Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì II - GV: Nguyễn Văn Thùy - Trường THCS Quế An

Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì II - GV: Nguyễn Văn Thùy - Trường THCS Quế An

Tuần 20

Tiết 91, 92 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 (Trích) Chu Quang Tiềm Soạn: 09/01/2011

Dạy: 10/01/2011

A-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp HS

- Hiểu, cảm nhận được ng/thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của v/bản.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.

2. Kĩ năng:

- Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào ph/tích ngôn từ).

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

C-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

I. Ổn định: - Kiểm tra số lượng, tác phong HS, vệ sinh lớp học.

II. Bài cũ: (3') - Kiểm tra vở, SGK của học sinh.

III. Bài mới:(78')

1. Giới thiệu bài:(1') Bài viết là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết, những kinh nghiệm quý báu của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, được đúc kết bằng trải nghiệm của mấy mươi năm, bằng cả cuộc đời của một con người - cả một thế hệ, một lớp người đi trước.

 

doc 115 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì II - GV: Nguyễn Văn Thùy - Trường THCS Quế An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Tiết 91, 92
 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 (Trích) Chu Quang Tiềm
Soạn: 09/01/2011
Dạy: 10/01/2011
A-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Hiểu, cảm nhận được ng/thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của v/bản.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào ph/tích ngôn từ).
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
C-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
I. Ổn định: - Kiểm tra số lượng, tác phong HS, vệ sinh lớp học.
II. Bài cũ: (3') - Kiểm tra vở, SGK của học sinh.
III. Bài mới:(78') 
1. Giới thiệu bài:(1') Bài viết là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết, những kinh nghiệm quý báu của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, được đúc kết bằng trải nghiệm của mấy mươi năm, bằng cả cuộc đời của một con người - cả một thế hệ, một lớp người đi trước.
2. Tiến trình dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ 1: Tìm hiểu chung về văn bản.
1. Gọi HS đọc chú thích * sgk.
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
- HS trả lời, GV bổ sung.
2. ? Cho biết phương thức biểu đạt chính của VB là gì? 
? Vấn đề nghị luận ?
3. Chia bố cục văn bản và nêu tóm tắt các luận điểm của tgiả khi triển khai vấn đề ấy?
- HS trình bày, các HS khác bổ sung.
HĐ 2. Đọc- hiểu văn bản
1. - Gọi HS đọc phần 1 của VB.
? Hãy trình bày tóm tắt ý kiến của tác giả về tầm quan trọng của sách?
(Gợi ý : Tác giả đã đưa ra những luận điểm, luận cứ nào để chứng minh tầm quan trọng của sách).
- HS thảo luân, trả lời.
? Tác giả đã trình bày ý nghĩa của việc đọc sách như thế nào? Tìm luận cứ để chứng minh?
HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
? Tác giả đã lập luận vấn đề này một cách chặt chẽ, em hãy tìm chi tiết chứng minh.
- HS thảo luận, trình bày.
( Lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ,...thậm chí là mấy nghìn năm trước”.)
(Từ cách lập luận trên mà tác giả đã đưa ra ý nghĩa to lớn của việc đọc sách: Trả món nợ với thành quả nhân loại ... tích luỹ mấy nghìn năm”; Là sự hưởng thụ các kiến thức , th/quả ...mới thu nhận được.)
2. -Gọi HS đọc phần 2 của VB.
? Tác giả đã nêu ra những khó khăn và thiên hướng sai lệch như thế nào của việc đọc sách ngày nay?
- HS: trả lời và bổ sung.
3. -Gọi HS đọc phần 3 của VB.
- GV hướng dẫn HS phân tích lời bàn của tác giả về cách lựa chọn sách đọc, phương pháp đọc qua các câu hỏi gợi ý:
