Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 6

Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 6

Tiết 26 TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS

- Nắm được những nét chủ yếu vể cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Ng Du

- Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều Từ đó thấy được Truyện Kíều là kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam, kiệt tác của văn học dân tộc và văn học nhân loại

B. Chuẩn bị của thầy và trò :

 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT

 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài

C. Lên lớp :

 I. Ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ:

 - Hãy nêu cảm nghĩ của em về người anh hùng Nguyễn Huệ

 - Hãy nêu vai trò của miêu tả trong đoạn văn trần thuật cảnh vua tôi nhà Lê lúc bấy giờ ?

 III. Bài mới :

*Hoạt động1 : Giới thiệu bài :

Khái quát vị trí tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều :

 - Về tác giả : Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá

 - Về tác phẩm : Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học Việt Nam, không những có vị trí quan trọng trong lích sử văn học nước nhà mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm hồn dân tộc Hoạt động 2 Tìm hiểu tác giả Nguyễn Du

 

doc 14 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 
Tiết 26 TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
- Nắm được những nét chủ yếu vể cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Ng Du 
- Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều Từ đó thấy được Truyện Kíều là kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam, kiệt tác của văn học dân tộc và văn học nhân loại 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Hãy nêu cảm nghĩ của em về người anh hùng Nguyễn Huệ
 - Hãy nêu vai trò của miêu tả trong đoạn văn trần thuật cảnh vua tôi nhà Lê lúc bấy giờ ?
	III. Bài mới :
*Hoạt động1 : Giới thiệu bài : 
Khái quát vị trí tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều :
 - Về tác giả : Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá
 - Về tác phẩm : Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học Việt Nam, không những có vị trí quan trọng trong lích sử văn học nước nhà mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm hồn dân tộc Hoạt động 2 Tìm hiểu tác giả Nguyễn Du 
HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
*Hoạt động 2: Tìm hiểu tác giả .
Trên cơ sở HS đã chuẩn bị bài ở nhà theo SGK, GV yêu cầu HS nêu những nét chính về cuộc đời, con người Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sự nghiệp văn học của ông Sau đó GV nhấn mạnh những điểm cơ bản:
- Gia đình
- cuộc đời
- Giai đoạn làm quan
 - Tâm hồn Nguyễn Du
- Sự nghiệp văn chương của ông 
1. Nguyễn Du (1766 - 1820) -tên chữ : Tố Như , hiệu : Thanh Hiên -quê Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan, có truyền thống về văn học: (Cha là Nguyễn Nghiễm, tiến sĩ, Tể tướng. .Anh Nguyễn Khản làm quan to triều Lê - Trịnh)
- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XlX. 
 - Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786 - 1796) rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh (1796 - 1802). 
- Nguyễn Du ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn.
 - Năm 1813 - 1814, ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. 
- Năm l820 ông lại được lệnh làm chánh sứ sang Trung Quốc lần thứ hai, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.
2. Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc
- Ông có một vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học đồng thời là con người có trái tim giàu yêu thương 
3. Sự nghiệp văn học gồm nhiều tác phẩm có gia trị lớn, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm 
- Thơ chữ Hán có ba tập, gồm 243 bài. 
