Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 50 đến 60

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 50 đến 60

 TUẦN 11

Ngày soạn:

Ngày dạy:

 Tiết 50.Nghị luận trong văn bản tự sự

A. Mục tiêu cần đạt.

 Qua bài học, học sinh:

* Hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự: vai trò, ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

* Luyện tập, nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

* Có ý thức tích cực luyện tập

B. Chuẩn bị

1.Giáo viên

- Tích hợp với văn bản “Lão Hạc”.

- B.phụ.

2.Học sinh

- Ôn lại văn tự sự và văn nghị luận

C.Tổ chức các h.động dạy học.

 * Ổn định tổ chức

 * Kiểm tra sự c.bị của HS

 ? Thế nào là văn nghị luận

 * Tổ chức d.học bài mới.

 

doc 41 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 50 đến 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 11
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 	
 Tiết 50.Nghị luận trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt.
 Qua bài học, học sinh:
* Hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự: vai trò, ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
* Luyện tập, nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
* Có ý thức tích cực luyện tập
B. Chuẩn bị 
1.Giáo viên
- Tích hợp với văn bản “Lão Hạc”.
- B.phụ.
2.Học sinh
- Ôn lại văn tự sự và văn nghị luận
C.Tổ chức các h.động dạy học. 
 * ổn định tổ chức
 * Kiểm tra sự c.bị của HS 
 ? Thế nào là văn nghị luận
 * Tổ chức d.học bài mới.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
*Sử dụng b.phụ,phiếu học tập,chia lớp thành 2 nhóm thảo luận
-Nhóm 1: Đoạn trích a .Sử dụng những câu hỏi gợi ý trong SGK
1.VD.
 .Thảo luận theo nhóm.
 .Viết vào b.phụ
*Nhóm 1.Đoạn văn a:ý kiến của nhân vật ông giáo: Vợ ông không ác
 - Nêu vấn đề : Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh... với họ
- Dẫn chứng và lí lẽ
+Vợ tôi không ác, nhưng thị thị quá khổ(DC).
+ Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau.(lí lẽ 1)
+ Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa.(lí lẽ 2)
->Cái bản tính tốt của người ta thường bị những nỗi buồn đau,lo lắng,ích kỉ che lấp mất...( Lí lẽ 3 )
- Kết luận :“Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”(không nỡ giận vợ mình)
=>DC, lí lẽ thuyết phục 
=> Câu văn :
- là câu khẳng định, ngắn gọn, khúc chiết.
- có những cặp quan hệ từ: “Nếu... thì”, “Vậy nên”
(*) Tất cả DC, lí lẽ, cách tạo câu đã làm sáng tỏ nhận xét của nhân vật ông giáo về vợ mình.
-Nhóm 2: Đoạn trích b
*Nhóm 2. Đoạn văn b: Hoạn Thư biện minh cho mình trước những lời lẽ buộc tội của T.K 
? Đoạn thơ chủ yếu là lời của ai. 
? Trước lời kết tội của Kiều, Hoạn Thư đưa ra mấy lí lẽ?
- Luận điểm 1:(Rằng tôi chút phận đàn bà... tình.) :Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình.( nêu một lẽ thường)
- Luận điểm 2 :(Nghĩ cho khi gác viết kinh... theo) : Tôi cũng đã đối xử tốt với cô.( Kể công)
- Luận điểm 3 : (Chồng chung chưa dễ... cho ai.) : Đều trong cảnh chồng chung,ai dễ nhường ai.( Lẽ thường)
- Luận điểm 4 :( Trót lòng... nào chăng) Dù sao,tôi cũng đã trót gây đau khổ(cho Kiều)nên trông nhờ sự khoan dung.( Nhận tội, đề cao T.K) 
