Giáo án Ngữ Văn 9 - Học kì II - Trường THCS Hợp Tiến

Giáo án Ngữ Văn 9 - Học kì II - Trường THCS Hợp Tiến

TUẦN:19 . Tiết 91 .

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 ( CHU QUANG TIỀM)

A – MỤC TIÊU:

Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc.

Rèn kĩ năng viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm

Giáo dục học sinh ý thức tự đọc sách, tự học tập qua sách vở.

B – CHUẨN BỊ:

 GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án

HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.

 C – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/ Tổ chức lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:

? Vở bài soạn của học sinh .

3/ Bài mới:

 

doc 186 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Học kì II - Trường THCS Hợp Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/01/2007.
Tuần:19 . Tiết 91 . 
Bàn về đọc sách
 ( chu quang tiềm)
A – Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc.
Rèn kĩ năng viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm
Giáo dục học sinh ý thức tự đọc sách, tự học tập qua sách vở.
B – Chuẩn bị:
	GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
 C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Vở bài soạn của học sinh .
3/ Bài mới: 
I – Giới thiệu chung:
?6
?5
 Đọc chú thích dấu sao sgk. 
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Chu Quang Tiềm.
? Em hiểu gì về văn bản này?
1. Tác giả:
- Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Ông bàn về vấn đề đọc sách nhiều lần.
2. Tác phẩm: 
- Bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau.
- Văn bản dịch của Trần Đình Sử.
II - Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc, Tìm hiểu chú thích:
?6
?5
Học sinh đọc, tìm hiểu chú thích sgk.
Học sinh đọc, Tìm hiểu chú thích sgk.
2. Bố cục văn bản:
? Tên văn bản là “ Bàn về đọc sách” cho thấy kiểu văn bản này là gì? - Nghị luận.
? Kiểu văn bản này qui định cách trình bày ý kiến của tác giả theo hình thức nào? - Hệ thống l/điểm.
? Từ đó hãy chỉ ra bố cục chặt chẽ, hợp lí của văn bản ?
? Nếu chuyển các nội dung trên thành 2 câu hỏi thì bài nghị luận này nhằm trả lời những câu hỏi nào?
- Vì sao phải đọc sách?
- Đọc sách ntn? 
* 3 phần:
(1) Từ đầu đến thế giới mới.
- Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
(2) Tiếp-> tiêu hao lực lượng.
- Khó khăn, thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay.
(3) Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách.
3. Phân tích:
? Qua lời của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng ntn? Đọc sách có ý nghĩa gì?
- Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. Sách trở thành kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay.
? Nếu học vấn là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập, thì học vấn thu nhận được từ đọc sách là gì?
- Vì ý nghĩa quan trọng của sách nên đọc sách là 1 con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Đối với mỗi con người, đọc sách chính là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chin vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới. Không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không kế thừa thành tựu của thời đã qua?
? Khi cho rằng “ Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là 1 con đường quan trọng của học vấn”, tác giả muốn ta nhận thức điều gì về học vấn và quan hệ giữa đọc sách với học vấn?
? Theo tác giả, đọc sách là hưởng thụ, là chuẩn bị trên con đường học vấn. Em hiểu ý kiến này ntn?
Học sinh thảo luận trả lời.
? Em hưởng thụ được gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
? Những lí lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách?
Học sinh trả lời.
- Sách là vốn quí của nhân loại.
- Đọc sách là cách tạo học vấn.
- Muốn tiến lên trên con đường học vấn, không thể không đọc sách.
a. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách:
- Đọc sách vẫn là 1 con đường quan trọng của học vấn.
- Hiểu biết của con người do đọc sách mà có. Vì “ Sách là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại”.