- Thơ chữ Nôm : xuất sắc nhất là cuốn 	truyện Đoạn trường tân thanh, 	thường gọi là Truyện Kiều.
I. Nguyễn Du :
(1766-1820)
- Tố Như, Thanh Hiên
- Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
- Gia đình đại quý tộc, có truyền thống văn học
- Có cuộc đời gắn bó với những biến cố lịch sử giai đoạn nửa cuối TK XVIII-nửa đâu TK XIX.
- Am hiểu sâu rộng văn hoá dân tộc và văn hoá TQ
- Thiên tài văn học trong một trái tim giàu yêu thương
* Hoạt động 3: GiớI thiệu Truyện Kiều .
-Gv giới thiệu sơ lược về kiệt tác truyện Kiều , nguồn gốc truyện Kiều, những sáng tạo của Nguyến Du.
-Hs đọc phần tóm tắt truyện Kiều .GV dành thời gian để gợi ý HS tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần như SGK: Sau bài học, HS phải kể được Truyện Kiều một cách cô đọng, ngắn gọn
II. TRUYỆN KIỀU
- Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). 
- Phần sáng tạo của Nguyễn Du lại hết sức lớn. Chính điều này mới làm nên giá trị to lớn của kiệt tác Truyện Kiều. 
Tóm tắt tác phẩm : 
Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước 
Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc
Phần thứ ba : Đoàn tụ 
II. TRUYỆN KIỀU
1- Cốt truyện dựa theo Kim Vân Kiều truyện có thêm phần sáng tạo lớn của tác giả.
Truyện có 3 phần 
Hoạt động 4:
- GV thuyết giảng giới thiệu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện Kiều kết hợp ghi bảng. 
- Về nội dung, truyện Kiều có những giá trị nào nổi bật ?
- Về nghệ thuật, Truyện Kiều có những giá trị nào nổi bật ?
 Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều 
a. Về nội dung : Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. 
- Bức tranh hiện thực về một xã hội bất công tàn bạo. 
- Tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa 
- Tiếng nói khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người 
 Về nghệ thuật : 
-kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại 
-ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ 
- Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc(dẫn chuyện, miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí con người) 
2. Giá trị nội dung :
a.Giá trị hiện thực :Bức tranh về một xã hộitàn bạo
b. Giá trị nhân đạo : Thương cảm trước số phận của con người , khẳng 
định đề cao nhân phẩm, tài năng và những khát vọng chân chính của con người 
3.Vềnghệ thuật :-Kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên nhiều phương diện : ngôn ngữ, thể loạii 
 IV. Củng cố :
- Hãy nêu tóm tắt những nét chính về cuộc đời , tâm hồn và sự nghiệp của nhà thơ .
- Truyện Kiều có những giá trị nào ? Hãy trình bày ngắn gọn những giá trị ấy .
 V. Dặn dò: 
- Nắm vững cốt truyện, có thể kể tóm tắt 
- Chuẩn bị bài: “Chị em Thuý Kiều” , nắm thật kỹ phần chú thích , vị trí của đoạn trích
- Có thể học thuộc đoạn thơ
Tuần 6 
Tiết 27 CHỊ EM THUÝ KIỀU
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du : khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển .
- Thấy được cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều : trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người . Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật .
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT.
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài.
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy nêu tóm tắt những nét chính về cuộc đời , tâm hồn và sự nghiệp của nhà thơ .
- Truyện Kiều có những giá trị nào ? Hãy trình bày ngắn gọn những giá trị ấy .
	III. Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
-*Hoạt động 2: .Đọc và tìm hiểu chú thích 
- Đọc theo nhịp thơ lục bát , chú ý đến những câu thơ có nhịp 3-3
- Hs dựa vào chú thích để xác định ý nghĩa của từng câu thơ qua đó hiểu nội dung của cả đoạn trích 
- Hãy cho biết đoạn trích này nằm ở vị trí nào trong tác phẩm Truyện Kiều 
