Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 151, 152: Bố của Xi - Mông

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 151, 152: Bố của Xi - Mông

A.Mục tiêu cần đạt: (SGK/145)

B.Chuẩn bị.

-Gv:Bảng phụ-tóm tắt đoạn trích,tư liệu về tác giả.

HS:Đọc, tóm tắt đoạn trích, soạn câu hỏi sgk.

C.Tổ chức hoạt động D-H.

HĐ1:Khởi động:((5ph)

1.Ổn định lớp .

2.Kiểm tra bài cũ .

-Nêu những hiểu biết về nhà văn Đi-phô và xuất xứ đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.

-Ý nghĩa nội dung và nghệ thuật đoạn trích

3.Giới thiệu bài mới:

Yêu cầu hs nhắc lại những tác phẩm của văn học Pháp(Buổi học cuối cùng-Đô-đê, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục-Mô-li-e, Đi bộ ngao du-Ru-xô).Cùng thời với Đô-đê có Mô-pa-xăng.

HĐ2:Tìm hiểu văn bản:(70ph)

 Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 989Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 151, 152: Bố của Xi - Mông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Tiết 151+152 BỐ CỦA XI-MÔNG
 (Guy đơ Mô-pa-xăng)
A.Mục tiêu cần đạt: (SGK/145)
B.Chuẩn bị.
-Gv:Bảng phụ-tóm tắt đoạn trích,tư liệu về tác giả.
HS:Đọc, tóm tắt đoạn trích, soạn câu hỏi sgk.
C.Tổ chức hoạt động D-H.
HĐ1:Khởi động:((5ph)
1.Ổn định lớp .
2.Kiểm tra bài cũ .
-Nêu những hiểu biết về nhà văn Đi-phô và xuất xứ đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.
-Ý nghĩa nội dung và nghệ thuật đoạn trích
3.Giới thiệu bài mới:
Yêu cầu hs nhắc lại những tác phẩm của văn học Pháp(Buổi học cuối cùng-Đô-đê, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục-Mô-li-e, Đi bộ ngao du-Ru-xô).Cùng thời với Đô-đê có Mô-pa-xăng.
HĐ2:Tìm hiểu văn bản:(70ph)
 Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
1.Tìm hiểu chung.
*TG-TP.
GV hỏi: Trình bày những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm?
-HS nêu->GV bổ sung nhấn mạnh những nét cơ bản:
Là nhà văn Pháp,thuộc dòng dõi quý tộc đã sa sút.Khi chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ ông nhập ngũ –sau chiến tranh làm việc ở bộ Hải quân và Giáo dục.Cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng ông đã sáng tác phản ánh
+Đoạn trích được trích trong truyện ngắn cùng tên truyện
-GV cho HS nhận xét chân dung tác giả theo SGK.
*Hướng dẫn đọc.
-GV đọc 1đoạn- hs đọc tiếp –HS tóm tắt truyện.(Chú ý từ khó).
-HS trao đổi ->Gv đánh giá, tóm tắt lại nội dung qua bảng phụ.(chuẩn bị sẵn )
GV hỏi: Nêu trình tự các sự việc chính của đoạn trích ?Dựa vào trình tự trên hãy xác định từng phần ?
-HS thảo luận nhóm->đại diện trình bày->GV kết luận.
Phần 1: Từ đầu khóc hoài Phần 2:Tiếpmột ông bố. Phần3:tiếpđi rất nhanh. Phần 4.Còn lại
 GVhỏi: Trong truyệncó những nhân vật nào- nhân vật nào là chính ?Vì sao em..?
