Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2012 - 2013 (chi tiết)

Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2012 - 2013 (chi tiết)

A. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.

- Y nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kĩ năng:

- Nắm bắt nội dung van bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

3. Thái đo:

- Tôn trọng, kính yêu, học tập, noi theo tấm gương, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

- Có ý thức trong việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập với thế giới.

B- CHUẨN BỊ :

 GV: SGK – SGV – tài liệu tham khảo

 HS: soạn bài – tìm hiểu một số bài viết về sự giản dị củaBác

C- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :

1. Ổn định tổ chức :(1')

2. Kiểm tra :( 4') kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

 

doc 221 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2012 - 2013 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - Ngày soạn :17 / 8 /2012
 - Ngày giảng: 20 /8 /2012
	 	 Tuần 1 Tiết : 1 
	phong cách hồ chí minh	
(Lê Anh Trà)
A. Mục tiờu
Kiến thức: 
Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
Y nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
Kĩ năng: 	
Nắm bắt nội dung van bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.	
Thái đo: 
Tôn trọng, kính yêu, học tập, noi theo tấm gương, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Có ý thức trong việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập với thế giới.
B- Chuẩn bị : 
	GV: SGK – SGV – tài liệu tham khảo
 HS: soạn bài – tìm hiểu một số bài viết về sự giản dị củaBác
C- tiến trình dạy và học :
1. ổn định tổ chức :(1') 
2. Kiểm tra :( 4') kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1 : Khởi động- Giới thiệu bài(1’)
* Hoạt động 1 : Đọc hiểu văn bản 
- HS đọc văn bản ?	
- GV giới thiệu về văn bản : 
 Trích trong “Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà (Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam)
-GV: Giải nghĩa từ ,phong cách ? Bài văn đã khẳng định nét nổi bật trong phong cách của Hồ Chí Minh là gì ?
 + Là lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử ... tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó
 + Bài văn chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống của người. Cốt lõi của P/c HCM là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa nhân loại với tinh hoa văn hóa dân tộc.
-GV: Từ những hiểu biết qua giới thiệu của cô giáo và sự chuẩn bị bài em hãy giới thiệu sơ lược văn bản ,Phong cách Hồ Chí Minh? 
 + Tác giả, bài viết
 + Nội dung chính của bài.
-GV: Đây là bài văn nghị luận, để làm sáng tỏ nội dung tác giả đã có một hệ thống lập luận chặt chẽ em hãy xác định bố cục văn bản ?
 + Sự kết hợp giữa văn hóa nhân loại và văn hóa dân tộc trong phong cách HCM.
 + Sự kết hợp giữa đời sống thanh cao mà vô cùng giản dị trong phong cách HCM.
GV: HS đọc lại văn bản theo từng phần để nhấn mạnh 2 ý chính.
- GV chốt lại : 
 Bài nghị luận xã hội của Lê Anh Trà đã chỉ ra sự thống nhất, kết hợp hài hòa của các yếu tố: dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại để làm nên sự thống nhất giữa sự vĩ đại và giản dị trong phong cách của Người.
- GV đọc phần1. ý khái quát đầu tiên của đoạn này ở câu văn nào ?
 + “Trong cuộc đời .... phương Tây”.
- Bác Hồ đã tiếp xúc với văn hóa thế giới bằng cách nào ? Tìm các ví dụ có tính chất luận cứ chứng minh cho luận điểm đã nêu ở đầu đoạn ?
 + Ghé lại nhiều hải cảng, thăm nhiều nước, sống dài ngày ở Pháp ở Anh, học nhiều thứ tiếng nước ngoài, làm nhiều nghề, tìm hiểu văn hóa nghệ thuật của các nước đến mức uyên thâm, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp, phê phán cái dở cái tiêu cực ...
