giáo viên hỏi: Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả đưa ra luận điểm căn bản nào?
- Học sinh tìm hiểu luận điểm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích lại ý nghĩa của từ "học vấn"?
- Giáo viên hỏi: Nếu "Học vấn" là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập thì học vấn thu được từ đọc sách là gì?
- Học sinh: Là những hiểu biết của con người do đọc sách mà có.
Giáo viên bình: Học vấn được tích luỹ từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người, trong đó đọc sách chỉ là một mặt nhưng là mặt quan trọng, muốn có học vấn không thể không đọc sách.
- Giáo viên hỏi: Vì sao tác giả lại quả quyết rằng: "Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá học thuật  là điểm xuất phát"?
- Học sinh trả lời.
(Vì sách lữu giữ hết thảy các thành tựu học vấn của nhân loại, muốn nâng cao học vấn cần kế thừa thành tựu này)
- Giáo viên hỏi: Theo tác giả đọc sách là "Hưởng thụ" "là chuẩn bị trên con đường học vấn" em hiểu ý kiến này như thế nào?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên hỏi liên hệ: Em đã hưởng thụ được gì từ việc đọc sách ngữ văn để chuẩn bị cho "học vấn của mình"?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên hỏi: Những lý lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì của sách và lợi ích gì của sách?
- Học sinh: Khái quát - trả lời.
- Giáo viên đọc cho học sinh tham khảo một vài đoạn trong bài "Văn hoá đọc và văn hoá nghe nhìn"
- Học sinh nghe xong phát biểu cảm nhận.
* Hoạt động 3:
Củng cố, dặn dò (5')
- Học sinh tìm các luận điểm, luận cứ trong đoạn 1.
- Về nhà tiếp tục chuẩn bị bài.
I- Đọc, hiểu chú thích:
1/ Đọc, kiểu loại văn bản:
- Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề xã hội)
2/ Chú thích
a. Tác giả - tác phẩm :
- Tác giả:
Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là nhà mỹ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Tác phẩm: 
- Bàn về đọc sách trích trong cuốn "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách"
b. Giải thích từ khó:
- Học vấn >< với học thuật.
c. Bố cục:
- Phần I: "Học vấn  phát hiện thế giới mới": Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
- Phần II: " Lịch sử  tự tiêu hao lực lượng": Những khó khăn.
- Phần II: Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách.
II- Đọc, hiểu văn bản:
1/ Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách:
- ý nghĩa của sách: 
+ Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ qua từng thời đại.
+ Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm
- Sự cần thiết và ý nghĩa của đọc sách:
+ Đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
+ Đọc sách là con người tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
+ Đọc sách là để chuẩn bị hành trang 
* Sách là vốn quý của nhân loại, đọc sách là cách để tạo học vấn. Muốn tiến lên trên con đường học vấn không thể không đọc sách.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tiet 91.doc