- Học vấn được tích luỹ từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người. Trong đó đọc sách chỉ là một mặt nhưng là mặt quan trọng. Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
D - Củng cố- Hướng dẫn:
	1. Củng cố:
	? Đặc điểm của lí lẽ và dẫn chứng trong bài “ Bàn về đọc sách” là gì?
	? Vai trò của tác giả trong bài viết này ntn?
	2. Hướng dẫn:
	Đọc kĩ văn bản , nắm chắc nội dung cơ bản của từng phần.
	Trả lời tiếp câu hỏi sgk.
	Giờ sau học tiếp.
 +++++@+++++ 
Tuần:19 . Tiết 92 . 
 Bàn về đọc sách
 ( chu quang tiềm)
A – Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc.
Rèn kĩ năng viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm
Giáo dục học sinh ý thức tự đọc sách, tự học tập qua sách vở.
B – Chuẩn bị:
	GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
 C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
? “Sách là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại”, em hiểu ý kiến này ntn?
? Cuốn sách giáo khoa em đang học tập có phải là di sản tinh thần đó không? Vì sao?
3/ Bài mới: 
II - Đọc - Hiểu văn bản:
4. Phân tích(tiếp):
? Muốn tích luỹ học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết lựa chọn sách mà đọc?
? Theo em, đọc sách có dễ không?
- Trong tình trạng hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ.
? Tác giả đã chỉ rõ về việc đọc sách ntn? Quan niệm nào được xem là luận điểm chính của văn bản này?
- Học giả Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng hai thiên hướng sai lạc thường gặp
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ ăn tươi nuốt sống” chưa kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
+ Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích.
? Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc ntn?
- Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cũng không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình. Tác giả Chu Quang Tiềm đã khẳng định thật đúng rằng: “Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác” vì thế “ không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”. ý kiến này chứng tỏ kinh nghiệm, sự từng trải cuả 1 học giả lớn.
? Em nhận được lời khuyên nào từ việc này?
- Kết hợp phân tích bằng lí lẽ + với thực tế => Thuyết phục người đọc. VD: “Đọc sách để tích luỹ và nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu tránh tham lam, hời hợt”.
? Em hãy phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách?
G: Việc lựa chọn sách để đọc đã là 1 điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách. Tác giả đã bàn thật cụ thể về cách đọc sách.
? Em hãy tìm hiểu rõ cách lập luận và trình bày ở phần này?
- Tác giả đã đưa ra hai ý kiến về cách đọc sách để mọi người suy nghĩ, học tập.
+ Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do, nhất là với các quyển sách có giá trị.
+ Không nên đọc một cách tràn lan, theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. 
? Đọc như vậy tác giả gọi là ntn? - Đọc lạc hướng.
? Vì sao có hiện tượng đọc lạc hướng? - Sách vở nhiều
? Cái hại của đọc sách lạc hướng là gì? 
- Lãng phí thời gian và sức lực
? Tác giả đã có cách nhìn và trình bày ntn về vấn đề này? - Báo động về cách đọc sách tràn lan thiếu mục đích.
? Nêu nhận xét của em về cách lập luận của đoạn này? - - Kết hợp phân tích bằng lí lẽ + liên hệ thực tế: làm học vấn giống như đánh trận.Đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức, mà còn rèn luyện tính cách, học làm người.
? Em nhận được lời khuyên gì? Liên hệ với bản thân?
- Đọc sách không đọc lung tung mà cần có mục đích cụ thể.
? Nêu nhận xét của em về cách trình bày lí lẽ, tác giả đã làm sáng rõ các lí lẽ bằng khả năng phân tích ntn? để tạo nên sức hấp dẫn của văn bản ?
- Lí lẽ cụ thể với liên hệ, so sánh toàn diện, tỉ mỉ => Dễ đọc, dễ hiểu:
 + Nội dung các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lí vừa thấu tình: các ý kiến, nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lí lẽ, với tư cách 1 học giả có uy tín, từng qua quá trình nghiên cứu, tích luỹ, nghiền ngẫm lâu dài. Đồng thời tác giả lại trình bày bằng việc phân tích cụ thể, bằng giọng chuyện trò, tâm tình thân ái để chia sẻ kinh nghiệm thành công, thất bại trong thực tế.
 + Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt tự nhiên.
+ Đặc biệt, bài văn nghị luận này có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao bởi cách viết giàu hình ảnh. Nhiều chỗ, tác giả dùng cách ví von thật cụ thể và thú vị.
? Văn bản này thuyết phục người đọc, người nghe bằng cách nào?
? Nội dung chính của văn bản này là gì?
b. Lựa chọn sách khi đọc:
- Đọc chuyên sâu.
- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những cuốn nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
- Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
 c. Phương pháp đọc sách:
- Đọc kĩ, có kế hoạch và có hệ thống.
d. Tính thyết phục, hấp dẫn của văn bản :
- Lí lẽ cụ thể, so sánh toàn diện, bố cục chặt chẽ, sức thuyết phục cao.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk tr7.
IV. Luyện tập:
? Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi đọc bài văn nghị luận này?
 - G/v cho học sinh phát biểu điều mà mình thấm thía nhất khi học bài này.
 - Học sinh phát biểu, luyện nói.
 - G/v nhận xét.
D - Củng cố- Hướng dẫn:
	1. Củng cố:
	? Những lời bàn trong văn bản này cho ta những lời khuyên bổ ích nào về sách và đọc sách.
	? Em học tập được gì trong cách viết văn nghị luận của tác giả?
	? Em thích câu văn nào nhất? Vì sao?
	2. Hướng dẫn:
	- Về nhà đọc bài, nắm chắc nội dung văn bản .
	- Soạn bài: Tiếng nói của văn nghệ.
	- Tiết sau học : Khởi ngữ.
 +++++@+++++ 
Ngày soạn: 11/01/2007.
Tuần:19 . Tiết 93 .
 Khởi ngữ
A – Mục tiêu:
Giúp học sinh :
- Nhận biết được khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài được nói đến trong câu chứa nó.
- Biết đặt những câu có khởi ngữ.
B – Chuẩn bị:
	GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
HS: Sgk, đọc, trả lời câu hỏi Sgk.
 C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: vở bài tập .
3/ Bài mới: 
I - Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
?6
?5
? Phân biệt các từ in đậm với chủ ngữ trong những câu trên về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ? 
? Xác định chủ ngữ trong những câu chứa từ ngữ in đậm?
? Hãy phân biệt các từ ngữ in đậm với các chủ ngữ? vị ngữ?
? Trước những từ in đậm ta có thể thêm những quan hệ từ nào? - Về, đối với.
? Những quan hệ từ này có ý nghĩa gì?
- Những tiếng này cho thấy rõ rằng chức năng của phần in đậm là đề tài của câu chứa nó.
? Em ghi nhớ gì qua phần tìm hiểu trên?
 Hai học sinh đọc to ghi nhớ.
1. Ngữ liệu: Sgk.
2. Nhận xét:
a. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh/ không ghìm nổi xúc động.
b. Giàu, tôi / cũng giàu rồi.
c. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta/ có thể tin ở tiếng ta, kh ... h ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm.
D. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa triết lý.
Câu 9: Có thể thay từ xao xuyến bằng từ nào sau đây mà vẫn không làm giảm đi giá trị nghệ thuật của câu thơ một nốt trầm xao xuyến?
A. Êm ái. B. Sâu lắng. C. Da diết. D. Cả ba từ trên đều không thay thế được.
Câu 10: Phẩm chất cao đẹp của người đồng mình được đề cập đến trong bài thơ Nói với con là những phẩm chất nào?
A. Mạnh mẽ, khoáng đạt.
B. Mộc mạc mà giàu ý chí, niềm tin.
C. Gắn bó tha thiết với quê hương dẫu quê hương còn đói nghèo lam lũ.
D. Kết hợp cả ba ý trên.
Câu 11: Điền dấu thích hợp vào dấu ba chấm trong câu: “  là phần thông báo tuy không được diễn đạtbằng từ ngữ trong câu nhưng có thể được suy ra từ những từ ngữ ấy”.
Câu 12: Hai bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò đều đề cập đến tình mẹ con, đều ngợi ca tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng. Cách thể hiện cũng có điểm gần gũi, đó là dùng điệu ru, lời ru của người mẹ, nhưng nội dung tỉnh cảm, cảm xúc ở mỗi bài lại mang nét riêng biệt. Điều đó đ
A. Đúng
B. Sai
úng hay sai?
Câu 13: Hãy sắp xếp các ý sau theo thứ tự hợp lí của các bước làm bài nghị luận.
A. Viết bài. B. Tìm hiểu đề và tìm ý. C. Đọc và sửa chữa. D. Lập dàn ý.
->
->
->
 Phần tự luận(6điểm):
