Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25 - GV: Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25 - GV: Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong

 TUẦN 25 Ngày soạn: 12 - 02 - 2011

TIẾT : 116 Ngày dạy: 14 - 02- 2011

Văn bản: MÙA XUÂN NHO NHỎ

 - Thanh Hải -

 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu và cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :

1. Kiến Thức:

 - Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.

 - Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc – Hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

 - Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hỉnh ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.

 3. Thái độ:

 - Hiểu và thấy giá trị cuộc sống của cá nhân là sống có ích, sống là để cống hiến cho cuộc đời chung.

 III. PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại ,vấn đáp, thảo luận

 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Đọc thuộc lòng bài thơ Viếng lăng Bác?.- Nêu nội dung, nghệ thuật , ý nghĩa bài thơ?

 - Kiểm tra sự chuẩn bị cho bài mới của học sinh

 3. Bài mới: Giới thiệu bài:

 - Mùa xuân, mùa của trăm hoa khoe sắc, mùa của vạn vật đâm chồi nảy lộc. Vâng, đã có biết bao nhà văn, nhà thơ đã phải tốn rất nhiều giấy mực để viết về điều đó. Có người viết “Mùa xuân chín”, Có người lại viết “Mùa xuân xanh” hay xuân ý, có một nhà thơ ông đem đến cho chúng ta một điều mới mẻ, kì lạ đó là “Mùa xuân nho nhỏ’’.Tại sao lại là mùa xuân nho nhỏ, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.

 

