Giáo án môn Vật lý 9 năm 2010 - Tiết 46, 47

Giáo án môn Vật lý 9 năm 2010 - Tiết 46, 47

A. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

-Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

-Mô tả được TN quan sát đường truyền của ánh sáng đi từ không khí sang nước và ngược lại.

-Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng.

-Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của ánh sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường gây nên.

2. Kĩ năng:

-Biết nghiên cứu 1 hiện tượng khúc xạ ánh sáng bằng TN.

-Biết tìm ra quy luật qua một hiện tượng.

3. Thái độ: Có tác phong nghiên cứu hiện tượng để thu thập thông tin.

B. CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm HS:

-Một bình thuỷ tinh bằng nhựa trong.

-Một bình chứa nước sạch.

-Một ca múc nước.

-Một giá có gắn bảng kim loại sơn đen.

-Một tấm nhựa có gắn hai nam châm nhỏ và có bảng vạch.

-1 nguồn sáng có thể tạo được chùm sáng hẹp ( có thể dùng bút laze để HS dễ quan sát tia sáng).

-Miếng xốp phẳng, mềm có thể cắm đóng đinh được.

-3 chiếc đinh ghim.

 

doc 5 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 915Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 năm 2010 - Tiết 46, 47", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23	Ngày soạn / / 2010
Tiết 46	Ngày dạy / / 2010
Chương III: QUANG HỌC.
§40. HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG.
A. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: 
-Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
-Mô tả được TN quan sát đường truyền của ánh sáng đi từ không khí sang nước và ngược lại.
-Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng.
-Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của ánh sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường gây nên.
2. Kĩ năng: 
-Biết nghiên cứu 1 hiện tượng khúc xạ ánh sáng bằng TN.
-Biết tìm ra quy luật qua một hiện tượng.
3. Thái độ: Có tác phong nghiên cứu hiện tượng để thu thập thông tin.
B. CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm HS:
-Một bình thuỷ tinh bằng nhựa trong.
-Một bình chứa nước sạch.
-Một ca múc nước.
-Một giá có gắn bảng kim loại sơn đen.
-Một tấm nhựa có gắn hai nam châm nhỏ và có bảng vạch.
-1 nguồn sáng có thể tạo được chùm sáng hẹp ( có thể dùng bút laze để HS dễ quan sát tia sáng).
-Miếng xốp phẳng, mềm có thể cắm đóng đinh được.
-3 chiếc đinh ghim.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: (Không)
3. Bài mới:
* H. Đ.1: giới thiệu chương trình-đặt vấn đề.
-Định luật truyền thẳng của ánh sáng được phát biểu thế nào?
-Có thể nhận biết được đường truyền của tia sáng bằng những cách nào?
-Yêu cầu HS làm TN như hình 40.1 nêu hiện tượng.
-Để giải thích tại sao nhìn thấy đũa bị gãy ở trong nước, ta nghiên cứu hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
-Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
-Nhận biết đường truyền của tia sáng bằng những cách:
+Quan sát vết của tia sáng trên màn chắn.
+Quan sát bóng tối của một vật nhỏ đặt trên đường truyền của tia sáng (phương pháp che khuất).
-HS: Chiếc đũa như gãy từ mặt phân cách giữa hai môi trường mặc dù đũa thẳng ở ngoài không khí.
-Tiếp thu
* H. Đ. 2: Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng từ không khí vào nước.
-Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu mục 1 rút ra nhận xét về đường truyền của tia sáng.
+Giải thích tại sao trong môi trường nước không khí ánh sáng truyền thẳng?
+Tại sao ánh sáng bị gãy tại mặt phân cách?
-Chiếu tia sáng SI, đánh dấu điểm K trên nền, đánh dấu, đánh dấu điểm I,K à nối S, I, K là đường truyền ánh sáng từ SàK
-Tại sao biết tia khúc xạ IK nằm trong mặt phẳng tới? Có phương án nào kiểm tra nhận định trên?
à GV chuẩn kiến thức.
-Yêu cầu HS vẽ lại kết luận bằng hình vẽ.
i
P
Q
N
S
N’ ’ ' ’
r
I
K
1.Quan sát: 
-Ánh sáng từ S đến I truyền thẳng.
-Ánh sáng từ I đến K truyền thẳng.
-Ánh sáng đi từ S đến mặt phân cách rồi đến K bị gãy tại K.
