Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 123: Nghĩa tường minh và hàm ý - GV: Lê Văn Bình

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 123: Nghĩa tường minh và hàm ý - GV: Lê Văn Bình

TIẾT 123 Ngày soạn:22-02-2011

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

I. MỤC TIÊU :

1-Kiến Thức: Nắm được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.

-Tác dụng việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.

+Tích hợp với Văn qua bài thơ “Sang thu”, “Nói với con”; với Tập làm văn ở bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

2-Kĩ Năng: Biết được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.

Giải đoán hàm ý trong văn cảnh cụ thể.

3-Thái độ: Yêu quí sự phong phú của Tiếng Việt

Sử dụng hàm ý phù hợp tình huống giao tiếp.

II-CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

-Chuẩn bị của Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ và bài tập, bài soạn giảng.

-Tích hợp kiến thức đọc hiểu văn bản; các phép tu từ; các phương châm hội thoại; kiến thức TL Văn.

-Chuẩn bị của Học Sinh: Đọc thật kĩ và nghiên cứu các bài tập trong SGK.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1-Ổn định tình hình lớp : (1)

2-Kiểm tra bài cũ: (3) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cả lớp.

3-Giảng bài mới:

-Giới thiệu bài (2) Giáo viên bắt đầu việc kể câu chuyện dân gian: Thiếu một con

Hệ thống từ loại loại Tiếng Việt rất phong phú, đã vậy , khi cấu tạo thành câu trong giao tiếp lại còn phong phú hơn. Một câu có thể hiểu theo nhiều nghĩa tùy theo người cảm nhận, có nghĩa thể hiện ra ngoài nhưng có nghĩa ẩn bên trong. Bài học hôm nay sẽ làm sáng tỏ vấn đề đó.

