Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 13

Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 13

Tiết 61 LÀNG

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :

 - Cảm nhận được tình yêu làng quê thăm thiết thông nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện .Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp.

- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện : xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động điễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng

 - Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm li nhân vật

B. Chuẩn bị của thầy và trò :

 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT

 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài

C. Lên lớp :

 I. Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy đọc thuộc bài thơ Ánh trăng

 - Bài thơ Ánh trăng gợi cho mỗi người đọc điều gì ?

 - Theo em mạch cảm xúc của bài thơ như thế nào ?

 - Em cảm nhận được gì qua những câu thơ:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chio người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình"

 

doc 14 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 
Tiết 61 LÀNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : 
 - Cảm nhận được tình yêu làng quê thăm thiết thông nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện .Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp. 
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện : xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động điễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng
 - Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm li nhân vật 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy đọc thuộc bài thơ Ánh trăng
	- Bài thơ Ánh trăng gợi cho mỗi người đọc điều gì ?
	- Theo em mạch cảm xúc của bài thơ như thế nào ?
	- Em cảm nhận được gì qua những câu thơ:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chio người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc 
Đủ cho ta giật mình"
	III. Bài mới : *Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Có thể bắt đầu giới thiệu bằng một câu ca dao hay đoạn thơ nói về tình làng quê, một tình cảm bền chặt và sâu sắc của người nông dân, từ đó giới thiệu truyện ngắn Làng
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
GHI BẢNG
*Hoạt động 2 :Hướng dẫ đọc và tìm hiểu chú thích :
- Cho Hs đọc , chú ý đến giọng điệu của nhân vật, đoạn giới thiệu nhân vật “ mụ chủ nhà” cần đọc thể hiện đúng thái độ của người kể 
-Em biết gì về tác gỉa Kim Lân ?
- Nội dung chính của truyện ngắn Làng là gì ?
- Các từ khó : Giáo viên chọn 3 từ có trong chú thích để kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
1 Về tác giả
- Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn 
- Kim Lân am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân
2 Về tác phẩm: Truyện ngắn Làng khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kì kháng chiến : tình cảm quê hương, đất nước (cảm chung mà lại mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính của nhân vật)
Truyện thuộc loại có cốt truyện tâm lí,
I.Đọc và tìm hiểu chú thích :
1. Tác giả
2. Tác phẩm Làng viết về tình cảm quê hương đất nước thời chống Pháp 
3. Các từ khó :
*Hoạt động 3: Đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm 
- Hãy tóm tắt truyện (phần trong SGK) và cho biết truyện nói về điều gì ở người nông dân, trong hoàn cảnh nào.
Truyện đã diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê ở ông Hai - một người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kì kháng chiến chống Pháp
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Nội dung chính của đoạn trích : Tình yêu làng quê của ông Hai
IV. CỦNG CỐ :
 - Nhắc lại những nét cần nhớ về tác giả
 - Nội dung của truyện ngắn Làng là gì ?
 - Nội dung chính của đoạn trích là gì ?
V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP :
 - Nắm vững những nét cần chú ý về tác giả
 - Nắm vững nội dung của tác phầm và đoạn trích 
 - Chuẩn bị bài mới : Soạn hết các câu hỏi đọc hiểu văn bản , tìm hiểu về nhân vật ông Hai và nghệ thuật truyện ngắn của Kim Lân qua đoạn trích này 
Tuần 13 
Tiết 62 LÀNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
 - Cảm nhận được tình yêu làng quê thăm thiết thông nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp 