? Em có nhận xét gì về các lí lẽ và lập luận của Hoạn Thư?
*Hoạn Thư đã đặt Kiều vào tình thế khó xử, suy nghĩ.
* Chốt
( *) Lí lẽ chắc chắn, chặt chẽ, lập luận lôgich đã làm sáng tỏ ý kiến của nhân vật H.Thư: HT không có tội gì
=> Y.tố nghị luận trong văn bản tự sự
? Vậy hãy nêu dấu hiệu cuat y.tố nghị luận trong văn bản tự sự
? Nhận xét gì về vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Dấu hiệu:
 . TL
- Tác dụng :
 .TL 
2.Ghi nhớ.
.Đọc ghi nhớ
II.Luyện tập
 1.Bài tập1
*Tổ chức h.động cá nhân.
.Cá nhân suy nghĩ,T.L.
- Lời văn của ông giáo Thứ
- Thuyết phục chính mình 
- Thuyết phục điều : Vợ mình không ác.
 2.Bài tập 2.
*Nêu y/cầu.
 Chuẩn : Như đã thực hiện ở phần I
 Y.cầu HS viết vào vở, đọc, nhận xét
.T.L
. Viết, đọc, nhận xét
 4. Củng cố
? Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Nắm vững nội dung bài học 
 Tìm những đoạn văn tự sự có chứa nhiều yếu tố nghị luận trong các văn bản đã học.
- Chuẩn bị: Tập làm thơ tám chữ
 +Tìm lai các bài thơ 8 chữ đã học.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tiết 51. Đoàn thuyền đánh cá (t1)
A. Mục tiêu cần đạt:
 Qua bài học,học sinh :
* Thấy được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn.
* Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm.
*Có tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Tích hợp: “Tổng kết về từ vựng”
 “Tập làm thơ tám chữ”
 Lịch sử
2. Học sinh 
- Như đã h.dẫn.
C.Tổ chức các h.động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra sự c.bị của HS
 ?Đọc thuộc bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và nêu cảm nhận chung của em về h/ảnh người lính lái xe.
3. Tổ chức d.học bài mới. 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
I. Tìm hiểu chung
? Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Huy Cận?
1. Tác giả
 (SGK)
2. Đọc và tìm hiểu chú thích
*Hướng dẫn đọc
- Giọng đọc phấn trấn, hào hứng, chú ý nhịp 4/3, 2/2/3
1. Đọc
 .2 học sinh đọc văn bản
2. Chú thích
*Yêu cầu học sinh giải thích các chú thích sau: 1, 2,...
 .Tìm hiểu,giải thích
3. Tìm hiểu chung văn bản
?Bài thơ được s.tác trong h.cảnh nào
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
?Như vậy trong bài thơ có mấy nhịp vận động
*Cảm xúc thơ cũng từ đó mà kết tinh
*H.cảnh s.tác(SGK)
* Bố cục
- Hai khổ thơ đầu: cảnh đoàn thuyền ra khơi.
- Bốn khổ thơ tiếp: Cảnh đánh cá trên biển
- Còn lại: Cảnh đoàn thuyền trở về
=> Bố cục theo hành trình một chuyến ra khơi
=> Có 2 nhịp vận động song song:
-Nhịp vận động của TN,vũ trụ
-Nhịp vận động của con người
II. Phân tích
1. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
? Cảnh biển vào đêm được nhà thơ miêu tả qua những câu thơ nào?
 *Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
 Sóng đã cài then đêm sập cửa.
? Nhận xét về nghệ thuật sử dụng trong hai câu thơ?
- Nghệ thuật: So sánh, nhân hoá, hình ảnh mới lạ 
? Với những cách miêu tả ấy, cảnh thiên nhiên vũ trụ hiện lên như thế nào?
" Cảnh hoàng hôn trên biển : vừa kì vĩ, tráng lệ, vừa gần gũi. 
"Vũ trụ đi vào trạng thái yên tĩnh,nghỉ ngơi
*Giảng: Biển như một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những lượn sóng là then cửa.Đoàn thuyền đánh cá đi trong thiên nhiên rộng lớn, gần gũi, thân thuộc như đi trong ngôi nhà của mình
