Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 97 đến tiết 100 - Trường THCS Tân Tiến – Yên Dũng

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 97 đến tiết 100 - Trường THCS Tân Tiến – Yên Dũng

Hoạt động của thầy và trò

* Hoạt động 1: Khởi động (5')

I- Kiểm tra bài cũ.

CH: Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào? Em đã học theo lời khuyên ấy đến đâu?

II - Dẫn vào bài.

- Giáo viên nêu tình huống: Tại sao con người cần đến văn nghệ?

- Dẫn đến giới thiệu khái quát nội dung của văn bản.

* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, hiểu văn bản:

I- Đọc, hiểu chú thích: 15'

- Giáo viên hướng dẫn đọc: giọng mạch lạc rõ ràng. Đọc diễn cảm các dẫn chứng thơ.

- Giáo viên cùng học sinh đọc hết 1 lần đoạn trích.

- Giáo viên nhận xét cách đọc.

- Học sinh đọc chú thích * SGK.

- Giáo viên hỏi: Hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Đình Thi?

- Học sinh: Dựa vào chú thích SGK giới thiệu.

- Giáo viên nhấn mạnh: Một nghệ sĩ đa tài: văn thơ, nhạc, lí luận phê bình đồng thời là nhà quản lí lãnh đạo văn nghệ Việt Nam .