doc 9 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25 - GV: Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 25 Ngày soạn: 12 - 02 - 2011
TIẾT : 116 Ngày dạy: 14 - 02- 2011 
Văn bản: MÙA XUÂN NHO NHỎ
 - Thanh Hải - 
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu và cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
 - Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc – Hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
 - Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hỉnh ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
 3. Thái độ: 
 - Hiểu và thấy giá trị cuộc sống của cá nhân là sống có ích, sống là để cống hiến cho cuộc đời chung.
 III. PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại ,vấn đáp, thảo luận
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc thuộc lòng bài thơ Viếng lăng Bác?.- Nêu nội dung, nghệ thuật , ý nghĩa bài thơ?
 - Kiểm tra sự chuẩn bị cho bài mới của học sinh
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Mùa xuân, mùa của trăm hoa khoe sắc, mùa của vạn vật đâm chồi nảy lộc. Vâng, đã có biết bao nhà văn, nhà thơ đã phải tốn rất nhiều giấy mực để viết về điều đó. Có người viết “Mùa xuân chín”, Có người lại viết “Mùa xuân xanh” hay xuân ý, có một nhà thơ ông đem đến cho chúng ta một điều mới mẻ, kì lạ đó là “Mùa xuân nho nhỏ’’.Tại sao lại là mùa xuân nho nhỏ, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:
- Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ( Theo nội dung SGK)
- Nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
- nhấn mạnh hoàn cảnh sáng tác bài thơ và một số sáng tác của ông.
- “Mồ anh hoa nở”, ‘Cháu nhớ Bác Hồ”
=> Khẳng định niềm tin chiến thắng.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản ,Phân tích văn bản
- Giáo viên: Hướng dẫn HS đọc bài.
- Giải thích các từ khó :SGK
- Em có nhận xét gì về thể thơ,nhịp thơ?
- Tìm bố cục bài thơ, nêu ý mỗi phần?
 ( HS Thảo luận xác định 3 phút)
- Gviên: Khẳng định lại bố cục bài thơ
- HSinh: Đọc lại đoạn 1
- Tín hiệu của mùa xuân được miêu tả qua những chi tiết nào? (Mùa xuân được gợi ra bằng những hình ảnh nào?)
- Ở những câu thơ trên tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
- Hsinh: Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp (câu 1),Lẽ ra: một bông hoa mọc..
- Tác gỉa cảm nhận mùa xuân bằng các giác quan nào?
- Em có nhận xét gì về bức tranh mùa xuân trên? GViên : Không gian mùa xuân được miêu tả là một không gian như thế nào?
 - Từ mùa xuân của đất trời nhà thơ cảm nhận mùa xuân của đất nước được thể hiện qua hình ảnh nào? -Tác giả sử dụng NT gì? Hình ảnh nào độc đáo?
- Taị sao tác giả chỉ nói đến mùa xuân của người cầm súng và người ra đồng?
- GViên: Mùa xuân đến với con người: Người cầm súng, người ra đồng- Họ là hai lực lượng tiêu biểu bảo vệ và dựng xây đất nước. Họ đem lộc xuân về, họ gieo lộc xuân, góp vào mùa xuân đất nước 
- Nhịp điệu mùa xuân của đất trời, của con người, của đất nước được thể hiện như thế nào?
- Trước cảnh sắc mùa xuân như vậy tác giả thể hiện điều gì? Qua câu thơ nào?
- GViên gợi: Sức sống của mùa xuân được cảm nhận qua hình ảnh nào? Đất nước được hình dung bằng hình ảnh so sánh nào?
 - HSinh Đọc hai khổ thơ tiếp:
- Gviên: Từ mạch cảm xúc về mùa xuân mạch thơ đó chuyển một cách tự nhiên để bày tỏ suy ngẫm,ước nguyện của mình.
- Nhà thơ đã ước nguyện điều gì ?
- Ước nguyện đó được thể hiện qua những 
hình ảnh nào?
- Em có nhận xét gì về những khát vọng của nhà thơ?
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tổng kết
- Nhận xét về nghệ thuật bài thơ?
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: SGK/ 47 
- Tác giả: Thanh Hải (Phạm Bá Ngoãn) (1930-1980), quê ở huyện Phong Điền,Thừa Thiên-Huế...
2.Tác phẩm: 
- Tác phẩm: “Mùa xuân nho nhỏ” viết 11 – 1980 không bao lâu nhà thơ qua đời. Bài thơ thể hiện niềm yêu tha thiết cuộc sống, đất nước và ước nguyện cống hiến cho đời của nhà thơ.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản:
a Thể thơ : - Thể thơ 5 tiếng, nhịp 3/2 hoặc 2/3
b. Bố cục: 3 đoạn
- Đ1: 3 khổ đầu:-> Cảm nghĩ về mùa xuân đất nước.
- Đ2: 2 khổ tiếp: -> Suy nghĩ, ước nguyện của tác giả.
- Đ3: Khổ cuối: -> Lời ngợi ca quê hương đất nước. 
c. Phương thức biểu đạt: Trữ tình
3. Phân tích :
a.Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước.
*Tín hiệu mùa xuân:
- Dòng sông xanh, => NT: Đảo trật tự cú pháp 
- Bông hoa tím biếc 
- Con chim chiền chiện,hót vang trời => Phép láy
- Từng giọt long lanh rơi.......tôi hứng.
=> Tác giả cảm nhận mùa xuân từ thị giác đến thính giác và xúc giác.