? Câu thơ nói lên trạng thái gì của biển cả, vũ trụ?
? Đối lập với trạng thái của thiên nhiên là gì? Câu thơ nào diễn tả cảnh ấy?
* Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồm với gió khơi
? Từ “lại” gợi cho em suy nghĩ gì về hoạt động ra khơi đánh cá của con người?
- “Lại:phó từ chỉ sự tiếp diễn
->Ra khơi về đêm:
 quen thuộc, thành nề nếp 
 đối lập với sự vận động của TN
=> Gợi ra sự khác lạ và cả những khó khăn gian khổ mà đoàn thuyền phải đối mặt
? Câu thơ nào diễn tả khí thế ra khơi của đoàn thuyền?
.Đọc câu thơ: Câu hát căng buồm... khơi
? Em có nhận xét gì về các đặc sắc NT trong câu thơ trên?
- Gieo vần bằng->âm hưởng thơ ngân nga ,rộng mở.
- H.ảnh đẹp, khỏe khoắn, mới lạ
- Thủ pháp cường điệu(nói quá)
- Bp ẩn dụ:câu hát
? Đoàn thuyền đánh cá ra khơi với khí thế như thế nào?
=> H/ảnh đoàn thuyền ra khơi :
- vóc dáng khổng lồ , hòa hợp với thiên nhiên
- khí thế sôi nổi, hào hứng , đầy quyết tâm và tin tưởng.
*B.giảng
? Đọc những câu thơ thể hiện nội dung lời hát của các ngư dân khi ra khơi đánh cá
? Trong khổ thơ có NT gì đặc sắc
? Qua đây,em cảm nhận được điều gì
? Tóm lại,qua 2 khổ thơ đầu,em có cảm nhận được bài thơ được viết với những cảm hứng 
?N.xét chung gì về biển và con người VN
*Hát rằng:cá bạc biển Đông lặng
  ,đoàn cá ơi
 - Liệt kê,so sánh, liên tưởng
 - H/ảnh : Cá thu dệt biển - đẹp
 - Lời gọi:đoàn cá ơi
=>Biển giàu có
Con người :yêu biển,tràn đầy niềm tin yêu c.sống
*Cảm hứng h/thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn;cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ kết hợp với cảm hứng về lao động
*Biển giàu và đẹp
 Con người VN yêu biển, yêu lao động và tin yêu c.sống
 4. Củng cố
? Đọc diễn cảm bài thơ?
 5. Hướng dẫn về nhà
- Yêu cầu học sinh học bài thơ, nắm nội dung bài học.
- Chuẩn bị tiếp bài
+ Cảnh đánh cá trên biển.
+ Cảnh đoàn thuyền trở về.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tiết 52 Đoàn thuyền đánh cá (T2)
 (Huy cận)
A. Mục tiêu cần đạt :
 Qua bài học, HS:
* HS hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá".
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
* Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (h/ả, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
* Có tình cảm yêu quý thiên nhiên, yêu lao động
B. Chuẩn bị 
- GV: Tích hợp với văn biểu cảm, văn miêu tả
- HS: Theo hướng dẫn
C- Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
? Cảnh đoàn thuyền ra khơi được miêu tả ntn.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Hình ảnh con thuyền ra khơi được miêu tả qua những câu thơ nào.
? Phát hiện các dấu hiệu nghệ thuật.
? Không gian trên biển được miêu tả ntn.
- Hình ảnh lãng mạn và thơ mộng : gió là người lái, mảnh trăng là cánh buồm. Con thuyền lướt đi giữa mây cao biển lớn . Bút pháp lãng mạn đã biến con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả bao la thành con thuyền kì vĩ khổng lồ, hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ. 
? Đọc những câu thơ miêu tả hành động của con người trên biển
? Nhận xét giọng điệu và cách từ ngữ.
? Qua đó hình ảnh đoàn thuyền và người LĐ hiện lên ntn