- Giáo viên hỏi: Nêu xuất xứ của

doc 14 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 97 đến tiết 100 - Trường THCS Tân Tiến – Yên Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Khởi động (5')
I- Kiểm tra bài cũ.
CH: Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào? Em đã học theo lời khuyên ấy đến đâu?
II - Dẫn vào bài.
- Giáo viên nêu tình huống: Tại sao con người cần đến văn nghệ?
- Dẫn đến giới thiệu khái quát nội dung của văn bản.
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, hiểu văn bản:
I- Đọc, hiểu chú thích: 15'
- Giáo viên hướng dẫn đọc: giọng mạch lạc rõ ràng. Đọc diễn cảm các dẫn chứng thơ.
- Giáo viên cùng học sinh đọc hết 1 lần đoạn trích.
- Giáo viên nhận xét cách đọc.
- Học sinh đọc chú thích * SGK.
- Giáo viên hỏi: Hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Đình Thi?
- Học sinh: Dựa vào chú thích SGK giới thiệu.
- Giáo viên nhấn mạnh: Một nghệ sĩ đa tài: văn thơ, nhạc, lí luận phê bình đồng thời là nhà quản lí lãnh đạo văn nghệ Việt Nam.
- Giáo viên hỏi: Nêu xuất xứ của tác phẩm?
- Học sinh: trả lời.
- H: Tác phẩm thuộc kiểu thể loại văn bản nào?
Học sinh: Xác định thể loại.
Giáo viên nhấn mạnh: Tiếng nói của văn nghệ được viết trên chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp, khi chúng ta đang xây dựng nền văn nghệ mới đậm đà tinh thần dân tộc, khoa học, đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của toàn dân.
- Giáo viên cùng học sinh giải thích các chú thích trong SGK.
- Giáo viên hỏi bổ sung và nhấn mạnh thêm phật giáo diễn ca?
Rất kị?
Phẫn khích?
- Giáo viên hỏi: Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận?
- Học sinh: tóm tắt hệ thống luận điểm sau khi đọc kĩ văn bản.
II- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, hiểu pt chi tiết văn bản (25')
- Học sinh đọc đoạn văn từ đầu -> đời sống chung quanh và phát hiện luận điểm.
- Giáo viên hỏi: Tìm luận điểm đầu tiên tác giả nêu ra trong văn bản?
H: Để làm rõ luận điểm đó tác giả đưa ra pt những dẫn chứng VH nào? Tác dụng của những dẫn chứng đó?
- Học sinh đọc thầm đoạn văn: "ND viết hay Tônxtôi"
Tự phân tích và rút ra nhận xét.
- Giáo viên bình: Đó là lời gửi nhắn, là nội dung tư tưởng, tình cảm độc đáo của tác phẩm văn học, lời gửi lời nhắn này luôn toát lên từ nội dung hiện thực khách quan được thể hiện trong tác phẩm, nhưng nhiều khi lại được nói ra một cách trực tiếp rõ ràng có chủ định: "Trăm năm"
Nhưng bản chất đặc điểm của những lời gửi lời nhắn của nghệ sĩ đó là gì? Cầnđọc tiếp đoạn sau.
Nội dung chính.
I - Đọc, hiểu chú thích
1. Đọc.
2. Tác giả - tác phẩm.
- Tác phẩm:
+ Tác phẩm viết trên chiến khu Việt Bắc.
+ Kiểu loại văn bản: nghị luận về một vấn đề văn nghệ: lập luận giải thích và chứng minh.
3/ Giải thích từ khó.
- Phật giáo diễn ca: bài thơ dài nôm na dễ hiểu về nội dung đạo Phật.
- Phẫn khích: kích thích căm thù phẫn nộ.
- Rất kị: Rất tránh,không ưa, không hợp, phản đối.
4/ Bố cục:
- Nội dung của văn nghệ.
II. Đọc hiểu văn bản.
1/ Nội dung của văn nghệ.
- Luận điểm: Văn nghệ không chỉ phản ánh cái khách quan mà còn biểu hiện cái chủ quan của người sáng tạo.
+ 2 câu thơ nổi tiếng trong TK : mx tươi đẹp, rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã miêu tả, cảm thấy trong lòng có những sự sống tươi trẻ luôn tái sinh.
+ Cái chết của An-na-Care nhi - na làm người đọc bâng khuâng thương cảm
Hoạt động 4: Học sinh học kỹ bài.
Ngày soạn:	Tiết 97
Ngày dạy:
Tiếng nói của văn nghệ
I- Mục tiêu bài học.
- Giúp học sinh: Tiếp tục tìm hiểu nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của văn nghệ với đời sống con người qua đoạn trích.
- Tích hợp với TLV: nghị luận xã hội; bài: ý nghĩa văn chương.
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu và phân tích văn bản nghị luận.
II - Chuẩn bị:
- Giáo viên: Toàn văn bài viết trong "Mấy vấn đề về văn học"
- Học sinh: Tiếp tục đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
III - Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: khởi động (5')
CH: Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm của văn bản?
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản.
- Học sinh đọc và suy nghĩ về đoạn văn "Lời gửi của nghệ thuật. tâm hồn".
- Giáo viên hỏi: Đoạn này tác giả cho người đọc thấy nội dung phản ánh thể hiện của văn nghệ là gì?
- Học sinh: đọc, suy ngẫm, phát biểu ý kiến.
- Giáo viên nhấn mạnh: Như thế nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học khác như lịch sử, dân tộc học, địa lí, xh học, văn hoá học là ở chỗ những KH này khám phá miêu tả và đúc kết các hiện tượng tự nhiên hay XH, các quy luật khách quan. Còn nội dung của văn nghệ tập trung, khám phá thể hiện chiều sâu tính cách số phận con người, TG bên trong con người.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ phần giữa của văn bản.
