Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 23, 24 - GV: Nguyễn Thị Nhung - Trường THCS ĐạM’rông

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 23, 24 - GV: Nguyễn Thị Nhung - Trường THCS ĐạM’rông

Văn bản

CHÓ SÓI VÀ CỪU

TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG TEN

( Trích )

Hi–pô–lít-Ten

A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Qua việc so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, hiểu được đặc trưng của những sáng tác nghệ thuật.

B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1/ Kiến thức:

- Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.

- Cách lập luận của tác giả trong văn bản.

2/ Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương.

- Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng) trong văn bản.

3/Thái độ:Trân trọng những thành quả lao động nghệ thuật của tác giả, có cái nhìn đúng đắn về việc nghiên cứu khoa học và nghệ thuật.

C/ PHƯƠNG PHÁP

- Vấn đáp, phân tích, thuyết trình.

D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9A3

2/ Kiểm tra:Nêu những vấn đề chính mà tác giả nói đến trong bài Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới? (2 học sinh )

3/ Bài mới:Trong phản ánh, biểu hiện, nghiên cứu cuộc sống hiện thực , văn chương nghệ thuật có điểm gì khác với khoa học tự nhiên, xã hội? Việc nghị luận nghiên cứu một bài thơ ngụ ngôn của La Phông – ten nổi tiếng của nhà nghiên cứu H. Ten sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên.

 