HS nêu->GV kl:Phi Líp.Xi-mông,Blăng-sốt và một số nhân vât không tên khác.NV chính là Xi-mông vì câu chuyện xoay quanh nỗi khổ không có bố và sự giải thoát cho Xi-mông khỏi nỗi khổ đó.
2.Phân tích.
GV hỏi: Nhận xét diễn biến tâm trạng của nhân vật Xi-mông ?
HS trao đổi->Gv kết ý.
GV hỏi: Tìm chi tiết thể hiện nỗi tuyệt vọng, đau đớn của Xi-Mông trong tác phẩm?
HS trao đổi -> Gv kết luận●Nỗi đau đớn tuyệt vọng được thể hiện qua ý nghĩ và hành động ,em bỏ mhà ra bờ sông , định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không có bố.May mà cảnh vật thiên nhiên (trời ấm dễ chiụ, ánh nắng êm đềm ;trên mặt cỏ chú nhái con làm em nghĩ tới một thứ đồ chơi ..)khiến em nghĩ đến nhà đến mẹ(đoạn1-GV cho HS quan sát-đọc)
●Nỗi đau thể hiện ở những giọt nước mắt của em ,em khóc”cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc ..và thấy buồn 
vô cùng em lại khóc ,người em rung lên “”những cơn nức nở lại kéo đến 
●Còn thể hiện ở lời nói năng của em ,nhà văn đã diễn tả em hnói không nên lời, cứ bị ngắt quãng “chúng nó đánh cháu vì cháucháu không có bố 
GV hỏi:Vì sao khi gặp chú Phi-líp Xi-mông tươi tỉnh vui vẻ và tỏ ra kiêu hãnh?Điều đó giúp ta hiểu gì về Xi-mông?
HS trao đổi->GV kết luận.
GV hỏi:Hình ảnh của Xi-mông gợi một số phân như thế n ào và cảm xúc gì cho người đọc?
HS tr ả l ời->GVg ợi ý:S ố ph ận c ô đ ộc đau kh ổ
GVhỏiTheo em có cách nào giải thoát cho Xi-mông kh?
(Hết tiết 1)
GV chuyển ý
GV hỏi: Đánh giá về người mẹ của Xi-mông?
HS trao đổi->Nêu ý kiến ->Gv định hướng:Thời con gái chị là cô gái đẹp nhất vùng, nhưng vì quá cả tin chị đã bị phản bội. Chịu đựng tiếng xấu của dư luận, chị chịu đựng âm thầm nuôi con.Nhưng chị sống rất dứng đắn nghiêm túc 
GV hỏi:Bản chất đức hạnh ấy được thể hiện qua những chi tiết nào ?
-HS trả lời ->GVKL: Được nhà văn thể hiện qua :
●Ngôi nhà của chị”một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ”.
●Qua thái độ của chị đối với khách ,Phi Líp là một người lạ chị chưa gặp bao giờ.Phi Líp nhìn thấy chị bỗng tắt nụ cười,vì bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được với cô gái cao lớn,xanh xao , đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình,như muốn cấm đàn ôn gbước qua ngưỡng cửa ngôi nhà ..”
●Bản chất tốt ấy cò bộc lộ ở nỗi lòng của chị khi con nói bị bạn đánh vì không có bố ;” Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và tê tái đến tận xương tủy ,..nước mắt lã chã tuôn rơi “Khi nghe con hỏi Phi –Líp “Bác có muốn làm bố chau không ?”thì chị lặng ngắt và quằn quại ,dựa người vào tường ,hai tay ôm ngực “
GV hỏi: Với những chi tiết mà tác giả kể về chị -mà chúng ta vừa phân tích em có cảm nhận gì về người phụ nữ này ? 
HS trả lời->GVKL.
Gv hỏi: Qua nhân vật Xi-mông và chị Blang-sốt em có suy nghĩ gì về thái độ của t/g về phụ nữ và trẻ em?
HS trao đổi->Gv khẳng định :Yêu thương trẻ em và thông cảm cho phụ nữ bất hạnh-
