Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 50

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 50

Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 ( Lê Anh Trà)

I/ Mục tiêu cần đạt

-Giúp hs :

+Thấy được vể đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại , dân tộc và nhân loại , thanh cao và giản dị

+Từ lòng kính yêu và tự hào về Bác , hs có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác

+Tích hợp với Tiếng Việt ở bài “Các phương châm hội thoại”.

+Rèn kĩ năng đọc và tìm hiểu , phân tích văn bản nhật dụng.

II / Chuẩn bị

1.GV: -Soạn giáo án

 -Những tư liệu liên quan đến tính giản dị của Bác

2.HS: đọc văn bản và soạn bài ; sưu tầm, nghiên cứu tranh ảnh, tài liệu về Bác.

III / Tiến trình tổ chức hoạt động day – học

A / Ổn định tổ chức : kiểm tra sỉ số

B / Kiểm tra bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 

doc 100 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN : 01 Ngày soạn : //2008
 TIẾT : 1,2	 	 Ngày dạy : //2008
Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
	 ( Lê Anh Trà)
I/ Mục tiêu cần đạt 
-Giúp hs :
+Thấy được vể đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại , dân tộc và nhân loại , thanh cao và giản dị 
+Từ lòng kính yêu và tự hào về Bác , hs có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác 
+Tích hợp với Tiếng Việt ở bài “Các phương châm hội thoại”. 
+Rèn kĩ năng đọc và tìm hiểu , phân tích văn bản nhật dụng. 
II / Chuẩn bị 
1.GV: -Soạn giáo án 
 -Những tư liệu liên quan đến tính giản dị của Bác 
2.HS: đọc văn bản và soạn bài ; sưu tầm, nghiên cứu tranh ảnh, tài liệu về Bác.
III / Tiến trình tổ chức hoạt động day – học 
A / Ổn định tổ chức : kiểm tra sỉ số
B / Kiểm tra bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị của HS
C/ Bài mới 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 HCM không những là nhà yêu nước , nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới , vẻ đẹp văn hoá chính lànét nổi bật trong phong cách HCM 
Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
Hs đọc chú thích. 
Gv hướng dẫn đọc: giọng chậm rãi,bình tĩnh, khúc chiết. Gv đọc mẫu một đoạn. 
Hs đọc – nhận xét 
 Vbản này thuộc kiểu văn bản gì ?
 Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích văn bản.
Hỏi: Trong cuộc đời hoạt động của mình HCM đã tiếp xúc ,tiếp thu các nền văn hoá như thế nào?
? Uyên thâmcó nghĩa là gì ? 
? Thái độ tiếp thu văn hoá các nước của Bác như thế nào? 
-Bác không chịu ảnh hưởng một cách thụ động mà biết chọn lọc cái đẹp , cái hay .
-Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế 
 ? Sự tiếp thu ấy đã đem lại kết quả gì?
-Gv : Đây chính là nét nhân loại tính hiện đại trong phong cách HCM 
- Dù tiếp xúc với nhiều nền văn hoá tiên tiến của nhân loại nhưng Bác có một lối sống rất giản dị 
? Lối sống giản dị của Bác thể hiện ở những điểm nào ? 
? Aùo trấn thủ?
? Tác giả sử dụng biện phát nghệ thuật gì ? tác dụng ? 
? Ở lớp 7 em đã học những văn bản nào nói về lối sống giản dị của Bác ?
-Văn bản : Đức tính giản dị của Bác 
? Vậy văn bản này chỉ đề cập đến đức tính giản dị của Bác hay còn đề cập đến vấn đề nào khác?
- Nói đức tính giản dị của Bác là nói về phong cách sống , phong cách HCM mà cốt lõi là vẻ đẹp văn hoá đựoc kết hợp hài hoà giữa văn hoá dân tộc và văn hóa nhân loại. 
