Giáo án Ngữ Văn 9 (tự chọn) - Bài 1 đến bài 4

Giáo án Ngữ Văn 9 (tự chọn) - Bài 1 đến bài 4

I. Mục đích yêu cầu

- HS nắm được thế nào là phương pháp thuyết minh, vai trò và đặc điểm của văn bản thuyết minh.

- HS vận dụng vận dụng kiến thức để nhận biết các đoạn, văn bản thuyết minh.

II. Chuẩn bị

GV soạn bài, bảng phụ

III. Tiến trình lên lớp

A. ổn định tổ chức

B. Kiểm tra

 

doc 14 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 (tự chọn) - Bài 1 đến bài 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II
Phương pháp làm văn thuyết minh
Tuần 11
Ngày soạn: 10/11/2007
Ngày dạy: 14/11/2007
Bài 1
Tìm hiểu chung về văn thuyết minh
I. Mục đích yêu cầu
- HS nắm được thế nào là phương pháp thuyết minh, vai trò và đặc điểm của văn bản thuyết minh.
- HS vận dụng vận dụng kiến thức để nhận biết các đoạn, văn bản thuyết minh.
II. Chuẩn bị 
GV soạn bài, bảng phụ
III. Tiến trình lên lớp
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra
C. Bài mới:
Thuyết minh
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong thiên nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
- Văn bản thuyết minh có tính chất tri thức, khách quan, thực dụng.
- Là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người.
Văn bản thuyết minh hay là một văn bản trình bày rõ ràng, hấp dẫn đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
Văn bản thuyết minh có sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sing động.
Lưu ý
a) Tri thức: Văn thuyết minh không thể hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng.
b) Khách quan: Văn thuyết minh phải phù hợp với thực tế và không đòi hỏi người làm bài phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình. (Người viết phải biết tôn trọng sự thật, không vì lòng yêu ghét của mình mà thêm thắt cho đối tượng).
c) Thực dụng: Văn thuyết minh cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi bắt buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay, cái không đẹp như tác pham văn học.
Ví dụ văn bản thuyết minh
- Giấy thuyết minh sản phảm kèm theo sản phẩm đem bán,
- Đoạn văn trong sách giáo khoa, sách trình bày các phương pháp khoa học
- Lời giới thiệu các danh lam thắng cảnh
So sánh
Thuyết minh
Tự sự
Không có cốt truyện, sự việc, diễn biến, nhân vật
- Có cốt truyện
- Có sự việc diễn biến
- Có nhân vật.
Thuyết minh
Miêu tả
- Giới thiệu đối tượng giúp cho người đọc hiểu.
- Sử dụng từ ngữ chính xác, rạch ròi.
- Tả cụ thể đối tượng giúp cho người đọc cảm thấy.
- Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm.
Thuyết minh
Nghị luận
Giải thích bằng tri thức khoa học: giải thích bằng cơ chế, quy luật của sự vật, cách thức sử dụng và bảo quản đồ vật,...
Giải thích trong nghị luận: giải thích bằng cách dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
Thuyết minh
Biểu cảm
Không đòi hỏi người làm bài phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình.
- Gợi suy nghĩ, cảm xúc cho người đọc, người nghe...
- Sử dụng nhiều biện pháp tư từ.
Thuyết minh
Hành chính – công vụ
Giới thiệu, quảng cáo, trình bày ... để mọi người thấy.
Bày tỏ nguyện vọng, thông báo của người này với người kia, cấp này với cấp kia...
Yêu cầu về bài văn thuyết minh
- Phải có tri thức, kiến thức về đối tượng cần thuyết minh.
- Không có tri thức thì không thể làm văn thuyết minh được. (Tri thức có được là nhờ học tập tích luỹ hằng ngày, từ sách báo,...)
- Phải hiểu biết về đối tượng thuyết minh:
+ Là cái gì ?
+ Có đặc điểm tiêu biểu gì ?
+ Có cấu tạo như thế nào ?
+ Hình thành ra sao ?
+ Có giá trị, ý nghĩa gì đối với con người ?
- Muốn có tri thức ta phải:
a) Quan sát: không chỉ là nhìn, xem mà còn phải xét để phát hiện đặc điểm tiêu biểu.