- Giáo viên hỏi: Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
- Học sinh: Tìm đọc dẫn chứng - khái quát - trả lời.
- Giáo viên: Nếu không có văn nghệ đời sống con người sẽ ra sao, hiểu được vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ cũng chính là hiểu được sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
- Giáo viên hỏi: Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy?
(Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào?
- Học sinh phát hiện, trả lời.
- Giáo viên: Dẫn chứng cách đọc một bài thơ hay: đọc nhiều lần, đọc bằng cả tâm hồn, cùng tác giả trao đổi, ngẫm nghĩ, rungđộng, chiêm nghiệm. Đọc cái ý tại ngôn ngoại, cái ngân nga ngoài lời, chữ hết, lời tận mà ý không cùng.
- Học sinh đọc to 2 -3 lần nội dung ghi nhớ 1 SGK và tóm tắt lại bằng lời của mình.
(Giáo viên gợi ý: câu 1 - 2 tóm tắt luận điểm cơ bản về nội dung và sức mạnh của văn nghệ đối với đời sống con người.
Câu 3: khái quát đặc sắc nghệ thuật của bài nghị luận.
- Giáo viên cho học sinh ôn lại đọc lại bài "ý nghĩa của văn chương".
- BT: Nêu 1 tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình.
- Học sinh: Làm bài, đọc bài viết của mình.
Nội dung chính.
II- Đọc - hiểu văn bản: (tiếp)
1. Nội dung của văn nghệ.
- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa vui buồn yêu ghét mơ mộng của nghệ sĩ.
Nó mang đến cho chúng ta bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã rất quen thuộc.
- Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận.
2. Sức mạnh và ý nghĩa của văn nghệ (sự cần thiết của văn nghệ)
- Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.
"Mỗi tác phẩm óc ta nghĩ".
- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống tiếng nói của văn nghệ càng là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động.
- Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hằng ngày, giúp con người vui lên, biết rung cảm , biết ước mơ.
3. Con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó.
- Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe.
+ Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
+ Nghệ thuật là tư tưởng nhưng tư tưởng không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu.
=> Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc đi vào nhận thức tâm hồn qua con đường tình cảm.
- Văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.
=> Văn nghệ thực hiện các chức năng đó một cách tự nhiên có hiệu quả lâu bền và sâu sắc.
III - Tổng kết - luyện tập.
1. Tổng kết.
- Nội dung:
- Nghệ thuật.
2. Luyện tập.
 * Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (2'): Học sinh học kỹ bài.
Ngày soạn:	Tiết 98
Ngày dạy:
các thành phần biệt lập
I- Mục tiêu cần đạt 
- Giúp học sinh: + Nhận biết 2 thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán.
+ Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
+ Biết đặt câu có thành phần tình thái, cảm thán.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng thành phần biệt lập trong câu.
II - Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Khởi động (5')
I- Kiểm tra bài cũ
CH: Thế nào là khởi ngữ? Đặt 3 câu có thành phần khởi ngữ?
II- Bài mới: Giáo viên dẫn vào bài mới.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (15')
- Giáo viên treo bảng phụ ví dụ (sgk)
- Học sinh đọc ví dụ.
- Giáo viên hỏi: Các từ ngữ in đậm trong 2 câu trên thể hiện thái độ gì của người nói?
Học sinh: Trao đổi thảo luận và trả lời.
- Giáo viên hỏi: Nếu không có những từ ngữ in đậm ấy thì nghĩa cơ bản của câu có thay đổi không? Tại sao?
- Học sinh đọc - trả lời.
- Giáo viên đưa thêm một số ví dụ.
+ Cháu chào bác ạ.
+ Cậu giúp mình một tay nhé.
"ạ", "nhé" ý nghĩa của 2 từ này?
- Học sinh: Chỉ thái độ của người nói đối với người nghe.
- Giáo viên hỏi: Những thành phần đó được gọi là gì?
- Học sinh: Rút ra kết luận.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ví dụ (SGK)
- H: Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
H: Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu "ồ" hoặc kêu "trời ơi"?
H: Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì?
- Học sinh trao đổi thảo luận - trả lời
- Giáo viên chỉ định học sinh đọc chậm, rõ ghi nhớ: SGK _ Tr. 18
* Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập (20')
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập 1.
H: Yêu cầu: tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau trong bài 1?
H: Yêu cầu: Hãy xếp những từ ngữ theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn)?
- Học sinh làm bài, lên bảng.
- Học sinh đọc yêu cầu BT 3.
- Học sinh làm bài, giáo viên chữa bài, nhận xét làm bài.
- Học sinh viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ, trong đó có chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.