 - Từ viện dẫn các luận cứ có tính chứng minh đó tác giả đưa ra luận cứ có tính chất giải thích kết luận nào ? Kết luận đó có hợp lý không ? 
 + “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Hồ Chi Minh ...”
 + “Nhưng điều kỳ lạ .... rất mới, rất hiện đại”.
 + Cách gợi mở, dẫn dắt vấn đề của tác giả rất tự nhiên và hiệu quả, kết luận được đưa ra sau nhằm khẳng định những luận cứ đã đưa ra trước đó.
- GV nâng cao :
 Câu văn cuối đoạn “Nhưng .... rất hiện đại” có thể coi là lập luận quan trọng nhất trong bài nhằm làm sáng tỏ luận điểm chính “Sự kết hợp hài hòa văn hoá nhân loại và văn hóa dân tộc trong phong cách Hồ Chí Minh”. Trong thực tế các yếu tố “dân tộc” và “nhân loại”, “truyền thống” và “hiện đại” luôn có xu hướng loại trừ nhau. Yếu tố này trội lên sẽ lấn át yếu tố kia. Sự kết hợp hài hòa của các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy trong một phong cách quả là điều kỳ diệu, chỉ có thể thực hiện được bởi một yếu tố vượt lên trên tất cả : đó là bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cộng sản, là tình cảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước thương dân vô bờ bến và tinh thần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung. Hồ Chí Minh là người hội tụ đầy đủ những phẩm chất đó.
* Hoạt động 3 :Củng cố- Dặn dò
1- Củng cố : Suy nghĩ của em về phong cách của người học sinh ?
2- Hướng dẫn về nhà : - Bác đi nhiều, học rộng ... nhưng điều quan trọng để tạo nên phong cách của Bác lại chính là sự tiếp thu có chọn lọc ? Suy nghĩ của em.
20'
15
5
I- Đọc , Tìm hiểu chung :
1- Đọc :
2- Tìm hiểu chú thích
- Nội dung cơ bản :
Đó là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa sự vĩ đại và giản dị.
- Bố cục :
2 phần
II- Tìm hiểu văn bản :
1- Sự kết hợp giữa văn hóa nhân loại và văn hóa dân tộc trong phong cách Hồ Chí Minh
 - Lý giải sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại trong phong cách Hồ Chí Minh.
+ Viện dẫn các luận cứ nhằm chứng minh 
+ Đưa ra luận cứ có tính giải thích kết luận
-> Hồ Chí Minh một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại
 - Ngày soạn :17 / 8 /2012
 - Ngày giảng: 21 /8 /2012
	 Tuần 1 	 Tiết : 2 
	phong cách hồ chí minh	
Lê Anh Trà
I- Mục tiêu 
1. Kiến thức 
Giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh : Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị qua bài nghị luận thuyết minh.
2. Kỹ năng :
Rèn kỹ năng phân tích luận điểm bài văn, dựa vào hiểu biết của mình tích hợp với văn thơ của Bác.
3. Thái độ :
Tình cảm kính yêu và ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác, hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
	(Đã 
II- Chuẩn bị : 
	GV: SKG- Tài liệu tham khảo
 HS: đọc lại nội dung bài, trả lời câu hỏi
III- tiến trình dạy và học :
1. ổn định tổ chức : (2'
	2- Kiểm tra : (5 phút) Nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh được Lê Anh Trà đề cập trong bài viết là gì ? Điều gì đã tạo nên vẻ đẹp phong cách đó ?
	(Nội dung thuyết trình vào bài- HĐ1)
	3- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dunng
 * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới 
- GV thuyết trình vào bài :
 Vốn tri thức văn hóa sâu rộng mà Bác có được qua các con đường : lao động, học hỏi ... không phải chỉ dừng ở đó mà Bác còn tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài, không chịu ảnh hưởng một cách thụ động, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp, phê phán những hạn chế tiêu cực, trên nền tảng dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế. Vì vậy mà ta khẳng định Phong cách Hồ Chí Minh là :