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện : xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động điễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng 
 - Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm li nhân vật 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nhắc lại những nét cần nhớ về tác giả
 - Nội dung của truyện ngắn Làng là gì ?
 - Nội dung chính của đoạn trích là gì ?
III. Bài mới: 
Trên cơ sở củng cố lại nội dung kiểm tra bài cũ, giáo viên vào bài mới 
 HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
*Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản 
1. Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào ?
- Trước lúc nghe tin làng theo giặc, tâm trạng ông Hai như thế nào ? Hãy nêu như chi tiết chứng tỏ điều đó 
- Em nhận xét như thế nào về cách xây dựng tình huống này ? 
a). Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc, lập tề mà chính ông nghe được từ miệng những ngựời tản cư qua vùng ông
- Trước lúc nghe tin , tâm trạng ông Hai rất phấn khởi : vì ông đang nghe những tin tức thắng lợi của ta .
-Tin đồn khiến cho ông Hai hụt hẩng 
2. Tình huống truyện : Tin đồn làng quê ông Hai theo giặc.
- Trước lúc nghe tin đồn : rất phấn khởi 
- Khi nghe đồn : ông rơi vào trạng thái hụt hẩng
à Bộc lộ tính cách 
2. Hãy thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.
- Lúc mới nghe tin tâm trạng của ông ra sao ? Biểu hiện như thế nào ? 
- Khi trấn tĩnh lại, tâm trạng của ông như thế nào ?
- Diễn biến sau đó như thế nào ?
Em cảm nhận như thế nào về tâm trạng này ?
 - Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc ? 
Diễn biến tâm trạng ông Hai:
- Ông Hai sững sờ : “Cổ ông lão nghẹn ắng lại da mặt tê rân rân  lặng đi, tưởng như đến không thở được”
- Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ vừa ở dưới ấy lên, làm ông không thể không tin 
- Từ lúc ấy, trong tâm trí ông nó thành một nỗi ám ảnh day dứt: ông cúi gằm mặt mà đi. ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân khi nhìn đàn con, nước mắt ông lão cứ tràn ra . à ông chỉ quanh quẩn ở nhà, chột dạ, nơm nớp , lủi ra một góc nhà, nín thít 
* Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ
2. Diễn biến tâm trạng ông Hai:
- Sững sờ
- Chưa tin cái tin đồn là thật, nhưng không thể không tin
- Nỗi ám ảnh càng lúc càng nặng nề biến thành nỗi sợ hãi thường xuyên
*Tình yêu làng quê ở ông Hai thật sâu nặng
- Khi nghe tin làng theo giặc, trong lòng ông Hai diễn ra một cuộc xung đột nội tâm quyết liệt, nhất là sự quá quắt của mụ chủ nhà buộc ông Hai phải lựa chọn. Ông đã lựa chọn như thế nào ? Sự lựa chọ ấy cho ta thấy được điều sâu sắc nào ?
3. Em hãy đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út (''ông lão ôm thằng con út lên lòng... cũng vợi đi được đôi phần''). Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ ? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì trong tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến ?
 - Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào ?
b) Tình yêu làng qụê và tinh thần yêu nước của ông Hai :
- Khi nghe tin làng theo giặcàcuộc xung đột nội tâm ở ông àlựa chọn làng thì yêu thật nhưng, làng theo Tây thì phải thù. 
 *Tình yêu nứớc đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. 
 - Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự vời đứa con nhỏ còn rất ngây thơ .
 *Đoạn văn diễn tả rất cảm động và sinh động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai, 
+ Tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu của ông 
+ Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ 
3. Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước ở ông Hai:
- Xung đột nội tâm và xung đột hoàn cảnh gay gắt đồi hỏi ông Hai phải lựa chọn .
- Ông Hai trút nỗi lòng vào những lời thủ thỉ tâm sự với con:
- Ông Hai yêu làng Chợ Dầu và thuỷ chung với kháng chiến 
4. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả. 
- Tâm lí nhân vật dược thể hiện qua những phương diện nào (hành động, ngôn ngữ độc thoại và đối thoại) ? Diễn biến tâm lí của nhân vật có hợp lí không ?
-
 Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của truyện ( lời trần thuật) và ngôn ngữ của nhân vật ông Hai ?
2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả 
- Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng
- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Đặc biệt, tác giả diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật . (Sự tìm hiểu sâu sắc của tác giả)
- Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói của người nông dân
- Ngôn ngữ của truyện rất đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ của nhân vật ông Hai (có nét chung của người nông dân, lại mang đậm cá tính củạ nhân vật, nên rất sinh động 
4. Những nét đặc sắc về nghệ thuật :
- Đặt nhân vật vàotình huống thử thách bên trong.
- Miêu tả diễn biến nội tâm sâu sắc .
- Ngôn ngữ truyện đặc sắc : tính khẩu ngữ trong trần thuật, ngôn ngữ nhân vật pông hai đặc sắc 
Tổng kết 
 - Hãy nêu chủ đề và tóm tắt gíá trị nội dung, nghệ thuật của phẩm
 Cho Hs đọc ghi nhớ 
Truyện Làng đã thể hiện chân thực và sinh động một tình cảm bền chặt và sâu sắc là tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến 
Nghệ thuật truyện ngắn có nhiểu nét đặc sắc :
+ Truyện xây dựng theo cốt truyện tâm lí, tình huống truyện có tính căng thẳng, thử thách ở nội tâm 
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế ,
+ Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tình khẩu ngữ và thể hiện cá tính của từng nhân vật 
+ Cách trần thuật của tác giả linh hoạt, tự nhiên, có nhiều chi tiết sinh hoạt, đời sống hằng ngày xen vào vôi mạch tâm trạng khiến cho truyện sinh động hơn 
Tổng kết :
Ghi nhớ 
 Hướng dẫn Luyện tập 
 	Bài tập 1 có thể làm tại lớp bằng hình thức nói GV gợi ý cho HS lựa chọn những đoạn diễn tả tâm lí nhân vật khá sinh động, như : đoạn tả ông Hai vừa nghe tin làng mình theo giặc, đoạn ông Hai ở lì trong buồng vừa lo lắng vừa đau đón, buồn tủi, đoạn ông Hai trò chuyện vôi thằng con út
Bài tập 2 HS tự làm ở nhà GV có thể gợi cho HS tìm đọc những bài thơ, văn về tình quê hương Ví dụ : những bài ca dao về tình cảm quê hương, bài thơ Nhớ con sông quê hương củạ Tế Hanh, những đoạn trong hồi kí tự truyện Tuổi thơ im lặng của Duy Khán (SGK Ngữ văn 6, tập hai) Chú ý nét riêng của tình cảm quê hương trong truyện Làng ở hai địểm sau : 
+ Tình yêu làng ở ông Hai trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành thói quen khoe làng mình 
+ Tinh yêu làng phải đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tính thần kháng chiến khi đất nước đang bị xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến
IV. Củng cố :
	- Hãy nêu chủ đề của truyện
- Em có cảm nghĩ như thế nào về nhân vật ông Hai
V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP :
- Năm vững các đặc điểm của nhân vật ông Hai .Tập phân tích và nêu cảm nghĩ về nhân vật ấy
- Chuẩn bị bài mới : Lặng lẽ Sa pa cuả Nguyễn Thành Long
Tuần 13 
Tiết 63 CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG
 PHẦN TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU ... C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
	III. Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
GV hướng dẫn HS làm bài tập1 : tìm trong phương ngữ mà các em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác mà em biết những từ ngữ địa phương
a) Chỉ các sự vật, hiện tượng, không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân 
- Nhút (món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thứ khác, được dùng phổ biến ở một số vùng Nghệ Tĩnh), 
-Bbần bần (môt loại cây thân mềm, sống ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ mến ở một số vùng Tây Nam Bộ)
- Sầu riêng, măng cụt,chôm chôm , xoài tượng, xoài cát 
- Phương ngữ : từ, ngữ chỉ được dùng ở một số địa phương nhất định
b) Giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và (hoặc) trong ngôn ngữ toàn dân 
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
- Cá quả
- lợn
- ngã
- bà
- u, bầm
- bố ,ba
- đâu
- Giả vờ
- nghiện
Cá tràu
heo
té
mệ
mạ
bọ
mô
giả đò
ghiền
Cá lóc
heo
té
bà
mạ
tía
đâu
giả đò
ghiền
-Có những phương ngữ ở các địa phương khác nhau giống về nghĩa nhưng khác về âm
Giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khảc và (hoặc) trong ngôn ngữ toàn dân 
Phương ngữ Bắc 
Phương ngữ Trung
phương ngữ Nam
ốm :bị bệnh 
ốm : gầy
ốm : gầy
Hòm: đồ đựng
Hòm : áo quan
Hòm : áo quan
Nón: vật đội đầu có hình chóp
Nón : nón mũ nói chung
Nón : nón mũ nói chung
- Có nhữg phương ngư giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác 
*Hoạt động 2 hướng dẫn HS làm bài tập 2 (SGK) 