Câu 1 (1điểm): Nhớ và viết lại chính xác những câu thơ nói lên sự vĩ đại của Bác, sự tôn kính của tác giả và của nhân dân ta với Bác trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương?
Câu 2 (1 điểm): Câu văn sau nói về điều gì?
	Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.
Câu 3 (4 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê- Sách Ngữ Văn 9 .
Đáp án - biểu điểm:
Phần trắc nghiệm:4 điểm. 
Câu 1: 0,75 điểm. Mỗi ý nối đúng đạt 0,25 điểm.
1 - b
 2- 0 nối
3 - d
4 - c
Câu2: 0,25 điểm. - B. Mùa xuân nho nhỏ. 
Câu3: 0,25 điểm. - A. Miêu tả + Biểu cảm.
Câu4: 0,25 điểm. - D. Nhẹ nhàng, giao cảm.
Câu5: 0,25 điểm. - D. Cả B và C. 
Câu6: 0,25 điểm. - D. Hàng cây đứng tuổi cũng như những con người từng trải không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống. 
Câu7: 0,25 điểm. - B. Ba.
Câu8: 0,25 điểm. - C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm. 
Câu9: 0,25 điểm. - D. Cả ba từ trên đều không thay thế được.
Câu10: 0,25 điểm. - D. Kết hợp cả ba ý trên.
Câu11: 0,25 điểm. - Hàm ý, trực tiếp.
Câu12: 0,25 điểm. - A. Đúng.
Câu13: 0,25 điểm. -
B
->
D
->
A
->
C
Phần tự luận: 6 điểm.
Câu 1(1điểm): Yêu cầu học sinh nhớ và viết lại chính xác 4 câu thơ khổ hai trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương.- Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm.
	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
	Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
	Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Câu 2(1 điểm): Học sinh trả lơì được:
- Đó là chiêm nghiệm của Nhĩ về một nghịch lí của chính cuộc đời anh.
Câu 3 (4 điểm):
a, Yêu cầu:
	- Học sinh xác định đúng kiểu bài là nghị luận văn học - phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học .
	- Về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, các em có thể phát biểu cảm nghĩ về những điểm sau:
	 + Phương Định là nhân vật có cá tính, sống chân thực.
	+ Phương Định có tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm: yêu mến những người đồng đội và cả đơn vị; yêu mến và cảm phục những người lính mà cô gặp họ qua trọng điểm vào chiến trường.
	+ Phương Định hồn nhiên, đầy nữ tính nhưng cũng rất can đảm. Hay quan tâm đến hình thức, mơ mộng, hay nhớ về những kỉ niệm. Nhạy cảm và kín đáo.
	+ Phương Định trong cảnh phá bom thể hiện rõ lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm và sự dũng cảm.
	+ Qua nhân vật Phương Định em hiểu biết hơn về thế hệ trẻ trong thời kì chống Mĩ cứu nước.
	- Bài viết phải có bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, sức thuyết phục cao.
	- Trong khi viết phải bộc lộ được suy nghĩ riêng của bản thân.
b, Thang điểm:
	1. Điểm 4 :	- Đảm bảo các nội dung trên, văn viết rõ ràng, mạch lạc, đúng kiểu bài nghị luận về nhân vật văn học .
	- Trình bày sach sẽ, khoa học, không mắc lỗi chính tả.
	2. Điểm 3: - Đảm bảo các nội dung trên, văn viết rõ ràng, mạch lạc, đúng kiểu bài nghị luận về nhân vật văn học .
	- Trình bày sach sẽ, khoa học, mắc ít lỗi chính tả.
	3. Điểm 2: - Đảm bảo một số nội dung trên, văn viết còn mắc một số lỗi diễn đạt 
	- Trình bày chưa khoa học, mắc lỗi chính tả nhiều.
	4. Điểm 1: - Bài viết sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu của bài ra, mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả.
D - Củng cố- Hướng dẫn:
	1. Củng cố:
	Thu bài, kiểm bài.
	Nhận xét giờ kiểm tra.
	2. Hướng dẫn:
	Về nhà ôn lại chương trình Ngữ Văn lớp 9 - phần văn học hiện đại.
	Soạn bài tiếp theo: Thư, điện.
 +++++@+++++ 
Hợp Tiến, ngày 5 tháng 5 năm 2007
Đã soạn hết tiết 170 tuần 34.
Phó hiệu trưởng
 Mạc Văn Tiềm.
*****************************
Ngày soạn: 5/ 5/2007
 Tuần:35 . Tiết 171-172.
Thư, điện
A – Mục tiêu:
Giúp học sinh Trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. Viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.	
B – Chuẩn bị:
	GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
?
3/ Bài mới: 
I – Giới thiệu chung:
Đọc chú thích dấu sao sgk. 
1. Tác giả:
2. Văn bản : 
II - Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
Tìm hiểu chú thích sgk. 
H/sinh tìm hiểu chú thích sgk. 
