Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 11

Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 11

Tiết : 51 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

A._ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :

 -Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuvền đánh cá .

 - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yêú tố nghệ thuật (hình ảnh ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ kính vừa mới mẻ trong bài thơ

B. Chuẩn bị của thầy và trò :

 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT

 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài

C. Lên lớp :

 I. Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ:

 III. Bài mới :

 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài

GV cho HS đọc chú thích về tác giả và tác phẩm trong SGK GV nhấn mạnh thêm về hoàn cảnh sáng tác bài thơ : Bài thơ được viết vào năm 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Không khí hào hứng, phấn chấn, tin tuởng bao trùm trong đời sống xã hội và ở khắp nơi dấy lên phong trào phát triển sản xuất xây dựng đất nước. Chuyến thâm nhập thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh vào nửa cuối năm 1958 đã giúp nhà thơ Huy Cận thấy rõ và sống trong không khí lao động ấy của nhân dân ta, góp phần quan trọng mở ra một chặng đường mới trong thơ Huy Cận:

 

doc 13 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 
Tiết : 51 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
A._ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : 
 -Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuvền đánh cá .
 - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yêú tố nghệ thuật (hình ảnh ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ kính vừa mới mẻ trong bài thơ 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ:
	III. Bài mới :
 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV cho HS đọc chú thích về tác giả và tác phẩm trong SGK GV nhấn mạnh thêm về hoàn cảnh sáng tác bài thơ : Bài thơ được viết vào năm 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Không khí hào hứng, phấn chấn, tin tuởng bao trùm trong đời sống xã hội và ở khắp nơi dấy lên phong trào phát triển sản xuất xây dựng đất nước. Chuyến thâm nhập thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh vào nửa cuối năm 1958 đã giúp nhà thơ Huy Cận thấy rõ và sống trong không khí lao động ấy của nhân dân ta, góp phần quan trọng mở ra một chặng đường mới trong thơ Huy Cận: 
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
*Hoạt động 2: Đọc và tìm bố cục bài thơ 
- Hướng dẫn đọc với giọng vui, phấn chấn, nhịp vừa phải, ở những khổ thơ hai, ba và bảy, giọng đọc cần cao lên một chút và nhịp cũng nhanh hơn 
- Cho HS đọc chú thích về tác giả. Hãy tóm tắt những nét chính cần hhớ về tác giả Huy Cân
1. Bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá . Dựa vào trình tự ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ. 
- Hs tập đọc 
Tác giả (*) Huy Cận (1919 - 2005), - Cù Huy Cận. Quê ở Ân Phú, - Vụ Quang (trước đây thuộc huyện Hương Sơn, sau là Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh.
- Huy Cận đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới , tham gia cách mạng từ trước năm 1945
- Từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một trong nhữag nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam
- Bài Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh Giữa năm 1958 ,in trong tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng(1958).
- Bố cục theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyển đánh cá: 
 + Hai khổ đầu: cảnh lên đường 
 + bốn khổ tiếp theo: cảnh hoạt động đánh cá 
 + khổ cuối: cảnh đoàn thuvền trở về 
I. Đọc và tìm bố cục bài thơ
1.Tác giả : Huy Cận
2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