=> Không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng tươi vui. Tác giả thể hiện niềm say sưa, ngây ngất của mình trước cảnh vật mùa xuân đất nước.
*Mùa xuân của đất nước:
- Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải dài nương mạ
=> NT điệp từ, điệp cấu trúc, hình ảnh độc đáo (Lộc xuân)
=> Hình ảnh người cầm súng và ra đồng biểu trưng cho nhiệm vụ chiến đấu và lao động dựng xây đất nước
-Tất cả: Hối hả, xôn xao.-> Điệp ngữ, từ láy, so sánh)
=> Nhịp điệu khẩn trương, náo nức. Đó là nhịp điệu của lịch sử, của thời đại, của đất nước đi lên phía trước không ngừng, không nghỉ.
b. Suy nghĩ, ước nguyện của tác giả:
- Ta làm:
 Con chim hót 
 Một cành hoa	 > Điệp cấu trúc:
 Một nốt trầm xao xuyến
=> Khát vọng được hũa nhập vào cuộc sống đất nước, cống hiến phần nhỏ bé vào cuộc đời chung
-“Ta”: Số ít mang sắc thái trang trọng, vừa là số nhiều, vừa nói được niềm riêng, vừa diễn đạt được cái chung. Đó là tâm sự, ước vọng của nhiều cuộc đời, của một cuộc đời muốn gắn bó, cống hiến cho đất nước.
+ Liên tưởng: Từ mùa xuân đất nước đến mùa xuân nho nhỏ của mỗi người.
III.Tổng kết, ( Ghi nhớ SGK/47)
1. Nghệ thuật : 
- Viết theo thể theo năm chữ nhẹ nhàng, thiết tha mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
- Kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thơ tự nhiên giản dị, với những hình ảnh giàu ý ngĩa biểu trưng khái quát.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô....
- Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn. 
2. Nội dung :
- Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước cho cuộc đời.
4.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Nêu cách hiểu của em về nhan đề bài thơ?
- Về nhà: Học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị trả bài TLV số 5
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*********************************************************
TUẦN 25 Ngày soạn: 12 - 02 - 2011
TIẾT: 117 Ngày dạy: 14 - 02- 2011 
 Tập Làm Văn : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống .Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt , trình bày. 
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và kĩ năng diễn đạt
 - Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn và giao tiếp xã hội.
 3. Thái độ: 
 - Suy nghĩ , sáng tạo trong bài viết của mình
 - Nhận rõ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.
III PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ:
 - GV: Bài viết của H/s + các lỗi trong bài + cách chữa
 - H/s: Lập dàn ý chi tiết đề văn đó viết ở bài TLV số 5.
 IVTIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong tiết học.
 3. Bài mới: 
 - Chúng ta đó cùng nhau viết bài TLV số 5: Đó là kiểu bài yêu cầu các yếu tố nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. Để đánh giá xem bài viết của các em đã làm: được những gì, còn điểu gì chưa hoàn thành hoặc cần tránh. Tất cả những điều trên, chúng ta cùng nhau thực hiện trong giờ học này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Trả bài tập làm văn
? Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết)
* HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu của bài làm. Nhận xét ưu, nhược điểm
- Đọc lại đề bài, bài viết số 5
- Ghi đề vào vở.
- Kiểu đề thuộc thể loại nào?
- Nội dung của đề Y/c?
- Hình thức của bài viết?
- Định hướng qua một ví dụ.
- Yêu cầu của việc mở bài ntn?
- Tìm luận điểm để giải quyết cho đề bài?
- Việc sắp xếp các luận điểm ntn?
- Thái độ, quan điểm của người viết trước vấn đề này ntn?
- Qua văn bản ở lớp 8 “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” có những thông tin gì em cần nhớ?
- Dùng làm luận cứ cho bài văn
- Em có sự khẳng định gì về vấn đề?
- Bài học cho bản thân là gì?
a. Ưu điểm: 
- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)
- 1số bài vận dụng yếu tố miêu tả khá linh hoạt
- Bài viết sinh động, giàu cảm xúc: ví dụ bài làm của .....
 - Trình bày sạch đẹp.
b.. Tồn tại:
- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn. 
- Sử dụng dẫn chứng chưa linh hoạt, chưa nhiều
 - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu:
- Còn sai chính tả
- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.
- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao
- Đưa ra các lỗi trong bài -> Hsinh sửa
- Đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt
- Trả bài cho Hsinh
I. ĐỀ BÀI: 
 - Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
II. YÊU CẦU CỦA BÀI LÀM
1. Đáp án chấm:
a. Mở bài: (1,5 điểm)
- Giới thiệu hiện tượng vứt rác bừa bãi là phổ biến hiện nay.
 - Nêu khái quát tác hại của việc làm này..
b. Thân bài: (7 điểm)