- Đoạn văn 1 theo em được lập luận theo cách quy nạp hay diễn dịch ? (Quy nạp kết hợp giải thích).
* Hoạt động 2 : 
- Để củng cố cho lập luận của mình, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nhằm khẳng định vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh không chỉ là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại mà còn là sự kết hợp giữa đời sống thanh cao mà vô cùng giản dị. Đọc đoạn 2 ?
- GV:Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh được nhà văn dẫn tới từ đâu ?
 + Tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng. Những chi tiết hết sức cụ thể, phổ biến : đó là ngôi nhà sàn, là chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp từng đi vào thơ ca như huyền thoại, là cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, là tình cảm thắm thiết đối với đồng bào, nhất là các em thiếu nhi ...
- GV hoặc HS đọc một số câu thơ, bài văn, mẩu chuyện, ảnh cũng nói tới các chi tiết trên ?
 + Bài hát “Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ, Bác đi từ ở chiến khu Bác về ...”. ảnh tư liệu : “Bác Hồ với chiến dịch Biên giới, Lán Nà Lừa, nhà sàn ...”
- Nhắc lại một số nội dung có liên quan trong bài -Đức tính giản dị của Bác Hồ- của Phạm Văn Đồng (lớp 7). Cách diễn đạt của Lê Anh Trà có gì khác ?(2 câu đầu tiên của đoạn) ?
 + Dẫn chứng sống động, thủ pháp liệt kê không gây nhàm chán đơn điệu mà có tác dụng thuyết phục. Đều giới thiệu ngôi nhà sàn ... nhưng Lê Anh Trà khác về cách diễn đạt giới thiệu có sự so sánh giữa vị tiên và con người.
-GV: Từ việc đưa ra các dẫn chứng để ca ngợi lối sống giản dị của Bác tác giả đưa người đọc đến luận cứ có tính giải thích khẳng định “Tôi dám chắc ..... cho tâm hồn và thể xác”. ý cần khẳng định là gì ? 
 + Không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
 + Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, khác người.
 + Đây là một cách sống văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
- Giáo viên chốt lại nâng cao :
 Phần cuối bài tác giả đã khiến cho bài viết sâu sắc bằng cách kết nối quá khứ với hiện tại. Từ nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác tác giả liên hệ đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm – các vị hiền triết của non sông đất Việt. Dẫu sự so sánh không thật tương đồng bởi Bác một chiến sĩ cách mạng, là chủ tịch nước còn Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nói đến trong thời gian ở ẩn, xa lánh cuộc sống sôi động bên ngoài.
 - Em đọc một bài thơ của Bác cũng nói thú điền viên ?
(Cảnh rừng Việt Bắc, tức cảnh Pác Bó, đi thuyền trên sông Đáy) ....
- Là một bài văn nghị luận em thấy tác giả đã thành công ở điểm nào ?
 + Cách nêu luận điểm, luận cứ rõ ràng.
 + Đan xen giữa lời kể là lời bình luận tự nhiên “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như chủ tịch HCM...” “Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích ...”
 + Dẫn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt “siêu phàm, tiết chế, ... gợi sự gần gũi giữa Bác với các vị hiền triết.
 + Sử dụng nghệ thuật đối lập (vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam)
* hoạt động 3 : Luyên tập
- GV cùng HS hệ thống hóa kiến thức theo bảng tổng kết.
* Hoạt động 4 :Củng cố- Dặn dò
1- Củng cố : - những biện pháp nghệ thuật tạo nên phong cách?
2- Dặn dò : (iên hệ lối sống cá nhân, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
 Tìm hiểu bài “Phương châm hội thoại”
 1’ 
15
14’
2’
4’
Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
2- Sự kết hợp giữa đời sống thanh cao mà vô cùng giản dị trong phong cách Hồ Chí Minh
- ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng Bác có lối sống vô cùng giản dị. 
+ Nơi ở, làm việc đơn sơ
