Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 Tiết 49: Tổng kết về từ vựng

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 Tiết 49: Tổng kết về từ vựng

TUẦN 10

1. Mục tiêu bài học.

a. Kiến thức:

 Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9: Sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ.

b. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào trong nói, viết.

c. Thái độ:

- Giáo dục học sinh có ý thức dồi những kiến thức về hệ thống từ vựng.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

a. Chuẩn bị của giáo viên:

+ Soạn giảng.

+ Sgk - Sgv - STK.

+ Bảng phụ.

b. Chuẩn bị của học sinh:

+ Đọc và nghiên cứu bài tìm hiểu câu hỏi Sgk.

+ Sưu tầm, tìm hiểu về từ vựng.

3. Tiến trình bài dạy.

a. Kiểm tra bài cũ (3')

? Giải nghĩa và đặt câu với các từ ngữ sau:

a. Màn trời chiếu đất.

b. Bữa cơm bữa cháo.

c. Cạch đến già.

 

doc 9 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 Tiết 49: Tổng kết về từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 03/09/2010
TiÕt: 49.
Ngµy d¹y:
Líp 9A: 30/10/2011
Líp 9B: 30/10/2011
TIẾNG VIỆT
	 TUẦN 10
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
1. Mục tiêu bài học.
a. Kiến thức:
	Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9: Sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ.
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào trong nói, viết.
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức dồi những kiến thức về hệ thống từ vựng.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên:
+ Soạn giảng.
+ Sgk - Sgv - STK.
+ Bảng phụ.
b. Chuẩn bị của học sinh:
+ Đọc và nghiên cứu bài tìm hiểu câu hỏi Sgk.
+ Sưu tầm, tìm hiểu về từ vựng.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ (3')
? Giải nghĩa và đặt câu với các từ ngữ sau:
a. Màn trời chiếu đất.
b. Bữa cơm bữa cháo.
c. Cạch đến già.
Đáp án:
a) Cảnh sống không nhà cửa, dãi dầu, khổ cực. 
Xiết Lao ăn tuyết nằm sương
Màn trời chiếu đất dặm trường lao đao
b) Thiếu đói không đủ ăn: Tôi để đất không, không làm màu cho nên bây giờ giáp hạt không có gì ăn bố con bữa cơm bữa cháo
c) Kiến quyết từ bỏ không bao giờ lặp lại. 
- Ví dụ: Tôi đã bao lần ném bay thước, đồ nghề xuống ao, định bụng cạch đến già không làm nghề xây dựng.
GV Nhận xét, đánh giá cho điểm.
b. Dạy nội dung bài mới.
* Giới thiệu bài (1')
	Để củng cố kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 tiết học hôm nay cô cùng các em hệ thống lại kiến thức về sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ qua tiết 49: Tổng kết về từ vựng (Sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ).
* Nội dung.
Các cách phát triển từ vựng
Các cách phát triển từ vựng
Các cách phát triển từ vựng
từ vựng
từ vựng
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Tg
G Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển để đáp ứng yêu cầu do xã hội đặt ra. Trong sự phát triển của từ vựng hiện tượng một từ có thể phát triển nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc.
? Có những hình thức phát triển nghĩa của từ là những hình thức nào? 
- Gọi học sinh điền vào bảng phụ: Phát triển nghĩa của từ. Phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ. Phát triển số lượng các từ ngữ (cấu tạo thêm từ ngữ mới và vay mượn tiếng nước ngoài).
G Vốn từ của một ngôn ngữ không ngừng phát triển từ vựng Tiếng Việt phát triển chủ yếu qua hình thức đã nêu trên.
? Nếu không có sự phát triển nghĩa của từ sẽ ảnh hưởng như thế nào?
? Em hãy tìm ví dụ minh họa cho những cách phát triển của từ vựng đã nêu trong sơ đồ trên?
G Kinh tế: trị nước cứu đời. Kinh tế: hoạt động sản xuất lưu thông: rừng phòng hộ, thị trường tiền tệ. Xuân:
"Ngày xuân em hãy còn dài
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân" (ẩn dụ). Phát triển từ vựng bằng cách tăng số lượng từ ngữ + tạo thêm từ ngữ mới. Theo mô hình x + học: văn học, toán học, hoá học...
+ Tay: ra tay, tay buôn người...