doc 24 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 23, 24 - GV: Nguyễn Thị Nhung - Trường THCS ĐạM’rông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
TIẾT 106,107
Ngày soạn: 14-01-2011
Ngày dạy: 17-01-2011
Văn bản
CHÓ SÓI VÀ CỪU 
TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG TEN
( Trích )
Hi–pô–lít-Ten
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Qua việc so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, hiểu được đặc trưng của những sáng tác nghệ thuật.
B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1/ Kiến thức:
Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
Cách lập luận của tác giả trong văn bản.
2/ Kĩ năng:
Đọc – hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương.
Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng) trong văn bản.
3/Thái độ:Trân trọng những thành quả lao động nghệ thuật của tác giả, có cái nhìn đúng đắn về việc nghiên cứu khoa học và nghệ thuật.
C/ PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, phân tích, thuyết trình.
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9A3
2/ Kiểm tra:Nêu những vấn đề chính mà tác giả nói đến trong bài Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới? (2 học sinh )
3/ Bài mới:Trong phản ánh, biểu hiện, nghiên cứu cuộc sống hiện thực , văn chương nghệ thuật có điểm gì khác với khoa học tự nhiên, xã hội? Việc nghị luận nghiên cứu một bài thơ ngụ ngôn của La Phông – ten nổi tiếng của nhà nghiên cứu H. Ten sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
HS: đọc phần ghi chú về tác giả và rút ra những điểm chính rồi ghi vào vở.
GV: Đây là bài nghị luận văn học : Nghiên cứu một bài thơ ngụ ngôn của La Phông – ten nổi tiếng của nhà khoa học Buy – phông cũng viết về đối tượng chó sói và cừu để rút ra đặc trưng riêng của văn học nghệ thuật trong phản ánh và biểu hiện cuộc sống, là mục đích chính của bài nghị luận này.
HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
GV : Hướng dẫn hs đọc bài. Chú ý giọng đọc trích thơ ngụ ngôn của La Phông – ten , dẫn đoạn nghiên cứu của Buy- phông , lời luận chứng của tác giả H. Ten.
HS : Cùng giáo viên đọc bài.
HS : Xác định bố cục của bài: 3 phần 
-Từ đầu đến tốt bụng như thế : hình tượng con cừu dưới ngòi bút của La Phông- ten và Buy- phông.
-Còn lại
GV : Dưới con mắt của nhà khoa học Buy- phông , Cừu là con vật như thế nào?
HS : Tự bộc lộ.
GV : Trong cái nhìn của nhà thơ, Cừu có phải là con vật đần độn và sợ hãi không? Vì sao?
-Ngoài đặc tính như Buy-phông tả, Cừu của L.Phông-ten có đặc tính gì khác?
HS : Thảo luận và báo cáo.
GV: Sắp bị sói ăn thịt mà vẫn dịu dàng đáp lời Sói. Thể hiện tình mẫu tử cao đẹp.
HẾT TIẾT 1.
HOẠT ĐỘNG 3: Hình tượng chó sói
GV : Hình tượng chó sói trong cái nhìn của nhà khoa học?
HS : Tự bộc lộ.
GV : Theo L. Phông- ten, chó sói có hoàn toàn là tên bạo chúa khát máu và đáng ghét hay không? vì sao?
HS : Thảo luận bàn và trả lời.
GV : Chó sói là tên trôm cướp những bất hạnh , độc ác mà khổ sở , là nhân vật chính để L. Phôn –ten làm nên hài kịch về sự ngu ngốc. Ý kiến của em thế nào?
HS : Thảo luận bàn, báo cáo.
GV : Theo em, nhà khoa học tả hai con vật bằng phương pháp nào? Nhằm mục đích gì?
HS : Tự bộc lộ.
GV : Nhà nghệ sỹ lại tả hai con vật ấy bằng phương pháp nào? Nhằm mục đích gì khác?
HS : Tự bộc lộ.
GV : Nghệ thuật lập luận của tác giả có gì đáng chú ý?
HS : Trao đổi thảo luận và báo cáo.
HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết
-Đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn tự học
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1.Tác giả: SGK.
H. Ten là một triết gia người Pháp thế kỉ XIX , tác giả công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng : La Phông- ten và thơ ngụ ngôn của ông.
-Văn bản Chó sói và cừu non được trích từ công trình ấy.
2.Tác phẩm: Nghị luận văn học.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1.Đọc, tìm hiểu từ khó.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Bố cục: 2 đoạn.
b. Phân tích
b1.Hình tượng con cừu.
+ Theo Buy- phông.
+ Theo La Phông- ten.
- Là con vật đần độn, sợ hãi, thụ động, không biết trốn tránh nguy hiểm, không cảm thấy tình huống bất tiện , cứ ỳ ra, bất chấp hoàn cảnh bên ngoài (dưới mưa, tuyết)
- Ngoài ngững đặc tính trên, cừu là con vật dịu dàng , tội nghiệp, đáng thương, tốt bụng, giàu tình cảm, tuy sợ sệt nhưng cừu không đần độn , bất chấp hiểm nguy vì con (tình mẫu tử cao đẹp)