+ Trang phục giản dị
+ Ăn uống đạm bạc
- Cách sống giản dị, đạm bạc của Bác lại vô cùng thanh cao trang trọng. Bởi đó là một cách sống văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
3- Những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu:
- Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, thuyết phục.
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
- Chọn lọc chi ti ...  cho Tổ quốc một cách tự nguyện ... Yếu tố miêu tả cho tả hiểu hơn về chất trữ tình đậm đà của câu chuyện ...
 * Hoạt động 6 : Vận dụng khi viết bài văn tự sự ( 5 phút)
- Những kiến thức kỹ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc – hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong viết bài văn tự sự ?
 + Đề tài, nội dung, cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc ...
10- Câu hỏi 10 :
- Bài của HS phải đủ vì đây là giai đoạn luyện tập kỹ năng cơ bản.
11- Câu hỏi 11 :
- Hiểu rõ đặc điểm nghệ thuật, từ đó hiểu sâu hơn nội dung TP tự sự
12- Câu hỏi 12 :
- Hiểu sâu hơn, cung cấp các mẫu sinh động để vận dụng sáng tạo khi làm bài văn tự sự.
	4- Củng cố : ( 3 phút)
- GV củng cố theo nội dung đã ôn tập
- Sự giống và khác nhau văn bản tự sự lớp 6,9
	5- Hướng dẫn về nhà :( 2 phút)
- Nắm chắc kiến thức tập làm văn đã ôn tập
- Ôn tập kiến thức tập làm văn đã học giờ sau ôn tập ( tiếp)
 .
	- Ngày soạn : / /2012
 - Ngày giảng: / /2012 
Tiết 86 HDĐT
những đứa trẻ
(Trích Thời thơ ấu – Mác xim Go-rơ-ki)
A-Mục tiêu 
1- Kiến thức 
Học sinh cảm nhận được tình bạn thân thiết của nhà văn với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
2- Kỹ năng :
Rèn kỹ năng tìm hiểu văn bản tự sự, phân tích những tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm cũng như đối thoại, độc thoại nội tâm ...
3- Thái độ :
Biết đồng cảm với các đứa trẻ sống thiếu tình thương, từ đó có các hành động thể hiện sự đồng cảm đó. 
B- Chuẩn bị : 
	- Để học tốt ngữ văn 9.
	- Giới thiệu tác giả Mác xim Go rơ ki.
C- Tiến trình tổ chức dạy học:
	1- ổn định tổ chức : 1phút) 
2- Kiểm tra : ( 5')
Nêu và giải thích bố cục truyện ngắn Cố hương của nhà văn Lỗ Tấn ?
	3- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm ( 9 phút)
-HS: Đọc chú thích. Giới thiệu về nhà văn Mác xim Go rơ ki? 
 + Tiếng Nga Go rơ ki nghĩa là “cay đắng”.
 + Tác giả của bộ ba tiểu thuyết tự thuật, nhà văn dùng ngôi thứ nhất xưng tôi kể chuyện đời mình : Thời thơ ấu, Kiếm sống, Trường đại học của tôi và tiểu thuyết Người mẹ.
 + GV đọc cho HS tham khảo về Mác xim Go rơ ki SGV – 239 “Mác xim Go rơ ki là bút danh ...... ở trung tâm thủ đô Mát xcơ va”.
- Giới thiệu về Thời thơ ấu và đoạn trích Những đứa trẻ :
* Hoạt động 2: Đọc kể ( 25 phút)
- HS tóm tắt
GV định hướng: Sau gần 1 tuần, không thấy sau đó 3 anh em con trai đại tá lại ra chơi với A- Li - Ô - Sa. Chúng trò chuyện về bắn chim về gì ghẻAli ô sa kể cho chúng nghe những chuyện cổ tích mà bà ngoại đã kể cho chú. Đại tá cấm các con chơi với A li ô sa và đuổi em ra khỏi sân. Nhưng A li ô sa vẫn tiếp tục chơi với đưa trẻ ấy và cả bọn thấy vui.
- Có thể chia văn bản thành ba phần theo diễn biến tình bạn của những đứa trẻ. Tìm 3 đoạn ấy ?
- Hoạt động nhóm:
- Tìm những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ ?
 . Đại diện nhóm trả lời
 . GV nhận xét, bổ xung.
I- Giới thiệu tác giả - tác phẩm:
1- Tác giả :
- Mác xim Go rơ ki là bút danh của A lếch xây Pê scốp
2- Tác phẩm :
- Những đứa trẻ trích tiểu thuyết Thời thơ ấu 
II. Đọc kể tóm tắt:
1. Đọc:
2. Tóm tắt:
3- Bố cục đoạn trích :
3 phần
 + Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
 + Tình bạn bị cấm đoán.
 + Tình bạn vẫn được duy trì.