1.Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả.
1. Vị trí đoạn trích : Đoạn trích nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. 
2. Chú thích từ khó 
3. Kết cấu đoạn trích :
+ Bốn câu đầu : giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều
+ Mười sáu câu còn lại : gợi tả vẻ đẹp Thuý Kiều
I .Đọc và tìm hiểu chú thích 
Vị trí đoạn trích 
2. Chú thích từ khó 
 3. Kết cấu đoạn trích :
*Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
Bước 1 : Phân tích ngắn gọn bốn câu thơ đầu
- Bốn câu thơ đầu có nội dung gì ?
- Câu thơ :”Mai cốt cách tuyết tinh thần” gợi tả vẻ đẹp nào của hai chi em Thuý Kiều ?
- Em hiểu như thế nào về bút pháp ước lệ thể hiện ở câu thơ này ?
- Phép đối cũng được sử dụng ở đây như thế nào ?
Phân tích 4 câu thơ đầu 
- Giới thiệu hai chị em Thuý Kiều:
-“Mai cốt cách, tuyết tinh thần”
*bút pháp ước lệ, gợi tả
*Phép tiểu đối
*vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ : 
-“Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
- Khái quát được vẻ đẹp chung (mười phân vẹn mười) và vẻ đẹp riêng (mỗi người một vẻ) của từng người 
II. Tìm hiểu văn bản 
1-Giới thiệu hai chị em Thuý Kiều:
*bút pháp ước lệ, gợi tả
*Phép tiểu đối
*vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ : 
- Vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng của từng người
- Bước 2 : Vẻ đẹp Thuý Vân
- Phân tích bốn câu thơ gợi tả vẻ đẹp Thuý Vân
Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân ? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thuý Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào? (HS thảo luận) . 
Câu hỏi gợi ý :
 - Chỉ ra những từ ngữ thực hiện tính ước lệ . Ý nghĩa của từng hình ảnh . Cùng với ước lệ, đó là biện pháp nghệ thuật nào ? Giá trị biểu cảm của các hình ảnh ẩn dụ ấy như thế nào ?
- Tại sao có thể nói chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách và số phận ?
Vẻ đẹp Thuý Vân :
 -“Vân xem trang trọng khác vời” : khái quát 
 - trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc 
*bút pháp nghệ thuật ước lệ
*những hình tượng quen thuộc, 
*nghệ thuật so sánh ẩn dụ 
àvẻ đẹp trung thực, phúc hậu mà quý phái của người thiếu nữ 
“Mây thua.tuyết nhường”
àChân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận 
2. Vẻ đẹp Thuý Vân 
*bút pháp nghệ thuật ước lệ
*những hình tượng quen thuộc, 
*vẻ đẹp trung thực, phúc hậu mà quý phái của người thiếu nữ 
*Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận
- Bước 2 : Vẻ đẹp Thuý Kiều 
 - Phân tích mười hai câu thơ gợi tả vẻ đẹp Thuý Kiểu 
- Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều tác giả cũng sử dung hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với tả Thuý Vân ? 
- HS thảo luận 
- Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thuý Kiều ? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thuý Kiều là người như thế nào ?
.- Người ta thường nói sắc đẹp của Thuý Vân “ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp Thuý Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận của con người. Theo em có đúng không ? Tại sao lại như vậy ? 
(Để trả lời câu hỏi này, cần lưu ý sắc thái biểu cảm khác nhau của các từ thua, nhường khi nói về Thuý Vân, các từ ghen, hờn khi nói về Thuý Kiều.)
7*. Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em 
thấy bức chân. dung nào nổi bật hơn, vì sao ? 
(Gơi ý: - So sánh số câu thơ tả Thuý Vân với số câu thơ tả Thuý Kiều. Những vẻ đẹp nào có ở Thuý Kiều mà không có ở Thuý Vân ? - Tại sao tác giả tả Thuý Vân trước, tả Thuý Kiều sau ?)
Vẻ đẹp Thuý Kiều 
Nhan sắc :
“Kiều càng sắc sảo mặn mà” :
- Gợi tả khái quát
- sắc sảo về trí tuệ -mặn mà về tâm hồn
thu thuỷ, hoa, liễu , xuân sơn
à hình tượng nghệ thuật ước lệ , Nét vẽ thiên về gợi, tạo ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. 