- Phân tích hiện tượng vứt rác bừa bãi trong thực tế hiện nay là phổ biến.
- Đánh giá việc vứt rác bừa bãià gây những hậu quả 
- Nếu không vứt rác bừa bãi có kết thúc ra sao?
c. Kết bài: (1,5 điểm)
- Khẳng định, phủ định vấn đề vứt rác bừa bãi
 - Rút ra bài học cho bản thân.
* Hình thức
- Chữ viết sạch sẽ, không sai lỗi chính tả , không viết tắt , viết số . 
- Bài viết trình bày khoa học 
2. Nhận xét ưu, nhược điểm
a. Ưu điểm:
- Hsinh đã nghị luận được đúng thể loại mà đề bài yêu cầu; vấn đề đó rất bức xuc và có ý nghĩa với cuộc sống, nghị luận rõ hiện thực và tác hại của việc vứt rác thải bừa bãi, lên án phê phán.
- Bố  ... ào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
- Đọc Ghi nhớ SGK
* HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS Luyện tập
Đọc bài tập ở SGK
? Văn bản nghị luận về vấn đề gì?
? Câu văn nào mang luận điểm của văn bản?
- HS: Thảo luận trình bày
? Tác giả tập trung phân tích nội tâm hay phân tích hành động của nhân vật lão Hạc?
- GV: Phân tích rõ, chứng minh một cách thuyết phục bằng những dẫn chứng cụ thể, sử dụng các luận cứ một cách sinh động, đó cũng là những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm. Đặc biệt, đoạn tóm tắt truyện được lồng vào giữa đã giúp người đọc theo dõi câu chuyện và nhân vật dễ dàng hơn
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
a.Văn bản:
* Câu a:
- Vấn đề nghị luận của bài văn: Những vẻ đẹp, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên.
- Nhan đề thích hợp cho văn bản là: 
* Câu b: Tóm tắt các luận điểm
-“Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp. tượng khó phai mờ, (Các câu nêu vấn đề nghị luận)
-“Trước tiên lắm gian khổ của mình”(Câu nêu luận điểm)
-“Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu....một cách chu đáo” (Câu nêu luận điểm)
-“ Công việc vất vả....lại rất khiêm tốn (Câu nêu luận điểm)
- “Cuộc sống của chúng ta...đáng tin yêu” (đoạn cuối bài-những câu cô đúc vấn đề nghị luận)
* Câu c:
- Để khẳng định các luận điểm, người viết đã:
- Nêu lên các luận điểm thật rõ ràng, ngắn gọn, gợi sự chú ý của người đọc.
 + Bài văn được dẫn dắt tự nhiên, có bố cục chặt chẽ:
=> Mở đầu là nêu vấn đề, hai đoạn tiếp đi vào phân tích, diễn giải, rồi đoạn cuối khẳng định và nâng cao vấn đề.
2. Ghi nhớ: SGK
II. LUYỆN TẬP:
Đoạn văn Trang 64
- Văn bản bàn về :“Tình thế lựa chọn Sống-Chết và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật lão Hạc”
- Câu văn mang luận điểm:
“Từ việc miêu tả....ngay từ đầu”
- Tập trung phân tích diễn biến nội tâm vì đó là quá trình chuẩn bị cho cái chết dữ dội của nhân vật.
 4. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : 
- Hệ thống toàn bài
- Nhắc lại Ghi nhớ. Chuẩn bị tiếp bài cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
- Hoàn thành b ài văn nghị luận theo dàn bài trên
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
*********************************************************
 TUẦN 25 Ngày soạn: 15.- 02 - 2011 
 TIẾT 119 Tập làm văn: Ngày dạy:17.- 02 - 2011
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được yêu cầu và biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Đề bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
 - Các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
 2. Kĩ năng: 
 - Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
 - Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài viết bài, đọc lại các bài viết và sửa chữa cho bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
 3. Thái độ: 
 - Biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) .
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Sự chuẩn bị của các nhóm
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là vấn đề về nhân vật sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Để đi tìm hiểu các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 :Đề bài nghị luận. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- HS: Đọc 4 đề trong SGK
- Câu a: Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
- Câu b: Các từ “suy nghĩ, phân tích” trong đề bài đòi hỏi bài phải làm khác nhau như thế nào?
- GV Gợi ý: đối với đề có từ suy nghĩ chúng ta phải làm gì? Đối với đề có từ phân tích ta phải làm gì?
? Đọc phần tìm hiểu đề, tìm ý và nêu nhận xét ?
- HS: Đọc phần Lập dàn bài
- Đọc phần Viết bài
? Nêu các bước làm bài-các phần bài cơ bản
HS: Đọc Ghi nhớ
? Đọc đề bài, các nhóm 1,2,3 viết Mở bài
các nhóm 4,5,6 viết một đoạn thân bài
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. 
- Hs: Viết phần mở bài cho đề bài trên.* 
HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS Luyện tập
Đọc bài tập ở SGK
