Giáo án Ngữ văn 9 (3 cột) - Tiết 23 đến 27

Giáo án Ngữ văn 9 (3 cột) - Tiết 23 đến 27

TIẾT 23-24.VĂN HỌC.

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

(HỒI 14)

 NGÔ GIA VĂN PHÁI

* MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 -Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.

 -Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.

* CHUẨN BỊ:

 -HS: Đọc bài, soạn.

 -GV: SGK, SGV.

* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc 12 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (3 cột) - Tiết 23 đến 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 23-24.VĂN HỌC.
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
(HỒI 14)
	NGÔ GIA VĂN PHÁI
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
 -Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Trình bày thói ăn chơi của chúa Trịnh và sự sách nhiễu của bọn quan lại?
-Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn. Đây là một tác phẩm viết về thời kỳ Lê-Trịnh-Nguyễn. Hôm nay chúng ta sẽ được học một đoạn trích của hồi thứ 14.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Phần phân tích 1,2 ở vở)
* Hoạt động 2 
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Tập thể họ Ngô Thì: Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du . . . gọi chung là Ngô Gia Văn Phái.
2.Tác phẩm: Được viết theo lối tiểu thuyết chương hồi, gồm 17 hồi, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam giai đoạn Nguyễn Huệ thống nhất các tập đoàn phong kiến.
3.Xuất xứ đoạn trích: Hồi thứ 14 viết về lần ra Bắc thứ ba-Quang Trung đại phá quân Thanh.
4.Đại ý: Miêu tả chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung, sự thãm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận của bọn vua quan bán nước.
HẾT TIẾT 23
II.Phân tích văn bản:
1.Hình tượng người anh hùng Nguyễ Huệ:
-Là người mưu lược:
+Quyết đoán trước biến cố lớn.
+Nhận định tình hình tốt.
+Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người.
+Ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa.
-Kỳ tài trong dùng binh:
+Trong một tháng xong mưu lược, binh lính, công việc, làm lễ lên ngôi.
+Chỉ 5 ngày ra tận Thăng Long.
=> Chiến dịch thần tốc.
-Lúc ra trận:
+Xông pha trước tên đạn., lẫm liệt trên lưng voi.
+Là một đội quân thần.
+Tỉnh táo, ung dung, oai phong.
2.Quân tướng nhà Thanh:
-Tôn Sĩ Nghị:
+Xảo trá tham công.
+Kiêu căng, chủ quan.
+Bất tài.
-Quân nhà Thanh:
+Lâm trận: sợ hãi, xin hàng.
+Bại trận: chạy tán loạn, giày xéo lên nhau.
3.Vua quan Lê Chiêu Thống:
-Cõng rắn cắn gà nhà, mưu cầu lợi ích riêng, tin vào lời hứa của giặc.
-Chịu sĩ nhục, mất tư cách quân vương.
-Gọi HS đọc chú thích *
-Gọi HS đọc chú thích 1.
-Hỏi: Đoạn trích là hồi thứ mấy trong 17 hồi của tiểu thuyết? Viết về vấn đề gì?
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: To, rõ, phát âm chuẩn, chú ý đọc diễn cảm những đoạn hội thoại. Gv đọc mẫu rối gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
-Gọi HS nêu đại ý.
* Chuyển ý: Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu phần phân tích văn bản.
-Hỏi: Trước những biến cố lớn (Thăng Long rơi vào tay giặc), Nguyễn Huệ đã làm gì?
-Hỏi: Lời dụ của ông có tác dụng gì?
-Hỏi: Việc ông làm lễ lên ngôi có tác dụng gì?
-Hỏi: Ông nhận xét về Ngô văn Sở, Phan Lân, Ngô Thì Nhậm như thế nào? Chứng minh điều gì ở ông?
-Hỏi: Ông hứa trong mươi ngày sẽ đuổi được quân Thanh, tính sẵn kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng . . . Em có suy nghĩ gì về ông?
-Hỏi: Ông chuẩn bị để xuất quân trong bao lâu? Làm những gì?