2. Kết luận:
Tia sáng đi từ không khí sang nước thì bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
3.Một vài khái niệm.
-I là điểm tới, SI là tia tới.
-IK là tia khúc xạ.
-Đường NN’ vuông góc với mặt phân cách là pháp tuyến tại điểm tới.
-SIN là góc tới, kí hiệu là i.
-KIN’ là góc khúc xạ, kí hiệu là r.
-Mặt phẳng chứa tia tới SI và pháp tuyến NN’ là mặt phẳng tới.
4. Thí nghiệm: Hình 40.2.
C1: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
C2: Phương án TN: Thay đổi hướng của tia tới, quan sát tia khúc xạ, độ lớn góc tới, góc khúc xạ.
5. Kết luận: Ánh sáng từ không khí sang nước.
-Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
-Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
* H. Đ. 3: Tìm hiểu sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí.
-Yêu cầu HS đọc dự đoán và nêu ra dự đoán của mình.
-GV ghi lại dự đoán của HS lên bảng.
-Yêu cầu HS nêu lại TN kiểm tra.
-GV chuẩn lại kiến thức của HS về các bước làm TN.
-Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và trình bày các bước làm TN.
-Yêu cầu HS trình bày C5.
-Nhận xét đường của tia sáng, chỉ ra điểm tới, tia tới, tia khúc xạ, xẽ pháp tuyến tại điểm tới. So sánh độ lớn góc khúc xạ và góc tới.
r
i
B
C
N
P
Q
-Ánh sáng đi từ không khí sang môi trường nước và ánh sáng đi từ môi trường nước sang môi trường không khí có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau?
N’
A
1. Dự đoán.
Dự đoán: -Phương án TN kiểm tra.
a/ TN kiểm tra.
HS bố trí TN:
+Nhìn đinh ghim B không nhìn thấy đinh ghim A.
+Nhìn đinh ghim C không nhìn thấy đinh ghim A, B.
Nối đỉnh AàBàCà đường truyền của tia từ AàBàCà mắt.
C6: Đường truyền của tia sáng từ nước sang không khí bị khúc xạ tại mặt phân cách giữa nước và không khí.
*-Giống nhau: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
-Khác nhau: +Ánh sáng đi từ không khí sang nước: Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
+Ánh sáng đi từ nước sang không khí: Góc khúc xạ lớn hơn góc tới
3.Kết luận:
 Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì:
-Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
-Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
* H. Đ. 4: củng cố - vận dụng, hướng dẫn về nhà.
GDMT: Các chất khí NO, NO2,CO,CO2  Khi được tạo ra sẽ bao bọc trái đất. Các khí này ngăn cản sự khúc xạ của ánh sáng và phản xạ toàn phần lớn các tia nhiệt trở lại mặt đất. Do vậy chúng là tác nhân làm cho trái đất nóng lên.
Vậy theo các em hiện nay các tổ chức bảo vệ môi trường kêu gọi mọi người phải làm gì để hạn chế được các loại khí thải trên?
- Chống chặt phá rừng, hạn chế sử dụng động cơ gây khói thải CO2,  , trồng cây xanh, giử vệ sinh môi trường sống
C7: Phân biệt các hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng.
C8: Giải thích hiện tượng nêu ra ở phần mở bài.
Hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
-Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ.
-Góc phản xạ bằng góc tới.
-Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị gãy khúc tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
-Góc khúc xạ không bằng góc tới.
C8: -Khi chưa đổ nước vào bát, ta không nhìn thấy đầu dưới của chiếc đũa. Trong không khí, ánh sáng chỉ có thể đi theo đường thẳng từ đầu dưới đũa đến mắt. Nhưng những điểm trên chiếc đũa thẳng đã chắn mất đường truyền đó nên tia sáng này không đến được mắt.
-Giữ nguyên vị trí đặt mắt và đũa. Đổ nước vào bát tới một vị trí nào đó, ta lại nhìn thấy A.
Hướng dẫn về nhà.
- Học sinh trả lời các câu hỏi:
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Phân biệt hiện tượng phản xạ và hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
2. Phân biệt sự khác nhau giữa ánh sáng đi từ môi trường không khíà nước và ánh sáng đi từ môi trường nước à không khí.
3. Làm các bài tập 40 SBT.
Ngày / / 
Ký duyệt
Tuần 24	Ngày soạn / / 2010
Tiết 47	Ngày dạy / / 2010
§41. QUAN HỆ GIỮA GÓC TỚI VÀ GÓC KHÚC XẠ.
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
