Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 18: Xưng Hô Trong Hội Thoại - Nguyễn Thanh Tùng - Trường THCS Nà Tấu

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 18: Xưng Hô Trong Hội Thoại - Nguyễn Thanh Tùng - Trường THCS Nà Tấu

Tiết 18: Xưng Hô Trong Hội Thoại

A. Mục tiêu bài học.

1.Kiến thức:

- Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.

- Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp.

2.Kĩ năng:

- Biết phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể.

- Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.

3.Thái độ.

-Học sinh có ý thức xưng hô đúng trong hội thoại

B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

-Giáo viên:Chuẩn bị nội dung lên lớp, bảng phụ.

-Học sinh :Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )

? Các phương châm hội thoại thường không được thực hiện bởi những lí do nào?

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 18: Xưng Hô Trong Hội Thoại - Nguyễn Thanh Tùng - Trường THCS Nà Tấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: / / 2010
 Ngày giảng: / / 2010 
Tiết 18: Xưng Hô Trong Hội Thoại
A. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức:
- Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
- Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp.
2.Kĩ năng:
- Biết phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể.
- Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.
3.Thái độ.
-Học sinh có ý thức xưng hô đúng trong hội thoại
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
-Giáo viên:Chuẩn bị nội dung lên lớp, bảng phụ.
-Học sinh :Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
? Các phương châm hội thoại thường không được thực hiện bởi những lí do nào?
* Hoạt động 2: Khởi động ( 1’ )
	Cha ông ta thường nói Học ăn, học nói, học gói, học mở học cách lựa chọn sử dụng từ ngữ đúng trong giao tiếp chính là một trong những nội dung của việc học ăn học nói đó. Xưng hô trong hội thoại như thế nào cho đạt hiệu quả chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của bài.
*Hoạt động 3: Bài mới ( 38’ )
Hoạt động của thầy
Hoạt động
 của trò
Nội dung cần đạt
GV treo bảng phụ.
GV yêu cầu h/s đọc bài tập 1.
?Tìm một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt?
?Từ đó em rút ra nhận xét gì về các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt?
?Đã bao giờ em gặp tình huống mà không biết xưng hô như thế nào chưa?
?Qua tìm hiểu em có nhận xét gì về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt?
GV yêu cầu h/s đọc đoạn trích sgk/39.
?Dế Mèn và dế Choắt đã xưng hô với nhau trong từng tình huống như thế nào?
?Em hãy phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế mèn và Dế Choắt trong 2 đoạn trích? Giải thích sự thay đổi đó?
?Như vậy khi giao tiếp người nói xưng hô cần dựa vào điều gì?
GV phân tích thêm.
GV khái quát ghi nhớ.
GV nêu yêu cầu đọc bài tập 1/ 39. 
? Lời mời trong bài tập có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?
GV:Xác định yêu cầu của bài tập 2.
?Trong các VB khoa học nhiều khi tác giả chỉ là 1người nhưng vẫn xưng hô là chúng tôi chứ không xưng hô là tôi ?Hãy giải thích vì sao?
? Phân tích cách xưng hô của Gióng?
?Phân tích cách dùng từ xưng hô của người nói trong câu chuyện?
GV khái quát các bài tập
HS theo dõi
-H/s đọc VD.
HS phát hiện
-Trả lời độc lập
-HS nhận xét
-Nêu tình huống.
-Trả lời độc lập
-H/s quan sát VD bảng phụ.
-Suy nghĩ trả lời.
-Phân tích
-Khái quát
-H/s đọc ghi nhớ
-Phát hiện, giải thích
-Nêu yêu cầu
-Phát hiện, giải thích
-Phân tích
-Phân tích
I.Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
 1.Bài tập .
*Bài tập 1.
-Tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng em, mày, cậu, chúng mình... 
-Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có các từ chỉ quan hệ gia đình, một số từ chỉ nghề nghiệp.
-Tình huống xưng hô với bố hoặc mẹ là thầy cô giáo ở trường, hoặc cùng đơn vị bộ đội.
- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất tinh tế, phong phú và giàu sắc thái biểu cảm.
*Bài tập 2.
a.Xưng hô :
- em- anh
-Ta- chú mày,
b.Tôi - Anh
-Đoạn a: Cách xưng hô bất bình đẳng.Dế Choắt mặc cảm thân phận thấp hèn. Dế Mèn kiêu căng hách dịch.
-Đoạn b: Xưng hô bình đẳng, không ai thấy địa vị thấp hơn ai.
-Vì tình huống giao tiếp thay đổi nên vị thế của 2 nhân vật không còn như đoạn a, Dế Choắt không coi mình là đàn em nữa nên nói những lời vô tư của một người bạn trước lúc mất.
-Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp
2.Ghi nhớ: sgk/ 39
III. Luyện tập.
1.Bài tập 1.
-Lời mời có sự nhầm lẫn trong cách xưng hô, nhầm chúng ta với chúng em, chúng tôi.
 cách xưng hô đó gây ra sự hiểu lầm về thành hôn của cô học viên người Châu Âu và vị giáo sư Việt Nam.
2.Bài tập 2.
-Dùng chúng tôi trong VB khoa học để tạo tính khách quan và thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
3.Bài tập 3.
-Gióng gọi người sinh ra mình là mẹ Gióng là bình thường.
Xưng hô với sử giả là ta- ông Gióng là người khác thường.
4.Bài tập 4.
-Vị tướng gặp thầy xưng là em thể hiện truyền thống Tôn sư trọng đạo kính trọng thầy.
D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối ( 1’ )
-Về nhà: Hoàn thành các bài tập SBT 5,6 SGK và các bài tập SBT.
-Chuẩn bị: Cách dẫn trực tiếp.
-Đối với HSKG: Ngoài những yêu cầu trên cần viết một đoạn văn ngắn trong đó có sự thay đổi của từ ngữ xưng hô tùy thuộc vào tình huống giao tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_18_xung_ho_trong_hoi_thoai_nguyen_tha.doc