 -Tập trung gợi tả đôì mắt, phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ 
- Hình ảnh ước lệ “làn thu thuỷ” : Vẻ đẹp của đôi mắt : trong sáng long lanh, linh hoạt. 
- Hình ảnh ước lệ: “nét xuân sơn” :Vẻ đẹp của đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung 
Tài năng
*cầm (đàn), kì (cờ), thi (thơ), hoạ (vẽ). 
Tài đàn (nghề riênghồ cầm ) : là sở trường, năng khiếu ăn đứt) vượt lên trên mọi người
àTài của Kiều đạt tới mức lí tưởng 
*Cự ... : mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống
*Hoạt động 4: Phân tích tám câu thơ tiếp : khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.
- Lễ hội gồm có những hoạt động nào ?
- Thống kê những từ ghép là tính từ, danh từ, động từ (gần xa, yến anh, chị em tài tử nô nức, dập dìu...). Những từ ấy gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào ? 
- Thông qua buổi du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả khắc hoạ hình ảnh một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy đọc kĩ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nêu những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy.
2. Lế hội Thanh Minh
Hai hoạt động diễn ra cùng một lúc : lễ tảo mộ hội đạp thanh 
- Một loạt từ ghép là tính từ, danh từ, động từ xuất hiện : gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu,: gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng.
- Từ ghép là danh từ yến anh, chị em, tài tử, giai nhân) gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến hội ; từ ghép là động từ (sắm sửa, dập dìu) gợi tả sự rộn ràng, náo nhiệt của ngày hội ; từ ghép là tính từ (gần xa, nô nức) làm nổi bật hơn tâm trạng của người đi hội.
- Cách nói ẩn dụ nô nức yến anh gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít
Qua cuộc du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả khắc hoạ một truvền thống văn hoá lễ hội xa xưa.
2. Tám câu thơ tiếp: Lễ hội Thanh minh
- Sử dụng nhiều từ ghép có tính chất gợi tả
- Cách nói ẩn dụ 
*Qua cuộc du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả khắc hoạ một truvền thống văn hoá lễ hội xa xưa.
*Hoạt động 5: Phân tích sáu câu thơ cuối 
 Sáu câu cuối gợi lên cảnh chị em Kiều du xuân trở về. 
- Cảnh vật không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu ? Vì sao ?
-Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người ? Vì sao ? Tâm trạng ấy là gì ?
-Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối
*Hoạt động 6: Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích ngày xuân.
 -Ghi nhớ 
Phân tích sáu câu thơ cuối : cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
- Nắng nhạt khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang.
àCảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân.
Mặt trời từ từ ngả bóng vê tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh.
àMọi chuyển động đều nhẹ nhàng 
*Tất cả đang nhạt dần, lặng dần.( khác với nh ững câu thơ đầu: cảnh vật vui tươi, rộn ràng rực lên sức sống )
-Những từ láy “tà tà, thanh thanh, nao nao”: vừa biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. 
-Hai chữ “Nao nao” (Nao nao dòng nước uốn quanh) đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. 
- Những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
- Đoạn thơ có kết cấu hợp lí (Theo thời gian một chuyến du xuân) 
-Cách sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình. 
-Sự kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất điểm xuyết, chấm phá,...) 
3. Sáu câu thơ cuối : Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
- Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân
-Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng
- Những từ láy
bộc lộ tâm trạng con người. 
4. Thành công về nghệ thuật
-kết cấu hợp lí , từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình. 
