Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 73 đến tiết 134

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 73 đến tiết 134

Văn bản

NHỚ RỪNG

 ( Thế Lữ)

A. Mục tiêu cần đạt:

- Học sinh cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

 - Học sinh thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.

- Giáo dục lòng yêu nước qua bài thơ ''Nhớ rừng'', yêu tự do.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: ảnh chân dung Thế Lữ, tập thơ mới.

- Học sinh: tìm hiểu bài thơ.

C. Tiến trình lên lớp :

I. Tổ chức lớp:

 8A.ngày.

 8C.ngày.

II. Kiểm tra bài cũ :

? Đọc một đoạn thơ trong bài ''Hai chữ nước nhà'' mà em thích?

? Em hiểu gì về tâm trạng của người cha trong bài thơ trên?

III. Bài mới :

- Giới thiệu bài: Thơ mới lúc đầu dùng để gọi tên 1 thể thơ: thơ tự do. Nó ra đời khoảng sau năm 1930, các thi sĩ trẻ xuất thân ''Tây học'' lên án thơ cũ (thơ Đường luật khuôn sáo, trói buộc) . Sau thơ mới không còn chỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng để gọi 1 phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bột phát (1932 - 1945). Thế Lữ là nhà thơ có công đầu đem lại chiến thắng cho thơ mới lúc ra quân. Bài thơ ''Nhớ rừng'' có ảnh hưởng vang dội một thời.

 

doc 163 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 73 đến tiết 134", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 - Tiết 73 
Văn bản
nhớ rừng
 ( Thế Lữ)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
 - Học sinh thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
- Giáo dục lòng yêu nước qua bài thơ ''Nhớ rừng'', yêu tự do.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: ảnh chân dung Thế Lữ, tập thơ mới.
- Học sinh: tìm hiểu bài thơ.
C. Tiến trình lên lớp :
I. Tổ chức lớp: 
 8A................ngày..............................
 8C...............ngày................................
II. Kiểm tra bài cũ :
? Đọc một đoạn thơ trong bài ''Hai chữ nước nhà'' mà em thích?
? Em hiểu gì về tâm trạng của người cha trong bài thơ trên?
III. Bài mới : 
- Giới thiệu bài: Thơ mới lúc đầu dùng để gọi tên 1 thể thơ: thơ tự do. Nó ra đời khoảng sau năm 1930, các thi sĩ trẻ xuất thân ''Tây học'' lên án thơ cũ (thơ Đường luật khuôn sáo, trói buộc) . Sau thơ mới không còn chỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng để gọi 1 phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bột phát (1932 - 1945). Thế Lữ là nhà thơ có công đầu đem lại chiến thắng cho thơ mới lúc ra quân. Bài thơ ''Nhớ rừng'' có ảnh hưởng vang dội một thời.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Giáo viên giới thiệu ảnh chân dung Thế Lữ 
? Em hiểu gì về Thế Lữ ?
Yêu cầu học sinh nêu tiểu sử, sự nghiệp sáng tác theo SGK.
? Vị trí của bài thơ ''Nhớ rừng''?
- Giáo viên giới thiệu: thể thơ 8 chữ là một sáng tạo của thơ mới trên cơ sở kế thừa thơ 8 chữ (hay hát nói truyền thống)
? Cần đọc bài thơ với giọng như thế nào cho phù hợp ?
Thống nhất cách đọc , gọi học sinh đọc ?.i thơ trên..........ngày................................