-Rút ra bài học ngụ ngôn đối với con người.
HẾT TIẾT 1
b2.Hình tượng chó sói.
+ Theo Buy-phông
+ Theo L.Phông- ten.
-Là tên bạo chúa khát máu , đáng ghétsống gây hại, chết vô dụng, bẩn thỉu, hôi hám, hư hỏng.
-Tính cách phức tạp : độc ác mà khổ sở , trộm cướp mà bất hạnh, vụng về, gã vô lại thường xuyên đói meo, bị ăn đòn, truy đuổi, đáng ghét, đáng thương.
- Chó sói độc ác, gian xảo muốn ăn thịt cừu non một cách hợp pháp , nhưng những lí do đưa ra đều vụng về, sơ hở, bị cừu non vạch trần . Cuối cùng đành ăn thịt cừu non bất chấp lí do.
->Chó sói vừa là bi kịch độc ác vừa là hài kịch của sự ngu ngốc.
b3.Nhận xét về sự sáng tạo và cách lập luận của nhà thơ và tác giả.
- Sáng tạo của nghệ sĩ
NL của H. Ten.
-Quan sát tinh tế, nhạy cảm, tưởng tượng phong phú .
-Viết về hai con vật nhưng lại giúp người đọc hiểu thêm về đaọ lí 
-Tả chính xác, khách quan , dựa trên sự quan sát, nghiên cứu, phân tích để khái quát những đặc tính cơ bản của từng loài vật .
-Phân tích, so sánh chứng minh-> nổi bật luận điểm sống động, thuyết phục.
-Bố cục chặt chẽ.
3/ Tổng kết.
*Ghi nhớ SGK.
a. Nghệ thuật
b. Nội dung
III. Hướng dẫn tự học
- Ôn lại những đặc trưng cơ bản của một bài nghị luận văn chương.
- Tập đưa ra những nhận xét, đánh giá về một tác phẩm văn chương.
- Học ghi nhớ và đọc lại bài để học tập cách lập luận của tác giả .
- Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
 ***********************************
TUẦN 23
TIẾT 108
Ngày soạn: 16-01-2011
Ngày dạy:20-01-2011
Tập làm văn
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ 
TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1/ Kiến thức:
- Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2/ Kĩ năng:
- Làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
3/ Thái độ:Học bài,soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, thảo luận.
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9A3.
2/ Kiểm tra: Em hãy nêu những vấn đề chính trong nghị luận về một sự việc, hiện tượng? Lấy một ví dụ minh hoạ? (2 học sinh ).
3/ Bài mới:Ngoài những sự việc, hiện tượng. Liên quan đến con người mà em đã thấy rất nhiều tình huống, chúng ta còn có biết bao những tư tưởng, đạo lí có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người. Các tư tưởng, đạo lí đó được đúc kết từ những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, khẩu hiệu hoặc khái niệm. Vậy theo em những tư tưởng, đạo lí đó, ta có thể dưa ra để bàn bạc, đánh giá không? Chúng ta sẽ học bài này để tìm hiểu nhé.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG
HS: Đọc bài rồi suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
GV: Văn bản trên bàn về vấn đề gì? Có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung mỗi phần và mối quan hệ giữa chúng với nhau?
HS: Thảo luận cặp và trả lời.
GV: Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài? Ý nghĩa?
HS : Thảo luận bàn và báo cáo
-Nhà khoa học.
-Sau này Lê-ninđược sức mạnh.
-Tri thức đúng là sức mạnh.
- Rõ rànglàm nổi.
-Tri thức cũng..
 - Tri thức cótri thức.
-Họ không biết rằnglĩnh vực.
->Diễn đạt rõ ràng ý kiến người nói: Tri thức là sức mạnh; vai trò to lớn của trí thức trong mọi lĩnh vực của đời sống.
GV : Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chủ yếu? Lập luận ấy có thuyết phục không?
HS : Lập luận chứng minh là chủ yếu . Nó có tính thuyết phục cao vì đã giúp người đọc nhận thức được vai trò của tri thức và người trí thức đối với sự tiến bộ của xã hội.
GV : Bài về một tư tưởng, đạo lí khác với bài NLVMS,HT ở điểm nào?
HS : Thảo luận nhóm và báo caó.
-Loại nghị luận 1: xuất phát từ thực tế sời sống ( sự việc, hiện tượng. ) để khái quát thành vấn đề tư tưởng, đạo lí .
-Loại nghị luận 2: bắt đầu từ một tư tưởng, đạo lí sau đó dùng lập luận giải thích, chứng minh, phân tích để thuyết phục người đọc nhận thức đúng về tư tưởng, đạo lí đó.
GV : Thế nào là một vấn đề tư tưởng, đạo lí ? Yêu cầu gì về lập luận , lời văn, bố cục?
HS : Tự bộc lộ. Sau đó đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
GV : Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào ?VB đề cập tới vấn đề gì? Chỉ ra phép luận luận chủ yếu? Ý nghĩa tác dụng.
HS : Thảo luận và giải quyết vấn đề đặt ra.
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.XÁC ĐỊNH KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ .
*Ví dụ: SGK.
- Vấn đề: Giá trị của tri thức khoa học và vai trò của người tri thức trong sự phát triển xã hội.