Hãy cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như trong bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khảc và trong ngôn ngữ toàn dân và sự xuất hìện những từ ngữ đó thể hiện tính đa đạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào ? 
- Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán do đó có những sự vật, hiện tượng xuất hiện ở địa phương này, nhưng không xuất hiện trong địa phương khác: Ví dụ Mắm ba khía ( Nam bộ), rượu thốt nốt ( Nam bộ) , chăn sui (Bắc bộ) 
- Tuy nhiên sự khác biệt đó không quá lớn
- Một số phương nữ đẽa biến thành từ ngữ toàn dân: Sầu riêng, chôm chôm
- Có những từ ngữ mang tính địa phương là do điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán  
*Hoạt động 3 : hướng dẫn HS làm bài tập 3 (SGK) 
Hãy quan sát hai bảng mẫu (b) và (c) ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào (đối với trường hợp ở (b)) và cách hiểu nào (đối với trường hợp ở (c)) được coi là thuộc vê ngôn ngữ toàn Dân.
Từ đó rút ra nhận xét vể phương ngữ được lấy làm chuẩn của tiếng Việt.
Phương ngữ được lấy làm chuẩn của tiếng Việt là phương ngữ Bắc
Chuẩn tiếng Việt là phương ngữ Bắc 
*Hoạt động 4 : hướng dẫn HS làm bài tập 4 (SGK)
- Những từ ngữ đia phương sau : chi, nờ, tui, có răng, ưng, mụ (thuộc phương ngữ Trung, được dùng phổ biến ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
- Tác dụng : góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy , làm tăng sự sống động, gợi cảm của tác phẩm 
- Dùng phương ngữ hợp lý góp phần khắc hoạ tính địa phương của nhân vật, tác phẩm, làm rõ hình ảnh của con người trên một vùng đất cụ thể
 IV. CỦNG CỐ :
	- Nêu một số phương ngữ trung mà em biết.
- Hãy nêu một sos phương ngữ Nam, Bắc mà em biết 
 V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
	- Dùng phươngh ngữ để xây dựng một nhân vật gốc Quảng 
Tuần 13 
Tiết 64 Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm 
trong văn bản tự sự
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Hiểu thế nào là đối thoại, thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự 
- Rèn 1uỳện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong, khi đọc cũng như khi viết văn 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ:
- Thử nêu một số tình thái từ của địa phương miền trung (so với tình thái từ địa phương miền Bắc ) ( a. - thưa; nghe -nhé ; chớ-chứ)
	III. Bài mới: 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV có thể vào bài bằng nhiều cách khác nhau. Có thể đọc một vài ví dụ trong đó chứa đối thoại và độc thoại 
Mấy lời đối thoại của Mã, một tên con buôn
Hỏi tên rằng Mã Gíám Sinh
Hỏi quê, rằng : Hyện Lâm Thanh cũng gầm 
Ngôn ngữ của những người có học, toàn những lời lẽ tao nhã 
Kim Trọng:
Thoa này bắt được hư không 
Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về ? 
Thuý Kiều:: 
ơn lòng quân tử sá gì của rơi
Chiếc thoa là của mâý mươi
Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xíết bao !
từ đó nêu vấn đề và giới thiệu bài mới cũng có thể nêu vấn đề bằng câu hỏi : Để khắc hoạ nhân vật, nhà văn thường chú ý miêu tả những phương diện nào ? (ngôn ngữ với hai hình thức đối thoại và độc thoại)
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
*Hoạt động 2 cho HS đọc lại đoạn văn trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân 
a) Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai ? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người ? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi
a./ Một cuộc đối thoại : có ít nhất là hai người đang nói chuyện với nhau. 
- Dấu hiệu :có hai lượt lời
- Nội dung đều hướng tới người tiếp chuyện 
b) Câu “Hà ! nắng gớm, về nào!” ông Hai nói với ai ?
- Đây có phái là một đối thoại không Vì sao ? 
- Trong đoạn trích có còn câu nào kiểu này không ? Hãy dẫn ra các câu đó. (Trong đoạn trích nàỳ còn có những câu như thế, chẳng hạn :”Ông lão nắm tay lại mà rít lên :
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”
b/ Dù ông Hai có chèm chẹp miêng, cười nhạt một tiêng, vươn vai nói to :” Hà, nắng gớm, về nào!” thì cũng không phải là đối thọai. 
- Nội dung không hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể nào cả ,cũng chẳng lìên quan gi đến chủ đề mà hai người đàn bà tản cư đang trao đổi .Sau câu nói chẳng có ai đáp lại à ông lão nói với chính mình một câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoái lui.
à một lời độc thoại