- Học sinh đọc bài - Giáo viên nhận xét chữa bài của học sinh.
* Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (2')
- Giáo viên củng cố cho học sinh khái niệm thành phần biệt lập.
- HSVN làm bài tập sách BT - soạn bài mới.
Nội dung chính
I- Bài học
1. Thành phần tình thái
a) ví dụ: SGK.
b) Nhận xét.
- "Chắc, có lẽ" là nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
+ "Chắc" thể hiện thái độ tin cậy cao
+ "Có lẽ" thể hiện thái độ tin cậy chưa cao.
- Không có từ ngữ in đậm thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi vì các từ đó chỉ thể hiện sự nhận định của người nói đối với sv ở trong câu, chứ không phải là thông tin sự việc của câu.
C - Kết luận: (ghi nhớ- SGK)
2. Thành phần cảm thán
a) Ví dụ: SGK.
b) Nhận xét
- ồ, trời ơi ở đây không chỉ sự vật hay sự việc.
- Các từ ngữ in đậm: "ồ; trời ơi" không dùng để gọi ai cả, chủng chỉ giúp người nói giãi bày nỗi lòng của mình.
3. Ghi nhớ: SGK
II- Luyện tập
Bài 1.
a) Có lẽ (Tp tình thái)
b) Chao ôi - thành phần cảm thán
c) Hình như - thành phần tình thái
d) Chả nhẽ - thành phần tình thái.
Bài 2.
Dường như-hình như-có vẻ như-cólẽ-chắc là-chắc hẳn-chắc chắn.
Bài 3: 
- Trong nhóm từ "chắc, hình như chắc chắn" thì "chắc chắn" có độ tin cậy cao nhất.
"hình như" có độ tin cậy thấp nhát.
Bài 4:
Ngày soạn:	Tiết 99
Ngày dạy:
nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
I- Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh hiểu một hình thức nghị luận phổ biết trong đời sống: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
+ Nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết văn bản nghị luận xã hội.
II- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: bảng phụ
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu – Bảng nhóm.
III- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động I: Khởi động (5')
CH: Vai trò của phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Học sinh làm bài tập 3 (SGK)
* Hoạt động II: Giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức mới. (15')
- giáo viên yêu cầu học sinh đọc văn bản "Bệnh lề mề"
- Giáo viên nêu câu hỏi:
? Văn bản bàn luận về hiện tượng gì? Nêu những biểu hiện của hiện tượng đó.
? Chỉ ra nguyên nhân của "Bệnh lề mề"?
? Phân tích tác hại của bệnh lề mề?
Giáo viên hỏi: Bố cục của bài viết co mạch lạc và chặt chẽ không? vì sao?
- Học sinh trả lời: (mạch lạc chặt chẽ trước hết nêu hiện tượng, tiếp theo phân tích nguyên nhân và tác hại của căn bệnh, cuối cùng nêu giải pháp để khắc phục.)
- Giáo viên hỏi: Thế nào là nghị luận về một sự việc trong đời sống xã hội? Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận?
*
 Hoạt động III: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập (20')
- Học sinh đọc bài tập 1 - SGK
? Yêu cầu: Nêu các sự việc, hiện tượng tốt đáng biểu dương của các bạn trong nhà trường ngoài xã hội.
- Giáo viên cho học sinh phát biểu, ghi nhiều các sự việc, hiện tượng lên bảng.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận sư việc hiện tượng nào có vấn đề xã hội quan trọng để viết bài bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối.
- Học sinh thảo luận chọn một sự việc hiện tượng trên viết bài nghị luận xã hội.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2
- Học sinh giải thích vì sao đó là một hiện tượng đáng để viết bài nghị luận.
- Học sinh về nhà viết thành bài nghị luận hoàn chỉnh.
I- Bài học
1/ Khái niệm:
a) Ví dụ: (SGK)
b) Nhận xét:
- Văn bản bàn luận về hiện tượng "Bệnh lề mề) (giờ cao su) 
+ Biểu hiện: Sai hẹn, đi chậm, không coi trọng 
- Nguyên nhân của bệnh lề mề:
+ Không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác.
+ ích kỷ, vô trách nhiệm với công việc chung.
- Tác hại:
+ Không bàn được công việc một cách có đầu, có cuối.
+ Làm mất thời gian của người khác.
+ Tạo ra một thói quen kém văn hoá.
- Bố cục bài viết mạch lạc.
2/ Yêu cầu và nội dung và hình thức:
a) Ví dụ: (SGK)
b) Nhận xét:
- Nội dung:
- Hình thức: Chặt chẽ.
3/ Kết luận: Ghi nhớ (SGK)
II- Luyện tập:
- Giúp bạn học tập tốt.
- Góp ý, phê bình khi bạn có khuyết điểm.
- Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường.
- Giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ.
- Đưa em nhỏ qua đường.
- Trả lại của rơi cho người đánh mất.
Bài 2:
- Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của việc hút thuốc lá đáng để viết một bài nghị luận vì:
+ Nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của mỗi cá nhân người hút, đến sức khoẻ cộng đồng và vấn đề nòi giống.
+ Nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường: khói thuốc lá gây bệnh cho những người không hút thuốc đang sống xung quanh người hút.