*Mối liên kết trong NT : những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu đã xuất hiện ở phần đầu, lại xuất hiện ở phần ba, tạo mối quan hệ kết nối thống nhất và chặt chẽ gây ấn tượng sâu sắc tới người đọc.
Cuộc sống và tình cảnh của những đứa trẻ 
( 10phút)
- Hoàn cảnh của chú bé A li ô sa và ba đứa con nhà đại tá và quan hệ giữa hai gia đình ?
 + Ông bà ngoại của Ô li ô sa là hàng xóm của đại tá nhưng hai gia đình có địa vị xã hội khác nhau, một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang, ông đại tá cấm không cho chúng sang chơi.
 - Nhưng tình bạn giữa chúng đã được nảy nở sau sự việc gì ? Vì sao tác giả lại nhớ và kể lại được như vậy sau bao nhiêu năm ?
 + A li ô sa tình cờ giúp sức cứu đứa trẻ con ông đại tá nên ba đứa rủ A li ô sa sang chơi.
 + Qua trò chuyện A li ô sa biết mấy đứa tuy sống trong giàu sang nhưng củng chẳng sung sướng gì, mẹ chết ở với dì ghẻ, lại bị bố cấm đoán, đánh đòn ...
- Khi mấy đứa trẻ kể về chuyện mẹ chết, người kể chuyện đã quan sát và tả qua hình ảnh rất gợi cảm nào ?
 “ Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con”. 
* Hoạt động 3: Những quan sát tinh tế (10 phút)
- Những đứa trẻ hàng xóm qua cảm nhận của A li ô sa như thế nào ? Trước khi quen thân nhìn sang hàng xóm A li ô sa chỉ thấy điều gì ?
 + “Ba đứa cùng mặc áo cánh ..... có thể chỉ phân biệt được chúng theo tầm vóc”.
 + Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, chỉ còn dì ghẻ mà chúng gọi là mẹ khác rồi lặng đi Go rơ ki kể : “Chúng ngồi sát bên nhau như chững chú gà con” -> So sánh chính xác khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu.
-Tác giả sử dụng biện pháp NT gì? Tác dụng?
- Khi đại tá bất chợt xuất hiện thì Go rơ ki viết thế nào ?
 + “Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn”. Chúng bị bố áp chế lẳng lặng vào nhà chẳng dám hé răng. Tác giả còn kể một đoạn “Tôi nhớ lại thì không bao giờ chúng nói một lời nào về bố và dì ghẻ”.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện của nhà văn 
(10 phút)
- Nghệ thuật kể chuyện của Go rơ ki ? 
 - Chuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng với nhau qua các chi tiết nào ?
- Truyện cổ tích và chuyện đời thường còn lồng với nhau qua hình ảnh của ai ? kể như thế nào ?
GV định hướng
 + Người bà nhân hậu. Bà thường kể chuyện cổ tích cho cháu nghe và bây giờ chú kể lại cho các bạn ... chi tiết người bà nhân hậu cũng được kể lại bằng giọng cổ tích “ngày trước, trước kia, đã có thời ...”
 + Chúng còn khẳng định “Có lẽ tất cả các bà đều tốt ... 
- Tác dụng của nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích của Mác xim Go rơ ki là gì?
- Tên những đứa trẻ không nêu rõ ? Giải thích ? 
* Hoạt động 5: (Tổng kết nội dung nghệ thuật ( 5 phút)
- Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện?
- Đọc ghi nhớ SGK 234.
II- Tìm hiểu văn bản :
1- Những đứa trẻ sống thiếu tình thương :
- Hai gia đình có địa vị xã hội khác nhau tạo bức tường ngăn cách quan hệ tự nhiên giữa những đứa trẻ.
- Hoàn cảnh sống thiếu tình thương đã tạo nên tình bạn trong sáng giữa chúng, khiến mấy chục năm sau tác giả vẫn nhớ như in và kể rất xúc động.
2- Những quan sát và nhận xét tinh tế :
- So sánh -> sự sợ hãi của bọn trẻ và sự thông cảm với nỗi bất hạnh của chúng.
+ Thể hiện dáng dấp bên ngoài và nội tâm của bọn trẻ + A li ô sa càng cảm thông với cuộc sống thiếu tình thương của bọn trẻ hơn.
3- Chuyện đời thường và truyện cổ tích :
- Kể lồng chuyện đời thường vào truyện cổ tích.
+ Dì ghẻ “mẹ khác” của bọn trẻ -> A li ô sa liên tưởng tới dì ghẻ độc ác trong truyện.
+ Mẹ thật sẽ về.
- Làm cho tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn.
- Truyện càng khái quát và mang màu sắc cổ tích đậm đà.
III- Tổng kết :