c) Những câu như : “Chúng nó cũng là trẻ cỏn làng Việt gian đâý ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đâý ư ? Khốn nạn, bằng âý tuôỉ đầu "là những câu ai hỏi ai ? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b) ? 
c/ Ông Hai hỏi chính mình. ( không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai , thể hiện tâm trạng dằn vặt, đớn đau của ông Hai .Vì không thốt ra thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không có gạch đầu dòng. 
à Chúng là những câu độc thoại nội tâm 
d) Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện không khí của câu chuyện và thái độ cửa những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của ông Hai như thế nào ? 
- Các hình thức đối thoại : làm cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ , tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật .- Những hinh thức độc thoại và độc thoại nội tâm : giúp nhà văn khắc hoạ được sâu sắc tâm trạng , làm cho câu chuyện sinh động hơn
HS tổng hợp các ý kiến và rút la nhận xét trong Ghi nhớ,
 Ghi nhớ
*Hoạt động 4 Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1 (HS phân tích tác dụng của hình thức đối thoại qua đoạn trích)
Cuộc đối thoại diễn ra không bình thường giữa vợ chồng Ông Hai Có ba lượt lời trao (lời bà Hai), nhưng chỉ hai lời đáp. 
à Tái hiện lại cuộc đối thoại để làm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc:
Bài tập 2
HS luyện viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tàì tự chọn trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm 
IV. Củng cố :
 - Làm thế nào để phân biệt đối thoại, độc thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ?
 - Hãy nói rõ tác dụng của các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong vưn bản tự sự?
V. Hướng dẫn học tập :
 - Nắm vững và phân biệt đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, tác dụng của các hình thức diễn đạt này
 - Tự viết một đoạn văn tự sự có sử dụng đối thoại, độc thoại , độc thoại nội tâm. Hãy cho biết khi viết theo hình thức này có tác dụng gì khác so với việc chỉ thuật lại các diễn biến của sự việc 
 - Chuẩn bị bài mới : Luyện tập viết đoạn văn tự sự có kết hợp đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
Tuần 13 
Tiết 65 Luyện nói :Kết hợp tự sự với nghị luận, miêu tả nội tâm 
trong văn bản tự sự
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .
- Giúp HS biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nộI dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
	III. Bài mới : *Hoạt động 1 Giới thiệu bài 
GV có thể vào bài bằng cách nêu lên vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng nói và nói trước tập thể đối với mỗi người. Từ đó giới thiệu bài mới (Nên chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm làm một bài tập khoảng năm, bảy phút ; sau đó cử đại điện trình bày khoảng năm, bảy phút. Thời gian còn lại, lớp nhận xét và góp ý, GV tổng kết nhắc nhở)
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
GHI BẢNG
*Hoạt động 2 Tổ chức cho HS chuẩn bị nội dung nói
Sau khi chỉa nhóm, GV yêu cầu cảc nhóm chuẩn bị đề cương nói chung cho nhóm mình . 
- HS đã chuẩn bị bài ở nhà, vì thế thời gian này chủ yếu là trao đổi trong nhóm để có một đề cương nói thống nhất, hợp lí
1. Chuẩn bị đề cương nói 
*Hoạt động 3 Tổ chức cho HS nói trước lớp,
Yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện của mình lên bảng, quay xuống phía các bạn và trình bày bài nói của nhớm mình .
Cả 1ớp theo dõi và chuẩn bị nhận xét 
2. Nói trước lớp :
- Tư thế
- Giọng điệu, cử chỉ
- Nội dung: Kết hợp tự sự, nghị luận với miêu tả nội tâm
*Hoạt động 4 Tổ chức cho HS nhận xét về ưu, nhược điểm trong việc trình bày miệng của mỗi HS vừa nói trước lớp. 
GV tổng kết và nhắc nhở những lỗi cần tránh trong việc nói trước tập thể
 HS thực hiện nhận xét 
3. Nhận xét : (Tùy theo ưu khuyết điểm của các bài nói , giáo viên cho ghi)
 IV. CỦNG CỐ: 
- Tùy theo ưu khuyết điểm của các bài nói , giáo viên cho củng cố (Nội dung củng cố : giọng điệu, cử chỉ, nội dung và các yêu cầu của các yếu tố hình thức của bài văn tự sự: miêu tả nội tâm, nghị luận)
 V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
- Luyện tập ở nhà : Viết đoạn văn tự sự có kết hợp với các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm
- Chuẩn bị bài mới : Chuẩn bị bài viết số 3

Tài liệu đính kèm:

  • docT13.doc