- Gv :Trong thực tế yếu tố nhân loại và dân tộc , truyền thống và hiện đại luôn có xu hướng loại trừ nhau .Nhưng Bác lại kết hợp hài hoà những yếu tố ấy bởi nhờ cóbản lĩnh ý chí của người chiến sỹ cách mạng và tình cảm cách mạng 
? Cách sống giản dị của Bác có phải là lối sống khắc khổ , khác người không ? 
- Không tự thần thánh hoá , không tự làm cho khác đời , không phải là lối sống khắc khổ mà là lối sống có văn hoá đã trở thành quan niệm thẩm mỹ , cái đẹp là sự giản dị tự nhiên , thanh cao 
? Cách sống của Bác gợi cho ta nhớ đến những nhà hiền triết nào ? 
- Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm .đây là ba nhân cách lớn ,ba nhà văn hoá có lối sống vừa thanh cao vừa giản dị.
?Sự so sánh đó nói lên điều gì?
- Cho thấy Bác rất P Đông ,gắn bó sâu sắc với vẻ đẹp tinh thần dân tộc.
Hoạt động 4.Tổng kết
? Tìm những nét tiêu biểu về nt ? 
- Kể và bình luận 
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu có liệt kê 
- Sử dụng những từ Hán –Việt tạo sự gần gũi với các hiền triết 
- Nt so sánh ,đối lập nhằm làm nổi bật vẻ đẹp phong cách văn hoáHCM. 
? Qua phân tích hãy cho biết nội dung chính của văn bản ?
- Hs tự làm.
I / Đọc- hiểu văn bản 
1/ Chú thích (sgk) 
2 / Đọc văn bản 
3/ Thể loại: thuyết minh-nghị luận (văn bản nhật dụng ) 
II / Phân tích văn bản 
3.1 / Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của HCM để tạo nên phong cách HCM 
-Người đã từng đặt chân đến nhiều vùng đất khác nhau trên thế giới.
-Người thông thạo nhiều ngoại ngữ nên có khả năng giao tiếp với nhiều người, nhiều nền văn hoá khác nhau của P Đông ,P Tây.
-Người học hỏi ,tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến mức uyên thâm.
-Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại .
-Tiếp thu văn hoá nhân loại nhưng không làm mất bản sắc dân tộc.
=>Tạo ra một nhân cách , một phong cách rất VN , rất phương Đông nhưng cũng rất mới , rất hiện đại.
2 / Lối sống giản dị thanh cao của HCM 
- Nơi ở , nơi làm việc :+ Nhà sàn nhỏ cạnh ao , đơn sơ 
 + có phòng khách , làm việc và phòng ngủ 
- Trang phục : bộ quần áo bà ba nâu , áo trấn thủ , dép lốp hết sức đơn sơ 
- Ăn uống đạm bạc : cá kho , rau luộc ,dưa ghém
=>Liệt kê và bình luận : tạo sức thuyết phục 
- Lối sống giản dị , thanh cao 
II/ Tổng kếtù 
IV/ Luyện tập (sgk)
 D / Củng cố 
? Em hiểu gì về phong cách HCM ? 
Đ/ Dặn dò 
 - Làm luyện tập 
 - Soạn văn bản tiếp theo.
 TUẦN : 01 Ngày soạn : //2008
 TIẾT : 03	 	 Ngày dạy : //2008
	CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI 
I / Mục tiêu cần đạt 
- Giúp hs 
+ Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất 
+Biết vận dụng phương châm này trong giao tiếp 
-Tích hợp với văn bản :Lợn cưới áo mới 
II / Chuẩn bị :Soạn bài 
III / Tiến trình tổ chức hoạt động day – học 
A/ Ổn định tổ chức 
B/ Kiểm tra bài cũ 
C / Bài mới : 
Hoạt động 1 :Tìm hiểu đoạn đối thoại
 Hs đọc ví dụ 
? Khi An hỏi cậu học bơi ở đâu ? thì An muốn biết điều gì ? 
-Địa điểm Ba học bơiở sông hay hồ , hồ nào? 
?Vậy Ba trả lời : Học ở dưới nước, thì câu trả lời có đáp ứng điều An muốn hỏi không ? 
-Không .Vì nội dung mà An cần biết không phải vậy .
?An cần trả lời như thế nào ?
Hs trả lời.
?Vậy người nghe trả lời ít hay nhiều hơn người cần hỏi ? 
-Ít hơn 
? Từ vd trên hãy cho biết bài học trong giao tiếp
Cần nói cho có nội dung ,không thiếu .
 Hs đọc 
? Vì sao truyện lại gây cười ? 
-Các nhân vật nói nhiều hơn những điều cần nói 
?Người có lợn cưới và áo mới phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biếtđiều cần hỏi và trả lời? 