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:
a. Đề bài: 4 đề 
b. Nhận xét:
- Câu a: Các đề bài trên nghị luận về:
Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
Đề 2: Nghị luận về diễn biến cốt truyện
Đề 3: Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích
Đề 4: Đời sống tình cảm trong chiến tranh.
- Câu b:
+ Giống nhau: đều là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
+ Khác nhau:
- “Suy nghĩ” là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm.
- “Phân tích” là xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết) để lập luận và sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm.
2. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
*Đề bài:
Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
a. Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu: Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm.
- Phương pháp: Xuất phát từ sự cảm nhận, hiểu của bản thân về nhân vật.
b. Tìm ý:
- Phẩm chất nổi bật của nhân vật:-Các biểu hiện:
+ Các tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước.
+ Các chi tiết nghệ thuật:tâm trạng, lời nói, cử chỉ, hành động... chứng tỏ tình yêu làng yêu nước.
+ ý nghĩa của những tình cảm mới mẻ ấy của nhân vật.
c. Lập dàn bài: SGK trang 66
d. Viết bài:
* Mở bài: có hai cách
C1: Đi từ khái quát đến cụ thể(Từ nhà văn đến tác phẩm và nhân vật)
C2: Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết.
*Thân bài:
- Tình yêu làng gắn với tình yêu nước...
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai...
*Kết bài: Là nhân vật tạo được ấn tượng sâu sắc..
e. Kiểm tra và sửa chữa:
*Ghi nhớ:SGK/68
II. LUYỆN TẬP:
- Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.
4. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : - Hệ thống toàn bài 
- Nhắc lại Ghi nhớ.
- Chuẩn bị tiếp bài luyện tập cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*********************************************************
TUẦN 25 Ngày soạn: 17 - 02 - 2011 
TIẾT 120 Ngày dạy: 18 – 02 - 2011
Tập làm văn: LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 Ở NHÀ.
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm vững hơn cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Đặc điểm yêu cầu và biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
 2. Kĩ năng: 
 - Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) cho đúng với yêu cầu đã học.
 3. Thái độ: 
 - Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Nêu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, 
 ? Nêu nội dung các phần trong bài nghị luận ấy.(Ghi nhớ
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là vấn đề về nhân vật sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Để đi tìm hiểu các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 :Tìm hiểu đề, tìm ý,Lập dàn ý, Viết bài
- Hs: Đọc đề bài
? Đề bài yêu cầu gì?
? Với đề bài trên cần đưa ra những ý nào?
- HS: Thảo luận trình bày
- Các nhóm trình bày kết quả tìm ý theo các câu hỏi phần gợi ý ở SGK
- GV: Nhận xét giữa các nhóm.
- GV: Cho HS thảo luận nhóm 
? Em hãy lập dan ý cho đề văn trên
- HS : Thảo luận ,trình bày
- GV : Chốt ghi bảng
 - Học sinh luyện viết bài.
 - Trình bày đoạn vừa viết.
 - Nhận xét, góp ý, sửa chữa (nếu cần)
* HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS Luyện tập
 Mở bài
- HS: Chia nhóm viết : Thân bài
 Kết bài.
- GV: Giáo viên đánh giá, nhận xét, cho điểm.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tìm hiểu đề, tìm ý
a. Đề bài:Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
* Đề bài yêu cầu trình bày cảm nhận của bản thân về đoạn trích, đó là câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh.
b .Tìm ý:
- Hoàn cảnh câu chuyện
- Tình cảm của bé Thu dành cho cha.
- Tình cảm ông Sáu dành cho con.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích, nội dung cơ bản của đoạn trích.
b.Thân bài: Phân tích đoạn trích theo các ý vừa tìm.
* Hoàn cảnh của câu chuyện: Ông Sáu đi kháng chiến, tám năm sau mới có dịp về thăm nhà, bé Thu nhất quyết không nhận ông là cha...
* Tình cảm bé Thu dành cho ông Sáu...
* Tình cảm ông Sáu dành cho con.....
* Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra.
c. Kết bài
II. LUYỆN TẬP:
- Mỗi nhóm chọn viết một đoạn theo các ý cơ bản trong phần dàn ý
Đ. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : 
-Về nhà học lại lí thuyết làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Viết bài làm văn số 6* Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	*********************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_25_gv_tran_van_huy_truong_thcs_le_hon.doc