* Bố cục: 3 phần.
-MB: Nêu vấn đề cần bàn luận.
-TB:
+Tri thức là sức mạnh.
+ Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.
- KB: Phê phán những biểu hiện không coi trọng tri thức và sử dụng tri thức không đúng chỗ.
* Mối quan hệ:
Nêu vấn đề-> lập luận chứng minh vấn đề-> mở rộng vấn đề để bàn luận.
2.Kết luận: Ghi nhớ : SGK.
II/ LUYỆN TẬP.
*Vấn đề : Bàn luận về giá trị của thời gian. 
->Vấn đề tư tưởng, đạo lí.
*Luận điểm:
-Thời gian là sự sống.
-Thời gian là thắng lợi.
-Thời gian là tiền.
-Thời gian là tri thức.
*Cách lập luận : chủ yếu là phân tích và chứng minh.
-Cách lập luận thuyết phục, giản dị, dễ hiểu.
III. Hướng dẫn tự học.
- Học thuộc, học kỹ phần ghi nhớ SGK.
- Viết một đoạn văn nghị luận bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí .
- Soạn bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn .
E. RÚT KINH NGHIỆM:
 *******************************
Tuần 23
Tiết 109
Ngày soạn: 16-01-2011
Ngày dạy: 20-01-2011
Tập làm văn
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng một số phép lien kết câu và liên kết đoạn văn.
B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1/ Kiến thức: 
- Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
- Một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
2/ Kĩ năng:
- Nhận biết một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản
- Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn văn trong việc tạo lập văn bản.
3/Thái độ: Nói năng rành mạch, lưu loát thuyết phục người nghe, có hiệu quả cao trong giao tiếp.
C/ PHƯƠNG PHÁP
Thảo luận, vấn đáp
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9a3..
2/ Kiểm tra: Kiểm tra vở soạn bài ở nhà của học sinh .
3/ Bài mới: Trong khi nói và viết, để có hiệu quả cao, người ta thường sử dụng những phương tiện liên kết câu, liên kết đoạn văn . Điều quan trọng là sử dụng thế nào là hợp lí? Bài học hôm nay sẽ phần nào củng cố lại những kĩ năng mà các em đã được học đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung
HS : Đọc ví dụ SGK.
GV : Đoạn văn trong SGK bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?
HS : Bàn về cách phản ánh th ... ịnh của em.
HS : Tự bộc lộ.
3. Viết kết bài.
GV: Cho hs viết đoạn kết bài theo 2 cách hướng dẫn.
HS : Viết đoạn văn và đọc, bình một số bài.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập.
GV: Hướng dẫn hs làm phần lập dàn ý.
Tổ 1: làm phần MB.
Tổ 4: làm phần KB.
Tổ 2.3: làm phần TB.
HS : Tự thảo luận và làm theo hướng dẫn.
-Đại diện tổ trình bày, có nhận xét , bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học.
I. TÌM HIỂU CHUNG.
* HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI.
1. Viết đoạn mở bài: Đi từ chung đến riêng trong kho tàng tục ngữ ca dao VN có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu đó là câu: “ Uống nước”. Câu tục ngữ này nói lên lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho con người hưởng thụ.
- Đi từ thực tế đến đạo lí.
Đất nước VN có nhiều đền, chùa và lễ hội . Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn trong đó là các anh hùng , các vị tổ tiên có công với dân với làng , với nước. Truyền thống đó được phản ánh trong câu tục ngữ thật cô đọng: “ Uống nước”.
2.Viết đoạn thân bài.
- Giải thích nội dung câu tục ngữ.
- Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng.
- Nhận định, đánh giá.
+ Đối với đa số những người được giáo dục chu đáo, có hiểu biết sâu sắc và có lòng tự trọng thì luôn có ý thức trân trọng, giữ gìn, phát huy những thành quả đã có của cha ông . Đối với một số kẻ kém hiểu biết thì nảy sinh tư tưởng sùng ngoại , thái độ coi thường , chê bai những thành quả của dân tộc.
+ Ngày nay, khi được thừa hưởng thành quả tốt đẹp của dân tộc , mỗi chúng ta không chỉ khắc sâu lòng biết ơn tổ tiên , mà còn phải có trách nhiệm nỗ lực học tập và lao động tốt hơn nữa để đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào kho tàng di sản dân tộc.
3.Viết kết bài.
a.Đi từ nhận thức đến hành động.
Câu tục ngữ nhắc nhở mọi người ghi nhớ đạo lí của dân tộc, đạo lí của người được hưởng thụ . Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
b.Đi từ sách vở sang đời sống thực tế: Hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ , chúng ta hãy tự xem xét và điều chính suy nghĩ , hành động của mình . Nghĩa là , mỗi chúng ta không chỉ có quyền được hưởng thụ , mà còn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đống góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của dân tộc.