? Kể tên những loài cá được nhắc đến trong khổ 4.
? BPNT? Tác dụng.
? Nhà thơ đã cảm nhận ntn về con cá song.Câu thơ nào thể hiện
? Cách gọi em cho thấy tình cảm gì của người lđ với biển.
? Cảm nhận chung về về vẻ đẹp của biển ở khổ thỏ này
? Tiếng hát ở câu thơ đầu cho thấy không khí lao động trên biển ntn.
? Nhà thơ đã sử dụng NT nào để tiếp tục miêu tả cảnh lao động trên biển
? Cho thấy mqh giữa thiên nhiên và con người trong lao động ntn.
? Chỉ ra BPNT và tác dụng của nó trong câu thơ tiếp.
? Con người ý thức được điều gì
? Qua đây, em có cảm nhận ntn về con người lao động
? Công việc đánh cá tiếp tục được miêu tả qua những câu thơ nào.
? BPNT.
? Qua đó em cảm nhận ntn về công việc lao động và h/ảnh con người lao động.
? Công việc lđ kết thúc vào thời điểm nào? Tìm câu thơ.
? Nhận xét về hình ảnh, từ ngữ.
? Từ đó, em có cảm nhận gì về TN và con người lao động.
? Qua phân tích 4 khổ thơ, em nhận xét chung về cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển và h/ảnh con người trong lao động
? Đọc khổ thơ cuối
? NT.
? Qua đó em cảm nhận được những gì
? BPNT.? Tác dụng
? Cảnh ngày mới giúp ta liên tưởng tới điều gì.
? Tình cảm của tác giả với người lao động mới, với hiện thực đất nước
? Nhắc lại những đặc sắc về NT và ND của bài thơ.
II. Phân tích 
2. Đoàn thuyền đánh cá trên biển 
. Theo dõi P 2
. Khổ 3
*Thuyền ta lái gió với buồm trăng
 Lướt giữa mây cao với biển bằng
- Hình ảnh kì vĩ; ĐT mạnh; nói quá; giọng thơ khoẻ khoắn, mạnh mẽ 
=> Biển rộng lớn, khoáng đạt, thơ mộng
*Ra đậu dặm xa dò bụng biển
 Dàn đan thế trận lưới vây giăng
- ĐT mạnh, giọng sôi nổi
=>Đoàn thuyền- con người lao động : Hành động mạnh mẽ, vóc dáng hiên  ...  của con người và chủ đề tư tưởng của bài thơ)
? Đọc câu thơ diễn tả c.xúc của c.người khi gặp lại vầng trăng.Tìm h.ảnh, từ ngữ miêu tả tư thế, tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi đột ngột gặp lại vầng trăng?
?N.xét về tư thế tâm trạng ấy
? Khi đối mặt với vầng trăng, những hình ảnh nào của quá khứ ùa về trong lòng nhà thơ?
?Qua đó ,ta thấy những gì đã trở về trong dòng hồi tưởng
?Thế còn trăng thì sao.Trăng lúc này ntn.Đọc câu thơ m.tả trăng
?Từ nào m.tả h.ảnh vầng trăng lúc gặp lại con người
?Hai từ đó cho em cảm nhận về trăng ntn
? Hình ảnh trăng tròn lúc này mang ý nghĩa gì?
? ánh trăng im phăng phắc, trăng không nói, không trách móc nhưng lại dẫn đến phản ứng gì của con người
?Em hiểu tâm trạng của con người lúc này như thế nào?
? Cảm nhận chung về con người ở đoạn thơ này
*Bình giảng
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
? ý nghĩa khái quát sâu sắc của bài thơ?
*Y.cầu HS đọc G.N(sgk)
I.Tìm hiểu chung.
1. Tác giả - tác phẩm
 a.Tác giả
 b.Tác phẩm.
 - Sáng tác : 1978 – Khi đất nước đa thống nhất
2. Đọc và tìm hiểu chú thích
.Đọc văn bản theo yêu cầu
.Chú thích
3. Tìm hiểu chung
* Thể loại:Thể thơ 5 chữ. 
* Phương thức biểu đạt : Biểu cảm, kết hợp tự sự và miêu tả " Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ.
. HS dựa vào kiến thức lớp 6, 8 để tóm tắt.
* Bố cục: 3 đoạn
- 2 khổ đầu: Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ.
- 2 khổ tiếp: Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại
- Khổ 5, 6: Cảm xúc và suy ngẫm của tg.
II. Phân tích
1. Hình ảnh vầng trăng trong kỉ niệm 
*Hồi nhỏ sống với đồng
 với sông rồi với bể
 hồi chiến tranh ở rừng 
 vầng trăng thành tri kỷ 
- NT : Giọng kể
 Điệp từ ‘với’
 Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn
-> Gợi tả một tuổi thơ, một thời chiến tranh mà con người chung sống chan hoà, gắn bó với thiên nhiên, với vầng trăng
- NT : Từ ‘ tri kỉ’
-> Con người và trăng trở nên thân thiết, tình nghĩa sâu nặng.
* Trần trụi với thiên nhiên
 hồn nhiên như cây cỏ
 ngỡ không bao giờ quên
 cái vầng trăng tình nghĩa
- NT : Từ ‘trần trụi, hồn nhiên’
-> Tình cảm giữa người và trăng vô cùng trong sáng, hồn hậu và chân thành
- Con người tâm niệm : Không bao giờ quên trăng 
-> ý thức về một sự gắn bó bền chặt, thuỷ chung
 Vầng trăng là tuổi thơ, là quê hương lam lũ tảo tần, là những năm tháng gian lao, là những hy sinh mất mát của một thời khói lửa... - là quá khứ của tác giả, của dân tộc- là những gì thiêng liêng. 
* Con người cũng như trăng :tình nghĩa, thủy chung.
2.Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại.
*Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
- NT: H/ảnh của c.sống hiện đại: thành phố, ánh điện, cửa gương, phòng buyn-đinh 
-> C.sống vật chất đầy đủ, sung sướng- h.cảnh đã đổi thay
*Vầng trăng đi qua ngõ 
 như người dưng qua đường. 
-NT :so sánh, nhân hóa
đVới con người, trăng trở lên xa lạ, không quen biết – con người đã thay đổi : quên trăng, bội bạc với trăng và với chính mình
 => Khi hoàn cảnh sống thay đổi con người dễ dàng quên đi quên đi và phản bội lại tất cả những gì là thiêng liêng, tình nghĩa 
*Khổ 4.
-NT :+ Giọng điệu bất ngờ thay đổi.
 +Tình huống :đèn điện tắt, phòng tối om
 +Từ : thình lình, đột ngột
-> Tình huống bất ngờ
->Tạo bước ngoặt cho câu chuyện
*Đột ngột vầng trăng tròn
- Từ :đột ngột
-> Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa người và trăng
*Cuộc sống đổi thay, con người cũng thay đổi :Lãng quên vầng trăng, quá khứ, lịch sử, tình nghĩa...
3. Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ
* Ngửa mặt lên nhìn mặt
 có cái gì rưng rưng 
 như là đồng là bể
 như là sông là rừng
- NT:
+H.ảnh:Mặt nhìn mặt
+Từ láy:rưng rưng
->Tư thế mặt đối mặt: Người với trăng;người với chính mình
 Tâm trạng xúc động ngẹn ngào
-NT :
+ H.ảnh có ý nghĩa biểu tượng : Đồng, sông, bể, rừng – Quá khứ mà con người đã gắn bó...
+Điệp ngữ- nhịp thơ nhanh
 -> Kỉ niệm, quá khứ ùa về dồn dập, thiết tha 
=> Con người đã được đánh thức
* Trăng cứ tròn vành vạnh...
 ánh trăng im phăng phắc.
-NT :
+ Từ láy
->Vầng trăng vần tròn đầy,vẹn nguyên và im lặng
=>Tượng trưng cho sự :
 vĩnh hằng, thuỷ chung, 
 vị tha , bao dung
 của thiên nhiên, quá khứ, lịch sử, nhân dân, đất nước.
* Giật mình: 
-> Thức tỉnh, sám hối, ăn năn, tự vấn lương tâm khi con người nhận ra sự thật về mình:vô ơn, bạc bẽo với vầng trăng, với quá khứ- lịch sử, với đồng đội, với những mất mát,hi sinh... và với chính bản thân mình
* Ta : là nhà thơ, là mỗi chúng ta
(*)Con người xúc động, thức tỉnh nhận ra phải trái, đúng sai
 Đáng quý, đáng trân trọng
IV. Tổng kết
1. Nghệ thuật
 .TL
2. Nội dung
 .TL
* Ghi nhớ / Sgk
* Củng cố
	- Đọc diễn cảm lại bài thơ ?