 -Hỏi: bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không ? 
 -Trả lời: nãy giờ tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả 
? Vậy cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
-Trong giao tiếp không cần nói nhiều hơn những điều cần nói. 
? Từ vd 1 và vd 2 hãy cho biết khi giao tiếp ta cần tuân thủ những điều gì để đảm bảo phương châm về lượng ? 
- Hs đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương châm về chất
- Hs đọc ,tóm tắt câu chuyện
?Truyện phê phán những điều gì ? 
- Tính nói khoác .
? Vậy trong giao tiếp điều gì cần tránh ? 
- Không nên nói những điều mà mình không tin là thật. 
? Nếu không chắc bạn mình nghỉ học thì em có trả lời vói thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không?
- Không .
? Vậy trong giao tiếp ta cần tránh những điều gì?
- Đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực. 
? Từ 2 vd trên khi giao tiếp ta cần tuân thủ những điều gì ? 
Hs đọc ghi nhớ 
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs làm luyện tập
?Dựa vào phương châm về lượng để phân tích lỗi về lượng trong những câu sau:
-Thừa cụm từ (nuôi ở nhà ) vì gia súc đã hàm chứa nghĩ là thú nuôi trong nhà 
-Thừa cụm từ (có hai cánh )vì tất cả các loại chim đều có hai cánh 
- Hs chép và làm vào vở bài tập 
Vi phạm phương châm vềlượng 
? Giải thích tại sao người noí hay dùng những cụm từ này: 
I / Phương châm về lượng 
1/ Ví dụ: 
Vdụ1:- An :Cậu học bơi ở đâu ?
 -Ba :Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn đâu.
Vdụ2 Lợn cưới ,áo mới
 -Bác có thấy con lơnï cưới của tôi chạy qua đây không? 
 - Từ lúc tôi mặc áo mới này tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
2/ Kết luận :ghi nhớ 
-Cần nói cho có nội dung 
 -Nói không thiếu ,không thừa
II / Phương châm về chất 
1/ Ví dụ : Quả bí khổng lồ
2/ Kết luận 
Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
II / Luỵện tập 
Bài tập 1 : Phân tích lối diễn đạt 
a/ Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà 
b/ Eùn là một loài chim có hai cánh 
Bài tập 2 : Điền từ thích hợp 
a/ nói có sách mách có chứng 
b/ nói dối 
c/ nói mò 
d/ nói nhăng noi cuội 
e/ nói trạng 
Phương châm về chất
Bài tập 3 : 
-Rồi có nuôi đựoc không ? 
Bài tập 4 : 
a/ Như tôi được biết, tôi tin rằng
 Để đảm bảo phương châm về lượng 
Báo cho người nghe biết được tính xác thực của nhận định hoặc thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm nghiệm chưa được kiểm chứng 
b/ Như tôi đã trình bày, như mọi người đã biết 
Đe åđảm bảo phương châm về lượng Nhằm báo cho người nghe biết việc nhắc lại nội dung cũ là do chủ ý của người nói
D / Củng cố 
 -Nhắc lại nội dung phương châm về lượng , về chất .
Đ / Dặn dò 
 -Làm bài tập 5 
 TUẦN : 01 Ngày soạn : //2008
 TIẾT : 04	 	 Ngày dạy : //2008
	SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT 
	TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 
I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp hs : 
+ Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh , làm cho văn bản thuyết minh sinh động , hấp dẫn 
+ Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh 
II / chuẩn bị 
- Hs xem lại kiểu văn bản thuyết minh ở lớp 8 
III / Tiến trình hoạt động day – học 
A/ Ổn định tổ chức 
B / Kiểm tra bài cũ 
C/ Bài mới
Hoạt động 1 :Ôn lại kiến thức về kiểu VB thuyết minh
?Văn bản thuyết minh là gì ? 
-Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống sống nhằm cung cấp tri thức ( hiểu biết ) về đặc điểm, tính ctính chất, nguyên nhân .. của các hiện tượng sự vật trong tự nhiên xã hội bằng phương thúc trình bày , giới thiệu, thiệu, giải thích 
? Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh là gì ? 
- Tri thức khách quan, phổ thông , xác thực 
? Ca ... ể hiện thái độ gì ?
? Lái những chiếc xe không kính người lính còn thấy niềm vui nào nữa ?
? Cùng chung cảnh ngộ, họ thể hiện tình cảm với nhau như thế nào ?
? Điều gì đã làm nên sức mạnh để những người lính coi thường gian khổ, vượt lên phía trước ?
? Em hiểu hai câu thơ trên như thế nào? Ở đây tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ?
Nghệ thuật hoán dụ .
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tổng kết bài .
? Qua bài thơ em có nhận xét gì về những người lính thời kháng chiến chống Mĩ ?
Gọi hs đọc phần ghi nhớ .
* Hoạt động 3 : Làm bài tập .
? Hãy so sánh hình ảnh người lính thời chông Pháp và thời chông Mĩ qua hai bài thơ : Đồng chí và bài thơ : Bài thơ về tiểu đội xe không kính ?
I. Đọc – hiểu văn bản :
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả : PTD sinh năm 1941 . Quê Phú thọ . Là nhà trơ trẻ tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Mĩ .Giọng thơ sôi nổi, tươi trẻ, tinh nghịch mà sâu sắc . Tràn đầy niềm tin .
b. Tác phẩm : Đạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ (1969) in trong tập thơ :”Vầng trăng quầng lửa”.
2. Đọc – chú thích : 
3. Phân tích :
a. Hình ảnh những chiếc xe không có kính 
- Nhan đề : Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
- Không có kính : không phải vì không có, bom giật, bom rung -> kính vỡ mất _ hình ảnh chân thực của cuộc sống chiến đấu trên đường Trường sơn, xe vẫn chạy bất chấp khó khăn, gian khổ – quyết tâm chiến đấu thống nhất nước nhà.
- Một hình ảnh tưởng như rất đỗi bình thường bỗng chốc trở thành một hình ảnh thơ rất lãng mạn .
b. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe :
 Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng -> Tư thế bình tĩnh, hiên ngang. 
- Những khó khăn vì xe không có kính :
Không có kính – gió xoa mắt đắng 
Không có kính - ừ thì có bụi- chưa cần rửa 
Không có kính – ừ thì ướt áo – chưa cần thay
Lái trăm cây số nữa, mưa tạnh, gió lùa khô mau thôi => Giọng thơ ngang tàng, bất chấp khó khăn. Nghệ thuật lặp cấu trúc mang vẻ đẹp đậm chất lính .
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha => Sự lạc quan, tươi trẻ, sôi nổi .
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Chung bát đũa, nghĩa là gia đình đấy.
=> Sự gần gũi, gắn bó, coi nhau như anh em trong một gia đình .
- Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Ý chí chiến đấu để giải phóng Miền Nam, thống nhất nước nhà . Tình yêu nước nồng nhiệt của tuổi trẻ thời chống Mĩ .
4. Tổng kết : Ghi nhớ (sgk)
II. Luyện tập :
	IV. Củng cố- dặn dò : 
GV hệ thống bài .
Học thuộc bài thơ, phân tích hình ảnh người lính. Ôn bài chuẩn bị kiểm tra truyện Trung đại .
TUẦN : 10 Ngày soạn : //2008
 TIẾT : 48	 	 Ngày dạy : //2008
KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
I/ Mục tiêu cần đạt 
Giúp học sinh : Củng cố kiến thức về văn học trung đại .
Rèn luyện kĩ năng hiểu và trình bày moat vấn đề .
II/ Chuẩn bị :
- Nội dung bài .
	III/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học 
1/ Ổn định tổ chức
2/ Bài mới :
I. Đề bài :