3. Bố cục
*Hoạt động 3: Phân tích hình ảnh con người lao động trong bài .
- Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian nào ? 
Bằng những biện pháp nghệ thuật gì, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ ?
+ Cảm nhận của em về từ “lại”? về “Câu hát căng buồm"?về "thuyền ta lái gió với buồm trăng, lướt giữa mây cao với biển bằng"? v ề "đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời"
- Hãy nêu cảm nhận chung của em về hình ảnh người lao động được miêu tả trong bài thơ ?
- Bài thơ là sự kết hợp hai nguổn cảm hứng : về lao động và về thiên nhiên, vũ trụ. 
+ Hình ảnh người lao động được đặt vào không gian rộng lớn của biển, trời, trăng, sao, để làm tăng thêm kích thước, tầm vóc và vị thế của con người.Thủ pháp phóng đại, liên tưởng mạnh bạo, bất ngờ àsáng tạo hình ảnh về người lao động. 
- HS nêu cảm nhận về những hình ảnh thơ hay.
+ Sự nhịp nhàng giữa nhịp điệu vận hành của thiên nhiên, vũ trụ và trình tự của công việc lao động của đoàn thuvền đánh cá (mặt trời xuống biển, vũ trụ vào đêm <à khởi đầu chuyến ra khơi của đoàn thuvền đánh cá)
+ “Đoàn thuvền đánh cá lại ra khơi”. 
àHình ảnh người lao động trong bài thơ được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn, thể hiện niềm tin, niềm vui trước cuộc sống mới . Cảm hứng lãng mạn ấy cũng thấm đẫm trong những hình ảnh về thiên nhiên, vũ trụ, tạo nên vẻ đẹp tráng lệ, phóng khoáng mà vẫn gần gũi với con người
II. Tìm hiểu văn bản 
1.Phân tích hình ảnh con người lao động trong bài :
*Hoạt động 4: Phân tích hình ảnh con người lao động trong bài 
3. Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động. Em hãy chọn phân tích một số hình ảnh đặc sắc 
+ Theo em, cảnh biển vào đêm có gì đẹp? Có gì mới ? (so với hồn thơ Huy Cận ngày trước ?)
+ Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển được cảm nhận từ góc độ nào ?( Cách miêu tả, hình ảnh thơ ). 
- Hãy phân tích hình ảnh thơ “Thuyền tavây giăng”
- Hãy phân tích đoạn thơ "ta hát nhịp trăng cao", " sao mờ chùm cá nặng”, em có cảm nhận gì về công việc lao đông ?
- Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả trong bài thơ có đặc điểm gì nổi bật ? .
-Em hiểu gì về bút pháp lãng mạn trong đoạn thơ này ?
- Hình ảnh của các loài cá biển được tác giả nhìn nhận ra sao ?
- Bài thơ là những bức tranh đẹp, rộng lớn, lộng lẫy, kế tiếp nhau về thiên nhiên và đoàn thuvền đánh cá 
a.Cảnh biển vào đêm 
Mặt trời xuống biển như hòn Iửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa 
àCảnh vừa rộng lớn - vừa gần gũi : một liên tưởng so sánh thú vị.Vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm là tấm cửa khổng lồ , những lượn sóng là then cửa. 
àThiên nhiên vừa lớn lao vừa gần gũi ấm áp ( Khác với thiên nhiên nhuốm sầu thảm, cô đơn, đau khổ trước kia)
- Tác giả tạo ra một hình ảnh khoẻ, lạ , mà thật"câu hát căng buồm cùng gió khơi"
à Niềm vui, sự phấn chấn của người lao động như có một sức mạnh cùng gió làm căng buồm cho thuyền lướt nhanh ra khơi.
b) Cảnh đoàn thuvền đánh cá trên biển: 
- Phát hiện những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm : đánh cá trong niềm vui phơi phới, khoẻ khoắn , người lao động làm chủ công việc của mình àcảm hứng lãng mạn (Con thuvền đánh cá trở thành con thuvền kì vĩ, khổng lồ, hoà nhập vào với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ : lái gió , buồm trăng, mây cao, biển bằng dò bụng biển, Dàn đan thế trận .
- Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã thành bài ca đầy niềm vui nhịp nhàng cùng thiên nhiên"ta hát nhịp trăng cao", " sao mờ chùm cá nặng".
- Bút pháp lãng mạn và sức tưởng tượng phong phú của nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh ấy.Có thể không hoàn toàn đúng như trong thực tế, nhưng đã làm giàu thêm cách nhìn cuộc sống (thiên nhiên và con người), biểu hiện niềm say sưa, hào hứng và những mơ ước bay bổng của con người muốn chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.