	? Chủ đề của bài thơ là gì ? Theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ?
* Hướng dẫn về nhà
 - Học bài, học thuộc lòng bài thơ. Tự chọn những hình ảnh đẹp, cảm thụ.
	 - Sưu tầm những câu thơ của Tố Hữu cùng chủ đề với ánh trăng.
	 - Chuẩn bị: “Làng”
	+ Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
	-------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 13
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tiết 59. Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp)
A. Mục tiêu cần đạt. 
 Qua bài học, học sinh: 
- Luyện tập tổng hợp các kiến thức về từ vựng đã học.
- Biết vận dụng những kiến thức dã học về từ vựng để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tế giao tiếp, nhất là trong văn chương.
- Có ý thức sử dụng từ ngữ một cách có hiệu quả.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên 
- Tích hợp: Các p.châm hội thoại
 Trau dồi vốn từ
- Bảng phụ
2. Học sinh :Như đã h.dẫn 
C. Tổ chức các hoạt động dạy học 
 * ổn định tổ chức
 * Kiếm tra sự c.bị của HS
 * Bài mới
 Hoạt động của thày
 Hoạt động của trò
*Tổ chức HS h.động cá nhân
*Tổ chức h.động theo cặp
*Tổ chức h.động theo bàn
*Sử dụng bảng phụ-Tổ chức thảo luận nhóm
*Tổ chức cả lớp suy nghĩ,TL
?Phát hiện chi tiết gây cười
?Qua đó thấy rõ truyện phê phán điều gì
Bài 1
.Đọc y.cầu,suy nghĩ, TL
- Từ Gật đầu: Cúi đầu xuống rồi ngẩng đầu lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.
- Từ Gật gù: Gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình và tán thưởng
=> Từ gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt : Tuy món ăn đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong c.sống
Bài 2: 
.H.động theo cặp.
-Người vợ hiểu câu nói theo nghĩa gốc của từ.(Trong khi người chồng sử dụng từ theo nghĩa chuyển-chuyển theo p.thức hoán dụ)
Bài 3.
.Thảo luận theo bàn
-Từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
-Từ dùng theo nghĩa chuyển: 
+Vai: Phần của áo: hình thành theo P.t hoán dụ.
+Đầu: Phần đầu của súng:hình thành theo PT ẩn dụ
 Bài 4:
.Thảo luận nhóm :viết vào b.phụ
- Các từ đỏ, xanh, hồng thuộc trường từ vựng  màu sắc
- Các từ ánh, lửa, cháy, tro truộc trường từ vựng lửa và các sự vật liên quan đến lửa.
-> Các từ thuộc 2 trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau:
- Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai ngọn lửa
- Ngọn lửa đó làm anh say đắm đến mức có thể cháy thành tro và làm cả không gian biến sắc
=> Nt sử dụng từ ngữ này đã x.dựng được h.ảnh gây ấn tượng: H/ảnh cô gái cung chiếc áo đỏ và t/cảm của chàng trai: một ty cháy bỏng mãnh liệt.
Bài 5:
.Cả lớp cùng suy nghĩ,cá nhân HS TL
- Gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với nội dung mới: Rạch Mái Giầm.
VD: con bạc má, rắn sọc da, chim dẻ quạt,...
- Gọi tên dựa vào đặc điểm của svht được gọi tên: kênh Bọ Mắt.
- VD: cây xương rồng, chè móc câu, ớt chỉ thiên, dưa bở ...
Bài 6.
.Đọc truyện cười
-Chi tiết gây cười:gọi “Đốc tờ”
=>Phê phán thói sính dùng từ nước ngoài cả lúc không cần thiết.
 * Củng cố
	? Hãy cho biết em đã vận dụng những đơn vị kiến thức nào về từ vựng để giải quyết các bài tập 
 * Hướng dẫn về nhà
	- Ôn tập .