+ Mượn tiếng nước ngoài: In-tơ-nét. Cô-ta, SARS...
? Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao?
G Số lượng của sự vật, hiện tượng mới là vô hạn. Do đó nếu cứ ứng với mỗi sự vật hiện tượng khái niệm mới lại phải có thêm một từ ngữ mới thì số lượng các từ ngữ quá lớn. Nếu không có sự phát triển thì nói chung mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa và để đáp ứng nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng của người bản ngữ thì số lượng các từ ngữ sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Đó chỉ là giả định không xảy ra đối với bất kì ngôn ngữ nào trên thế giới. Nói cách khác mọi ngôn ngữ của nhân loại đều phát triển từ vựng theo tất cả các cách thức đã nêu trong sơ đồ trên.
- Chuyển ý:
? Em hiểu thế nào là từ mượn?
G Các từ đã được Việt hoá thì viết như từ thuần Việt. Đối với nhứng từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn nhất là những từ trên 2 tiếng ta nên dùng gạch nối các tiếng với nhau. Khi sử dụng từ mượn cần phải chọn lọc phải dùng đúng lúc đúng chỗ tránh sử dụng một cách tuỳ tiện làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Gọi học sinh đọc các nhận định (Sgk-135).
? Chọn nhận định đúng?
G Ta cũng không thể chọn (d) vì nhu cầu giao tiếp của người Việt cũng như tất cả các dân tộc khác trên thế giới phát triển không ngừng. Từ vựng Tiếng Việt phải luôn được bổ sung để đáp ứng nhu cầu đó. Sự vay mượn từ ngữ là tất yếu.
- Nêu yêu cầu bài tập 3.
? Theo cảm nhận của em thì những từ mượn như: Săm, lốp, bếp ga, xăng, phanh có gì khác với từ mượn như: A-xít, Ra-đi-ô; Vi-ta-min?
G Mỗi từ được cấu tạo bởi nhiều âm tiết và mỗi âm tiết trong từ chỉ có những chức năng cấu tạo vỏ âm thanh cho từ chứ không có nghĩa gì.
- Chuyển ý:
? Em hiểu gì về từ Hán Việt?
G Phần lớn các từ Hán Việt có hai tiếng trở lên. Các tiếng dùng để cấu tạo Hán Việt gọi là yếu tố Hán Vệt. Có rất nhiều yếu tố Hán Việt đa nghĩa hoặc đồng âm.
- Cho HS làm bài tập 2.
G Cũng không thể chọn (d) vì việc dùng nhiều từ Hán Việt trong nhiều trường hợp là cần thiết. Vấn đề là không được lạm dụng.
- Chuyển ý:
? Em hiểu thế nào là thuật ngữ? Biệt ngữ?
G Mỗi thuật ngữ chỉ bbiểu hiện một khái niệm là ngược lại, một thuật ngữ không có tính biểu cảm. Không dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính chất nghi thức như văn bản khoa học, văn bản hành chính.
? Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay?
? Liệt kê một số từ ngữ là biệt lập xã hội?
- Chuyển ý:
? Nêu các hình thức trau dồi vốn từ?
- Cho học sinh giải nghĩa?
? Các nước thường dùng biện pháp gì để thực hiện bảo hộ mậu dịch?
G Đánh thuế cao hàng hoá nhập khẩu...
- Cho học sinh sửa lỗi dùng từ trong các câu.
? Xác định từ sai trong câu:
- Nhận xét, đánh giá.
- Nghe giảng. 
- Điền bảng phụ.
- Nghe giảng. 
- Ví dụ: cấu tạo từ mới: Sách đỏ, rừng phòng hộ, thị trường tiền tệ, tiền khả thi...
- Tạo thêm từ ngữ mới: In-tơ-nét, bệnh dịch sát.
- Nghe giảng. 
- Nghe giảng. 
- Đọc nhận định (Sgk-135).
- Làm bài tập 2 (Sgk-135).
- Chọn nhận định (c) vì (a) nêu chưa đủ vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác để làm giàu cho vốn từ của mình là qui luật chung đôío với tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Nói cách khác là không có ngôn ngữ nào trên thế giới không có từ vay mượn.
- (b) nói không chính xác và vay mượn từ ngữ là xuất phát từ nhu cầu giao tiếp của người bản ngữ dướu sự tác động của sự phát triển về kinh tế, chính trị xã hội của cộng đồng cũng như sự giao lưu về nhiều mặt của cộng đồng đó với cộng đồng nói những ngôn ngữ khác.
- (c) để trao đổi thông tin tư tưởng tình cảm đầy đủ nhất, đã thoả mãn nhu cầu.
- Nghe giảng. 
- Làm bài tập 3 (Sgk-136).
- Từ săm, lốp, bếp ga, xăng, phanh tuy là từ vay mượn nhưng nay đã được Việt hoá hoàn toàn. Về âm về nghĩa cách dong các từ này không khác gì với những từ thuần Việt: Bàn, ghế, trâu, bò...