-Hỏi: Từ Nghệ An ra Thăng Long mất bao nhiêu ngày?
-Hỏi: Hình ảnh nào diễn tả Quang Trung lúc ra trận? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh ấy?
-Hỏi: Hãy chứng minh quân của Quang Trung là một đội quân thần? (HĐ nhóm 2 bàn).
-Hỏi: Thái độ của Nguyễn Huệ lúc ra trận như thế nào?
-GV thuyết giảng: Ngô Gia văn Phái là những cựu thần nhà Lê nhưng trước sự thật lịch sử thì không thể viết khác đi.
* Chuyển ý: Trước sức mạnh như vũ bão của quân ta thì quân tướng nhà Thanh như thế nào?
-Hỏi: Có phải hắn muốn giúp vua Lê thật không hay có ý đồ gì khác?
-Hỏi: kề hoạch phòng thủ của hắn ra sao?
-Hỏi: Lúc tình hình nguy cấp, hắn đã làm gì?
-Hỏi: Khi lâm trận thì thế nào?
-Hỏi: Lúc bại trận ra sao?
* Chuyển ý: Còn số phận bọn vua quan Lê Chiêu Thống thì thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo.
-Hỏi: Vua quan Lê Chiêu Thống có tội với đất nước không? Tại sao?
-Hỏi: Họ chịu hậu quả như thế nào?
-GV thuyết giảng: Vua quan Lê Chiêu Thống phải trốn sang Trung Quốc, thắt bím, cạo tóc, ăn mặc như người Mãn Thanh ® chết ở sứ người.
-Hỏi: Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?
-Gọi HS đọc câu 4 (đọc hiểu văn bản SGK), xác định yêu cầu. Thực hiện. (HĐ nhóm 2 bàn).
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa chung của văn bản.
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Hay tin ấy, ông họp tướng sĩ, thân chinh đi ngay.
-Trả lời: Ta chính nghĩa>< giặc phi nghĩa.
-Trả lời: Để chánh danh vị, ông nhận định tình hình rất tốt.
-Trả lời: Hiểu bề tôi, ân, uy rất đúng mực.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Đọc dẫn chứng ở SGK và nhận xét như nội dung ghi.
-HS chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung)
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Nghe.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Bối rối, trút lên đầu Lê Chiêu Thống ® bất tài.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Nghe.
-Trả lời: Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động, cụ thể, gây được ấn tượng mạnh.
-HS chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến: Đoạn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả, miêu trả khách quan nhưng hàm chứa vẻ hả hê, sung sướng của người thắng trận. Đoạn dưới nhịp điệu chậm, những giọt nước mắt của người thổ hào, của Lê Chiêu Thống ngậm ngùi, chua xót. Tác giả là cựu thần nhà Lê nên . . .
* Hoạt động 3 
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Nội dung ca ngợi người anh hùng Nguyễn Huệ làm thất bại âm mưu xâm lược của quân Thanh và kết cục bi thãm của bọn bán nước.
-Ghi chép chân thực nhưng ẩn chứa tâm trạng: hãnh diện, hả hê xen lẫn ngậm ngùi, xót xa của tác giả.
-Hỏi: Qua đoạn trích tác giả ca ngợi điều gì và phê phán điều gì?
-Hỏi: hãy nhận xét giọng văn của tác giả được thể hiện trong văn bản?
* Luyện tập:
-Gọi HS đọc phần luyện tập, yêu cầu về nhà thực hiện.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
* Hoạt động 4 
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-Học bài. Chuẩn bị “sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)”.
* Câu hỏi soạn: 
BT1,2 (I), BT1,2 (II) tr 72, 73.
-HS đọc.
TIẾT 25. TIẾNG VIỆT.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
(TIẾP THEO)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Giúp HS nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ:
 +Tạo thêm từ ngữ mới.
 +Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV, bảng phụ.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-GV đưa ra một ví dụ (bảng phụ). Yêu cầu HS xác đình từ nào là từ nhiều nghĩa.