- Giáo viên kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh nhất là các từ Hán Việt, từ cổ.
? Bài thơ có mấy đoạn.?
? ý mỗi đoạn?
- Giáo viên chốt bố cục
* Ba phần:
+ Đoạn 1, đoạn 4
+ Đoạn 2, đoạn 3
+ Đoạn 5
? Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt được biểu hiện qua những từ ngữ nào.
? Đó là tâm trạng gì?
* Tâm trạng của con hổ khi nằm trong cũi sắt: khổ cực, nhục nhã, bất bình vì mất tự do .
? Hoạt động hiện tại của nó?
? Nhưng thực chất trong lòng nó chất chứa những điều gì?
? Phát hiện biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và chỉ ra tác dụng của nó ?
* Nghệ thuật tương phản giữa bên ngoài buông xuôi và cảm xúc hờn căm trong lòng con hổ.
? Vì sao con hổ có tâm trạng ấy?
? Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ như thế nào?
? Vì sao cảnh đó lại ''không đời nào thay đổi''
* Cảnh giả dối, tầm thường do con người tạo nên, đáng chán, khinh, ghét.
? Nhận xét về giọng thơ, về nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nhịp thơ.
? Tác dụng của những biện pháp ấy.
* Giọng giễu nhại, liệt kê, nhịp ngắn thái độ khinh miệt của con hổ.
? Thảo luận : Cảnh vườn bách thú và thái độ của con hổ có gì giống với cuộc sống, thái độ của người Việt Nam đương thời?
- Yêu cầu học sinh thảo luận và báo cáo kết quả, nhận xét 
- Giáo viên đánh giá.
Bình : Con hổ từ chỗ là chúa tể muôn loài đang tung hoành chốn nước non hùng vĩ , nay bị nhốt chặt trong cũi sắt trở thành thứ đồ chơi của đám người nhỏ bé và ngạo mạn . Con hổ vô cùng căm uất ngao ngán . Cảnh vườn bách thú chỉ là cảnh tầm thường , giả dối - Đó chính là thực tại của xã hội đương thời . 
Cảnh sơn lâm được miêu tả qua những chi tiết nào.
* Núi rừng đại ngàn, phi thường, hùng vĩ, bí ẩn.
? Đó là cảnh có đặc điểm gì
? Hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên như thế nào.
? Nhận xét về từ ngữ miêu tả, nhịp thơ
* Nhịp thơ ngắn, câu thơ sống động giàu chất tạo hình.
* Trên cái phông nền núi rừng hùng vĩ đó, con hổ hiện ra với vẻ đẹp oai phong lẫm liệt, vừa uy nghi dũng mãnh, vừa mềm mại, uyển chuyển.
? ở khổ 3, cảnh rừng ở đây là cảnh của những thời điểm nào.
? Cảnh sắc mỗi thời điểm đó có gì nổi bật.
* Tác giả miêu tả bức tranh tứ bình đẹp lộng lẫy, núi rừng hùng vĩ, tráng lệ.
? Giữa thiên nhiên ấy con hổ đã sống một cuộc sống như thế nào.
? Nhận xét về nghệ thuật của khổ thơ.
* Điệp ngữ, câu hỏi tu từ ... làm hiện lên con hổ uy nghi, kiêu hùng, lẫm liệt nhưng cũng thật đau đớn.
? Khổ 1, 4 và khổ 2, 3 có đặc điểm gì đặc biệt.
? Tác dụng của biẹn pháp nghệ thuật ấy.
* Nghệ thuật tương phản giữa hiện thực và hồi ức. Đó cũng là tâm trạng của nhà thơ, của nhân dân VN đương thời.
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả 
- Học sinh quan sát 
- Học sinh đọc chú thích SGK 
- (1907 - 1989) tên thật Nguyễn Thứ Lễ, quê Bắc Ninh là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới.
2. Tác phẩm 
- Đây là bài thơ tiêu biểu của tác giả, tác phẩm góp phần mở đường cho sự thẵng lợi của thơ mới.
- Học sinh nhận biết
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Đọc , tìm hiểu chú thích .
- Học sinh đọc bài thơ
- Đọc chính xác, có giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc của mỗi đoạn thơ: đoạn thì hào hùng, đoạn uất ức
- Học sinh nhắc lại một số chú thích: ngạo mạn, oai linh, sơn lâm, cả, ...
