Giáo án môn Sinh học 9 năm 2009 - Tiết 29: Phương pháp nghiên cứu di truyền học người

Giáo án môn Sinh học 9 năm 2009 - Tiết 29: Phương pháp nghiên cứu di truyền học người

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

 HS sử dụng được phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay đột biến ở người.

 Phân biệt được trường hợp sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.

 Hiểu được phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền, từ đó giải thích được một số trường hợp thường gặp.

 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, khái quát kiến thức.

 3. Thái độ: Nghiêm túc học tập.

II. CHUẨN BỊ : : Sơ đồ phóng to H 29.1,2 SGK.

III . PHƯƠNG PHÁP: thực hành quan sát , thảo luận nhóm , vấn đáp

IVTỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1.Ổn định.1phut sĩ số 9a: /19: 9b /21

. 2Khởi động ( 3 phút )

MT:,đặt vấn đề bài mới

Đồ dùng :

Cách tiến hành : Mở bài: SGK

 

doc 6 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1147Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 năm 2009 - Tiết 29: Phương pháp nghiên cứu di truyền học người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 29 /11/09
Ngày giảng : 9a 2. /12/09
Tiết 29: 
 Chương 5. Di truyền học người
 Bài 28 Phương pháp nghiên cứu di truyền học người 
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
 HS sử dụng được phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay đột biến ở người.
 Phân biệt được trường hợp sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.
 Hiểu được phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền, từ đó giải thích được một số trường hợp thường gặp.
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, khái quát kiến thức.
 3. Thái độ: Nghiêm túc học tập.
II. chuẩn bị : : Sơ đồ phóng to H 29.1,2 SGK.
III . Phương pháp: thực hành quan sát , thảo luận nhóm , vấn đáp 
IVTổ chức dạy và học 
1.ổn định.1phut sĩ số 9a: /19: 9b /21
. 2Khởi động ( 3 phút )
MT:,đặt vấn đề bài mới 
Đồ dùng : 
Cách tiến hành : Mở bài: SGK
3 Các hoạt động dạy và học.
 Hoạt động 1 (20 phút ). Tìm hiểu phương pháp phả hệ
MT:, Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu phả hệ, sử dụng được phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay đột biến ở người.
Đồ dùng : 
Cách tiến hành : 
 HĐ của GV và HS 
Nội dung 
Bước 1: GV: Yêu cầu HS đọc SGK Tr78 ghi nhớ kiến thức và hỏi:
 + Phả hệ là gì?
- HS đọc SGK ghi nhớ kiến thức trả lờiđược:
Bước 2y/c HS thảo luận nhóm 
- GV: Yêu cầu HS quan sát H28.1, nghiên cứu và giải thích các thế hệ trên hình và hỏi:
 + Tại sao người ta lại dùng 4 kí hiệu để chỉ sự sự kết hôn giữa 2 người khác nhau về một tính trạng? ( 2 màu khác nhau của cùng một kí hiệu biểu thị 2 trạng thái đối lập nhau của cùng một tính trạng).
 + Xác định 2 sơ đồ 28.1 a,b. mắt đen và mắt nâu tính trạng nào là trội?
 + Mắt nâu và mắt đen, màu mắt nào thể hiện ở cả đời ông, bà, đời con F1, đời cháu F2 từ đó rút ra tính trạng trội?
HS thảo luận nhóm và báo cáo kết quả 
- HS: Quan sát hình, phân tích, trao đổi trả lời: ? (ở đời con F1 có mắt nâu, con trai và con gái lấy vợ hay chồng đều sinh ra con, cháu mắt nâu và đen, chứng tỏ mắt nâu là trội, vì có sự phân li (xuất hiện màu mắt đen ở F2).
- GV bổ sung: Chỉ với 2 phả hệ trên thì chưa đủ để thống kê và trả lời câu hỏi “Màu mắt người do bao nhiêu kiểu gen quy định?” vì vậy không thể viết sơ đồ lai ở 2 trường hợp này.
- GV hỏi: 
 + Sự di truyền màu mắt có liên quan đến đến tính trạng hay không? Tại sao?
- HS: Trả lời được:
 - ở F2 tính trạng màu mắt nâu và mắt đen được biểu hiện cả ở nam và nữ nên ta thấy gen quy định tính trạng này không nằm trên NST giới tính mà nằm trên NST thường.
Bước 3: - GV thông báo: Bệnh máu khó đông do một đột biến gen lặn quy định.
 - Từ kí hiệu ở ví dụ 2 yêu cầu HS lập phả hệ gia đình:
P: Đời ông bà: ♀ X ♂ 
 Đời con F1 
Đời cháu F2
y/c HS thảo luận nhóm bàn tìm ví dụ 2 theo câu hỏi mục hiện lệnh 
? Qua sơ đồ phả hệ trên:
 + Tính trạng không mắc bệnh hay mắc bệnh thể hiện ở đời F1 ?
 + Em rút ra kết luận gì? Tính trạng nào là trội? 
( không mắc bệnh).
+ Sự di truyền máu khó đông có liên quan vơi giới tính hay không ? tại sao 
HS báo cáo trả lời câu hỏi , NX, BS 
GV Nhận xét ,bổ sung chốt kiến thức 
I. Nghiên cứu phả hệ.
Phả hệ là bản ghi chép các thế hệ
 Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên nhữn
g người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó 
*Hoạt động 2: Nghiên cứu trẻ đồng sinh. (15 phút )
MT:, Phân biệt được trường hợp sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.
 Hiểu được phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền, từ đó giải thích được một số trường hợp thường gặp.
Đồ dùng : 
Cách tiến hành : 
 Bước 1:HS Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi 
GV hướng dẫn HS quan sát hình 28.2 SGK và hỏi
 + Sơ đồ a và b khác nhau về số lượng trứng, số lượng tinh trùng và hợp tử như thế nào?
- HS: Quan sát và nêu được
a. 1 trứng kết hợp một tinh trùng --> 1 hợp tử
b. 2 trứng kết hợp hai tinh trùng --> 2 hợp tử
Bước 2
- GV hỏi:
 + Tại sao trong trường hợp sinh đôi cùng trứng 2 đứa trẻ phải là hoàn toàn trai hoặc gái, còn trường hợp khác trứng không nhất thiết phải như vậy?
- HS nêu được:
 + Trẻ sinh cùng trứng được phát triển từ một hợp tử có chung bộ nhiễm sắc thể, trong đó cặp nhiễm sắc thể giới tính quy định giới tính giống nhau.
 + Đồng sinh khác trứng là những trẻ đồng sinh được phát triển từ các hợp tử khác nhau, đồng giới, đồng sinh khác trứng có bộ nhiễm sắc thể khác nhau, có thể khác giới.
Bước 3:- GV: Yêu cầu HS kết luận 
- 
Bước 1: HS hoạt động cá nhân 
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và đọc mục"Em có biết" SGK, thảo luận trả lời câu hỏi:
 + ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh là gì?
Bước 2: GV nhận xét ,KL 
II.Nghiên cứu trẻ đồng sinh
1. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng.
+ Đồng sinh cùng trứng là những trẻ sinh cùng trứng được phát triển từ một hợp tử có chung bộ nhiễm sắc thể, trong đó cặp nhiễm sắc thể giới tính quy định giới tính giống nhau.
 + Đồng sinh khác trứng là những trẻ đồng sinh được phát triển từ các hợp tử khác nhau, đồng sinh khác trứng có bộ nhiễm sắc thể khác nhau, có thể khác giới.
2. ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh
- Nghiên cứu trẻ đồng sinh người ta xác định được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chựi ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và xã hội ( số lượng)
4. Tổng kết và HDVN (6phút )
 1. HS đọc tóm tắt cuối bài
 2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK.
 3. Lưu ý: TH1: Di truyền tuân theo QLDT thẳng: Gen lặn nằm trên NST (Ya) không có alen tương ứng trên NST X. Có nghĩa di truyền từ: Bố à con trai à cháu trai
 TH2: Di truyền tuân theo QLDT chéo : Gen lặn nằm trên NST ( Xa) không có alen tương ứng trên NST (Y). Có nghĩa di truyền từ: Bố à con gái à Cháu trai
 Bài tập áp dụng:
 Bài tập 1: Di truyền hình dạng lông mi .(Cong: hoặc và thẳng: 
 hoặc )
P: 
F1:
F2:
-Di truyền bệnh máu(đông bình thường: hoặc và 
khó đông: hoặc )
P: 
F1:
F
 V. Dặn dò. Đọc mục “Em có biết”, chuẩn bị bài 29.
 -------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • doct29.doc