c. Hình ảnh của các loài cá biển :"cá thu biển Đôngluồng sáng", “cá song lấp lánh đuốc đen hồng, cái đuôi em quẩy trăng vàng choé”," vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông", "mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi"
à Vẻ đẹp của tranh sơn mài lung linh, huvền ảo, được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng bay bổng và từ sự quan sát hiện thực. ( trí tưởng tượng đã nối dài, chắp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo làm giàu có thêm cái đẹp vốn có trong tự nhiên)
2 Phân tích vẻ đẹp của những hình ảnh thơ về thiên nhiên và lao động: 
a.Cảnh biển vào đêm
- Thiên nhiên vừa lớn lao vừa gần gũi ấm áp
b) Cảnh đoàn thuvền đánh cá trên biển
- Đánh cá trong niềm vui phơi phới, khoẻ khoắn , người lao động làm chủ công việc của mình.
c. Hình ảnh của các loài cá biển 
- Đẹp lộng lẫy và rực rỡ.
*Hoạt động 5: Tìm hiểu về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ 
4. Bài thơ có nhiều từ hát, cả bài cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai ?
- Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ ? 
- Các yếu tố : thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tạo nên âm hưởng của bài thơ như thế nào ?
- Âm hưởng vừa khoẻ khoắn, sôi nổi lại vừa phơi phới bay bổng. 
- Góp phần tạo nên âm hưởng ấy là các yếu tố lời thơ, nhịp điệu, vần Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, phơi phới 
- Cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt, (vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen với vần cách. Các vần trắc tạo sức dội, sức mạnh, các vần bằng tạo sự vang xa, bay bổng 
3. Tìm hiểu về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ: 
- Âm hưởng khoẻ khoắn, sôi nổi, phơi phới bay bổng. 
- Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng . 
- Cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt
*Hoạt động 6: Tổng kết 
-GV cho HS phát biểu nhận xét về nội dung cảm, cảm xúc nổi bật và những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. -Gọi một HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK 
-Tổng kết :-Hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nứớc và cuộc sống
-Nhiều sáng tạo: liên tuởng tưởng tượng phong phú, độc đaó; có âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan . 
Tổng kết 
Ghi nhớ .
-*Hoạt động 7: Luyện tập 
Bài tập1:Qua những bức tranh về thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ, em có nhận xét gì về cái nhìn và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên đất nước và con người lao động Bài tập 2 HS tự làm ở nhà 
Luyện tập 
HS thực hiện 
Bài tập 1
Bài tập 2
III.Luyện tập 
Bài tập 1
Bài tập 2
 IV. CỦNG CỐ :
	1.Vì sao nói bài thơ : Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác bằng bút pháp lãng mạn ?
	2. Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ ?
 V.HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
 l. Viết một đoạn phân tích khổ thơ đầu hoặc khổ thơ cuối của bài thơ.
 2. Học thuộc lòng các khổ thơ 3, 4, 5. 
 3. Chuẩn bị bài mới : “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
Tuần 11 
Tiết 52 BẾP LỬA
 (Tự học có hướng dẫn )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS:
- Cảm nhận dược những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ Bếp lửa 
 - Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng, kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ 
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
 1. Đọc chú thích về tác giả và tác phẩm trong SGK. HS nhớ lại bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh đã được học ở lớp 7 cũng nói về tình bà cháu để thấy sự tương đồng trong đề tài của hai bài thơ, nhưng nội dung cảm xúc, kỉ niệm và suy ngẫm ở mỗi bài lại khác nhau