2. Bố cục: 
- Bài thơ có 5 đoạn
+ Đoạn 1 và đoạn 4 cảnh con hổ ở vườn bách thú
+ Đoạn 2 và đoạn 3 con hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ
+ Đoạn 5: con hổ khao khát giấc mộng ngàn.
3. Phân tích 
a. Con hổ ở vườn bách thú (đoạn 1 và đoạn 4) 
- Học sinh đọc lại đoạn 1 và 4
+ Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt
+ Bị nhục nhằn tù hãm
+ Làm trò lạ mắt, đồ chơi
 Đang được tung hoành mà giờ đây bị giam hãm trong cũi sắt: nỗi khổ.
 bị biến thành thứ đồ chơi: nỗi nhục
+ Chịu ngang bầy ... bọn gấu
..... cặp báo
 bị ở chung với những kẻ tầm thường, thấp kém, nỗi bất bình.
- Nằm dài trông ngày tháng dần qua: không có gì thoát khỏi môi trường tù túng nên nó đánh buông xuôi bất lực
- Khối căm hờn: cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát.
+ Nghệ thuật: tương phản giữa hình ảnh bên ngoài và nội tâm của con hổ
- Vì nó chán ghét cuộc sống tù túng, khao khát tự do.
- Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng...
- Dải nước đen giả suối ...
- ... mô gò thấp kém; ... học đòi bắt chước
 cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét.
- Tất cả chỉ là người tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên nó rất đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, tầm thường chứ không phải thế giới của tự nhiên, mạnh mẽ, bí hiểm.
- Giọng thơ giễu nhại, sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, ngắt nhịp ngắn, dồn dập thể hiện sự chán chường, khinh miệt
- Học sinh thảo luận nhóm
+ Cảnh tù túng giam hãm , mất tự do - đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội
b. Nỗi nhớ thời oanh liệt (12')
- Học sinh đọc đoạn 2 và đoạn 3
- Bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi, thét khúc trường ca dữ dội...
+ Điệp từ ''với'', các động từ chỉ đặc điểm của hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao phi thường, bí ẩn
- Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân ...Vờn bóng ...
... đều im hơi.
 Từ ngữ gợi hình dáng, tính cách con hổ (giàu chất tạo hình) diễn tả cảm xúc vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm
- Nhịp thơ ngắn, thay đổi
- Những đêm, những ngày mưa, những bình minh, những chiều.
- Đêm vàng, ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh bóng gội, chiều lênh láng máu sau rừng ...
 thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ
- Ta say mồi ... tan- Ta lặng ngắm ...
- Tiếng chim ca ...- Ta đợi chết ...
 điệp từ ''ta''; con hổ uy nghi làm chúa tể. Cảnh thì chan hoà ánh sáng, rộn rã tiếng chim, cảnh thì dữ dội. ... cảnh nào cũng hùng vĩ, thơ mộng và con hổ cũng nổi bật, kiêu hùng, lẫm liệt
- Điệp ngữ, câu hỏi tu từ: nào đâu, đâu những, ...
 tất cả là dĩ vãng huy hoàng hiện lên trong nỗi nhớ đau đớn của con hổ và khép lại bằng tiếng than u uất ''Than ôi ! 
- Nghệ thuật tương phản đặc sắc, đl gay gắt giữa thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Đó cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân Việt Nam mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc
IV. Củng cố:(5')
- Đọc diễn cảm từ khổ 1 khổ 4
? Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của đoạn 1 - 4, đoạn 2 - 3
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học thuộc lòng từ khổ 1 đến hết khổ 4.
- Nẵm được nội dung và nghệ thuật của 4 khổ thơ trên.
- Soạn khổ 5 bài thơ và bài tự học ''Ông đồ''