-Từ ngữ vốn không ngừng phát triển. Có khi từ nghĩa ban đầu đã nảy sinh thêm từ ngữ mới, cũng có khi mượn từ của tiếng nước ngoài. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta bhiểu rõ về vấn đề này.
-Lớp trưởng báo cáo.
-HS xác định.
* Hoạt động 2 
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Tạo từ ngữ mới:
Tạo từ ngữ để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt.
II.Mượn từ của tiếng nước ngoài:
Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận từ quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.
-Gọi HS đọc BT1(I), xác định yêu cầu. Thực hiện từng từ.
-Gọi HS đọc BT2(I), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Hỏi: Những từ ngữ mới được tạo ra có tác dụng gì?
* Chuyển ý: Tuy nhiên có những trường hợp chúng ta phải mượn từ của tiếng nước ngoài.
-Gọi HS đọc BT1(II), xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần a,b.
-Gọi HS đọc BT2(II), xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần a,b.
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ thực hiện về sự phát triển của từ qua phần luyện tập.
-HS đọc. Trả lời: (tùy theo ý kiến của HS, đây là một trong những gợi ý).
+Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.
+Kinh tế tri thức: Kinh tế dựa vào việc sàn xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
+Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, với những chính sách ưu đãi.
+Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ.
-HS đọc. Trả lời: 
+Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng.
+Tin tặc: kẻ dùng kỹ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời: 
a.thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
b.bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc (không kể tên riêng).
-HS đọc. Trả lời: 
a.AIDS. b.Marketing.
Có nguồn gốc từ tiếng Anh.
-HS đọc. Ghi nội dung.
* Hoạt động 3 
(LUYỆN TẬP)
III.Luyện tập:
1. x + trường: chiến trường, công trường, nông trường, ngư trường, thương trường . . . 
x + hóa: ô xí nghiệp hóa, lão hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, công nhgiệp hóa . . .
2 ... m có trong việc thực hiện một thao tác, kỹ thuật.
-Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu, đối thoại trực tiếp với nhau qua hệ thống ca-mê-ra giữa các địa điểm cách xa nhau.
3.-Mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
-Mượn của các ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, ô xí nghiệp, cà phê, ca nô.
4.-Phát triển về nghĩa.
-Phát triển về số lượng từ ngữ (tạo từ ngữ mới, mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài).
-Từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi.
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện. (HĐ nhóm 1 bàn).
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. Thực hiện. (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc BT4, xác định yêu cầu. Thực hiện.
* Đọc thêm: 
-Gọi HS đọc phần đọc thêm.
-GV thuyết giảng thêm.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
* Hoạt động 4 
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-Học bài. Chuẩn bị “truyện Kiều của Nguyễn Du”.
* Câu hỏi soạn: 
1.Tìm hiểu những nét chính có ảnh hưởng đến sự nghiệp văn học của tác giả? 2.Tập tóm tắt tác phẩm truyện Kiều?
-HS đọc.
Ký duyệt
TUẦN 6
Ngày soạn: 15/9/2008
Ngày dạy: 22/9/2008
BÀI 6
TIẾT 26. VĂN HỌC.
“TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
 -Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều”. Từ đó thấy được đây là một kiệt tác của văn học dân tộc.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Phân tích hình tượng người anh hùng nguyễn Huệ?
