Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 42: Thấu kính hội tụ

Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 42: Thấu kính hội tụ

Bài 42: THẤU KÍNH HỘI TỤ

I. Mục tiêu :

- Nhận dạng được thấu kính hội tụ. Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt (tia tới quang tâm, tia song song với trục chính và tia có phương qua tiêu điểm) qua thấu kính hội tụ.

 - Vận dụng được kiến thức đã học để giải bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích một vài hiện tượng thường gặp trong thực tế.

II. Chuẩn bị:

 + Đối với mỗi nhóm HS:

 - 1 nguồn sáng phát ra chùm 3 tia sáng song; 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng 12cm; 1 gía quang học; 1 màn hứng để quan sát đường truyền của chùm sáng.

III. Gợi ý tổ chức hoạt động của học sinh.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 3123Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 42: Thấu kính hội tụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 42: THẤU KÍNH HỘI TỤ
I. Mục tiêu :
- Nhận dạng được thấu kính hội tụ. Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt (tia tới quang tâm, tia song song với trục chính và tia có phương qua tiêu điểm) qua thấu kính hội tụ.
	- Vận dụng được kiến thức đã học để giải bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích một vài hiện tượng thường gặp trong thực tế.
II. Chuẩn bị:
 + Đối với mỗi nhóm HS:
 - 1 nguồn sáng phát ra chùm 3 tia sáng song; 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng 12cm; 1 gía quang học; 1 màn hứng để quan sát đường truyền của chùm sáng.
III. Gợi ý tổ chức hoạt động của học sinh.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Oân tập những kiến thức có liên quan đến bài mới.
* GV vẽ tia khúc xạ trong hai trường hợp:
+ Tia sáng truyền từ không khí sang thủy tinh.
+ Tia sáng truyền từ nước sang không khí. Yêu cầu HS lên bảng vẽ tiếp tia tới.
Hoạt động 2: Nhận biết đặc điểm của thấu kính hội tụ.
- Các nhóm HS bố trí và tiến hành TN như hình 42.2 SGK.
- Từng HS suy nghĩ và trả lời C1.
- Cá nhân đọc phần thông báo về tia tới và tia ló trong SGK. 
- Từng HS trả lời C2.
* Hướng dẫn HS tién hành TN.
+ Theo dõi, giúp đỡ các nhóm yếu. 
+ Đối với HS khá giỏi, trước khi bố trí TN như hình 42.2 SGK, Gv có thể làm thêm TN sau: Dùng thấu kính hội tụ hứng một chùm sáng song song (chùm sáng mặt trời hoặc ánh sáng ngọn đèn đặt ở xa) lên màn hứng ảnh. Từ từ dịch chuyển tấm bìa ra xa thấu kính, yêu cầu HS quan sát TN và trả lời câu hỏi: Kích thước vết sáng trên màn thay đổi như thế nào ? Dự đoán chùm khúc xạ ra khỏi thấu kính có đặc điểm gì ? Sau khi HS trả lời các câu hỏi trên mới bố trí TN như hình 42.2 SGK.
+ Yêu cầu HS trả lời C1.
+ Thông báo về tia tới và tia ló.
+ yêu cầu HS trả lời C2.
I. Đặc điểm của tháu kính hội tụ.
1. Thí nghiệm.
Hoạt động 3: Nhận biết hình dạng của thấu kính hội tụ.
- Từng HS trả lời C3.
- Cá nhân đọc phần thông báo về thấu kính và thấu kính hội tụ trong SGK.
+ Yêu cầu HS trả lời C3.
+ Thông báo về chất liệu làm thấu kính hội tụ thường dùng trong thực tế. Nhận biết tháu kính hội tụ dựa vào hình vẽ và ký hiệu thấu kính hội tụ.
2. Hình dạng của thấu kính hội tụ.
- Thấu kính hội tụ thường dùng có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ.
+ Tìm hiểu khái niệm trục chính.
- Các nhóm thực hiện lại TN như hình 42.2 SGK. Thảo luận nhóm để trá lời C4.
- Từng HS đọc phần thông báo về trục chính.
+ Tìm hiểu về khái niệm quang tâm. Từng HS đọc phần thông báo về khái niệm quang tâm.
+ Tìm hiểu khái niệm tiêu điểm.
- Nhóm tiến hành lại TN ở hình 42.2 SGK. Từng HS trả lời C5, C6.
- Từng HS đọc phần thông báo trong SGK và trả lời câu hỏi của GV.
+ Tìm hiểu về khái niệm tiêu cự. Từng HS đọc phần thông báo về khái niện tiêu cự.
* Yêu cầu HS trả lời C4.
+ Hướng dẫn HS quan sát TN, đưa ra dự đoán.
+ Yêu cầu HS tìm cách kiểm tra dự đoán (có thể dùng thước thẳng).
+ Thông báo về khái niệm trục chính.
* Thông báo về khái niệm quang tâm. Gv làm TN. Khi chiếu tia sáng bất kỳ qua quang tam thì nó tiếp tục truyền thẳng, không đổi hướng.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niện tiêu điểm.
+ Yêu cầu HS quan sát lại TN để trả lời C5, C6. 
+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Tiêu điểm của thấu kính là gì 
? Mỗi thấu kính có mấy tiêu điểm ? Vị trí của chúng có đặc điểm gì?
+ GV phát biểu lại nếu cần.
+ Thông báo về khái niệm tiêu cự.
+ Gv làm TN đối với tia tới qua tiêu điểm.
II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ.
1.Trục chính.
- Trục chính (D) là đường thẳng vuông góc với mặt thấu kính mà khi tia tới trùng với nó thì cho tia ló đi thẳng. 
2. Quang tâm.
- Trục chính của thấu kính hội tụ đi qua một điểm O trong thấu kính mà mọi tia sáng tới điểm này đều truyền thẳng, không đổi hướng. Điểm O gọi là quang quang tâm của thấu kính.
3. Tiêu điểm.
- Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại một điểmF nằm trên trục chính. Điểm đó gọi là tiêu điểm của thấu kính hội tụ và nằm khác phía với chùm tia tới. Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm F và F’nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm.
4. Tiêu cự.
- Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm OF = OF’ = f gọi là tiêu cự cử thấu kính.
Hoạt động 5: Củng cố và vận dụng.
- Từng HS trả lời các câu hỏi của GV.
- Cá nhân suy nghĩ trả lời C7, C8.
+ Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
? Nêu cách nhận biết thấu kính hội tụ.
? Cho biết đường truyền của một số tia sáng qua thấu kính hội tụ.
+ Đối với HS trung bình yếu, GV có thể cho HS tự đọc phần nghi nhớtrong SGK, rồi trả lời câu hỏi.
+ Yêu cầu HS trả lời C7, C8.
III. Vận dụng.
* DẶN DÒ:
- Học thuộc ghi nhớ, xem phần có thể em chưa biết. Làm bài tập trong SBT.
- Chuẩn bị bài 43. “ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤÏ”.
* RÚT KINH NGHIỆM QUA TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docB42.doc