Tuần 19 - Tiết 73
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Văn bản
ông đồ và nhớ rừng (t)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Tiếp bài Nhớ rừng: Học sinh nắm được khao khát giấc mộng ngàn của con hổ từ đó thấy được tâm trạng của con người, học sinh nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Bài ''Ông đồ'': Học sinh cảm nhận được tình cảm tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền. Thấy được sức truyền cảm sâu sắc của bài thơ.
- Giáo dục lòng yêu những di sản văn hoá của dân tộc.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: ảnh chân dung Vũ Đình Liên, tập thơ mới, những bài viết đánh giá phê bình tác phẩm ''Ông đồ''
- Học sinh: đọc và soạn bài thơ.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
? Nghệ thuật xây dựng hình ảnh giữa khổ 1, 4 với khổ 2, 3 bài ''Nhớ rừng''
? Tác dụng của nghệ thuật ấy ? Đọc thuộc lòng 1 khổ thơ em thích (diễn cảm)
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
? Giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian như thế nào.
* Giấc mộng của con hổ hướng về không gian hùng vĩ. Đó là nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do. Đó cũng là khát vọng giải phóng của người dân mất nước.
? câu cảm thán mở đầu đoạn và kết đoạn có có ý nghĩa gì.
? Từ đó giấc mộng ngàn của con hổ là một giấc mộng như thế nào.
? Nỗi đau đó phản ánh khát vọng gì của con hổ.
- Tổ chức học sinh thảo luận.
? ''Nhớ rừng'' là một trong những bài thơ tiêu biểu của thơ lãng mạn ,em thấy bài thơ có những đặc điểm mới nào so với thơ Đường (gợi ý: về nhịp, hình ảnh thơ, giọng thơ, cảm xúc)
* Bút pháp lãng mạn, đầy truyền cảm.
? Nội dung văn bản.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Gọi học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
? Chứng minh nhận xét của nhà phê bình văn học Hoài Thanh(sgk )
VD: đoạn nói về sự tù túng, tầm thường, giả dối trong cảnh vườn bách thú.
? Phương thức biểu đạt
A.Bài ''Nhớ rừng'' (tiếp)
c) Khao khát giấc mộng ngàn (khổ 5)(9')
- Học sinh đọc khổ 5 của bài
+ Oai linh, hùng vĩ, thênh thang
+ Nhưng đó là không gian trong mộng (nơi ta không còn được thấy bao giờ)
- Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ cuộc sống chân thật tự do.
- Mãnh liệt to lớn nhưng đau xót, bất lực. Đó là nỗi đau bi kịch.
 khát vọngđược sống chân thật, cuộc sống của chính mình, trong xứ xở của chính mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
4. Tổng kết
a. Nghệ thuật
- ... của loài người .
3. Bài toán : hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người . 
III. Phương thức biểu đạt : 
1: Thông tin .: Thuyết minh 
2. Ôn dịch : Thuyết minh 
3. Bài toán :Nghị luận 
- Vì những văn bản đó đều đưa ra những vấn đề cấp thiết mang tính cập nhật nhưng cũng lâu dài của thời đại .
 IV. Củng cố : ? Giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học nước ngoài ?
 ? Chủ đề các văn bản nhật dụng .
 V. Hướng dẫn : - Học bài , nắm nội dung ôn tập .
 - Chuẩn bị ôn tập phần tập làm văn .
 *******************************************************
Tiết 134 Ôn tập phần tập làm văn 
A. Mục tiêu:
 Giúp học sinh :
Hệ thống hóa các kiến thức và kĩ năng phần tập làm văn đã học trong năm .
 - Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh , biết kết hợp miêu tả 
