Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết học 66 đến tiết 70

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết học 66 đến tiết 70

LẶNG LẼ SA PA

 (Nguyễn Thành Long)

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của những người lao động thầm lặng trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích hình tượng nhận vật tự sự.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Chân dung tác giả, tranh minh hoạ.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Nhân vật ông Hai gợi cho em suy nghĩ gì về người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp?

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu khái quát về Sa Pa và dẫn vào bài.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết học 66 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 66 	 Ngày soạn:......../......./08
	Ngày dạy:......./......./08
lặng lẽ sa pa
	(Nguyễn Thành Long)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của những người lao động thầm lặng trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích hình tượng nhận vật tự sự.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Chân dung tác giả, tranh minh hoạ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nhân vật ông Hai gợi cho em suy nghĩ gì về người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu khái quát về Sa Pa và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích, trình bày hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Tóm tắt nội dung văn bản.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hoạt động 2:
* Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên được giới thiệu như thế nào?
* Trong hoàn cảnh đó mà anh vẫn sống vui vẻ, hoàn thành công việc của mình vì lý do gì?
* Anh sắp xếp, xây dựng cuộc sống của anh như thế nào? Qua đó thể hiện phẩm chất gì của anh thanh niên?
* Qua cuộc trò chuyện và cách cư xữ của anh cho thấy tính cách gì của anh thanh niên?
* Vì sao tác giả để cho anh thanh niên nói nhiều trong cuộc nói chuyện ngắn ngũi?
* Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) quê ở Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Chuên viết truyện ngắn và ký.
* Văn bản trích từ tác phẩm cùng tên (1970) rút từ tập “Giữa trong xanh”
2. Đọc bài:
* Nội dung: Cuộc gặp gở ngắn ngũi giữa anh thanh niên với người hoạ sĩ, bác lái xe và cô kĩ sư trẻ trên đỉnh núi Yên Sơn.
II. Phân tích:
1. Nhân vật anh thanh niên:
* Hoàn cảnh: Cô đơn, sống một mình trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt, công việc vất vã.
ề Anh say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc của anh.
* Anh xây dựng cuộc sống ngăn nắp, sạch sẻ, đầy đủ ề Anh là người thanh niên có tính gọn gàng, sạch sẽ, yêu cuộc sống, say mê đọc sách.
* Tính cách cởi mở, hiếu khách, chu đáo, khiêm tốn.
ề Tác giả để cho anh tự bộc lộ tự nhiên tính cách, phẩm chất của mình.
ằ Anh thanh niên là mẫu người lao động trí thức lý tưởng, là niềm tự hào cổ vũ các thế hệ trẻ sồng và cống hiến.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về tác giả, tác phẩm, tính cách của anh thanh niên được thể hiện trong văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, tiếp tục phân tích các nội dung còn lại.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 67 	 Ngày soạn:......../......./08
	Ngày dạy:......./......./08
lặng lẽ sa pa
	(Nguyễn Thành Long)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của những người lao động thầm lặng trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích hình tượng nhận vật tự sự.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Chân dung tác giả, tranh minh hoạ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nêu cảm nhận của mình về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thanh Long?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Khi nghe anh thanh niên kể chuyện, ông hoạ sĩ cảm thấy như thế nào? Vì sao?
* Tác giả đưa các nhân vật bác lái xe và cô gái vào câu chuyện nhằm mục đích để làm gì?
Hoạt động 2:
* Nhận xét về tình huống của truyện?
* Cách xây dựng nhân vật trong truyện có gì đáng chú ý?
Hoạt động 3:
Hs: Thảo luận, khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Gv: Nhận xét, bổ sung, khái quát.
Hs: Đọc ghi nhớ.
II. Phân tích:
2. Các nhân vật khác:
a, Người hoạ sĩ:
- Xúc động, bối rối vì anh chính là đối tượng khơi nguồn sáng tạo của ông.
ề Đó là niềm say mê lao động và vẻ hồn nhiên của anh.
b, Bác lái xe và cô kĩ sư:
ề Góp phần làm nổi bật nhân vật anh thanh niên. Làm cho câu truyện trở nên sinh động, hấp dẫn.
3. Tình huống độc đáo:
* Cuộc gặp gở tự nhiên, hợp lý ề bộc lộ rỏ phẩm chất của anh thanh niên.
* Các nhân vật không có tên cụ thể có tác dụng làm cho câu chuyện mang tính chất khách quan.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cơ bản về giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, chuẩn bị bài Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 68-69 	Ngày soạn: / /08
	Ngày dạy: / /08
viết bài tập làm văn
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố, khắc sâu kiến thức đã học về văn tự sự.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hành tạo lập văn bản, kĩ năng diễn đạt.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Ra đề, đáp án.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, vở viết bài tập làm văn.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv giới thiệu mục đích bài học.
2. triển khai bài: 
đề ra:
Hãy kể về cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội nhân ngày 22/12. Trong buổi gặp đó em thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ về tình cảmvà trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với thế hệ cha anh đi trước.
đáp án:
+ Mở bài: Giới thiệu tình huống gặp gỡ.
+ Thân bài: 
- Kể chuyện xen tả cảnh, tả người, ngôn ngữ đối thoại.
- Kể về lời phát biểu.
- Tình cảm, thái độ của các chú bộ đội đối với lời phát biểu
+ Kết bài: ấn tượng của em về buổi gặp gỡ đầy ý nghĩa đó.
IV. Củng cố: 
Gv nhận xét buổi học.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Tìm hiểu về người kể chuyện trong văn tự sự.
Tiết thứ 70 	 Ngày soạn:......../......./08
	Ngày dạy:......./......./08
người kể chuyện trong văn bản tự sự
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là người kể chuyện trong văn bản tự sự, vai trò của người kể chuyện và mối quan hệ giữa người kể chuyện và ngôi kể trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: Nhận diện và biết kết hợp các yếu tố này khi đọc cũng như khi tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, bài văn mẫu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Trong truyện Lạng lẽ Sa Pa ngôi kể là ngôi thứ mấy? Tác giả nhìn sự viêvj từ góc độ nào? Người kể và ngôi kể có quan hệ gì với nhau không?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Từ phần kiểm tra bài, gv dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc ví dụ, phân tích.
* Chuyện kể về ai và về việc gì?
* Ai là người kể câu chuyện đó?
* Những câu: Giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ, Những người con gái sắp....như vậy... là của ai?
* Nhận xét về ngôi kể trong văn bản tự sự?
* Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự?
Hoạt động 2:
Hs: Thảo luận, phân tích vai trò của người kể chuyện.
Hs: Kể lại câu chyện theo ngôi kể thứ nhất.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
I. Người kể chuyện trong văn tự sự:
1. Ví dụ:
- Kể về phút chia tay của các nhân vật.
- Người kể vắng mặt.
- Những câu văn đó là nhận xét của người kể chuyện nhập vào vai anh thanh niên.
2. Kết luận:
- Ngôi kể có hai ngôi: Ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba, ngôi kể thứ ba giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản.
- Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
a,
b,
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về người kể chuyện trong văn bản tự sự.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm tiếp các bài tập, chuẩn bị bài ôn tập.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct66-t70.doc