 2 Tìm hiểu mạch cảm xúc và bố cục của bài thơ (câu l trong SGK)
a) Mạch cảm xúc :
 Bắt đầu là hình ảnh bếp lửaà những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà với sự chăm sóc, lo toan, vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháuà đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà à người cháu muốn gửi niềm nhớ mong về với bà. 
Mạch cảm xúc của bài thơ là đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà 
b) Bố cục bài thơ như sau : 
+ Ba dòng đầu là phần mở đầu : Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc 
+ Bốn khổ tiếp theo (Lên bốn tuổi chứa niềm tín dai dẳng) : Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà ( hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa)
+ Hai khổ tiếp theo (Lận đận đời  ... bị của thầy và trò:
 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ:
 Hãy nêu những cách trau giồi vốn từ (Phát triển nghĩa của từ, mượn từ của tiếng nước ngoài )
	III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
*Hoạt động 1:
I. TỪ TƯỢNG THANH VÀ TỪ TƯỢNG HÌNH 
1.khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình ?
2.Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh. như mèo, bò, tắc kè, (chim) cu
3.Hãy xác định những từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích 
1. Ôn lại khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình :
-Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
-Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
2.Tên gọi loài vật là từ tượng thanh:
+ Mèo à “meo”
+ Bò à “âm bo"
+ Tắc kè à “tắc tắctắc kè"
+ (Chim) cu à “cúc cu”
3. Xác định những từ tượng hình trong đoạn trích: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.
- Những từ này có tác dụng mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể , sống động.
I. TỪ TƯỢNG THANH VÀ TỪ TƯỢNG HÌNH
1.khái niệm
2.Bài tập:
*Hoạt động 2: MỘT SỐ PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG
1. Hãy cho biết khái niệm. : so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. 
2. Hãy vận dụng kiến thức đã học về mốt số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau (trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du) :
3. Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tư từ tư vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn) sau : (SGK)
1.Khái niệm :
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật ,sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm . 
- Nhân hoá : Gọi, tảnhững con vật, cây cối , đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người 
- Ẩn dụ : gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng 
- Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó 
- Nói quá:phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- Điệp ngữ: Biện pháp lặp đi lặp lại một từ ngữ ( câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh 
- Chơi chữ: cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hướclàm câu văn hấp dẫn thú vị 
2.Nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Du
a) Ẩn dụ : từ hoa, cánh dùng để chỉ Thuý Kiều và cuộc đời của nàng, từ cây, lá dùng để chỉ gia đình của Thuý Kiều và cuộc sống của họ. Ý nói Thuý Kiều bán mình để cứu gia đình 
b) So sánh tu từ : so sánh tiếng đàn của Thúy Kiều với tiếng hạc, tiếng suốí, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa 
c) Nói quá : Thuý Kiều có sắc đẹp đến mức Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Thúy Kiều không chỉ đẹp mà còn có tài : Một hai nghiêng nước nghiêng thành sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai àấn tượng một nhân vật tài sắc vẹn toàn 
d) Nói quá : trong gang tấc à gấp mười quan san : cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh
e) Biện pháp chơi chữ : tài và tai 
3.phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong một số câu thơ) 
