Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 46: Thực hành: đo tiêu cự của thấu kính hội tụ

Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 46: Thực hành: đo tiêu cự của thấu kính hội tụ

I . Mục tiêu:

1. Trình bày được phươnh pháp đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.

2. Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ.

II .Chuẩn bị :

 + Đối với nhóm HS:

- 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự cần đo (f vào khoảng 15cm); 1 màn ảnh nhỏ.

- 1 vật sáng phẳng có dạng chũ L hoặc F, khoét trên một màn chắn sáng. Sát chữ đó có gắn một miếng kính mờ hoặc một tờ giấy bóng mờ. Vật được chiếu sáng bằng một ngọn đèn.

- 1 giá quang học phẳng, dài khoảng 80cm, trên có các giá đỡ vật, thấu kính và màn ảnh.

- 1 thước thẳng có GHĐ 800mm và có ĐCNN 1mm.

+ Từng HS chuẩn bị báo cáo theo mẫu đã cho ở cuối bài, trong đó lưu ý đọc mục 2 phần I về cơ sở lý thuyết của bài thực hành và trả lời trước các câu hỏi của phần I đã nêu trong mẫu báo cáo.

 + Đối với cả lớp:

 - Phòng thực hành được che tói để HS có thể nhìn rõ ảnh của vật trên màn ảnh.

III. Gợi ý tổ chức hoạt động của học sinh.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 46: Thực hành: đo tiêu cự của thấu kính hội tụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 46. THỰC HÀNH: ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ.
I . Mục tiêu:
1. Trình bày được phươnh pháp đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
2. Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ.
II .Chuẩn bị :
 + Đối với nhóm HS:
1 thấu kính hội tụ có tiêu cự cần đo (f vào khoảng 15cm); 1 màn ảnh nhỏ.
1 vật sáng phẳng có dạng chũ L hoặc F, khoét trên một màn chắn sáng. Sát chữ đó có gắn một miếng kính mờ hoặc một tờ giấy bóng mờ. Vật được chiếu sáng bằng một ngọn đèn.
1 giá quang học phẳng, dài khoảng 80cm, trên có các giá đỡ vật, thấu kính và màn ảnh.
1 thước thẳng có GHĐ 800mm và có ĐCNN 1mm.
+ Từng HS chuẩn bị báo cáo theo mẫu đã cho ở cuối bài, trong đó lưu ý đọc mục 2 phần I về cơ sở lý thuyết của bài thực hành và trả lời trước các câu hỏi của phần I đã nêu trong mẫu báo cáo.
 + Đối với cả lớp:
 - Phòng thực hành được che tói để HS có thể nhìn rõ ảnh của vật trên màn ảnh.
III. Gợi ý tổ chức hoạt động của học sinh.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1. Trình bày việc chuẩn bị báo cáo thực hành, trả lời các câu hỏi về cơ sở lý thuyết của bài thực hành.
- HS trả lời cá nhân phần 1 của mẫu báo cáo.
- Nhận dụng cụ TN theo nhóm.
+ GV kiểm tra việc chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành cảu HS.
? Trả lời các câu hỏi nêu ra ở phần 1 của mẫu báo cáo.
+ Nêu tóm tắt yêu cầu của tiết thực hành.
Hoạt động 2. Thực hành đo tiêu cự của thấu kính.
- Từng nhóm HS thực hiện các công việc sau:
+ Tìm các dụng cụ có trong bộ TN.
+ Đo chiều cao h của vật.
+ Điều chỉnh để vật và màn cách thấu kính những kkoảng bằng nhau và cho ảnh cao bằng vật.
+ Đo các khoảng cách (d, d’) tương ứng từ vật và từ màn đến thấu kính khi h = h’.
+ Đề nghị các nhóm nhện biết: Hình dạng vật sáng, cách chiếu để tạo vật sáng, cách xác định vị trí của thấu kính, của vật và màn ảnh.
+ Lưu ý các nhóm HS: 
- Luc đầu đặt thấu kính ở giữa giá quang học, rồi đặt vật và màn ở khá gần thấu kính, cách đều thấu kính. Cần đo các khoảng cách này để đảm bảo d0 = d.
- Sau đó xê dịch đồng thời vật và màn những khoảng lớn bằng nhau (chừng 5cm) ra xa dần thấu kính để luôn đảm bảo d = d’.
- Khi ảnh hiện trên màn gần rõ nét thì dịch chuyển vật và màn những khoảng cách nhỏ bằng nhau cho tới khi thu được ảnh rõ nét cáo bằng vật. Kiểm tra điều này bằng cách đo chiều cao h’ của ảnh để so sánh với chiều cao h của vật: h = h’.
Hoạt động 3. Tổng kết tiết thưch hành.
- HS thu dọn dụng cụ, hoàn chỉnh và nộp báo cáo thực hành.
+ Kiểm tra dụng cụ các nhóm, nhận xét, đánh giá sơ bộ kết quả và thái độ học tập của HS.
+ Thu báo cáo thực hành của HS.
* DẶN DÒ:
- Oân lại các câu hỏi trong bài và xem trước bài 47: “SỰ TẠO ẢNH TRÊN PHIM TRONG MÁY ẢNH”
* RÚT KINH NGHIỆM QUA TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docB46.doc