b) Tra cứu từ điển, sách giáo khoa, ...
c) Phân tích: Đối tượng chia thành mấy bộ phận, quan hệ giảư các bộ phận.
Tóm lại:
Muốn làm bài văn thuyết minh, cần phải nắm chắc được:
Bản chất của đối tượng thuyết minh.
Đặc điểm tiêu biểu của đối tượng thuyết minh.
Tuần 12 + 13
Ngày soạn: 10/11/2007
Ngày dạy: 14,27/11/2007
Bài 2
các kiểu văn bản thuyết minh
I. Mục đích yêu cầu
- HS nắm được các kiểu văn bản thuyết minh thường gặp: trong nhà trừng và trong đời sống xã hội.
- Biết phân biệt các kiểu văn bản thuyết minh; vận dụng kiến thức viết đoạn văn thuyết minh.
II. Chuẩn bị 
GV soạn bài
III. Tiến trình lên lớp
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra
C. Bài mới:
Các kiểu văn bản thuyết minh
Trong nhà trường
Trong đời sống
- Môn Toán: Đại số, Hình học...
- Môn Vật lí: Các định luật,...
- Môn Hoá học: Các thí nghiệm...
- Môn Sinh học: Thực vật, động vật,...
- Môn Địa lí: Tài nguyên, dân số,...
- Môn Lịch sử: Các triều đại, khởi nghĩa.
- Môn Tn học: Phần mềm, phần cứng
- Môn Thể dục: Bóng đá, bóng chuyền,...
- Môn Công nghệ: Mạch điện, may vá
- Môn Ngữ văn: Từ, ngữ, câu,...
- Giới thiệu một đồ dùng: bàn là điện
- Giới thiệu một tác phẩm văn học, một thể loại văn học: thể thơ lục bát
- Giới thiệu một phương pháp (làm đồ dùng học tập, thí nghiệm..)
- Giới thiệu một danh lam thắng cảnh
- Giới thiệu một loài hoa: mai, đào
- Giới thiệu một loài động vật: mèo. trâu, ...
- Giới thiệu một sản phẩm: nón lá
- Giới thiệu một trò chơi: nhảy dây, ô ăn quan,...
Các kiểu văn bản thuyết minh trong nhà trường
Môn Toán
 Chúng ta đã biết phép trừ là phép tính ngược của phép cộng, phép chia là phép tính ngược của phép nhân. Sau khi biết phép tính về luỹ thừa, việc đặt ra phép tính ngược của nó là điều hết sức tự nhiên.
 Nhiều học sinh sau khi học cách tính diện tích của hình vuông đã đặt vấn đề ngược lại: nếu biết diện tích của một hình vuông thì làm sao tính được cạnh của hình vuông đó ? Bài toán ngược này khá phức tạp. Nếu diện tích hình vuông là 16, 15, 36, 64, 100 (đơn vị diện tích) thì ta tính nhẩm ngay được. Lờy bình phương của các số nhân 2, 3, 4, 5, ... bình phươg của số nguyên nào tương ứng với diện tích trên thì chính số nguyên đó là cạnh cua hình vuông cần tìm. Nhưng nếu diện tích nằm giữa bình phương hai số nguyên, chẳng hạn là 54, thì việc tính toán sẽ phức tạp hơn nhiều. Ta có thể ước lượng: số cần tìm, bình phương lên bằng 54, tức số đó lớn hơn 7 và nhỏ hơn 8. Người ta đã tìm ra phép tính như vậy, đó là phép khai căn.
Môn Lí
 Từ thời xưa người ta đã biết sử dụng bơm nước để đưa nước lên cao, nhưng người ta chưa biết nguyên nhân gây ra hiện tượng đó là do áp xuất khí quyển.
 Arixtot (nhà bác học Hi Lạp 287 – 212 trước Công nguyên), đã giải thích nguyên tắc của bơm hút là do “thiên nhiên sợ chân không”, nên khi kéo bít tông lên, nước tràn vào xi lanh để lấp đầy khoảng chân không đó.
 Về sau Tôrixenli, một học trò của Galilê đã dự đoán là nước dâng lên trong bơm hút là do áp suất khí quyển. Paxcan (người Pháp 1623 – 1678) đã làm lại thí nghiệm của Tôrixenli với thuỷ ngân và với nước. Ông đã nhanh chóng xác định được áp suất khí quyển. Ghêrich (1602 – 1678), thị trưởng thành phố Macđơbua ở Đức, đã tiến hành những thí nghiệm có tác dụng củng cố công trình nghiên cứu của Tôrixenli và Paxcan: ông lấy hai bán cầu rồng, đường kính khoảng 28 cm, được mài nhẵn đến mức chỉ cần bôi một lớp mỡ và úp vào nhau, thì hai bán cầu tạo thành một quả cầu không để không khí lọt qua được. Sau đó, ông rút không khí ra khỏi của cầu và đóng khoá lại. Hai đàn ngựa, mỗi đàn tám con, đã rất khó khăn mới kéo lìa được hai bán cầu này ra.