? Theo em đọc sách có dễ không?
? Cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào?
- HS thảo luận, trình bày trên cơ sở tìm hiểu văn bản.
- GV hướng dẫn HS phân tích lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách qua một hệ thống câu hỏi gợi ý. Ví dụ:
- Khi đọc sách, cần chú ý những điểm gì?
- Việc đọc sách còn có ý nghĩa gì đối với việc rèn luyện tính cách, nhân cách con người?
- HS phân tích văn bản và trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
4.GV hướng dẫn HS phân tích tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản.
- GV: Ở đây tác giả còn so sánh việc đọc sách (chiếm lĩnh học vấn) giống như là đánh trận. Em hãy tìm đọc đoạn đó và cho biết các lập luận ví von của tác giả có tác dụng gì?
- HS thảo luận, trả lời.
- GV: Sự hấp dẫn của văn bản đối với bạn đọc còn được thể hiện ở những phương diện nào?
- HS trả lời, nhận xét.
HĐ 3. Tổng kết.
1.- GV hướng dẫn HS tổng kết về giá trị nghệ thuật của VB:
2. ? Cho biết ý nghĩa của văn bản là gì?
I.Tìm hiểu chung về văn bản
1.Tác giả - tác phẩm
- Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc.
.- “Bàn về đọc sách” trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách - Bắc Kinh, 1995.
2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
- Vấn đề nghị luận: Bàn về đọc sách.
3. Bố cục: 3 phần:
 a. (từ đầu đến “thế giới mới”): tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
 b- (Tiếp đến “tiêu hao lực lượng”): nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lệch của việc đọc sách ngày nay.
 c. (còn lại): Bàn về ph/ pháp đọc sách: 
.II. Đọc- hiểu văn bản
1.Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Tầm quan trọng của sách: Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi chính nó là kho tàng kiến thức quý báu, là di sản tinh thần mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm.
+ Là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại.
+ Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại.
- Ý nghĩa của việc đọc sách: Là một con đường quan trọng để tích luỹ và nâng cao vốn tri thức.
+ Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới mới.
+ Không có sự kế thừa cái đã qua không thể tiếp thu cái mới.
2. Các khó khăn và thiên hướng sai lệch của việc đọc sách ngày nay.
- Hai thiên hướng sai lệch thường gặp khi đọc sách:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”, không kịp tiêu hoá.
+ Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng khó chọn lựa, lãng phí th/gian và sức lực
* Tác hại của việc đọc sách không đúng phương pháp
3. Phương pháp đọc sách: (Cách chọn sách và cách đọc sách)
a) Cách lựa chọn sách
- Cách lựa chọn sách:
+ Chọn những quyển sách thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+ Cần đọc kỹ cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
+ Đảm bảo nguyên tắc “vừa chuyên vừa rộng”, trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cần chú ý các loại sách thường thức, kế cận với chuyên môn.
b. Cách đọc sách.
+ Không đọc lấy số lượng. Không nên đọc lướt qua, phải đọc kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm:“trầm ngâm- tích luỹ- tưởng tượng”.
+ Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân.
* Ý nghĩa của việc đọc sách đối với việc rèn luyện nhân cách, tính cách con người.
+ Đọc sách còn là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ cho tương lai.
+ Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
4. Tính thuyết phục, sức hấp dẫn của VB
-T/giả đã ví việc đọc sách giống đánh trận:
+ Cần đánh vào thành trì kiên cố.
+ Đánh bại quân tinh nhuệ.
+ Chiếm cứ mặt trận xung yếu.
+ Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố. Chỉ đá bên đông, đấm bên tây hoá ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”