-Sự kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất điểm xuyết. 
 - Ghi nhớ 
 IV.Củng cố :
 - Đọc lại đoạn thơ.
 - Cảnh ngày xuân được miêu tả như thế nào ?
 - Cảnh lễ hội mùa xuân được miêu tả như thế nào ? 
 - Nguyễn Du đã thành công ntn trong nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên qua đ.trích này ?
 V. Hướng dẫn học tập: 
 1. Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc : Phương thả liên thiên bích - Lê chi sổ điểm hoa (Cỏ thơm liền với trờ- Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ : “Cỏ non xanh tận chân trời-Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du. 
 2. Học thuộc lòng đoạn thơ. 
 3. Chuẩn bị bài mới : Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Tuần 6 
Tiết : 29 THUẬT NGỮ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
 - Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
 - Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ.
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT.
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài.
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: 	
-Vì sao phải tạo thêm từ mới ?
	-Trong ngôn ngữ tiếng Việt người ta tạo thêm từ mới bằng cách nào ? (trên cơ sở của những từ có sẵn , mượn từ ở tiếng nước ngoài (Tiếng Hán và tiếng Ấn Âu)
	III. Bài mới :- *Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN-
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
*Hoạt động 2: 
I - Thuật ngữ là gì ?
1. So sánh hai cách giải thích sau đây về nghĩa của từ “nước” và từ “muốí.” 
-Hãy cho biết cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hoá học ?
2. Đọc những định nghĩa sau đây và trả lờỉ câu hỏi. 
a) Em đã học các định nghĩa này ở những bộ môn nào ?
b) Những từ ngữ được định nghĩa (in đậm). chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào ? 
 -Ghi nhớ
I - Thuật ngữ là gì ?
a) Cách thứ nhất :chỉ dừng lại ở những đặc tính bên ngoài của sự vật (Dạng lỏng hay rắn ? Màu sắc, mùi vị như thế nào ? Có ở đâu hay từ đâu mà có ?) 
b. Cách giải thích thứ haí : thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật (Được cấu tạo từ những yếu tố nào ? Quan hệ giữa những yếu tố đó như thế nào ?) 
 -Những đặc tính này không thể nhận biết được qua kinh nghiệm và cảm tính mà phải qua nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học, qua việc tác động vào sự vật để sự vật bộc lộ những đặc tính của nó. 
- Thạch nhũ : Địa lý
- Ba-dơ Hoá học 
- Ẩn dụ Ngữ văn 
- Phân số thập phân Toán học 
 - Loại văn bản về khoa học, công nghệ .
*Thuật ngữ đôi khi được dùng trong những loại văn bản khác. . 
 Ghi nhớ
I Thuật ngữ là gì ?
 -Ghi nhớ (SGK)
II - Đặc điểm của thuật ngữ 
1. Thử tìm xem những thuật ngữ dẫn trong mục I.2 ở trên còn có nghĩa nào khác không. 
2. Cho biết trong hai ví dụ sau, ở ví dụ nào, từ muốí có sắc thái biêủ cảm.
a) Muối là một hợp chất có thể hoà tan trong nước. 
b)Tay nâng chén muốí đĩa gừng,
Gừng cay muốm mặn xin đừng quên nhau. (ca dao) 
 Ghi nhớ
-Một thuật ngữ chỉ một khái niệm
-Một khái niệm chỉ dùng một thuật ngữ
 Ghi nhớ
II - Đặc điểm của thuật ngữ 
-Một thuật ngữ chỉ một khái niệm
-Một khái niệm chỉ dùng một thuật ngữ
 Ghi nhớ 
III. LUYỆN TẬP:
 *Hoạt động 3: LUYỆN TẬP 
 Bài tập 1 
- Lực là tác dụng- đẩy kéo của vật này lên vật khác.- Vật lý
- Xâm thực là làm huỷ hoại dần dần lớp đất bao phủ trên mặt đất do các tác nhân gió băng hà, nướcchảy - Địa lý 
- Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới.-Hoá học 
- Di chỉ là nơi có dâú vết cư trú và sinh sống của người xưa.- Lịch sử
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuy.- Sinh học 
- Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo :m3/s. - Điạ lý 
-Trọng lực là lực hút của Trái Đất. - Vật lý 
- Trọng lượng là sức ép của khí quyền lên bề mặt Trái đất -Vật lý 
- Đơn chất là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên. - Hoá học 
- Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ-Lịch sử
- Đường trung trực là đuờng thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại điểm giữa của đoạn âý.
 -Toán học 
- Từ đồng nghĩa là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.- Ngôn ngữ học 
 Bài tập 2 Trong đoạn trích này, điểm tưạ không được dùng như một thuật ngữ vật lí hay . Ở đây, nó có ý nghĩa là một hình ảnh ẩn dụ 
 Bài tập 3 Trong trường hợp (a) Nước tự nhiên ở sông, hồ, ao, biển, là một hỗn hơp), từ hỗn hơp được dùng như một thuật ngữ, còn trong trường hợp (b) (Đó là một chương trình biêủ diễn hỗn hợp nhiều tiết mục ), từ hỗn hơp được dùng như một từ thông thường 
- Đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường GV có thể dùng những câu có những kết hợp như : thức ăn hỗn hơp, đội quân hỗn hợp
 Bài tập 4: Định nghĩa từ cá của Sinh học : động vật có xương sống, ở đưới nước, bơi bằng vày, thở bằng mang. Theo cách hiểu thông thường của người Việt (thể hiện qua cách gọi cá voi, cá heo và có thể kể thêm cá sâú), cá không nhất thiết phải thở bằng mang
 Bài tập 5 Hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ thị trường của Kinh tế học và thuật ngữ thị trường của Quang học không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ một khái niệm, vì hai thuật ngữ này được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt, chứ không phải trong cùng một lĩnh vực. 
 IV. CỦNG CỐ: -Thuật ngữ là gì ? - Hãy nêu đặc điểm của thuật ngữ 
V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
	- Nắm vững khái niệm thuật ngữ
- Nắm vững hai đặc điểm của thuật ngữ 
Tuần 6 
Tiết 30 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
 - Ôn lại kiến thức về văn thuyết minh, kết hợp với việc vận dụng yếu tố nghệ thuật, miêu tả trong bài văn th. minh. 
 - Giúp HS đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, câu văn, từ ngữ, chính tả, vận dụng các phương pháp làm bài th. minh. 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SB. Chấm kĩ, chuẩn bị tiết trả.
	- Học sinh : Đọc trước SGK, xem lại văn thuyết minh kết hợp các yếu tố nghệ thuật và miêu tả .
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức :
	II. Kiểm tra bài cũ : 
 - Vì sao khi làm bài văn thuyết minh càn kết hợp các yếu tố nghệ thuật, miêu tả ?
	III. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
GHI BẢNG
HĐ 1: Nhận xét đánh giá chung.
 1-GV :Yêu cầu HS đọc lại đề bài đã làm tuần trước, chỉnh sửa và nêu những lưu ý cần thiết.
- GV yêu cầu HS phân tích đề, chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức.
- Tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng dàn ý cho bài viết.
- GV nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý và các yêu cầu cần đạt.
Nhận xét đánh giá bài viết.
-HS nhận xét đánh giá bài viết của mình (ưu, nhược điểm) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.
- GV nêu nhận xét, đánh giá về bài viết của HS :
các ưu điểm chính:
nhược điểm: 
Điểm cụ thể :
-H Đ2: Bổ sung và sửa chữa lỗi của bài viết. 
-GV cho HS sửa chữa lỗi về nội dung (ý và sắp xếp các ý, kết hợp các yếu tố nghệ thuật, miêu tả), về hình thức ( bố cục, trình bày, diễn đạt, chính tả, viết câu). 
1-HS đọc đề, phân tích đề.
-Thảo luận, xây dựng dàn ý.
2. -HS nhận xét đánh giá bài viết của mình (ưu, nhược điểm) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.
-HS sửa chữa lỗi về nội dung (ý và sắp xếp các ý, kết hợp các yếu tố nghệ thuật, miêu tả), về hình thức ( bố cục, trình bày, diễn đạt, chính tả, viết câu). 
I. Nhận xết đánh giá chung.
1.Đề bài và yêu cầu của đề.
( xem tiết 14,15)
2 Nhận xét đánh giá bài viết
a. các ưu điểm chính:
b.nhược điểm: 
c.Điểm cụ thể :
II. Bổ sung và sửa chữa lỗi của bài viết. 
 IV. CỦNG CỐ:
 V. DẶN DÒ: - Chuẩn bị bài học tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docT6.doc