Giáo án môn Vật lý 9 - Tuần 13 - Tiết 26: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua

Giáo án môn Vật lý 9 - Tuần 13 - Tiết 26: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua

I. Mục Tiêu:

_ So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điệnchạy qua với từ phổ của thanh nam châm thẳng.

_ Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây.

_ Vận dụng quy tắc cái nắm tay phải để xác chiều của đường sứ từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện .

II. Chuẩn bị:

Chuẩn bị cho các nhóm:

- 1 tấm nhựa có luồn sẵn cácvòng dây của 1 ống dây dẫn.

- Nguồn điện 3 hoặc 6 V; mạt sắt; Công tắc, dây dẫn, bút dạ.

III. Gợi ý tổ chức hoạt động của học sinh:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 - Tuần 13 - Tiết 26: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26. Bài 24 TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY
CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA
I. Mục Tiêu:
_ So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điệnchạy qua với từ phổ của thanh nam châm thẳng.
_ Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây.
_ Vận dụng quy tắc cái nắm tay phải để xác chiều của đường sứ từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện .
II. Chuẩn bị:
Chuẩn bị cho các nhóm:
1 tấm nhựa có luồn sẵn cácvòng dây của 1 ống dây dẫn.
Nguồn điện 3 hoặc 6 V; mạt sắt; Công tắc, dây dẫn, bút dạ.
III. Gợi ý tổ chức hoạt động của học sinh:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Nhận thức vấn đề của bài học.
- Nêu cách tạo từ phổ nam châm thẳng.
? Làm thế nào để tạo ra từ phổ của nam châm thẳng?
+ Nêu vấn đề: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua có gì khác từ trường của thanh nam châm thẳng không?
Hoạt động2: Tạo ra và quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua.
- Nhận dụng cụ.
- Nêu dự đoán.
- Làm TN để tạo ra và quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua.
- So sánh hình ảnh, làm C1.
- Hs vẽ 1 số đuờng sức từ của ống dây trên tấm nhựa.
- Thực hiện C2
- Sắp xếp la bàn & vẽ mũi tên cho các đường sức từ ở ngòai( cả ở 2 đầu) và trong lòng ống dây.
- Trả lời C3.
_ Giới thiệu dụng cụ TN.
_ Nêu mục đích, các bước TN. Phát dụng cụ cho các nhóm.
_ Y/C HS dự đoán hiện tượng xảy ra khi gõ nhẹ tấm nhựa có rắc mạt sắt.
_ Theo dõi giúp đỡ nhóm yếu. Lưu ý HS quan sát từ phổ bên trong ống dây.
_ HD HS dùng các la bàn đặt sát nhau thay cho kim nam châm để tiến hành bước 3 của TN. Lưu ý HS: đường sức từ ở ngoài và trong lòng ống dây tạo thành những đường cong khép kín.
I. Từ phổ , đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.
 1. Thí nghiệm:
Hoạt động 3: Rút ra kết luận về từ trường của ống dây.
- Thảo luận và rút ra các kết luận.
- Ghi vở.
_ Từ những TN đã làm em rút ra KL gì về từ phổ, đường sức từ và chiều đường sức từ ở 2 đầu ống dây.
_ Tổ chức thảo luận lớp để rút ra KL.
2. Kết Luận.
a.Phần từ phổ bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua rất giống từ phổ bên ngoài thanh nam châm.
b. Đường sức từ của ống dây là những đuờng cong khép kín.
c. Tại 2 đầu dây, các đường sức từ cùng đi vào 1 đầu và cùng đi ra ở đầu kia.
Hoạt động 4: Tìm hiểu quy tắc nắm tay phải.
- Nêu dự đoán: phụ thuộc chiều dđ: Đổi chiều dđ thì chiều đường sức từ trong ống dây đổi.
- Làm TN kiểm tra
- Rút ra KL .
+ Cho HS dự đoán nếu đổi chiều dòng điện qua ống dây thì chiều đường sức từ của ống dây có thay đổi không ?
+ yêu cầu HS làm TN kiểm tra dự đoán.
? Qua TN hãy rút ra kết luận.
+ Y/C cả lớp nắm tay phải như hình 24.3, hs tiến hành và rút ra cách xác định chiều đường sức từ.
+ HD hs xoay nắm tay trong các t.hợp chiều dđ khác. Cho vận dụng vào b.
+ Mở rộng: So sánh chiều của đường sức từ trong lòng ống và ngoài ống ?
II. Quy tắc nắm tay phải.
1. Chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc yếu tố nào ? 
- Chiều đường sức từ của ống dây phụ thuộc chiều dđ chạy qua các vòng dây.
2. Quy tắc nắm tay phải.
- Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
Hoạt động 5: Vận dụng.
- Vận dụng quy tắc nắm tay phải để giải quyết C4, C5, C6.
+ C4 Yêu cầu HS vận dụng bài trước nêu được cách xác định tên từ cực của ống dây.
+ Yêu cầu HS vận dụng quy tắc nắm tay phải để giải quyết C4, C5, C6.
III. Vận dụng.
* DẶN DÒ:
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập trong SBT.
- Chuẩn bị bài 25 “SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP – NAM CHÂM ĐIỆN”.

Tài liệu đính kèm:

  • docb24.doc