3. Bố cục văn bản:
?
Phần
4. Phân tích:
?
a.
D - Củng cố- Hướng dẫn:
	1. Củng cố:
	2. Hướng dẫn:
 +++++@+++++ 
Ngày soạn: 3/ 5/2007
 Tuần:35 . Tiết 173-174.
Trả bài kiểm tra văn, tiếng việt
A – Mục tiêu:
Giúp học sinh Giúp học sinh nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình. Khắc phục các nhược điểm, thành thục hơn kĩ năng làm bài văn học, tiếng Việt. Củng cố các kĩ năng về xây dựng bố cục, tạo liên kết và diễn đạt trong bài làm.	
B – Chuẩn bị:
	GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
?
3/ Bài mới: 
I – Giới thiệu chung:
?6
?5
Đọc chú thích dấu sao sgk. 
1. Tác giả:
2. Văn bản : 
II - Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
Tìm hiểu chú thích sgk. 
H/sinh tìm hiểu chú thích sgk. 
3. Bố cục văn bản:
?
Phần
4. Phân tích:
?
a.
D - Củng cố- Hướng dẫn:
	1. Củng cố:
	2. Hướng dẫn:
 +++++@+++++ 
Ngày soạn: / 5/ 2007
 Tuần:35 . Tiết 175 .
Trả bài kiểm tra tổng hợp
A – Mục tiêu:
Giúp học sinh Giúp học sinh nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về nội dsung và hình thức trình bày trong bài làm của mình. Khắc phục các nhược điểm, thành thục hơn kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học. Củng cố các kĩ năng về xây dựng bố cục, tạo liên kết và diễn đạt trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích), bài thơ (đoạn thơ).	
B – Chuẩn bị:
	GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
?
3/ Bài mới: 
I – Giới thiệu chung:
?6
?5
Đọc chú thích dấu sao sgk. 
1. Tác giả:
2. Văn bản : 
II - Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
Tìm hiểu chú thích sgk. 
H/sinh tìm hiểu chú thích sgk. 
3. Bố cục văn bản:
?
Phần
4. Phân tích:
?
a.
D - Củng cố- Hướng dẫn:
	1. Củng cố:
	2. Hướng dẫn:
 +++++@+++++ 
 Hợp Tiến, ngày tháng 5 năm 2007
Đã soạn hết tiết 175 tuần 35.
Phó hiệu trưởng
 Mạc Văn Tiềm.
Đề bài:
Lớp 9C:
Câu 1: Điền đúng tên tác giả và năm sáng tác của các văn bản : 
tên Văn bản
tác giả
 Năm sáng tác
A. Bến quê
B. Những ngôi sao xa xôi. 
C. Bố của Xi- mông.
D. 
Câu 2 
Câu3: 
Câu 4 
Câu 5: Viết một đoạn văn (nửa trang giấy) trình bày ý kiến của mình về cái hay cái đẹp của những câu thơ sau:
 “ Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu
 Vẫn còn bao nhiêu nắng
 Đã vơi dần cơn mưa
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi.”
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. Họ-Tên: . kiểm tra tiếng việt 
 Lớp : 9 C Thời gian 45 phút 
 Điểm
Lời phê
	 Đề bài I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
	Câu 1: Các câu trong đoạn văn chỉ liên kết với nhau về nội dung hoặc chỉ liên kết về hình thức. Điều đó đúng hay sai?
	A, Đúng.	B, Sai.
	Câu 2: Về hình thức các câu văn và đoạn văn không liên kết với nhau theo cách nào dưới đây.
	A, Phép lặp, phép thế 	B, Phép liên tưởng, đồng nghĩa, trái nghĩa.
	C, Phép nhân hoá. 	D, Phép nối.
	Câu 3: Điền từ thích hợp vào ô trống sau:
 là thành phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
 là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
 	Câu 4: Câu văn “Chắc hẳn là nó rất lo lắng khi nhận đợc tin này” có thành phần biệt lập nào?
	A, Cảm thán. 	B, Tình thái. 	C, Phụ chú. 	D, Gọi - đáp.
	Câu 5: Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ:
	Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái.
	II – Phần tự luận: (6 điểm)
	Câu 1: Trong đoạn trích sau đây, những câu nào có nghĩa tường minh, câu nào ngoài nghĩa tường minh còn có thêm hàm ý? Hãy giải đoán hàm ý trong câu có chứa hàm ý?
	“Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống:
Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc cấp kia, trên kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé.
	Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến. 
Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta – Người lái xe lại nói”.
	( Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa).
	Câu 2: Trong đoạn văn trên, người nghe có giải đoán được hàm ý trong câu nói đó không? Chi tiết nào xác nhận điều này?
	Câu 3: Đặt hai câu có thành phần tình thái?
 ...

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9 Ki II(2).doc