Giáo án Ngữ văn khối 9 - Chủ đề 12: Hội thoại

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Chủ đề 12: Hội thoại

CHỦ ĐỀ 12: HỘI THOẠI.

I. KIẾN THỨC GHI NHỚ:

1. Hội thoại là sử dụng ngôn ngữ để trao đổi thông tin với nhau.

2. Vai hội thoại:

Trong hội thoại, mỗi người đều có vai xã hội của mình. Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.

Vị trí xã hội được xác định bằng các quan hệ như:

+ Thân – sơ.

+ ngang hàng. Quan hệ xã hội đa dạng => Vai xã hội đa dạng và nhiều chiều

+ Trên dưới,

Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để lựa chọn cách nói phù hợp.

3. Lượt lời trong hội thoại:

Trong hội thoại, mỗi người đều có quyền nói. Mỗi lần có một người được thâmgi hội thoại gọi là một lượt lời.

Để giữ lịch sự, người tham gia hội thoại cần lưu ý không được nói xen vào, nói cắt lời, nói tranh lượt lời của người khác.

Im lặng khi đến nlượt lời của mình trong một số trường hợp cũng là biểu thị thái độ.

4. Phương châm hội thoại:

a. Phương châm hội thoại là những nguyên tắc, những quy định làm cơ sở để thực hiện quá trình hội thoại.

b. Các phương châm hội thoại:

• Phương châm về lượng:

 Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng với yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

• Phương châm về chất:

 Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

=> Nói và viết đúng, đủ lượng thông tin cần thiết trong hội thoại.

 

doc 1 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Chủ đề 12: Hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 12: HỘI THOẠI.
I. KIẾN THỨC GHI NHỚ:
Hội thoại là sử dụng ngôn ngữ để trao đổi thông tin với nhau.
Vai hội thoại:
Trong hội thoại, mỗi người đều có vai xã hội của mình. Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.
Vị trí xã hội được xác định bằng các quan hệ như: 
+ Thân – sơ.
+ ngang hàng.	 Quan hệ xã hội đa dạng => Vai xã hội đa dạng và nhiều chiều 
+ Trên dưới,	
Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để lựa chọn cách nói phù hợp.
Lượt lời trong hội thoại:
Trong hội thoại, mỗi người đều có quyền nói. Mỗi lần có một người được thâmgi hội thoại gọi là một lượt lời.
Để giữ lịch sự, người tham gia hội thoại cần lưu ý không được nói xen vào, nói cắt lời, nói tranh lượt lời của người khác.
Im lặng khi đến nlượt lời của mình trong một số trường hợp cũng là biểu thị thái độ.
Phương châm hội thoại: 
Phương châm hội thoại là những nguyên tắc, những quy định làm cơ sở để thực hiện quá trình hội thoại.
Các phương châm hội thoại:
Phương châm về lượng:
	Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng với yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
Phương châm về chất:
	Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
=> Nói và viết đúng, đủ lượng thông tin cần thiết trong hội thoại.
Phương châm quan hệ - cách thức:
Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
Rèn luyện để nói đúng, mạch lạc, tránh gây hiểu lầm.
Phương châm lịch sự:
Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp:
Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp đặc điểm của tình huống giao tiêp:
Nói với ai?
Nói khi nào?
Nói ở đâu?
Nói ở đâu?
Trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Xưng hô trong hội thoại:
Tiếng Việt có hệ thống xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
II. LUYỆN TẬP:

Tài liệu đính kèm:

  • docCD TC HOI THOAI.doc