- Nội dung- Nghệ thuật
- Ghi nhớ : SGK 234
4- Củng cố : ( 3 phút)
- GV chốt lại nội dung bài học.
- Qua tình bạn của A li ô sa giúp em hiểu gì về tấm lòng của nhà văn với những con người cô độc.
5- Hướng dẫn về nhà : ( 1 phút)
- Nắm chắc nội dung 
- Ngày soạn : / /2012
 - Ngày giảng: / /2012 Tiết 87
ôn tập phần tập làm văn
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức 
Giúp HS củng cố về thể loại văn tự sự.
2. Kỹ năng :
Rèn kỹ năng viết bài
3. Thái độ :
Có ý thức trau dồi kiến thức cảm thụ tác phẩm văn học thêm yêu bộ môn.
II. Chuẩn bị : 
 - GV hệ thống câu hỏi ôn tập
 + đề, dàn ý
 + Bài văn mẫu.
 - HS ôn tập lại nội dung
	III. tiến trình dạy và học :
	1- ổn định tổ chức : (1phút) 
2- Kiểm tra : KT trong giờ.
	3- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Lý thuyết( 7 phút)
GV: có phải văn bản tự sự nào cũng có một phương thức biểu đạt duy nhất?
GV: các phương thức đó có ý nghĩa gì?
GV: Nêu bố cục của bài văn tự sự?
* Hoạt động 2: Luyện tập ( 24 phút)
GV đưa ra đề bài
GV: Đề bài thuộc thể loại gì?
- Kể về nội dung gì?
GV Nêu phần mở bài.
- Thân bài nêu vấn đề gì?
- Kết bài nêu vấn đề gì?
* Hoạt động 3: Thực hiện phần luyện nói ( 8 phút)
- Hoạt động nhóm ( nhóm ngẫu nhiên)
. GV nêu yêu cầu
- Nhóm 1,2 phần mở bài
- Nhóm 3,4 phần thân bài
. Đại diện nhóm lên trình bày-> nhóm khác nhậ xét
.GV nhận xét,bổ xung đọc bài văn mẫu.
I.Lí thuyết:
* Các phương thức trong văn bản tự sự:
+ Miêu tả
+ Biểu cảm
+ Nghị luận
* Bố cục:
- 3 phần:+ Mở bài
 + Thân bài
 + Kết luận
II. Luyện tập:
1. Đề bài: Kể lại một việc làm tốt của em
2. Dàn bài:
* Mở bài:
- Giới thiệu được việc làm tốt
- Cảm xúc của bản thân đối với việc đó
* Thân bài:
- Diễn biến sự việc
+ Sự việc mở đầu
+ Sự việc diễn biến
+ Sự việckết thúc.
* Kết bài:
- Nêu kết quả sự việc
- ấn tượng của sự việc đó đối với bản thân
 4. củng cố: ( 3phút)
- GV chốt lại ND bài
5. Hướng dẫn về nhà: ( 2phút)
- Học bài
- Ôn tập lại toàn bộ phần tập làm văn.
- Soạn văn bản: những đứa trẻ.
Tiết 88+ 89 Thi học kì ( Lịch thi và đề thi SGD)
 - Ngày soạn : / /2012
 - Ngày giảng: / /2012 
Tiết 90
Trả bài kiểm tra tổng hợp học kỳ I 
A- Mục tiêu 
1- Kiến thức 
Giúp học sinh đánh giá được kết quả bài kiểm tra học kỳ, ôn lại những kiến thức kỹ năng đã học và yêu cầu cần đạt được đối với bài kiểm tra.
2- Kỹ năng :
Rèn kỹ năng nhận xét, đánh giá bài làm của mình 
3- Thái độ :
Có ý thức tiếp thu ý kiến góp ý của bạn, sửa những lỗi sai của bài viết. 
B- Chuẩn bị : 
	- Đề bài, đáp án, biểu điểm, nhận xét đánh giá.
	C- Tiến trình dạy và học :
	1- ổn định tổ chức :
2- Kiểm tra :
	3- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Hoạt động 1 : Những yêu cầu và đánh giá kết quả bài tiếng việt (30 phút)
- GV thông qua đáp án, biểu điểm
 - GV đánh giá ưu nhược điểm của bài làm ? 
 + Ưu điểm : .................................................
.........................................................................
........................................................................
 + Nhược điểm : ............................................
.........................................................................
........................................................................
 * hoạt động 2 : ( 10 phút)
- Học sinh xem bài làm và sửa sai vào vở.
- Giáo viên công bố điểm, ghi vào sổ
I- Đề kiểm tra học kì:
1- Yêu cầu của bài kiểm tra
2- Đánh giá nhận xét bài làm : 
- Ưu điểm 
- Nhược điểm :
II- Kết quả, đọc bài khá
- HS xem lại bài của mình
- Kết quả : 
	 4- Củng cố : ( 5 phút) Sửa những lỗi sai trong bài viết
	5- Hướng dẫn về nhà : ( 1phút) Soạn bài Bàn về đọc sách

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9(5).doc