	- Chuẩn bị: “Chương trình địa phương phần tiếng Việt”
 +Làm trước các bài tập trong SGK
 ---------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tiết 60. Luyện tập viết đoạn văn tự sự
có sử dụng yếu tố nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt. 
 Qua bài học, học sinh: 
- Biết cách đưa yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự một cách hợp lí.
- Rèn kỹ năng dựng đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận.
- Có ý thức tạo lập 1 văn bản tự sự có chiều sâu.
 B. Chuẩn bị.
1. Giáo viên. 	
- Tích hợp : “Làng”
 Văn nghị luận.
- Bảng phụ
2. Học sinh.
 Như đã h.dẫn.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 * ổn định tổ chức.
 * Kiểm tra sự c.bị của HS
	 ? Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
 * Tổ chức d.học bài mới
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn “Lỗi lầm và sự biết ơn”.
? Trong đoạn văn trên yếu tố nghị luận được thể hiện ở những câu nào?
- GV chuẩn k.thức bằng bảng phụ 
?Những yếu tố nghị luận đó đưa em đến với vấn đề gì trong c.sống
?Như vậy, các y.tố nghị luận có ý nghĩa gì trong đoạn văn tự sự,trong việc làm nổi bật nội dung đoạn văn.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 của (mục II).
? Bài tập này nêu lên những yêu cầu gì ?
*GV gợi ý:( bảng phụ) 
a. Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? 
(Thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao? )
b. Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu vấn đề gì? Tại sao?
c) Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn rất tốt như thế nào?
( dẫn chứng, lí lẽ )
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn:
- GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn văn và hướng dẫn cả lớp phân tích, góp ý.
’ GV nhận xét đánh giá chung.
- GV hướng dẫn : 
?Những v.làm,lời dạy bảo của bà diễn ra vào lúc nào,ở đâu,trong h.cảnh nào
?Nội dung v.làm lời dạy là gì(Yừu tố nghị luận)
?Những suy nghĩ của em.
-Tham khảo văn bản: “Bà nội”/SGK
*Tổ chức h.động nhóm
*Nhận xét chung và rút kinh nghiệm cho HS 
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự : 
1.Ví dụ
. HS đọc đoạn văn và trả lời
.TL
- Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn sau:
“Những điều viết lên cát ...lòng người”
“Chúng ta hãy học ...lên đó”
=>Trong c.sống,ta phảI biết tha thứ, bao dung và ghi nhớ ơn nghĩa
- Yếu tố nghị luận làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao.
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. 
1. Bài 1 
. HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1.
.Qua sát bảng phụ
. HS thực hành viết đoạn văn (trong 10 phút) theo gợi ý của GV.
. HS trình bày đoạn văn viết của mình. 
 Lớp nhận xét, góp ý.
2. Bài 2.
.Nghe h.dẫn
.Thảo luận nhóm(2 nhóm)
 Viết đoạn văn ra bảng phụ
 Trình bày,nhận xét.
 * Củng cố 
 ? Qua tiết thực hành luyện tập hôm nay, em cho biết làm thế nào để đưa 
 các yếu tố nghị luận vào VB tự sự?
 * Hướng dẫn về nhà 
- Viết lại các đoạn văn của bài tập 1, 2 (mục II) 
 - Đọc và tìm hiểu trước: “Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.”
	+ Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi trong SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_50_den_60.doc