 Lịch sử khám phá ra áp suất khí quyển là một thí dụ về thắng lợi của phương pháp thực nghiệm.
Môn Hoá
Đốt đỏ than rồi đưa vào lọ khí oxi, than bùng cháy và có tia lửa bắn ra. Sau khi than cháy hết, đổ nước vôi vào trong lọ. Nước vôi vẩn đục, chứng tỏ có khí cacbonic mới tạo ra. Than đã hoá hợp với õi và biến đổi thành khí cacbonic.
Nung nóng đường trắng trong ống nghiệm. Đường nóng chảy, chuyển sang màu nâu rồi sẫm dần, đồng thời có hơi thoát ra. Một phần hơi này ngưng lại thành những giọt nước trên thành ống. Cuối cùng trong ống còn lại một chất rắn màu đen, vị nhạt, không tan trong nước, đó là than. Đường đã bị phan huỷ thành nước và than.
Bỏ vài mảnh kẽm vào cốc nước có chứa dung dịch axit clohiđric. Mảnh kẽm nhỏ dần, đồng thời có bọt khí bay lên, đó là khí hiđrô. Kẽm và axit clohiđric đã tác dụng với nhau và biến đổi thành khí hiđrô và chất kẽm clorua (chất này tan vào dung dịch).
Nhận xét: Trong các hiện tượng trên có sự biến đổi chất này thành chất khác có tính chất không giống chất ban đầu. Những hiện tượng loại này là hiện tượng hoá học. Vậy hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới.
Môn Sinh học
Lá cây có màu xnh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Một milimét mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xnh của lá. ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia ánh sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này và do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá của cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận tất cả các tia màu đỏ, nhưng không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì...
Môn Địa lí
Sông Đà dài 910 km, từ Vân Nam vào nước ta theo hướng tây bắc - đông nam, gần như song song với sông Hồng. Đoạn chảy ở địa phận nước ta dài trên 500 km. Qua Lai Châu, dòng sông chảy qua một thung lũng giữa khối cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc nên lắm thác ghềnh và đi qua những hẻm hùng vĩ. Đến Hoà Bình, gặp núi Ba Vì, sông quặt lên phái bắc rồi đổ vào sông Hồng ở Trung Hà.
Môn Lich sử
Nông Văn Vân là một tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức Tri châu Bảo Lạc (thuộc tỉnh Hà Giang), do không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, lại được Lê Văn Khôi (bấy giờ nổi dậy ở Gia Định) vận động, năm 1833, Nông Văn Vân đã cùng với Nguyễn Quang Khải (tri châu Đại Nam) nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp miền núi Việt Bắc [...]. Bọn quan tỉnh bị bắt đã bị nghĩa quân thích vào mặt các chữ “quan tỉnh hay ăn hối lộ” rồi đuổi về. Nông Văn Vân tự xưng là Tiết chế thượng tướng quân. Hai lần, nhà Nguyễn cử hai đạo quân lớn, chia làm nhiêuf đường khác nhau tấn công vào vùng đất của nghã quân nhưng đều bị đánh bại [...]. Trong cuộc chiến đấu cuối cùng (năm 1835), ông bị bao vây ở trong rừng nhưng vẫn kháng cự anh dũng. Quân triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, khởi nghĩa bị dập tắt.
Môn Ngữ văn
Nói và viết là hai dạng khác nhau của việc sử dụng ngôn ngữ; vì vậy, lời nói khác bài viết. 
Lời nói thường dùng những từ ngữ gợi cảm, từ ngữ đưa đẩy, câu thường lượt bớt thành phần ...
Bài viết dùng những từ ngữ chính xác phù hợp với phong cách văn bản và có thể dùng nhiều câu có kết cấu đầy đủ, câu dài để diễn đạt một ý trọn vẹn.
Các kiểu văn bản thuyết minh trong đời sống xã hội
Giới thiệu một đồ dùng: bàn là điện,...
Cấu tạo: Bàn là điện gồm các bộ phận sau:
a) Nguồn sinh nhiệt: Trong bàn là có một sợi dây điện trở bằng hợp kim crôm-niken. Tuỳ theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau. Có trường hợp dùng dây tiết diện tròn quấn dưới dạng lò xo, được đặt cách điện với vỏ. Có trường hợp sợi dây dẹt, quấn quanh tấm mi-ca và cách điện với vỏ.