 Biểu cảm trong tự sự ; kết hợp tự sự , miêu tả , biểu cảm trong nghị luận .
B. Chuẩn bị :
 - GV : bảng phụ 
 - HS : trả lời các câu hỏi trong SGK .
C. Tiến trình lên lớp :
 I. Tổ chức : 8A.ngày..
 8C.ngày.
 II. Kiểm tra bài : kết hợp trong giờ .
 III. Bài mới :
GV hướng dẫn học sinh ôn tập theo câu hỏi trong SGK .
Thảo luận nhóm :
? Chủ đề của văn bản là gì ?
? Vì sao một văn bản cần có tính thống nhất ? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những mặt nào ?
? Gọi đại diện nhóm trả lời ?
GV nhận xét chốt .
GV hướng dẫn HS viết đoạn văn từ những câu chủ đề cho sẵn .
- Đoạn 1: giải thích lí do vì sao thích đọc sách ; viết theo cách diễn dịch .
- Đoạn 2 : Những câu văn trước đó phảI xoay quanh và phát triển ý chính mùa hè hấp dẫn ( hấp dẫn như thế nào? với những ai ? với em ?) – viết theo cách qui nạp .
? HS đọc đoạn văn của mình ?
? HS khác nhận xét , bổ sung ?
? Thảo luận :
 Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự ? muốn tóm tắt 1 văn bản tự sự thì phảI làm như thế nào , dựa vào những yêu cầu nào ? 
? Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng như thế nào ?
? văn bản thuyết minh có những tính chất như thế nào và có những lợi ích gì ? Hãy nêu các văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hàng ngày ?
? Muốn làm bài văn thuyết minh trước tiên phải làm gì ?
Vì sao phảI làm như vậy? Hãy cho biết những phương pháp cần dùng khi viết bài thuyết minh?
? Thế nào là một luận điểm trong bài văn nghị luận ? Hãy nói tính chất của nó ?
? Lấy ví dụ ?
1. - Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt , là đối tượng chính yếu mà nhà văn biểu đạt .
- VB có tính thống nhất khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định , không xa dời hay lạc sang chủ đề khác. Một văn bản cần có tính thống nhất để luôn thể hiện đúng chủ đề cần biểu đạt, không bị lạc đề.
- Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại .
2. Viết đoạn văn .
Câu chủ đề :
Em rất thích đọc sách 
 Mùa hè thật hấp dẫn .
HS viết đoạn văn .
3. Văn bản tự sự dài nên cần phải tóm tắt cho ngắn gọn dễ sử dụng, tiện thông báo .
 - Muốn tóm tắt vb tự sự cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản , xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lí sau đó viết thành văn bản tóm tắt.
4. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
- Làm cho việc kể chuyện sinh động hơn, sâu sắc hơn , có tác dụng thuyết phục người đọc, người nghe .
5. VB thuyết minh .
- Trình bày tính chất , cấu tạo, cách dùng, lí do phát sinh qui luật phát triển  nhằm cung cấp tri thức khách quan .
- VB hướng dẫn sử dụng thuốc .
- Giới thiệu một di tích lịch sử 
6.Làm bài văn thuyết minh và những phương pháp cần dùng .
- Muốn có tri thức để làm một bài văn thuyết minh người viết phảI biết quan sát, tìm hiểu sự vật , hiện tượng cần thuyết minh , phải nắm bắt được các bản chất đặc trưng của chúng .
- Để làm một bài văn thuyết minh dễ hiểu sáng rõ ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh : nêu định nghĩa, giải thích , liệt kê, nêu ví dụ, nêu số liệu , so sánh phân tích , phân loại .
Luận điểm : là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm, chủ trương của người viết ( nói) nêu ra trong bài văn dưới hình thức câu khẳng định ( hay phủ định ) . Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn , chân thật , đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có tính thuyết phục .