II/ LUYỆN TẬP.
Đề bài: Tinh thần tự học.
1.MB: 
-Tự học là một trong những nhân tố quyết định kết quả học tập của mỗi con người.
2.TB:
a.Giải thích:
-Học là gì? Là học động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng 
-Tinh thần tự học là gì? Là có ý thức tự học , ý thức ấy dần dần trở thành một nhu cầu thường trực đối với mỗi con người; là có ý chí vượt qua khó khăn , trở ngại để tự học một có hiệu quả; là có phương pháp tự học phù hợp với trình độ của bản thân , hoàn cảnh sống cụ thể , các điều kiện vật chất cụ thể; là luôn khiêm tốn học hỏi bạn bè và những người khác.
b.Dẫn chứng: Các tấm gương trong sách báo, bạn bè xung quanh.
3. KB:
III. Hướng dẫn tự học.
Học bài và soạn bài: Mùa xuân nho nhỏ.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..
TUẦN 25
TIẾT 115,116
Ngày soạn:11-02-2011
Ngày dạy:12,14-02-2011
Văn bản
MÙA XUÂN NHO NHỎ
(Thanh Hải)
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.
B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1/ Kiến thức:
Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
2/ Kĩ năng:
Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ. 
3/Thái độ: Ý thức và có lẽ sống đẹp, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình trong mùa xuân lớn của dân tộc.
C/ PHƯƠNG PHÁP.
- Vấn đáp, phân tích, bình giảng.
D/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9a3
2/ Kiểm tra: 
	a.Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Con cò” ?
	b. Phát biểu cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
3/ Bài mới: Mỗi người chúng ta luôn có quan niệm và tự hỏi: sống thế nào là tốt? Thế nào là một lẽ sống đẹp? Chúng ta hãy tìm hiểu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải để thấy được quan niệm của ông về điều này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:
GV:Hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Thanh Hải?
*HOẠT ĐỘNG 2:Đọc – hiểu văn bản
*Gv hướng dẫn học sinh đọc bài:
-Gv đọc mẫu khổ thơ 1;gọi học sinh đọc tiếp các khổ thơ sau.
?Bài thơ đượcviết theo thể thơ gì? Phương thức biểu đạt chính?
-Thể thơ năm chữ,phương thức trữ tình.
?Bài thơ chia làm 4 phần. Em hãy xác định nội dung chính của từng đoạn thơ?
*Gọi học sinh đọc diễn cảm khổ thơ 1:
?Em hiểu ý nghĩa của đoạn thơ như thế nào? Mùa xuân trong khổ thơ được dùng với ý nghĩa gì?
-Mùa xuân của khổ thơ đầu là mùa xuân của thiên nhiên đất trời.
?Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên được phác họa như thế nào?
GV giảng: Vài nét phác họa:dòng sông xanh,bông hoa tím biếc,tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Chỉ bằng vài nét chấm phá nhà thơ đã phác họa được cả một không gian cao rộng (với dòng sông, mặt đất,bầu trời bao la) cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân(sông xanh,hoa tím biếc-màu đặc trưng của xứ Huế) cả âm thanh vang vọng tươi vui của tiếng chim chiền chiện hót vang trời.
?Nhận xét cảm xúc của tác giả trước lúc đất trời vào xuân?
-Cảm xúc sâu lắng của tác giả được thể hiện ở những chi tiết tạo hình”từng giọt long lanh rơi/tôi đưa tay tôi hứng”
-Câu thơ trên có hai cách hiểu:từng giọt ở đây là giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân;nhưng cũng có thể hiểu đây là giọt của những tiếng chim ngưng đọng lại thành hình,thành khối. Ơ đây có sự chuyển đổi cảm giác:tiếng chim từ chỗ là âm thanh(cảm nhận bằng thính giác)chuyển thành từng giọt(hình khối và cảm nhận bằng thị giác),đưa tay hứng(cảm nhận bằng xúc giác). Đó chính là niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên lúc đất trời vào xuân.
HẾT TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG 3: Hình ảnh mùa xuân của đất nước.
?Từ mùa xuân của thiên nhiên,đất trời tác giả cảm nhận như thế nào về mùa xuân của đất nước? Hình ảnh thơ ấy có ý nghĩa gì?
-Hình ảnh người cầm súng,người ra đồng biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng đất nước.
?Hình ảnh”lộc” của mùa xuân có ý nghĩa gì đặc biệt?
-Mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non,đã theo cùng người cầm súng và người ra đồng,hay chính họ đã dem lại mùa xuân cho đất nước.
?Sức sống của mùa xuân còn được cảm nhận qua từ ngữ nào?
-Trong nhịp điệu hối hả,xôn xao.
?Biện pháp nghệ thuật nào đã thể hiện niềm tin của tác giả đối với tương lai đất nước?
-Cách so sánh độc đáo”Đất nước như vì sao/cứ đi lên phía trước”