Cách nói ví von, lập luận chặt chẽ làm tăng sức thuyết phục, làm cơ sở tiền đề cho việc lập luận ở phần sau.
* Ngoài cách viết giàu hình ảnh, cách ví von, so sánh vừa cụ thể, thú vị vừa sâu sắc, văn bản còn hấp dẫn bạn đọc ở nhiều phương diện:
- Nội dung lời bàn và các lời bình vừa đạt lý vừa thấu tình.
III. Tổng kết
1.Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý
- Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính th/phục của VB. 
- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị.
2. Ý nghĩa văn bản:
 Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả..
IV. Củng cố: (8') - GV giúp HS lập lại hệ thống luận điểm toàn bài (bằng sơ đồ tư duy)
	(Bảng phụ minh họa)
V. Dặn dò: (1') - Đọc lại văn bản và nắm vững hệ thống luận điểm, các luận cứ, cách 
 lập luận của tác giả.
	 - Chuẩn bị bài: Khởi ngữ.
**********************************
Tiết: 93
Tiếng Việt
KHỞI NGỮ
Soạn: 11/01/2011
Dạy: 12/01/2011
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. Giúp HS:
- Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu. Biết đặt câu có khởi ngữ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC - KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của khởi ngữ. Công dụng của khởi ngữ 
2. Kĩ năng:
- Nhận diện khởi ngữ ở trong câu. Đặt câu có khởi ngữ.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I.Ổn định: - sĩ số, tác phong, vệ sinh
II Kiểm tra bài cũ: Thông qua nội dung kiến thức Tiếng Việt sẽ học ở HKII.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - GV lưu ý cho HS khởi ngữ cũng còn được gọi là đề ngữ hay khởi ý.
2. Tiến trình dạy - học.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1: Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
- GV dùng bảng phụ để HS quan sát VD.
? Xác định chủ ngữ trong những câu có chứa từ ngữ in đậm ở các VD (a), (b),(c).?
( (a) anh; (b) tôi; (c) chúng ta)
- ? Những từ ngữ in đậm trong từng câu có vị trí và quan hệ với vị ngữ khác chủ ngữ trong câu như thế nào ?
- + Vị trí: Đứng trước chủ ngữ.
 + Không có quan hệ trực tiếp với VN 
( CN trong câu => chủ thể của hành động, tính chất, trạng tháiđược nêu ở VN )
? Những từ ngữ in đậm này có nội dung ý nghĩa gì trong câu ?
( Thông báo về sự vật, sự việc, hiện tượng sẽ được nói tới trong câu) => Đề tài của câu.
- GV dẫn dắt: người ta gọi những từ ngữ in đậm trên là khởi ngữ, vậy em hiểu thế nào là khởi ngữ ?
- GV nhận xét, chốt ý. HS đọc ghi nhớ ở sgk .
- GV cho HS đặt một số VD khác.
? Trước khởi ngữ, ta có thể thêm những quan hệ từ nào? (còn, đối với, về, )
*GV kết luận: 
- Đặc điểm của khởi ngữ:
+ Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ;
+Trước khởi ngữ có thể thêm các từ: về, đối với, còn,...
- Công dụng của khởi ngữ: nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
HĐ2: HD luyện tập.
- BT 1. GV gợi ý: 
+ Xác định CN và VN của câu?
+ Đề tài được nói đến là gì ? Từ ngữ nào thể hiện đề tài đó ?
- BT 2:
a) + Anh ấy/ làm bài cẩn thận lắm.
- Đưa “ Làm bài” lên trước chủ ngữ. Ta có:
=> Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
 Hoặc thêm quan hệ từ : về  thì;
b) Tương tự cho HS làm các câu còn lại.
.I. Bài học:
1. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ:
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ, thường có thể thêm vào các quan hệ từ: về, đối với, còn,...
II. Luyện tập:
BT1:Nhận diện khởi ngữ trong các VD:
- a. Điều này
 b. Đối với chúng mình
 c. Một mình
 d. Làm khí tượng
 e. Đối với cháu.
BT2: Chuyển phần in đậm trong câu thành khởi ngữ.
a.+ Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
 + Nói về làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm.
b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được
IV. Củng cố: ( 3 ph) - HS cần nắm lại đặc điểm và công dụng của Khởi ngữ.