1. Phân tích vẻ đẹp và số phận bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm :” Chuyện người con gái Nam Xương ” và “ Truyện Kiều ”.
2. Phân tích giá trị nhân đạo của “ Truyện Kiều ” ( Qua các đoạn trích đã học ).
II. Đáp án :
Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ :
* Vẻ đẹp :Họ mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam :
- Vũ Thị Thiết : Tư dung tốt đẹp, thuỳ mị, nết na, hiếu thảo, thuỷ chung.
- Thuý Kiều : Vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, tuyệt thế giai nhân, tài năng hiếm có, rất mực hiếu thảo, một lòng thuỷ chung .
 * Số phận : Long đong, vất vả, gặp nhiều nỗi bất hạnh, oan trái .
- Vũ Thị Thiết : Phụ thuộc vào chồng, được Trương Sinh mua về, sống đúng mực, thuỷ chung nhưng vì lời nói ngây dại của con trẻ mà bị đánh mắng, đuổi ra khỏi nhà, bị hắt hủi, những mộng ước về một gia đình hạnh phúc mà nàng cố công gây dựng đã tan vỡ. Bơ vơ, không nơi nương tựa -> tìm đến cái chết .
- Thuý Kiều : Để cứu cha và em nàng phải bán mình, từ bỏ tình yêu đẹp với Kim Trọng, bước chân vào chuỗi ngày đầy bất hạnh, 15 năm lưu lạc, sống số phận của mọi kiếp người : Làm gái lầu xanh, con hầu, đứa ở, vợ lẽ,như một món hàng mua đi, bán lại, bị đánh đập, hành hạ, vùi dập, cũng từng tìm đến cái chết .
- Có thể lấy thêm ví dụ về hình ảnh trong truyện LVT, Bánh trôi nước .
* Tiếng nói đồng cảm :
- Trân trọng, ca ngợi và cảm thông với số phận của người phụ nữ .
- Lên án chế độ phong kiến cùng những luật lệ hà khắc của nó .
2 Giá trị của truyện Kiều :
- Giá trị hiện thực : Lên án chế độ phong kiến , những thế lực đen tối trong xã hội ,
- Giá trị nhân đạo : Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp con người . Khát vọng công lí, tình yêu đôi lứa tự do, trong sáng,
IV : Củng cố, thu bài :
TUẦN : 10 Ngày soạn : //2008
 TIẾT : 49	 	 Ngày dạy : //2008
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (TT)
	I/ Mục tiêu cần đạt 
Giúp học sinh : Nắm vựng hơn và biết vận dụng những kiến thức về vốn từ vựng đã học từ lớp 6- 9.
	II/ Chuẩn bị :
- Nội dung bài .
	III/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học 
 A/ Ổn định tổ chức
 B/ Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng bài thơ : Bài thơ về tiểu đội xe không kính và phân tích hình ảnh người lính trong bài ? 
 C/ Bài mới :
Hoạt động 1: Ôn lại các khái niệm về từ vựng đã học và giải các bài tập .
- Gọi hs lên bảng hoàn thành sơ đồ .
? Có mấy cách phát triển từ vựng ? Lấy ví dụ minh hoạ ?
? Làm thế nào để diễn đạt những khái niệm mà ngôn ngữ của ta không có từ để biểu thị ?
? Phát triển nghĩa của từ có tác dụng gì ?
? Thế nào là từ mượn ? Cho ví dụ ?
Đọc bài tập sgk – Hs tự làm .
? Từ Hán – Việt là gì ? Lấy ví dụ ?
- Hs đọc, thảo luận bài tập, chọn quan niệm đúng .
? Thế nào là thuật ngữ ? Biệt ngữ xã hội ?
Hs thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong cuộc sống hiện nay .
? Tìm một số biệt ngữ xã hội thường được sử dụng ?
Hs ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ .
? Giải thích một số từ ngữ sgk yêu cầu .
? Hãy sửa lại cho đúng các từ dùng sai trong các câu bài tập .
I. Sự phát triển của từ vựng :
1. Các hình thức phát triển từ vựng :
- Phát triển nghĩa (Từ nhiều nghĩa)
- Phát triển về số lượng từ : + Tạo từ mới
 + Mượn từ .
2. Công dụng :
- Đáp ứng nhu cấu giao tiếp ngày một tăng lên của con người .
II. Từ mượn :
Khái niệm :
Bài tập : Nhận định đúng : a,c 