 IV. Củng cố : 
 ? Kể tên các kiểu bài TLV đã học trong chương trình ?
 ? Đặc điểm của từng thể loại ?
 V. Hướng dẫn :
 - Tiếp tục ôn tập phần tập làm văn ( câu 8,10,11) 
 - Chuẩn bị thi học kì II.
 - Chuẩn bị văn bản thông báo .
 *************************************************
 Tiết 137 : tập làm văn : Văn bản thông báo 
A. Mục tiêu :
 Giúp học sinh :
Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo.
Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo .
Biết cách làm một văn bản thông báo đúng qui cách .
B. Chuẩn bị :
 - GV : Văn bản mẫu .
 - Học sinh : - trả lời các câu hỏi .
C. Tiến trình lên lớp :
 I. Tổ chức : 8Angày..
 8C.. ngày..
 II. Kiểm tra : ? mục đích của văn bản tường trình ?
 ? Văn tường trình gồm có mấy phần ? nội dung từng phần ?
 III. Bài mới :
? Đọc văn bản 1 thông báo về việc duyệt các tiết mục văn nghệ ?
? Văn bản 2 thông báo về kế hoạch Đại hội đại biểu liên đội TNTP Hồ Chí Minh ? 
? Trong các văn bản trên , ai là người thông báo , ai là người nhận thông báo ? Mục đích thông báo là gì ?
? Nội dung thông báo thường là gì ? Nhận xét về thể thức của văn bản thông báo ?
? Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và trong sinh hoạt ở trường ?
? Từ phần tìm hiểu văn bản trên, em hiểu thế nào là văn bản thông báo ?
? Văn bản thông báo có đặc điểm gì ?
? Thảo luận :
 ? Tình huống nào không cần viết bản thông báo ? vì sao ?
? Văn bản thông báo có bao nhiêu phần ? Nội dung từng phần ?
? Đọc ghi nhở SGK ? 
Gv cho HS đọc phần lưu ý ?
I.Đặc điểm của văn bản thông báo .
1. Ví dụ ( SGK ) 
2. Nhận xét .
a. + Người gửi : 
 - BGH trường THCS Hải Nam .
 + Người nhận : Các gv CN trường THCS Hải Nam .
+ Nội dung : Thông báo kế hoạch duyệt văn nghệ .
b. – Người gửi : Liên đội trưởng Trần Mai Hoa .
 - Người nhận : Các chi đôị TNTP Hồ Chí Minh trường THCS Đoàn Kết .
 - Nội dung : Kế hoạch Đại hội đại biểu liên đội TNTP Hồ Chí Minh .
- Thông báo hoạt động hè .
- thông báo thi bóng đá giao lưu giữa các lớp .
3. Kết luận – Ghi nhớ 1.2
 - VB truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể , người tổ chức cho những người dưới quyền biết để thực hiện tham gia .
- VB thông báo phải có rõ ai thông báo , thông báo cho ai , nội dung công việc , qui định thời gian, địa điểm cụ thể chính xác .
II. Cách làm văn ản rthông báo .
1. Tình huống cần làm văn bản thông báo .
- Tình huống b,c .
 2. Cách làm văn bản thông báo .
- Tuân thủ như một văn bản hành chính gồm 3 phần .
 a. Thể thức mở đầu 
b. Nội dung thông báo 
c. Thể thức kết thúc .
 3. Kết luận- Ghi nhớ 3 .
- HS đọc ghi nhớ .
* Lưu ý 
 IV. Củng cố :
 ? Thế nào là văn bản thông báo ?
 ? Đặc điểm văn bản thông báo ?
 ? Cách trình bày văn bản thông báo ?
 V. Hướng dẫn :
 - Học bài .
 - Chọn một tình huống , tập viết bảng thông báo .
 - Chuẩn bị bài : Chương trình địa phương phần Tiếng Việt .
 ******************************************
Tiết 138 Chương trình địa phương ( phần Tiếng việt)
A. Mục tiêu:
 Giúp học sinh : 
	- biết nhận ra sự kjác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương .
	- Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có thính chất nghi thức .
B. Chuẩn bị : 
	- GV : bảng phụ 
	- HS : sưu tầm từ ngữ xưng hô địa phương mình .
C. Tiến trình lên lớp : 
	I. Tổ chức : 8A.. ngày 
	8C ngày 