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu tâm niệm của nhà thơ:
?Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên,đất nước mạch thơ chuyển sang bày tỏ tâm niệm gì của nhà thơ?
-Đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước,cống hiến phần tốt đẹp dù là nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung cho đất nước.
?Tâm niệm ấy được thể hiện qua những hình ảnh nào và nét đặc sắc của nhữnghình ảnh ấy là gì?
-Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giản dị và đẹp. Đẹp và tự nhiên vì nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình.
?Hình ảnh cành hoa,con chim ở đầu bài thơ một lần nữa được lặp lại nhưng mang ý nghĩa nào mới?
-Cách lặp lại như vậy tạo ra một sự đối ứng chặt chẽ. Những hình ảnh ấy mang một nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích,cống hiến cho đời là lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa tỏa hương sắc cho đời.
?Nét độc đáo trong những câu thơ của Thanh Hải là gì khi mượn hình ảnh thiên nhiên để nói lên tiếng lòng của mình?
-Đề cập đến vấn đề lớn của nhân sinh quan-vấn đề ý nghĩa cuộc sống của mỗi cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng một cách tha thiết nhỏ nhẹ như điều tâm niệm chân thành của nhà thơ,được thể hiện qua nhiều hình tượng đơn sơ mà chứa nhiều xúc cảm.
?Sự sáng tạo đặc sắc của Thanh Hải trong bài thơ là hình ảnh gì?
-Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ. Cùng với hình ảnh cành hoa,con chim,nốt nhạc trầm xao xuyến,tất cả đều mang một vẻ đẹp bình dị khiêm nhường,thể hiện điều tâm niệm chân thành tha thiết của nhà thơ. Mỗi người phải mang đến cho đời mộtnét riêng,đó là phần tinh túy nhất của mình dù nhỏ bé góp vào cuộc đời chung. Nhưng dâng hiến mà vẫn không làm mất đi nét riêng của mỗi người,dù nguyện ước rất khiêm nhường làm một nốt nhạc trầm trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời. 
* HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết.
?Để thể hiện thành công nội dung tư tưởng của bài thơ tác giả đã sử dụng và sáng tạo những thủ pháp nghệ thuật nào?
?Hãy nêu cách hiểu của mình về nhan đề của bài thơ từ đó phát biểu chủ đề của tác phẩm?(Thảo luận)
*Tổng kết :Ghi nhớ SGK
HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn tự học
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả: - Là cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
 2.Tác phẩm:
-Bài thơ ra đời vào tháng:11/1980 khi tác giả đang nằm trên giường bệnh.
II. Đọc hiểu văn bản:
1.Đọc và tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản.
a.Bố cục: 4 phần
-Khổ 1:(sáu dòng đầu):Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên,đất trời.
-Khô’ 2.3Hình ảnh mùa xuân đất nước.
-Khổ 4.5:suy nghĩ và ước nguyện cống hiến của nhà thơ.
-Khổ cuối:Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
b.Phân tích:
b1.Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
-> từ ngữ gợi tả,hình ảnh mùa xuân đẹp gợi cảm và tràn đầy sức sống.
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
->Nhà thơ ngây ngất say sưa trước cảnh đất trời vào xuân.
HẾT TIẾT 1
b2. Hình ảnh mùa xuân của đất nước,con người:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
->Điệp ngữ mùa xuân.lộc. mùa xuân theo người lính ra trận,người nông dân ra đồng để chiến đấu bảo vệ và xây dựng đất nước.
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
->Hòa vào nhịp sống chung của đất nước.
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
-> hình ảnh so sánh độc đáo,thể hiện niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai của đất nước.
b3.Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
->Điệp ngữ ta làm là hình ảnh của ước mơ tha thiết nhỏ bé khiêm nhường của nhà thơ
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
->Điệp ngữ dù là ,khẳng định sự cống hiến không ngừng nghỉ,sự công hiến suốt cuộc đời cho đât nước ,cho dân tộc.
*Kết thúc bài thơ là làn điệu dân ca xứ Huế nghe mênh mang tha thiết. Đó là giai điệu quê hương thiết tha sâu lắng. Khổ thơ cuối thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả đối với quê hương mình. 
3.Tổng kết:Ghi nhớ SGK/69
a. Nghệ thuật.
b. Nội dung.
III. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích, cảm thụ một đoạn thơ trong bài.
E. RÚT KINH NGHIỆM
.
 ***************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_23_24_gv_nguyen_thi_nhung_truong_thcs.doc