- Các từ A-xít, Ra-đi-ô, Vi-ta-min là những từ vay mượn những nét ngoại lai, chưa được Việt hoá. Mỗi từ được cấu tạo nhiều âm tiết, mỗi âm tiết trong từ chỉ có vỏ âm thanh mà không có nghĩa gì.
- Nghe giảng. 
- Làm bài tập 2 (Sgk-125).
- Chọn cách hiểu (b) không thể chọn (a) vì trên thực tế hán việt chiếm một tỉ lệ lớn. Không thể chọn c vì tuy có nguồn gốc từ một nghĩa khác nhưng khi được tiếng việt vay mượn thì từ hán việt trở thành một bộ phận quan trọng của Tiếng Việt.
- Nghe giảng. 
- Sơ đồ (phần phụ lục).
- Trình bày trên sơ đồ.
- Trình bày ý kiến.
- Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển hết sức mạnh mẽ có ảnh hưởng lớn với đời sống con người. Trình độ dân trí không ngừng nâng cao.
- Nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về vấn đề khoa học, công nghệ tăng lên chưa từng thấy. Thuật ngữ đóng vai trò quan trọng.
- Làm bài tập 3 (Sgk-136).
- Các biệt lập xã hội.
- Gậy (điểm 1), trứng (điểm 0), ngỗng (điểm 2)...
- Trúng mánh (được may mắn)
- Khướu (hay nói), lều khều (cao lêu nghêu)...
- Làm bài tập 2 (Sgk-136).
- Bách khoa toàn thư: Từ điển Bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
- Bảo hộ mậu dịch: thảo ra để đưa thông qua (động từ). Bản thảo để đưa thông qua (danh từ).
- Nghe giảng. 
- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu.
- Hậu duệ: con cháu của người đã chết.
- Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói.
- Môi sinh: môi trường sống của sinh vật.
- Làm bài tập 3 (Sgk-136).
a) Béo bổ.
 - Từ này chỉ tính chất cung cấp những chất bổ dưỡng cho cơ thể. Sửa lại: Béo bở (dễ mang lại lợi nhuận).
b) Sai từ: Đạm bạc. Thay bằng: Tệ bạc (không nhớ ơn nghĩa).
c) Sai từ: Tấp nập. Thay từ: Tới tấp (liên tiếp, dồn dập...)
I. Sự phát triển của từ vựng.
1. Các hình thức phát triển từ vựng.
2. Nếu không có sự phát triển nghĩa của từ thì vốn từ không thể sản sinh nhanh, không đáp ứng nhu cầu giao tiếp. 
- Phát triển của từ vựng bằng cách phát triển nghĩa của từ: (Dưa) chuột, (con) chuột, một bộ phận của máy tính. 
- Phát triển bằng tăng số lượng từ ngữ.
- Nếu không có sự phát triển nghĩa của từ ngữ thì nói chung mỗi từ chỉ có một nghĩa để đáp ứng nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng của bản ngữ thì số lượng từ ngữ sẽ tăng gấp nhiều lần. 
- Điều đó sẽ không xảy ra đối với bất kì ngôn ngữ nào trên thế giới. 
II. Từ mượn.
1. Khái niệm.
- Ngoài từ thuần Việt do nhân dân ta sáng tạo ra chúng ta còn vay mượn nhiều từ ngữ tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà Tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị, đó là từ mượn.
2. Bài tập 2.
3. Bài tập 3.
III. Từ Hán Việt.
1. Khái niệm.
- Trong Tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
- Phần lớn các yếu tố Hán Việt dùng để tạo từ ghép. Có lúc dùng độc lập như một từ.
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
- Từ ghép Hán Việt có 2 loại: 
+ Từ ghép đẳng lập.
+ Từ ghép chính phụ.
2. Bài tập 2: 
VI. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
1. Khái niệm.
a) Thuật ngữ: là nhữn từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, kĩ thuât, công nghệ và thường được dùng trong văn bản khoa học - kĩ thuật - công nghệ.
b) Biệt ngữ xã hội chỉ dùng trong 1 tầng lớp xã hội nhất định. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
2. Vai trò của thuật ngữ trong đời sống xã hội hiện nay.
3. Bài tập 3.
V. Trau dồi vố từ.
1. Các hình thức trau dồi vốn từ.
- Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.
- Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết làm tăng vốn từ là việc làm thường xuyên...
2. Giải thích nghĩa các từ ngữ:
3. Bài tập 3.
8'
8'
9'
7'
6'
c. Củng cố và luyện tập (2')
	GV Củng cố nội dung tiết học.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
- Học bài và làm bài tập sách bài tập.
- Ôn tập toàn bộ nội dung bài đã học.
- Chuẩn bị tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_10_tiet_49_tong_ket_ve_tu_vung.doc