	II. Kiểm tra : kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh 
	III. Bài mới : 
? Em hiểu gì về tiếng địa phương ? Tiếng địa phương thường được sử dụng trong những trường hợp nào ? 
? Chúng ta nên sử dụng từ ngữ địa phương như thế nào cho đúng ? 
? Làm thế nào để chúng ta hạn chế các lỗi liên quan đến việc sử dụng tiếng địa phương ?
?Đọc đoạn trích sau và xác định từ xưng hô địa phương, từ xưng toàn dân trong đoạn trích . Trong đoạn trích trên những từ ngữ nào không phảI từ ngữ toàn dân , từ ngữ xưng hô nào không phảI từ toàn dân những cũng không thuộc lớp từ địa phương ? 
? Em hãy cho vài ví dụ về từ xưng hô địa phương mà em biết ? 
? Thảo luận : Từ ngữ địa phương có thể dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào ? 
-Tiếng địa phương còn được gọi là phương ngữ , là hệ thống những tiếng , từ ngữ được sử dụng hạn chế trong một khu vực , vùng , miền , tỉnh thành nhất định . Phạm vi phổ biến của các từ ngữ này so với ngôn ngữ toàn dân là rất thấp Tiếng địa phương phần lớn được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày ở phạm vi gia đình , làng , xã nơI ta sinh sống hoặc có thể sử dụng trong các văn bản miêu tả , tác phẩm văn chương để tăng sắc tháI biểu cảm , tăng tính hiện thực cho văn bản khi cần thiết . Tuy nhiên việc lạm dụng tiếng địa phương có thể khiến người nghe, người đọc không hiểu , không đồng cảm .
- Từ ngữ địa phương là lớp từ ngữ phổ biến trong cộng đồng ngôn ngữ dân tộc , không thuộc lớp từ ngữ toàn dân . Vì thế nếu sử dụng không đúng lúc , không đúng nơI sẽ làm người đọc , ngưòi nghe không hiểu . Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương , người sử dụng cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng khi cần thiết , chú ý nhiều đến tình huống giao tiếp cụ thể .Việc sử dụng từ ngữ địa phương phảI phù hợp với tình huống giao tiếp (người đọc , người nghe , hoàn cảnh giao tiếp ) Trong văn , thơ người viết có thể sử dụng một số từ ngữ lớp từ này để thể hiện hay tô đậm màu sắc địa phương , màu sắc tầng lớp xã hội ngôn ngữ , tính cách nhân vật 
-Chúng ta nên : 
+ Cố gắng lắng nghe và nhận biết các từ ngữ được sử dụng xung quanh chúng ta để phân biệt các tiếng địa phương với các từ ngữ phổ biến .
+ Khi gặp tiếng địa phương , cần phảI tra từ điển để biết rõ .
+ Sử dụng hạn chế tiếng địa phương của bản thân khi giao tiếp nơI công cộng hoặc khi viết văn bản .
+ Tốt nhất , chúng ta nên lập một cuốn sổ tay ghi chép các từ ngữ địa phương để khi cần tra cứu đặc biệt thường xuyên tra từ điển khi sử dụng từ ngữ .
- Từ ngữ địa phương : u
- Từ toàn dân : mẹ
- Biệt ngữ xã hội : mợ 
- Ngoài từ “mẹ “ ( NN toàn dân ) , tiếng Việt còn có các từ địa phương như : u, mế , bầm (miền Bắc ),má (miền Nam ), me (một số thành phố )
- Ngoài từ “ bố “ (NN toàn dân ) , tiếng Việt còn có các từ địa phương như thầy (miền Băc)
- Dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp (giữa những người trong gia đình , hoặc địa phương )và không được sử dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức 
	IV: Củng cố : ? Cách sử dụng từ ngữ địa phương trong giao tiếp ? 
	V : Hướng dẫn : Học bài , sưu tầm từ ngữ xưng hô ở địa phương .
	 Chuẩn bị bài luyện tập làm văn thông báo .
	****************************
	Kiểm tra ngày 4 tháng 5 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 73 Nho rung.doc