V. Dặn dò: ( 1 ph) - Về nhà tập đặt câu có chứa khởi ngữ và tìm câu có chứa khởi ngữ
 trong văn bản đã học.
 - Soạn bài: “Phép phân tích và tổng hợp”
************************************
Tiết: 94
TL.Văn
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
Soạn: 14/01/2011
Dạy: 15/01/2011
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. Giúp HS:
- Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp khi làm bài văn nghị luận.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC - KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luân. 
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợ ... t mình trên một hòn đảo hoang cách biệt xã hội loài người. Một ngày, có một chiếc tàu ghé đậu ở chỗ Rô-bin-xơn Cruy-xô, đám thủy thủ nổi loạn để chiếm tàu. Rô-bin-xơn Cruy-xô đã giúp viên thuyền trưởng lấy lại tàu và chàng trở về quê hương.
- GV cho HS xác định vị trí đoạn trích học sgk
2. GV h/dẫn đọc đ/trích
- HS đọc.
? Truyện kể theo ngôi thứ mấy?
? VB trích chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần?
? Về vị trí, độ dài của phần 4 so với các đoạn văn khác là ngắn hơn, vì sao?
HĐ 2: Đọc - hiểu văn bản.
1. ? Đ/trích chính là bức chân dung tự hoạ của ai?
a) ? Hãy miêu tả bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn qua lời tự thuật của nhân vật? (Gợi ý: về trang phục, trang bị và diện mạo)
? Vì sao diện mạo nhân vật xưng “tôi” lại kể sau cùng?
? Tìm chi tiết miêu tả diện mạo và nhận xét?
b) ? Cuộc sống của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trong thời gian 15 năm hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự họa ra sao?
? Em có nhận xét gì về cuộc sống của Rô-bin-xơn trên đảo hoang?
* GV giảng về cuộc sống của Rô-bin-xơn trong những năm tháng sông một mình trên đảo hoang.
2)? Rô-bin-xơn duy trì được cuộc sống nhờ vào đâu?
? Cuộc sống ngoài đảo khó khăn, vất vả nhưng Rô-bin-xơn có nhụt chí không?
? Tinh thần lac quan bất chấp gian khổ được thể hiện ntn qua bức chân dung tự họa và giọng kể của nhân vật?
- Em rút ra bài học gì qua tinh thần của Rô-bin-xơn? Liên hệ bản thân? (Gợi ý: Về kĩ năng sống: Thích ứng với môi trường và tự lập)
HĐ 3: Tổng kết
1. ? Nhận xét về ngôi kể và người kể chuyện trong văn bản?
? Việc sử dụng ngôn ngữ kể chuyện với giọng văn như thế nào?
2. Văn bản thể hiện được ý nghĩa gì?
I- Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả - Tác phẩm: 
- Đe-ni-ơn Đi-Phô (1660-1731) là nhà văn lớn của nước Anh ở TK XVIII. 
- Văn bản được trích từ cuốn tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cruy-xô. Tác phẩm được viết bằng hình thức tự truyện.
- Đ/trích kể về Rô-bin-xơn sống một mình ở đảo hoang, khoảng 15 năm.
2. Đọc, bố cục: 4 phần
- Phần 1: Mở đầu
- Phần 2: Trang phục của Rô-bin-xơn
- Phần 3: Trang bị của Rô-bin-xơn
- Phần 4: Diện mạo của Rô-bin-xơn
* Phương thức tự sự ở ngôi thứ 1 chỉ kể những gì nhìn thấy thấy được nên phần 4 nói ít về diện mạo và nói sau -> Do người kể muốn giới thiệu với độc giả cách ăn mặc kì khôi của mình là chính.
II- Đọc - hiểu văn bản: 
1. Bức chân dung tự họa và cuộc sống của Rô-bin-xơn:
a) Đường nét bức chân dung:
* Trang phục:
- Mũ, áo quần, ủng đều chế tác bằng da dê => rất kì quặc.
* Trang bị:
- Thắt lưng, cưa, rìu, túi đựng thuốc, dù, súng, đạn => rất thô sơ, đơn giản
* Diện mạo:
- Không đến nỗi đen cháy.
- Râu ria mọc dài đến hơn 1 gang tay.
- Hàng ria môi trên tôi xén tỉa thành cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo.
 => kì quái, lạ lùng, lố lăng 
 b) Cuộc sống gian nan sau bức chân dung:
- Đắm tàu dạt vào đảo hoang thuộc vùng xích đạo ->thời tiết khắc nghiệt 
- Thời gian và thời tiết khắc nghiệt làm cho dày, mũ, quần áo rách không còn dùng được; giữ được cây súng, thuốc súng, đạn ghém; trồng lúa mì, bẫy dê -> duy trì cuộc sống.