Gv hỏi:Phân tích tâm trạng của chú Phi-líp (gợi ý câu hỏi 4sgk:Ta tìm thấy trong văn bản chú Phi –Líp là người ntn-nghề nghiệp,hình dáng? 
 Khi gặpXi-mông; đưaXM;khi gặp Blăng-sốt; lúc đối đáp với XM.)
HS trao đổi->Gv đị nh hướng :●Khi gặp Xi-mông bên bờ sông đãanủi và làm cho Xi-mông bớt sầu khổ và trở về nhà “”một bàn tay chắc nịch đặt lên vai em “có điều gì làm cho cháu buồn thế ,cháu ơi””người ta sẽ cho cháu một ông bố” ●Cuối cùng khi đến nhà Xi –mông cảm thương Xi-mông cảm mến Blăng-sốt và hoàn cảnh của họ nên bác đã như nữa đùa -nữa thật và đã vui lòng làm bố của Xi-mộng.
GV hỏi: Với những gì chúng ta vừa tìm hiểu được ở Phi-Líp em nh ận xét như thế nào về người lao động này? Gv bình:Là một người dân lao động bình thường nhưng lại có tấm lòng thật nhân hậu: Biết quan tâm đến nỗi đau người khác và trãi lòng mình để đem i cho họ hạnh phúc.Đó chính là tính nhân văn của tác phẩm
GV h ỏi:M ô-pa-x ăng vi ết t ác ph ẩm v ới m ục đ ích g ì?
-HS trao đ ổi ->nêu ý kiến->GV kl:Lên án sự bội bạc,làm tổn thương con người, đề cao lòng vị tha, nhân ái. Đoạn trích đã cho ta hiểu về xã hội Pháp lúc bấy giờ là .
GV hỏi:Ngày nay cách đối xử với phụ nữ-và trẻ em không cha có còn như vậy không?
HS Nêu ý kiến ->GV kl.(Ngày nay xã hội rất quan tâm đến 
phụ nữ và trẻ em qua công ước LHQ v ề “quyền đ ược bảo vệ và phát triển trẻ em “
HĐ 3: Đánh giá chung về đoạn trích (3ph)
Gv hỏi:Nêu cảm nhận chung về nội dung và nghệ thuật ?
HS trình bày->Lớp bổ sung->GV kết luận, gọi hs đọc ghi nhớ sgk.
 HĐ 4:Luyện tập.(10ph)
-Cá nhân trính bày 
3.Em thích nhất nhân vật nào trong đoạn trích?Vì sao?
A.Tìm hiểu bài:
I.Tác giả-tác phẩm:
(Chú thích*-sgk/143)
II.Tóm tắt đoạn trích -bố- cục:
 1.Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông:
 2.Xi-mông gặp chú Phi-líp
 3.Chú Phi-líp nhận làm bố của Xi-mông
 4.Ngày hôm sau ở trường 
III.Phân tích.
 1.Nhân vật Xi-mông.
 -Bất hạnh (không có bố)
 -Đau đớn tuyệt vọng(Bạn bè trêu chọc)
 -Kiêu hãnh, tự tin(Khi được Phi-líp nhận làm bố)
 àLà đứa trẻ nhút nhát nhưng rất co nghị lực, đặc biệt khác khao tình phụ tử.
 2.Nhân vật Blang-sốt.
 -Trước kia: là cô gái đẹp, nhưng nhẹ dạ, cả tin
 -Hiện tại:Là một phụ nữ đứng đắn, yêu thương con.
àLà người phụ nữ nhân hậu. đáng thương.
3.Nhân vật Phi-líp.
-Là chú thợ rèn, cao to, khỏe mạnh
-Yêu thương trẻ em
-Hiểu và thông cảm cho người phụ nữ bất hạnh
àNhạy cảm, nhân hậu 
III.Tổng kết. (Ghi nhớ -sgk/108)
B.Luyện tập
1.Phát biểu suy nghĩ về t/g sau khi học đoạn trích ?
2.Em rút ra bài học gì trong cách ứng 
xử với bạn bè nhất là những hoàn cảnh đặc biệt.
HĐ5: Dặn dò (2ph)
Chuẩn bị tiết 153 “Soạn câu hỏi ôn tập truyện hiện đại” theo yêu cầu sgk.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 31 (Tie^t 151+152).doc