+ Nó gây tốn kém tiền bạc cho người hút.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (5')
- Giáo viên: Củng cố cho học sinh khái niệm nghị luận về một sự việc hiện tượng xã hội, yêu cầu nội dung và hình thức.
- Học sinh về nhà: Làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn:	Tiết 100
Ngày dạy:
Cách làm bài nghị luận về một sự việc
hiện tượng đời sống
I- Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh: Biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết một bài văn nghị luận xã hội. 
- Tích hợp với văn qua các văn bản đã học.
II- Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu, bảng nhóm.
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động (5')
I- Kiểm tra bài cũ:
CH: Thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội?
? Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội?
II- Dẫn vào bài: Giáo viên nói dẫn vào bài
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đề 1 (SGK)
Giáo viên hỏi: Đề 1 yêu cầu bàn luận về hiện tượng gì?
? Nội dung bài nghị luận gồm có mấy ý? là những ý nào?
- Học sinh trao đổi thảo luận, trả lời.
- Giáo viên hỏi: Tư liệu chủ yếu đề viết bài nghị luận là gì?
- Học sinh: Tư liệu chủ yếu dùng để viết là "Vốn sống" gồm vốn sống trực tiếp và vốn sống gián tiếp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề 4 - SGK.
- Giáo viên hỏi: Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh như thế nào? Hoàn cảnh ấy có bình thường không? tại sao?
? Nguyễn Hiền có đặc điểm gì nổi bật? tư chất gì đặc biệt?
? Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thành công của Nguyễn Hiền là gì?
- Học sinh trao đổi thảo luận và trả lời.
- Giáo viên yêu cầu dựa theo các đề mẫu trong SGK, mỗi em tự ra một đề bài.
- Học sinh ra đề.
- Giáo viên gợi ý định hướng cho học sinh ra đề các vấn đề sau:
+ Nhà trường với vấn đề ATGT.
+ Nhà trường với vấn đề môi trường.
+ Nhà trường với các tệ nạn xã hội.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài trong SGK.
- Giáo viên hỏi: Đề thuộc loại gì? Đề nêu sự việc hiện tượng gì? Đề yêu cầu làm gì?
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên hỏi: Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì? Vì sao Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
? Nếu mọi học sinh đều làm được như bạn Nghĩa thì có tác dụng gì?
- Học sinh trả lời câu hỏi, tìm ý.
- Giáo viên hỏi: Hãy lập dàn ý cho đề bài đó?
- Học sinh lập dàn ý.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một số đoạn văn thể hiện một số ý trong phần TB.
- Học sinh viết bài - yêu cầu học sinh đọc bài viết của mình.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ (SGK)
* Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập (10')
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo các thao tác như ở phần trên.
- Giáo viên hỏi: Đề thuộc loại gì? Đề nêu sự vật hiện tượng gì? Đề yêu cầu làm gì?
I- Bài học:
1/ Tìm hiểu các đề bài:
a) Các đề bài (SGK)
b) Nhận xét: 
Đề 1: 
- Yêu cầu bàn luận về hiện tượng "Học sinh nghèo vượt khó, học giỏi"
- Nội dung bài nghị luận gồm hai ý:
+ Bàn luận về một số tấm gương học sinh nghèo vượt khó.
+ Nêu suy nghĩ của mình về những tấm gương đó.
Đề 4:
- Hoàn cảnh Nguyễn Hiền: Nhà rất nghèo.
- Đặc điểm nổi bật là ham học, tư chất đặc biệt là thông minh, mau hiểu.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thành công của Nguyễn Hiền là tinh thần kiên trì vượt khó để học 
* Giống: Cả 2 đề đều có sự việc hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương đó là những tấm gương vượt khó học giỏi.
- Cả 2 đều yêu cầu phải "nêu suy nghĩ của mình
* Khác:
- Đề 1: Yêu cầu phải phát hiện sự việc hiện tượng.
- Đề 4: Cung cấp sẵn sự việc hiện tượng dưới dạng truyện kể
2/ Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
a) Đề bài: SGK.
b) Nhận xét.
* Tìm hiểu đề và dàn ý.
- Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc hiện tượng.
- Đề nêu hiện tượng người tốt việc tốt.
- Đề yêu cầu "nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy"
* Lập dàn ý
1. Mở bài:
- Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa.
Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa.
2. Thân bài:
- Phân tích ý nghĩa về những việc làm của Phạm Văn Nghĩa.
- Đánh giá việc làm của Phạm Văn Nghĩa.
- Nêu ý nghĩa của việc phát động phần học tập Phạm Văn Nghĩa.
3. Kết bài:
- Nêu ý nghĩa giáo dục của tấm gương Phạm Văn Nghĩa.
- Rút ra bài học cho bản thân.
* Viết bài
3/ Ghi nhớ: SGK
II - Luyện tập.
Đề bài 4 - Mục I - SGK.
- Tìm hiểu đề.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (2')
- Giáo viên củng cố cho học sinh cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống: Tìm hiểu đề tìm ý; lập dàn ý, viết bài.
- HSVN làm tiếp bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9 moi(2).doc