-Hỏi: Nêu đại ý và phân tích hình ảnh bọn quân tướng nhà Thanh?
-Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới. “Truyện Kiều là một kiệt tác văn học của ông, không những có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm hồn dân tộc. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về kiệt tác Truyện Kiều.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Phần phân tích 1 ở vở.
-Trả lời: Đại ý và phân tích 2 ở vở.
* Hoạt động 2 
(TÌM HIỂU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM)
I.Giới thiệu tác giả:
Nguyễn Du (1765-1820) SGK.
II.Giới thiệu tác phẩm:
1.Nguồn gốc tác phẩm: Dựa vào “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Phần sáng tạo của Nguyễn Du rất to lớn, lúc đầu có tên là “Đoạn trường tân thanh” viết bằng thơ lục bát gồm 3254 câu.
2.Tóm tắt Truyện Kiều: (SGK)
3.Giá trị Truyện Kiều:
a.Giá trị nội dung: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
-Đề cao: tình yêu tự do, thủy chung.
-Tố cáo: quan lại, thế lực đồng tiền, mua bán phụ nữ . . .
-Khát vọng công lý, tự do giữa một xã hội bất công, tù túng, tàn bạo.
-Khẳng định, ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của con người:tài sắc, trí tuệ, thông minh, hiếu thảo, vị tha, tôn trọng phẩm giá con người.
b.Giá trị nghệ thuật:
-Truyện Kiều đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật: biểu đạt, biểu cảm, thẩm mỹ.
-Nghệ thuật tự sự có sự phát triển vượt bật:
+Ngôn ngữ kể chuyện có cả ba hình thức: trực tiếp, gián tiếp, nửa trực tiếp.
+Miêu tả nhân vật: hình dáng bên ngoài, nội tâm bên trong.
+Miêu tả thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình . . . 
-Gọi HS đọc phần I SGK.
-GV nhấn mạnh một số nét chính về cuộc đời của Nguyễn Du có ảnh hưởng đến sự nghiệp văn học của tác giả.
-GoÏi HS đọc phần II nguồn gốc.
-GV thuyết giảng.
-Gọi HS tóm tắt Truyện Kiều (HS đã đọc, chuẩn bị ở nhà).
-GV có thể tóm tắt lại để bổ sung những thiếu sót của HS và chen vào một số câu thơ trong Truyện Kiều.
-Gọi HS đọc giá trị nội dung SGK.
-Hỏi: Qua mối tình Kim-Kiều, Nguyễn Du muốn thể hiện ước mơ gì?
-Hỏi: Qua đời Kiều, tác giả muốn tố cáo điều gì ở xã hội?
-Hỏi: Nhân vật Từ Hải và Đoạn Kiều báo ân báo oán thể hiện khát vọng gì của nhân dân?
-Hỏi: Qua ba nhân vật: Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, Nguyễn Du muốn ca ngợi điều gì?
-Gọi HS đọc phần giá trtị nghệ thuật SGK.
-GV thuyết giảng thêm về giá trị nghệ thuật.
-HS đọc.
-Nghe.
-HS đọc.
-Nghe.
-Trả lời
-Nghe.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-Nghe.
* Hoạt động 3 
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-Học bài. Chuẩn bị “chị em Thúy Kiều”. * Câu hỏi soạn:
1.Đại ý? 2.Bố cục? 3.Vẻ đẹp của Tvân? Tkiều? Nghệ thuật?
-HS đọc.
TIẾT 27. VĂN HỌC.
CHỊ EM THÚY KIỀU
(TRÍCH TRUYỆN KIỀU)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: khắc họa những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thúy Vân, Thúy Kiều bằng bút` pháp nghệ thuật cổ điển.
 -Cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều: tr4ân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người.
 -Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật truyện kiều?
-Truyện Kiều là một trong những thành công về miêu tả nhân vật. bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta thấy được tài nghệ ấy của ông qua đoạn trích “chị em Thúy Kiều”.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Phần 3 (II) ở vở.
* Hoạt động 2 
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
1.Vị trí đoạn trích: thuộc phần thứ nhất trong Truyện Kiều.