b) Vỏ: Làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kiềm. Mặt dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng.
c) Bộ phận phun hơi nước: Một số bàn là có bộ phận để  ...  đẩy ra ngoài nữa, tích tụ lại gây ho hên, đờm dãi và sau nhiều năm gây viêm phế quản.
Trong khói thuốc lá lại có chất ô-xít các-bon, thấm vào máu, bám chặt các hồng cầu không cho tiếp cận với ô-xi nữa. Không lạ gì sức khoẻ của người nghiện ngày càng sút kém.
Nêu các ví dụ cụ thể về tai hại của việc sử dụng bao bì ni lông.
Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh àm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại chì, ca-đi-mi gây tác hại cho nào và là nguyên nhân gây ra ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư vfa các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
4. Phương pháp dùng số liệu, con số
Phương pháp dùng số liệu, con số: 
Giúp người đọc hình dung được quy mô của sự vật có biểu hiện đặc trưng ở số lượng.
a) Trong văn thuyết minh, số liệu, con số cũng được xem như là bằng chứng.
b) Số liệu, con số phải cụ, chính xác, khách quan.
Ví dụ:
Nêu số liệu các nước trên thế giới tham gia tổ chức.
Ngày 22 tháng 4 hàng năm, được gọi là Ngày Trái Đất do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970. Từ đó đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham gia tổ chức này, với quy mô và nội dung thiết thực về bảo vệ môi trường.
Nêu số liệu về những người chết vì bệnh.
Dịch hạch, thổ tả, hàng vạn hàng triệu người chết, nhờ tiến bộ y học, loài người hầu như đã diệt trừ được những dịch khủng khiếp ấy...
5. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh:
Có tác dụng làm nổi bật bản chất của vấn đề cần được thuyết minh.
So sánh phải cụ thể, chính xác và có sức thuyết phục.
Ví dụ:
So sánh tác hại của ôn dịch thuốc lá với nạn AIDS.
Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp, thì nhiều nhà bác học, sau mấy chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu lớn tiếng báo động.
Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS.
So sánh với lời căn dặn của Trần Hưng Đạo.
Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua:
“ Nếu giặc đánh ta như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”.
6. Phương pháp phân loại
Phương pháp phân loại:
Giúp người đọc hiểu rõ ràng, chi tiết, cặn kẽ.
- Đối với sự vật đa dạng, nhiều cá thể thì nên phân loại.
- Một đối tượng có nhiều mặt thì phân ra từng mặt mà trình bày lần lượt
Ví dụ:
Phân loại các kiểu nhảy dây:
Có các kiểu nhảy dây khác nhau, từng địa phương lại sáng tạo ra những kiểu riêng biệt. Các kiểu nhảy dây thông dụng là:
a) Kiểu 1: 
Đầy là kiểu nhay dây bình thường và cơ bản trong trò chơi nhảy dây. Dùng một sợi dây đủ dài sao cho hai tay cầm sợi dây mà vừa căng là được. Người chơi đứng thẳng người, hai cổ tay quay đều dây qua đầu. Khi vòng dây sát đất thì hai chân chụm lại nhảy qua vòng dây, đôi khi nhảy qua vòng dây bằng chân trước, chân sau.
b) Kiểu 2:
Dùng trò chơi “tay trắng tay đen” để tìm ra hai người phải quay dây. Hai người cách nhau sao cho dây không chùng quá cũng như căng quá (dây chùng xuống vừa chạm đất là được).
Hai người quay vòng dây theo một chiều, các người nhảy lần lượt vào nhảy từng người hay nhiều người tuỳ ý. Phải tập sao khi nào dây gần xuống đến chân mình thì nhảy lên đừng để dây chạm trúng chân mình. Ai để dây chạm trúng chân mình thì phải ra thay quay dây cho một người vào.
7. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích:
Giúp người đọc hiểu được cấu tạo, nguyên nhân ... của sự vật, hiện tượng.