* Cuộc sống trên đảo hoang của Rô-bin-xơn thật gian nan, vất vả, thời tiết khắc nghiệt.
2. Tinh thần của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.
- Không than phiền đau khổ
->Bức chân dung như vị chúa đảo trị vì trên đảo quốc của mình
- Giọng kể hài hước (chăm sóc, xén tỉa bộ ria mép to tướng, vểnh cao ấy với cái móc để treo mũ)
* Tinh thần của Rô-bin-xơn vẫn lạc quan, có ý chí, nghị lực phi thường . 
III- Tổng kết: 
1. Nghệ thuật:
- Sáng tạo trong việc lựa chọn ngôi kể và nhân vật kể chuyện.
- Lựa chọn ngôn ngữ kể tự nhiên, hài hước.
2. Ý nghĩa của văn bản:
- Ca ngợi sức mạnh, tinh thần lạc quan, ý chí của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt
IV.Củng cố:(3ph) ? Em hiểu như thế nào là bức chân dung tự họa?
 ? Qua bức chân dung của Rô-bin-xơn, em cảm nhận được điều gì?
V. Dặn dò: (1 ph) - Em có thể vẽ lại bức chân dung của Rô-bin-xơn. 
- Soạn bài “Tổng kết về ngữ pháp”
************************************
Tuần 32
Tiết 147,148
Tiếng Việt
TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP
NS: 17/4/2011
NG: 18/4/2011
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Hệ thống hóa những kiến thức về từ loại, cụm từ và về câu đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
B-KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
- Hệ thống hóa kiến thức về các từ loại, cụm từ và câu trong tiếng Việt đã học
2. Kĩ năng:
- Tổng hợp được kiến thức về từ loại, cụm từ và câu trong tiếng Việt
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại, cụm từ và các kiểu câu của tiếng Việt.
C-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
I. Ổn định: (1ph) - Vệ sinh, tác phong, số lượng.
II Bài cũ: - Sử dụng kiểm tra trong quá trình ôn tập từng phần kiến thức.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:(1 ph) - GV nêu yêu cầu của tiết học.
2. Tiến trình dạy - học:
* HĐ 1: Hệ thống hoá kiến thức về danh từ, động từ, tính từ.
Bài 1: - Nhận diện từ loại
- Hình thức HS thảo luận nhóm bàn (3ph). GV gọi 3 HS điền vào bảng phụ kẻ sẵn mẫu 
	* Bảng phụ:
Danh từ
Động từ
Tính từ
	( Giải: Danh từ: lần, lăng, làng
	 Động từ: hay, nghĩ ngợi, phục dịch, đập
	 Tính từ: đọc, đột ngột, phải, sung sướng)
Bài 2: - Nhận diện từ loại qua khả năng kết hợp của từ.
- Hình thức: GV làm phiếu học tập giao cho từng nhóm lớn nhận diện từ loại:
* PHIẾU HỌC TẬP
	Hãy thêm các từ sau: a) những, các, một b) hãy, đã, vừa c) rất, hơi, quá
vào trước những từ thích hợp trong cột bên dưới. 
- ...........hay
- ...........đọc
- ...........lần
-............nghĩ ngợi
- ..............(cái) lăng
-...............phục dịch
- ..............làng
-...............đập
- ..............đột ngột
-...............ông (giáo)
- ..............phải
- ..............sung sướng
- Các nhóm đính phiếu học tập lên bảng. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, sửa chữa cho HS giải vào vở: 
 (c) hay	 (a) cái (lăng)	 (c) đột ngột
 (b) đọc	 (b) phục dịch	 (a) ông (giáo)
 (a) lần	 (a) làng	 (c) phải.
 (b) nghĩ ngợi	 (b) đập	 (c) sung sướng
Bài 3: - Nhận diện khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ
- Hình thức: GV cho HS trả lời cá nhân. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Danh từ có thể đứng sau : những, các, một
- Động từ có thể đứng sau: hãy, đã, vừa
- Tính từ có thể đứng sau: rất, hơi, quá
Bài 4: Bảng tổng kết về khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ.
- Hình thức: GV dùng bảng phụ kẻ sẵn mẫu tổng kết...gọi 3 HS điền khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ. Cho cả lớp nhận xét.
- GV lần lượt bổ sung kiến thức cho HS.
Ý nghĩa khái quát
của từ loại
Khả năng kết hợp
Kết hợp về phía trước
Từ loại
K/hợp về phía sau.
Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm)