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 123: Nghĩa tường minh và hàm ý - GV: Lê Văn Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 123 	Ngày soạn:22-02-2011
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý 
I. MỤC TIÊU :
1-Kiến Thức: Nắm được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
-Tác dụng việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
+Tích hợp với Văn qua bài thơ “Sang thu”, “Nói với con”; với Tập làm văn ở bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2-Kĩ Năng: Biết được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.
Giải đoán hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
3-Thái độ: Yêu quí sự phong phú của Tiếng Việt
Sử dụng hàm ý phù hợp tình huống giao tiếp.
II-CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
-Chuẩn bị của Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ và bài tập, bài soạn giảng.
-Tích hợp kiến thức đọc hiểu văn bản; các phép tu từ; các phương châm hội thoại; kiến thức TL Văn.
-Chuẩn bị của Học Sinh: Đọc thật kĩ và nghiên cứu các bài tập trong SGK.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1-Ổn định tình hình lớp : (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cả lớp.
3-Giảng bài mới: 
-Giới thiệu bài (2’) Giáo viên bắt đầu việc kể câu chuyện dân gian: Thiếu một con  
Hệ thống từ loại loại Tiếng Việt rất phong phú, đã vậy , khi cấu tạo thành câu trong giao tiếp lại còn phong phú hơn. Một câu có thể hiểu theo nhiều nghĩa tùy theo người cảm nhận, có nghĩa thể hiện ra ngoài nhưng có nghĩa ẩn bên trong. Bài học hôm nay sẽ làm sáng tỏ vấn đề đó.
-Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 NỘI DUNG
 10
5
20
3
*HOẠT ĐỘNG 1: 
-GV treo bảng phụ- yêu cầu HS đọc kĩ và trả lời các câu hỏi theo gợi ý của GV .
- Câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!”, em hiểu nhân vật anh thanh niên muốn nói điều gì ?Hãy ghi lại cách hiểu của em ?(Kỹ thuật động não)
-Căn cứ vào đâu mà em hiểu như vậy ?
- Câu “Ôi! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này” có hàm ý không?
-Từ ví dụ phân tích ở trên, em hiểu thế nào là nghĩa tường minh ? Nghĩa hàm ý là gì?
*HOẠT ĐỘNG 2:
-Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý có gì giống và khác nhau ?.
-Vì sao anh thanh niên không nói thẳng với ông họa sĩ, cô gái rằng mình rất tiếc không còn thời gian để trò chuyện ?
*GV có thể đưa thêm bài tập xử lí nhanh.(Bảng phụ)
a- Kh¸ch: - Nãng qu¸!
 Chđ nhµ: - MÊt ®iƯn råi. Cã b¹n nãi r»ng cuéc héi tho¹i gi÷a ngêi kh¸ch vµ chđ nhµ trong t×nh huèng trªn ®· vi ph¹m phu¬ng ch©m quan hƯ (nãi l¹c ®Ị). ú kiÕn cđa em?
b-Lao động là nghĩa vụ của công dân (Điều 55, Hiến pháp 1992).Câu này có hàm ý không? Vì sao ?
c- *Khơng thầy đố mày làm nên.
*Uống nước nhớ nguồn.
*Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu tục ngữ nào có nghĩa tường minh? Câu nào có nghĩa hàm ý ?
d- TÝnh ra cËu Vµng cËu Êy ¨n kháe h¬n c¶ t«i, «ng gi¸o ¹. Mçi ngµy cËu Êy ¨n thÕ, bá rỴ mÊt hµo rìi, hai hµo ®Êy. Cø m·i thÕ nµy th× t«i lÊy tiỊn ®©u mµ nu«i ®uỵc? Mµ cho cËu Êy ¨n Ýt th× cËu Êy gÇy ®i, b¸n hơt tiỊn, cã ph¶i hoµi kh«ng? B©y giê cËu Êy bÐo trïng trơc, mua ®¾t, nguêi ta cịng thÝch....
 (Nam Cao, L·o H¹c)
-Trường hợp nào dùng nghĩa tường minh, hàm ý ?
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
*HOẠT ĐỘNG 3:
-HD luyện tập.
*Bài tập 1:
-Gọi HS đọc bài tập và nêu yêu cầu.
a-Câu nào cho thấy ông họa sĩ chưa muốn chia tay anh thanh niên? Từ ngữ nào giúp em nhận ra ?
b-Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ cô gái ở cuối đoạn văn? Thái độ liên quan đến chiếc mùi soa?
*Bài tập 2:
-Nêu hàm ý của câu: “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá”?
*Bài tập 3:
-Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn trích?
*Bài tập 4:
Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 4. GV treo bảng phụ có ghi đoạn trích của bài tập 4.
*Bài tập bổ trợ:
-Viết một đoạn đối thoại có sử dụng câu có hàm ý.
*HOẠT ĐỘNG 4:
-Củng cố:
-Nghĩa tường minh ?
-Nghĩa hàm ý ?
-Các nhóm thảo luận ghi vào giấy – cử đại diện trình bày.
-GV tổng kết:
+Cách hiểu phổ biến: Chỉ còn có năm phút là phải chia tay.
+Cách hiểu không phổ biến: 
1.Tiếc quá, không còn thời gian để trò chuyện.
2.Thế là họ sắp đi rồi.
- Phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.Hoặc phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
 - Câu “Ôi! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này”.
-> Câu này không có hàm ý.
+Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
+Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
+Giống:đều là phần thông báo trong câu
+Khác: -Nghĩa tường minh 
 -Hàm ý 
-Không muốn bọc lộ cảm xúc của mình với sự nuối tiếc 
-Vi phạm phương châm quan hệ nhưng nhằm hàm ý khác: Thông cảm vì điện cúp rồi, chịu nóng một chút nha !(Hàm ý)
-Câu này không có hàm ý vì trong văn bản hành chính công vụ chỉ được tường minh.
-> Nghĩa tường minh
-> Nghĩa hàm ý
-> Nghĩa hàm ý
-> Nghĩa hàm ý : Tôi muốn bán cậu Vàng ông giáo ạ !
- Văn bản hành chính công vụ chỉ được tường minh.
Trong văn bản nghệ thuật, giao tiếp  có thể dùng hàm ý 
-1 HS đọc cả lớp theo dõi.
-HD luyện tập.
-1 HS đọc và nêu.
+Câu “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy.”
+Cụm từ: “Tặc lưỡi”
+ “Mặt đỏ ửng” ->
ngượng ngùng khó nói vì anh thanh niên thật thà, vì ông già đầy kinh nghiệm kia !.
-“nhận lại chiếc khăn”-> hành động thay cho lời cảm ơn.
-“quay vội đi” -> lúng túng bối rối
-1 HS trả lời – HS khác nhận xét .
+ “nhà họa sĩ chưa kịp uống nước chè đã phải đi”.
+Câu: “Cơm chín rồi” có chứa hàm ý-> “Ông vô ăn cơm đi!”
-Các nhóm thảo luận – cử đại diện trả lời – ghi vào phiếu học tập và đứng tại chỗ trả lời.
-Các nhóm thảo luận – cử đại diện trả lời.
- HS nhắc lại kiến thức
I- Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý :
1. VD :SGK.
a- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
*Cách hiểu phổ biến: Chỉ còn có năm phút là phải chia tay.
*Cách hiểu không phổ biến: 
-Tiếc quá, không còn thời gian để trò chuyện.
-Thế là họ sắp đi rồi.
b- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này.
-Câu này không có hàm ý.
-> a.Nghĩa hàm ý
 b.Nghĩa tường minh
2- Ghi nhớ :
+Giống:đều là phần thông báo trong câu
+Khác:
-Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
-Nghĩa hàm ý : là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy
II- Luyện tập:
*Bài tập 1:Câu chứa hàm ý và diễn đạt hàm ý
a- Câu “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy”
+Cụm từ: “Tặc lưỡi”
b -“Mặt đỏ ửng” ->
ngượng ngùng khó nói.
-“nhận lại chiếc khăn”-> hành động thay cho lời cảm ơn.
-“quay vội đi” -> lúng túng bối rối
*Bài tập 2:
 “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá”
-> “Nhà họa sĩ chưa kịp uống nước chè đã phải đi”
*Bài tập 3:
Hàm ý của câu: “Cơm chín rồi” -> “Ông vô ăn cơm đi!”
*Bài tập 4:
a-Câu “Hà, nắng gớm , về nào ” không có hàm ý, mà chỉ là câu đánh trống lãng.
b-Tôi thấy người ta đồn (Câu nói dở dang)
*Bài tập bổ trợ:
-Đoạn thoại:
Thảo:
-Tối qua, tớ trông thấy bạn đi chơi.
Mai:
-Tớ nghĩ, hình như bạn thích ăn ốc lắm thì phải
=> Câu của Mai có hàm ý: “Ăn ốc nói mò”
4- Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo : (1’)
-Về nhà học thuộc phần ghi nhớ SGK.
-Làm lại các bài tập đã hướng dẫn.
-Viết một đoạn đối thoại có sử dụng câu có hàm ý. Chỉ hàm ý có ý nghĩa gì?
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_123_nghia_tuong_minh_va_ham_y_gv_le_v.doc