a) Điệp từ ngữ (còn) và dùng từ ngữ đa nghĩa (say sưa). Say sưa vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say,vừa được hiểu là chàng trai say đắm vì tình à chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ mà kín đáo 
b) Dùng biện pháp tu từ nói quá để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn 
c) Biện pháp so sánh, miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng (trăng rất sáng khiến cảnh vật hiện rõ đường nét) 
đ) Biện pháp nhân hoá : nhân hoá ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm tri kỉ (Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ) à thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn ,gắn bó với cọn người hơn
 e) Biện pháp ẩn dụ tu từ : từ mặt trời = em bé trên lưng mẹ, thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai
II. MỘT SỐ PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG
1.Khái niệm :
-So sánh
- Ẳn dụ
- Nhân hoá
-Hoán dụ
- Nói quá
-Nói giảm, nói tránh
-Điệp ngữ 
-Chơi chữ
2.Nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Du
 IV. Củng cố :
 - Cho HS nhắc lại một trong những khái niệm đã được tổng kết 
 V. Hướng dẫn học tập :
	- Nắm vững các khái niệm về từ tượng thanh, từ tượng hình và các biện pháp tu từ từ vựng vừa được tổng kết 
	- Vận dung các kiến thức ấy để phân tích cái gay cái đẹp trong các tác phẩm văn học
 - Chuẩn bị bài mới : Tổng kết về từ vựng tiếp theo.
Tuần 11 
Tiết 54 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ 
 	- Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tình thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ:
	III. Bài mới
HOẠT ĐỘNG D - H
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
*Hoạt động 1: Nhận diện thể thơ tám chữ
+ Hướng dẫn HS đọc ba đoạn thơ trong SGK và trả lời các câu hỏi để nhận diện thể thơ tám chữ ở từng đoạn, yêu cầu các em chỉ ra những chữ có chức năng gieo vần và nhận xét về cách gieo vần, cách ngắt nhịp (cần đọc đúng nhịp điệu, đặc biệt chú ý những chỗ có dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm, dấu phẩy ) 
+ Nhận xét về cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ trên. 
Yêu cầu HS đọc kĩ Ghi nhớ trong SGK để nhận diện chính xác, hiểu được khả năng miêu tả biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ 
- Cách gieo vần ở các đoạn thơ:
+ Đọan thơ thứ nhất được gieo vần chân liên tiếp , chuyển đổi theo từng cặp: “tan, ngàn, mới -gội, bừng-rừng, gắt-mặt”. 
+ Đoạn thơ thứ hai (trong bài Bếp lửa của Bằng Việt) cũng có lối gieo vần chân liên tiếp như vậy. 
+ Cách gieo vần ở đoạn thơ thứ ba (trong bài Mùa thu mới của Tố Hữu )- Các khổ thơ được gieo vần chân nhưng gián cách "Ngát-hát, non-son, đứng-dựng, tiên-nhiên”
- Cách ngắt nhịp của thể thơ tám chữ cũng rất đa dạng, linh hoạt.
Chẳng hạn :
+ Nào đâu/ những đêm vàng / bên bờ suối
Ta say mồi/ đứng uống/ ánh trăng tan
Đâu những ngày/ mưa chuyển/ bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm/ gian san ta/ đổi mới 
+ Mẹ cùng cha/ công tác bận/ không về
Cháu ở cùng bà/ bà bảo / cháu nghe
Hs đọc ghi nhớ 
 I NHẬN DIỆN THỂ THƠ TÁM CHỮ
- Cách gieo vần : phổ biến là vần chân liên tiếp
- Cách ngắt nhịp của thể thơ tám chữ cũng rất đa dạng, linh hoạt.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ
1,2 . Điền từ vào các chỗ trống cuối các dòng thơ (SGK) 
3- HS đọc kĩ đoạn thơ đã bị chép saí câu thứ ba trong bài Tựu trường của Huy Cận (trong SGK) chỉ ra được chỗ sai và biết cách sửa chữa 
1-Thứ tự các từ điền vào ba chỗ trống trong đoạn thơ trích ở bài Tháp đổ của Tố Hữu: ca hát, ngày qua, bát ngát, muôn hoa.
2. Bài Vội vàng của Xuân Diệu là : cũng mất, tuần hoàn, đất trời. 
3- Câu thơ thứ ba bị chép sai ở từ rộn rã âm tiết cuối của câu thơ này phải mang thanh bằng và hiệp vần với chữ gương ở cuối câu thơ trên (đoạn thơ gieo vần chân líên tiếp) Đoạn thơ được chép đúng là : 