-Mô tả được sự thay đổi của góc khúc xạ khi góc tới tăng hoặc giảm.
-Mô tả được TN thể hiện mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ.
2. Kĩ năng: Thực hiện được TN về khúc xạ ánh sáng. Biết đo dạc góc tới và góc khúc xạ để rút ra quy luật.
3. Thái độ: Nghiêm túc, sáng tạo.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
-1 miếng thuỷ tinh trong suốt hình bán nguyệt, mặt phẳng đi qua đường kính được dán giấy kín chỉ để một khe hở tại tâm I của miếng thuỷ tinh.
-1 miếng nhựa có chia độ.
-3 chiếc đinh ghim.
2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung SGK
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Nêu kết luận về sự khúc xạ ánh sáng khi truyền từ không khí sang nước và ngược lại. (6đ)
- Làm bai tập 40 Sbt? (4đ)
- HS: Sgk
- HS: Đáp án: D. giải thích vì khi đó góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* H. Đ.1: ĐẶT VẤN ĐỀ 
-Khi góc tới tăng, góc khúc xạ có thay đổi không? Trình bày một phương án TN để quan sát hiện tượng đó.
-HS:
*H. Đ.2: NHẬN BIẾT SỰ THAY ĐỔI CỦA GÓC KHÚC XẠ THEO GÓC TỚI.
-Nghiên cứu mục đích TN.
-Nêu phương pháp nghiên cứu.
-Nêu bố trí TN.
-Phương pháp che khuất là gì?
(Do ánh sáng truyền theo đường thẳng trong môi trường trong suốt và đồng tính, nên khi các vật đứng thẳng hàng, mắt chỉ nhìn thấy vật đầu mà không nhìn thấy vật sau là do ánh sáng của vật sau bị vật đứng trước che khuất.)
-Giải thích tại sao mắt chỉ nhìn thấy đinh A’ mà không nhìn thấy đinh I, đinh A (hoặc không có đinh A mặc dù không có đinh I)
-Yêu cầu HS nhấc tấm thuỷ tinh ra, rồi dùng bút nối đinh A→I→A’ là đường truyền của tia sáng.
-Yêu cầu HS làm TN tiếp ghi vào bảng.
-Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
-HS so sánh kết quả của nhóm bạn với mình.
-GV sử lí kết quả của các nhóm.
Tuy nhiên A’IN < AIN
-Yêu cầu HS rút ra kết luận.
-GV chuẩn lại kiến thức rồi yêu cầu HS ghi kết luận.
-Yêu cầu HS đọc tài liệu, trả lời câu hỏi: Ánh sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường khác nước có tuân theo quy luật này hay không?
1. Thí nghiệm:
N’
N
A’
I
A
600
-Cắm đinh A sao cho AIN = 600
-Cắm đinh tại I.
-Cắm đinh tại A’ sao cho mắt chỉ nhìn thấy A’.
Giái thích: Ánh sáng từ A→truyền tới I bị I chắn rồi truyền tới A’ bị đinh A che khuất.
-Đo góc: AIN và A’IN’
-Ghi kết quả vào bảng.
-Góc tới giảm thì góc khúc xạ thay đổi như thế nào?
-Góc tới bằng 0 → góc khúc xạ bằng bao nhiêu? → nhận xét gì trong trường hợp này.
-HS phát biểu kết luận và ghi vào vở.
2.Kết luận:
Ánh sáng đi từ không khí sang thuỷ tinh.
-Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
-Góc tới tăng ( giảm) thì góc khúc xạ tăng ( giảm).
3. Mở rộng: Ánh sáng đi từ môi trường không khí vào môi trường nước đều tuân theo quy luật này:
-Góc tới giảm→ góc khúc xạ giảm.
-Góc khúc xạ < góc tới.
-Góc tới bằng 0 → góc khúc xạ bằng
I. Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới
1. Thí nghiệm: SGK
2. Kết luận: Khi ánh sáng truyền từ không khí à thủy tinh:
+ r < i
+ i tăng (giảm) à r tăng (giảm)
3. Mở rộng: SGK
*H. Đ.3: VẬN DỤNG - DẶN DÒ.
Chú ý B cách đáy = h cột nước.
-Mắt nhìn thấy ảnh của viên sỏi là do ánh sáng từ sỏi truyền đến mắt. Vậy em hãy vẽ đường truyền tia sáng đó.
-Ánh sáng truyền từ A → M có truyền thẳng không ? Vì sao?
-Mắt nhìn thấy A hay B? Vì sao?
Xác định điểm tới bằng phương pháp nào?
II. Vận dụng:
C3:
M
I
B
A
+Ánh sáng không truyền thẳng từ A →B →Mắt đón tia khúc xạ vì vậy chỉ nhìn thấy ảnh của A đó là B.
+Xác định điểm tới nối B với M cắt mặt phân cách tại I→ IM là tia khúc xạ.
+ Nối A với I ta được tia tới → đường truyền ánh sáng là AIM.
*H. Đ.4: HƯỚNG DẪN - DẶN DÒ.
- Học tổng kết bài.
- Làm bài tập sách bài tập 40-41.2-3Sbt. Làm thí nghiệm bài tập 40-41.3Sbt
- Chuẩn bị trước nội dung bài 43, tìm hiểu xem ở gia đình em có vật nào khi hứng ánh sáng mặt trời thì có thể đốt cháy được lá khô? Tìm hiểu xem kính đeo mắt của người già có thể làm được như thế không?

Tài liệu đính kèm:

  • docL9 46-47.doc