III. Từ Hán – Việt :
Khái niệm : Là những từ có gốc từ tiếng Hán nhưng phát âm bằng tiếng Việt .
Bài tập : Quan niệm đúng : b .
IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội :
1. Khái niệm : 
- Thuật ngữ : Từ ngữ biển thị những khái niêm khoa học, công nghệ. Được dùng trong các văn bản khoa học – công nghệ .
- Biệt ngữ xã hội : Từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định .
V. Trau dồi vốn từ :
1. Ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ .
2. Giải thích nhgiã của từ :
- Bách khoa toàn thư : Bộ sách tổng hợp kiến thức của nhiều môn khoa học khác nhau .
- Dự thảo : Văn bản chưa thành văn , chưa thông qua ý kiến thống nhất của một tập thể, cộng đồng .
-
3. Sửa lỗi dùng từ :
- Béo bổ : Béo bở .
- Đạm bạc : Tệ bạc .
- Tấp nập : Liên tục .
-
* Hoạt động 2:
IV : Củng cố – Dặn dò :
Học bài , chuẩn bị bài mới .
TUẦN : 10 Ngày soạn : //2008
 TIẾT : 50	 	 Ngày dạy : //2008
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
	I/ Mục tiêu cần đạt 
Giúp học sinh : Hiểu được yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò, ý nghĩa của yếu tố này. 
Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận .
II/ Chuẩn bị :
- Nội dung bài .
	III/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học 
 A/ Ổn định tổ chức
 B/ Kiểm tra bài cũ : Văn nghị luận khác văn tự sự như thế nào ? 
 C/ Bài mới :
* Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
-Hs đọc ví dụ . ? Đoạn văn trên là lời của ai? Trình bày về vấn đề gì ?
- Đoạn văn biểu hiện những suy nghĩ nội tâm của ông giáo, đối thoại với chính mình, thuyết phục rằng vợ mình không ác .
? Các lí lẽ được trình bày như thế nào ?
? Vấn đề được phát triển ntn ? Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng, lí lẽ nào để chứng minh vợ mình không ác ? 
- Hs tìm trong văn bản trả lời .
? Đây có phải là cuộc đối thoại không? Cảnh này xuất hiện ở đâu ? Toà án .
? Trong đó ai là luật sư ? Ai là bịcáo ?
? Hoạn Thư đưa ra những dẫn chứng nào để biện minh cho mình ?
? Em có nhận xét gì về lời lẽ của Hoạn Thư ?
? Từ việc phân tích 2 ví dụ, hãy tìm ra những dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận .trong văn bản tự sự ?
* Hoạt động 2 : Luyện tập .
- Hướng dẫn hs tự làm .
- Cho hs đóng vai TKiều và Hoạn Thư .
I. Nghị luận trong văn bản tự sự :
1. Ví dụ :
a. Chao ôi ! Đối với  ta thương => Luận điểm .Nêu vấn đề .
- Câu phát triển vấn đề : 2,3,4,5,6.
Kết luận : Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận .
Cách lập luận chặt chẽ .
b. Kiều báo ân báo oán :
- Cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư diễn ra dưới hình thức lập luận :
+ Kiều : Luật sư buộc tội.
+ Hoạn Thư : Bị cáo, biện minh cho mình :
Tôi là đàn bà -> Ghen tuông là chuyện thường tình 
Tôi đối xử không tệ với cô : Viết kinh ; không đuổi theo khi trốn chạy .
Tôi và cô có chồng chung mấy ai nhường ai ?
Vẫn nhận lỗi, chờ sự khoan hồng .
2. Kết luận chung :
- Nghị luận trong văn bản tự sự xuất hiện ở các đoạn văn đối thoại, nhận xét, phán đoán .
- Đặc điểm : Nêu lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục người đọc, người nghe 1 vấn đề .
- Các từ ngữ lập luận : Tại sao,thật vậy, tuy thế, câu phủ định.
II. Luyện tập :
TRình bày các ý như phần 1.
Tóm tắt lại 4 ý trong lời nói của Hoạn Thư .
IV . Củng cố- dặn dò :
Gv hệ thống bài .
Học bài và chuẩn bị bài mới .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA N Van 9 Tuan 110.doc