- Càng có nhiều hiểu biết, kiến thức, càng phân tích tốt.
- Phân tích càng sắc bén, đầy đủ, khách quan,
Ví dụ:
Phân tích lợi ích của việc nuôi gà:
Nuôi gà có lợi, vì:
- Gà dễ nuôi, chóng lớn và nhanh được sử dụng: nuôi 2 – 3 tháng tuổi có thể dùng làm thức ăn.
- Gà có khả năng đẻ trứng quanh năm và đẻ nhiều trứng, là nguồn cúng cấp trứng chủ yếu cho con người.
- Thịt và trứng gà là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất đạm, rất tốt cho cơ thể con người. Chăn nuôi gà còn tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến thực phẩm và xuất khẩu.
Phân tích cấu tạo của bàn là điện.
Bàn là điện gồm các bộ phận sau:
a) Nguồn sinh nhiệt: Trong bàn là có một sợi dây điện trở bằng hợp kim crôm-niken. Tuỳ theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau. Có trường hợp dùng dây tiết diện tròn quấn dưới dạng lò xo, được đặt cách điện với vỏ. Có trường hợp sợi dây dẹt, quấn quanh tấm mi-ca và cách điện với vỏ.
b) Vỏ: Làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kiềm. Mặt dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng.
c) Bộ phận phun hơi nước: Một số bàn là có bộ phận để phun hơi nước vào vật được là. Bộ phận chứa nước nằm trong thân bàn là. Khi cắm điện vào, bàn là nóng làm nước sôi lên và hơi nước phun ra ở các lỗ nằm tại mặt dưới bàn là.
d) Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ: Bộ phận này gồm một rơ-le dạng băng kép. Khi bàn là nóng tới nhiệt độ nào đấy thì băng kép cong lên và tiếp điểm bị tách ra, mạch điện bị cắt. Khi bàn là nguội đến nhiệt độ quy định, băng kép lại trở về vị trí cũ và đóng lại mạch điện.
D. Củng cố
- GV khái quát lại toàn bài.
E. Hướng dẫn về nhà.
- Xem kĩ lại các phương pháp thuyết minh.
- Tìm đọc các bài văn thuyết minh để tham khảo.
- Đọc, tìm hiểu Dàn bài văn thuyết minh
Tuần 16+ 17+18
Ngày soạn: 09/12/2007
Ngày dạy: 20/12/2007
Bài 4
Dàn bài thuyết minh
I. Mục đích yêu cầu
- HS nắm kĩ hơn nữa dàn bài văn thuyết minh
- Biết vận dụng cách lập dàn bài vào lập một dàn bài văn thuyết minh cho trước.
- Tiếp tục rèn kĩ năng lập dàn bài văn thuyết minh
II. Chuẩn bị 
GV soạn bài
III. Tiến trình lên lớp
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra
C. Bài mới:
A. Phân loại dàn bài:
Theo phương pháp làm văn trong nhà trường, người ta thường chia ra hai loại dàn bài:
1. Dàn bài chung: thường gồm:
- Những ý chính.
- Những ý phụ.
2. Dàn bài chi tiết: thường gồm:
- Những ý chính + các chi tiết của ý chính.
- Những ý phụ + các chi tiết của ý phụ.
thuyết minh một đồ vật
YÊU CẦU
 Trước tiên phải quan sát, tìm hiểu kĩ cấu tạo, tính năng, cơ chế hoạt động của đồ dùng đó.
 Khi trình bày, cần tiến hành giới thiệu lần lượt những bộ phận tạo thành, nói rõ tác dụng và cách sử dụng, bảo quản của nó, sao cho người đọc hiểu.
 Bố cục bài viết nên có đủ các phần:
a) Mở bài.
b) Thân bài
c) Kết bài
DÀN BÀI
THUYẾT MINH MỘT ĐỒ VẬT
1. Mở bài
Giới thiệu đồ vật (thường bằng một câu định nghĩa: quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó, chỉ ra đặc điểm hoặc công dụng riêng.)
2. Thân bài
- Nêu nguồn gốc hoặc quá trình hình thành, phát triển (nếu có)
- Nêu cấu tạo (các bộ phận) của đồ vật: ................
- Nêu tác dụng của đồ vật: ....................................
- Nêu các sử dụng, bảo quản: ................................
3. Kết bài
Vai trò của đồ vật trong đời sống hiện nay.
Ví dụ: 
Dàn bài: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam
1. Mở bài
- Nêu định nghĩa vê chiếc nón lá Việt Nam
- Vai trò của nón lá trong đời sống.
2. Thân bài
a. Thời kì ra đời và quá trình phát triển: 
- Nghề làm nón có từ đời Trần, vào khoảng thế kỉ XIII.
- Chủng loại: nón Nhỡ, nón Quai Thao, nón chóp nhọn