Giờ náo nức của một thời trẻ dại ! 
Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương! 
Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường, 
Rương nhỏ nhỏ với linh hồn bằng ngọc 
II -luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ
*Hoạt động 3 :GV nhắc HS thực hìện yêu cầu trong SGK : Hãy làm một bài hoặc một đoạn thơ theo thể tám chữ với nội dung và vần, nhịp tự chọn để thực hành trên lớp 
Hs thực hiện 
III.Thực hành làm thơ tám chữ
- Hãy tìm những từ thích hợp (đúng thanh đúng vần) để điền vào chỗ trống trong khổ thơ ở bài Trưa hècủa Anh Thơ 
- Từ điền vào chỗ trống ở dòng thứ ba phải mang thanh bằng . Từ điền vào chỗ trống ở cuối dòng thứ tư phải có khuôn âm a (để hiệp vần với chữ xa cuối dòng thứ hai) và mang thanh bằng . 
Khổ thơ này là :
Trời trong biếc không qua mây gợn trắng
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa 
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng 
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua
- Câu ấy phải đúng vần phải phù hợp với nội dung cảm xúc từ ba câu trước. Như vậy, câu thơ này phải có tám chữ vá chữ cuối phảí có khuôn âm (ương) hoặc (a), mang thanh bằng (VD:Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta! Hoặc: Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương)
*Hoạt động 4:Hướng dẫn HS trao đổi theo nhóm về các bài thơ theo thể tám chữ đã làm ở nhà để chọn bài của nhóm mình sẽ trình bày trước lớp 
- Mỗi mhóm cử đại diện đọc và bình bài thơ của nhóm mình trước tập thể. 
- Cả lớp tham gia nhận xét, đánh giá các bài thơ đã được đọc bình: 
 IV. Củng cố :
 IV. Hướng dẫn học tập : - Hs về nhà tập làm thơ tám chữ tặng các thầy cô nhân ngaùy 20.11
Tuần 11
Tiết 55 TRẢ BÀI KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :
 - Củng cố lại nhận thức về các truyện trung đại đã học từ giá trị nội dung tư tưởng đến hình thức, thể loại, bố cục, lối kể chuyện. HS nhận rõ được ưu, nhược điểm trong bài làm của mình để có ý thức sửa chữa khắc phục.
 - Tích hợp với tiếng việt và tập làm văn cụ thể trong bài viết tự luận, trong việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
 - Rèn kĩ năng sửa chữa bài viết của bản thân, nhận xét bài làm của bạn.
B.CHUẨN BỊ:
 - Thầy: Chấm kĩ tổng kết chính xác các ưu khuyết điểm của HS.
 - Trò: Ôn lại các truyện trung đại đã học.
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 I. Ổn định tổ chức:
 II. Kiểm tra bài cũ: 1. Kể tên các truyện trung đại đã học.
 2. Nêu khái quát giá trị nội dung của từng bài.
 III. Bài mới:
Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Ghi bảng
*Hoạt động 1: Đề bài và yêu cầu của đề.
- GV nêu yêu cầu của các đề A- B ( theo đáp án tiết 48)
Hoạt động 2: Nhận xét bài làm của HS.
- GV nêu nhận xét các ưu ,khuyết điểm trong bài làm của HS.
Ưu điểm: Đa số hiểu đề, làm bài đạt yêu cầu.
Khuyết điểm: Có một số em chưa thuộc bài, câu hỏi tự luận làm chưa tốt.
Trình bày, diễn đạt còn nhiều thiếu sót.
*Hoạt động 3: Trả bài, tự suy ngẫm.
- GV trả bài cho HS.
*Hoạt động 4: Chữa bài theo đáp án.
- GV cùng HS xây dựng đáp án và biểu điểm cho từng câu.
*Hoạt động 5: Đọc bình những bài hay.
- GV lựa chọn 1 -2 bài, đoạn khá nhất trong lớp, đọc- bình ngắn gọn.
- HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
- HS đọc kĩ, suy ngẫm về bài làm của mình trên cơ sở lời phê, sửa chữa và điểm số đã cho của GV.
- HS dựa vào đáp án sửa chữa bài làm của mình.
- HS nhận xét về các bài, đoạn vừa nghe.
I.Đề bài và yêu cầu của đề.
II.Nhận xét bài làm của HS.
III.Trả bài :
IV.Chữa bài theo đáp án:
V. Đọc - bình những bài hay.
 IV.CỦNG CỐ:
 V.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 - Về nhà tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện bài làm ở nhà.
 - Chuẩn bị bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và Ánh trăng.

Tài liệu đính kèm:

  • docT11.doc