Tất cả, những, các, một, hai ... mỗi, mọi
danh từ
Này, kìa, ấy, nọ, đó, đây...
Chỉ hành động, trạng thái của sự vật
Hãy, đừng, chớ, còn, vừa, đã, đang
động từ
Rồi, xong, đi, lấy, nhau, ra, vào
Chỉ đặc điểm, t/chất của sự vật, h/ động, trạng thái.
Rất, hơi, quá, không, chưa, chẳng
tinh từ
Quá, cực kì, tuyệt ...
Bài 5: - Nhận diện hiện tượng chuyển từ loại.
- Hình thức: GV cho HS trao đổi nhóm bàn và gọi 3 HS trả lời.
Tròn: tính từ, ở đây nó được dùng như động từ
Lí tưởng: danh từ, ở đây nó được dùng như tính từ.
Băn khoăn: tính từ, ở đây nó được dùng như danh từ.
- GV lưu ý cho HS việc xác định từ loại phải dựa vào văn cảnh.
*HĐ 2: Các từ loại khác.
Bài 1: - Nhận diện các từ loại khác của tiếng Việt
- Hình thức: GV cho các nhóm vừa thảo luận và thi xếp các từ in đậm trong các ví dụ (a) đến (h) vào bảng tổng kết các từ loại khác.
- GV cho cả lớp nhận xét, bổ sung. GV kết luận về kiến thức các từ loại khác.
Số từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
Phó từ
Quan hệ từ
Trợ từ
Tình thái từ
Thán từ
ba, năm
tôi, bao nhiêu,
bao giờ,
bấy giờ
những
ây, đâu
đã, mới
đã, đang
ở, của,
nhưng,
như
chỉ, cả,
ngay,
chỉ
hả
trời ơi!
Bài 2: Hình thức giải cá nhân.
- Những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn: à, ư,hử, hở, hả, thuộc loại tình thái từ.
 HĐ 3: Hệ thống hóa kiến thức về cụm từ.
* GV chia lớp làm 6 nhóm theo điểm số 1,2,3,4,5,6. Các HS có cùng số được xếp chung 1 nhóm để thảo luận ( 5ph). Nhóm 1-2: BT 1; nhóm 3-4: BT 2; Nhóm 5-6: BT 3.
Bài 1: Xác định phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm và dấu hiệu nhận biết. 
a) ảnh hưởng, nhân cách, lối sống là phần trung tâm của các cụm danh từ. Các dấu hiệu là có lượng từ đứng trước: những, một, một.
b) ngày (khởi nghĩa): dấu hiệu là những.
c) tiếng (cười, nói) : dấu hiệu có thể thêm những vào trước.
Bài 3: Xác định phần TT của các cụm từ in đậm và dấu hiệu nhận biết cụm động từ. 
a) Việt Nam, bình dị, VN, phương đông, mới, hiện đại - dấu hiệu là, “rất” - ở đây các từ VN, phương đông đựơc dùng làm tính từ.
b) êm ả: dấu hiệu có thể thêm rất vào phía trước.
c) Phức tạp, phong phú, sâu sắc - Dấu hiệu có thể thêm rất phía trước.
IV.Củng cố:(3ph) - GV khái quát ý toàn bài, củng cố - hướng dẫn 
V. Dặn dò: (1 ph) - Vẽ mô hình cấu tạo các cụm từ còn lại ở bài tập 1, 2. 3.
 - Viết đoạn văn có cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
 - Gạch chân dưới cụm từ, ghi rõ tên gọi cụm từ.
 - Soạn bài “Tổng kết về ngữ pháp (tt)”
************************************
Tuần 32
Tiết 149
Tiếng Việt
LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN
NS: 19/4/2011
NG: 20/4/2011
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Nắm chắc hơn những kiến thức lí thuyết về biên bản; thực hành viết 
B-KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
- Hệ thống hóa kiến thức về câu ( các thành phần câu, các kiểu câu, biến đổi câu) đã học.
2. Kĩ năng:
- Tổng hợp được kiến thức về câu trong tiếng Việt
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiểu câu đã học.
C-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
I. Ổn định: (1ph) - Vệ sinh, tác phong, số lượng.
II Bài cũ: - Sử dụng kiểm tra trong quá trình ôn tập từng phần kiến thức.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:(1 ph) - GV nêu yêu cầu của tiết học.
2. Tiến trình dạy - học:
IV.Củng cố:(3ph) - GV khái quát ý toàn bài, củng cố - hướng dẫn 
V. Dặn dò: (1 ph) - Vẽ mô hình cấu tạo các cụm từ còn lại ở bài tập 1, 2. 3.
 - Viết đoạn văn có cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
 - Gạch chân dưới cụm từ, ghi rõ tên gọi cụm từ.
 - Soạn bài “Tổng kết về ngữ pháp (tt)”
************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_hoc_ki_ii_gv_nguyen_van_thuy_truong_thcs_q.doc