b. Cấu tạo, cách làm:
b.1. Cấu tạo chung:
- Nón hình chóp nhọn, miệng nón có đường kính bằng.
- Khung bằng 16 vành tre vót nhỏ, tròn đều.
- Lợp bằng lá nón hay lá cọ
b.2. Chuẩn bị:
* Khung nón:
- Chất liệu: làm bằng luồng, lứa, tre rừng,
- Cách làm: ngâm -> phơi khô, vót tròn đều -> uấn -> buộc bằng sợi cước, xếp lên khuân.
* Lá nón:
- Chất liệu: lá nón, lá cọ lấy ở miền trung du, miền núi cao.
- Cách làm: lá lấy về phơi khô, là thẳng bằng bàn là than
* Quai nón: làm công phu từ những dải lụa màu,
b.3. Cách làm: 
- Khâu nón lần lượt từ đỉnh xuống vành nón. Mũi khâu phải nhỏ, đều
- Làm xong hơ diêm sinh cho trắng, khỏi mốc
 - Làng nghề làm nón nổi tiếng:
c. Tác dụng:
- Che nắng, che mưa.
- Người phụ nữ đẹp và duyên dáng hơn khi đội nón.
- Là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam.
d. Sử dụng, bảo quản:
3. Kết bài
- Cảm nghĩ về chiếc nón.
- Vai trò của chiếc nón trong đời sống hiện nay.
Ví dụ: 
Dàn bài: Giới thiệu về trường em
1. Mở bài
Tên trường, ngày thành lập.
2. Thân bài
- Vị trí, diện tích của trường, đóng ở xã, huyện, tỉnh...
- Các khu vực của trường: phòng Giám hiệu, số phòng học, vườn trường, thư viện, vườn trường...
- Các lớp học (số lượng, mỗi khối mấy lớp...)
- Số lượng giáo viên; nam, nữ
- Các thành tích của trường trong đào tạo, thi đua.
3. Kết bài
Vị trí của trường trong đời sống xã hội ở địa phương.
Tình cảm của em đối với trường.
thuyết minh một động vật
YÊU CẦU
 Trước tiên phải quan sát, tìm hiểu, tra cứu trong sách vở các giống vật, cách sinh hoạt và giá trị kinh tế.
 Khi trình bày, cần tiến hành giới thiệu lần lượt những bộ phận của con vật, cách chăn nuôi và cách phòng bệnh, sao cho người đọc hiểu.
 Bố cục bài viết nên có đủ các phần:
a) Mở bài.
b) Thân bài
c) Kết bài
DÀN BÀI
THUYẾT MINH MỘT ĐỘNG VẬT
1. Mở bài
Giới thiệu con vật (thường bằng một câu định nghĩa: quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó, chỉ ra đặc điểm hoặc công dụng riêng.)
2. Thân bài
- Hình dáng chung của con vật: ........................
- Nêu các giống vật: ..........................................
- Nêu cách chăn nuôi, phòng dịch: ....................
- Nêu giá trị kinh tế của con vật: ........................
3. Kết bài
Vai trò của con vật trong đời sống hiện nay.
thuyết minh một thể loại văn học
YÊU CẦU
 Trước tiên phải quan sát, tìm hiểu, tra cứu trong sách vở về cấu tạo của thể loại văn học.
 Khi trình bày, cần tiến hành giới thiệu lần lượt những đặc điểm của thể loại văn học và vị trí của thể loại đó trong nền văn học, sao cho người đọc hiểu.
 Bố cục bài viết nên có đủ các phần:
a) Mở bài.
b) Thân bài
c) Kết bài
DÀN BÀI
THUYẾT MINH MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
1. Mở bài
Giới thiệu thể loại văn học (thường bằng một câu định nghĩa: quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó, chỉ ra đặc điểm hoặc công dụng riêng.)
2. Thân bài
Nêu các đặc điểm của thể loại văn học:
- Đặc điểm 1: ................
- Đặc điểm 2: .................
- Đặc điểm 3: .................
- Đặc điểm 4: .................
3. Kết bài
Những thành tựu của thể loại văn học.
Ví dụ: 
Dàn bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú
1. Mở bài
Nêu một định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú.
2. Thân bài
 Nêu các đặc điểm của thể thơ:
- Đặc điểm 1: Số câu, số chữ trong mỗi bài.
- Đặc điểm 2: Quy luật bằng trắc của thể thơ.
- Đặc điểm 3: Cách gieo vần của thể thơ.
- Đặc điểm 4: Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ.
3. Kết bài
Những thành tựu của thể loại văn học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tu chon Phuong phap lam van Thuyet minh.doc