2.Đại ý: Miêu tả hai bức chân dung xinh đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều.
II.Phân tích văn bản:
1.Giới thiệu chung về hai chị em: (4 câu đầu)
-Đối, ẩn dụ, ước lệ: Đẹp khác nhau nhưng đều hoàn mỹ.
2.Vẻ đẹp Thúy Vân: (4 câu kế)
-Đối, ẩn dụ, nhân hóa, ước lệ: Thúy Vân đẹp thù mị, đoan trang, phúc hậu.
3.Vẻ đẹp Thúy Kiều: (12 câu kế)
a.Sắc:
-Đối, ẩn dụ, nhân hóa, ước lệ: Kiều đẹp sắc sảo mặn mà.
b.Tài:
-Làm thơ, họa, ca hát, đàn.
4.Đức hạnh của hai chị em: (4 câu cuối)
-Aån dụ: Cuộc sống thanh nhàn, khuôn phép, đức hạnh.
-Gọi HS đọc vị trí đoạn trích ở chú thích.
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: To, rõ, phát âm chuẩn, chú ý một đoạn có phép đối. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
-Gọi HS nêu đại ý.
-Gọi HS chia bố cục của bài. Nêu ý chính của mỗi đoạn.
* Chuyển ý: sau đây chúng ta sẽ thực hiện phần phân tích văn bản.
-Gọi HS đọc 4 câu đầu.
-Hỏi: hai câu đầu giới thiệu gì về hai chị em?
-Hỏi: hai câu tiếp, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu về vẻ đẹp riêng của Thúy Vân.
-Gọi HS đọc 4 câu tiếp.
-Hỏi: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Tác dụng?
-Hỏi: Em sẽ nhận định về vẻ đẹp của Thúy Vân thế nào?
-Hỏi: Có ý kiến cho rằng “Nguyễn Du dự báo cuộc đời của Thúy vân sẽ ấm êm, hạnh phúc”. Ý kiến em thế nào? Tại sao?
* Chuyển ý: Vẻ đẹp của Kiều thì thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần kế tiếp.
-Hỏi: So với Thúy Vân thì vẻ đẹp của Thúy Kiều thế nào?
-Gọi HS đọc phần nói về nhan sắc của Kiều.
-Hỏi: Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Kiều bằng nghệ thuật gì? tác dụng?
-Hỏi: Vẻ đẹp của Kiều thế nào?
-Hỏi: Ngoài sắc ra, Kiều còn nhiều tài năng, đó là những tài gì?
-Hỏi: Nguyễn Du đã dự báo cuộc đời Kiều thế nào? Giải thích? (HĐ nhóm 1 bàn).
* Chuyển ý: hai chị em đều đẹp còn đức hạnh của họ thì thế nào?
-Gọi HS đọc 4 câu cuối.
-Hỏi: Hãy phân tích ý nghĩa hai câu đầu?
-Hỏi: “Ong bướm” là nghệ thuật gì? Để chỉ điều gì? Đức hạnh của hai chị em ra sao?
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ cùng tìm hiễu ý nghĩa chung của văn bản.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: 4 đoạn: 4 câu đầu (giới thiệu chung hai chị em); 4 câu tiếp (vẻ đẹp Thúy Vân); 12 câu tiếp (vẻ đẹp của Kiều); 4 câu cuối (đức hạnh của hai chị em).
-HS đọc.
-Trả lời: Là hai cô gái đẹp, Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung , ghi nghệ thuật).
-Trả lời (như nôïi dung, ghi tiếp ý).
-Trả lời: Dựa vào từ thua, nhường ® hạnh phúc.
-Trả lời: Đẹp hơn lại có tài.
-HS đọc.
-Trả lời (như nghệ thuật ghi )
-Trả lời (như nôïi dung, ghi tiếp theo).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến: Kiều sẽ khổ; giải thích qua từ ghen, hờn và lại đa tài, khúc bạc mệnh.
-HS đọc.
-Trả lời: An nhàn, đến tuổi lấy chồng.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.
-Đối, ẩn dụ, nhân hóa, ước lệ, thành công trong việc miêu tả nhân vật.
-Hỏi: Em có nhận xét gì về tài năng miêu tả nhân vật của đại thi hào Nguyễn Du?
* Đọc thêm: 
-Gọi HS đọc phần đọc thêm.
-GV nhấn mạnh sự khác nhau giữa Truyện Kiều và Kim vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-Nghe.
* Hoạt động 4 
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-Học bài, thuộc lòng đoạn trích. Chuẩn bị “cảnh ngày xuân”. * Câu hỏi soạn: 
1.Đại ý? 2.Bố cục? 3.Bức tranh xuân của Nguyễn Du miêu tả có gì đặc biệt? 4.Nhận xét về lễ hội thanh minh được tác giả miêu tả trong bài?
-HS đọc. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_3_cot_tiet_23_den_27.doc