Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 13

Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 13

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức

- Nhân vật, cốt truyện, sự việc trong tác phẩm truyện hiện đại.

- Đối thoại, độc thoại nội tậm; sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.

- Tình yêu làng, yêu đất nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu văn bản truệyn hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận như một văn bản tự sự hiện đại.

3. Thái độ

- Tình yêu quê hương đất nước.

- Thái độ sống đúng đắn.

B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận

2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 747Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	13
Tiết: 	61	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Nhân vật, cốt truyện, sự việc trong tác phẩm truyện hiện đại.
- Đối thoại, độc thoại nội tậm; sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Tình yêu làng, yêu đất nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản truệyn hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận như một văn bản tự sự hiện đại.
3. Thái độ
- Tình yêu quê hương đất nước.
- Thái độ sống đúng đắn.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài 
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
Kiểm tra 15 phút.	
Câu 1. Chép lại 8 câu thơ cuối trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy ( 4 điểm ) 
Câu 2. Cho biết hình ảnh vầng trăng trong bài thơ tượng trưng cho điều gì ?( 6 điểm ) 
Gợi ý .Câu 2. Vầng trăng trước hết là vầng trăng của tự nhiên. Nhưng vầng trăng còn là biểu tượng của quá khứ đầy tình cảm, khi con người trần trụi với thiên nhiên, hồn nhiên, không so đo, tính toán. Khi đó tâm hồn con người mở rộng, khoáng đạt như sông , như đồng, như bể, như rừng. Toàn là những cảnh thiên nhiên rộng dài, hùng vĩ -> kháng chiến thành công thì con người nhốt mình vào cuộc sống đầy đủ, cho riêng mình, cá nhân nhỏ bé => con người không gần gũi, mặn mà với trăng. Lúc này trăng tương trưng cho quá khứ ân tình , cho những tình cảm lớn lao mộc mạc bất tử, trong sáng mãi mãi. Con người có thể quên quá khứ nhưng quá khứ tươi đẹp khônng quên con người. Trăng cứ tròn vành vạnh như quá khứ tươi đẹp không bao giờ phai không bao giờ khuyết. Chỉ có những ai mê mải với cái riêng mới dững dưng nhưng vầng trăng ấy bao dung, không kể chi người vô tình chính thái độ im lặng cao thượng cho những ai quên quá khứ phải giật mình.
	3/ Bài mới:
Mỗi người dân Việt Nam đều gắn bó với làng quê của mình, nơi sinh ra và sống suốt cả cuộc đời cần lao giản dị. Sống nhờ làng , chết cũng nhờ làng  Người dân trong sáng tác của nhà văn Kim Lân đã thể hiện tình yêu quê hương làng xóm của mình như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong giờ học hôm nay.
Hoạt động 1
GV: Cho biết đôi nét về tác giả tác phẩm và hòan cảnh sáng tác?
HS: 
Kim Lân.
- Tên khai sinh : Nguyễn Văn Tài.
- Sinh năm 1920. Mât năm 2007
- Quê: Từ Sơn- Bắc Ninh.
- Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn.
- Am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đăng lần đầu tiên trên tạp chí văn nghệ: 1948. 
- Khai thác 1 tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kháng chiến tình cảm yêu quê hương , đất nước.
GV: Gọi hs đọc phần văn bản, dựa vào đó em hãy tóm tắt văn bản.
HS: Thực hiện.
( Trong kháng chiến, ông Hai – người làng chợ Dầu, buộc phải rời làng. Ở nơi tản cư, nghe tin làng mình theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Chỉ khi nghe tin cải chính thì ông mới trở lại vui vẻ, phấn chấn.)
GV: Với những nội dung : cuộc sống nơi tản cư ; cuộc sống của ông Hai khi nghe tin xấu; Cuộc sống của ông Hai khi thoát khỏi tin xấu. Em hãy phân chia bố cục cho hợp lí.
HS: Thảo luận.
Phần 1: từ đầu . . .múa lên, vui quá !
Phần 2: tiếp theo . . vơi đi được đôi phần.
Phần 3: phần còn lại.
Hoạt động 2
GV: Tác giả giới thiệu cuộc sống của ông Hai nơi tản cư như thế nào ?
HS: Xa quê, ở nhờ nhà người khác, mọi người phải lo kiếm sống.
GV: Em nhận xét gì về cuộc sống như vậy ?
HS: Cuộc sống tạm bợ khó khăn nhưng nền nếp.
GV: Trong cuộc sống tạm bợ đó thì ông Hai có mối quan tâm gì ? thể hiện qua chi tiết nào ?
HS:Chuyện làng quê và cuộc kháng chiến của đất nước (ông lại nghĩ về cái làng của ông  nhớ cái làng quá) 
GV:Trong cuộc sống ấy ông Hai nhớ những gì ở làng quê? Vì sao ông Hai cảm thấy vui khi nhớ làng quê ?
HS: Cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào khuân đá, chòi gát đầu làng, những đường hầm bí mật -> vì làng ông tích cực tham gia kháng chiến.
GV: Qua đó cho ta thấy ông có tình cảm nào ? thể hiện qua chi tiết nào ?
HS: Gắn bó với làng, tự hào về làng quê đồng thới có trách nhiệm với nó ( Ông Hai đi nghênh ngang giữa đường . . . múa cả lên, vui quá)
GV: Trong cái quan tâm đó ông có những biểu hiện nào ? chi tiết nào cho ta thấy điều đó ?
HS: Mong nắng cho Tây chết mệt, nghe lỏm việc đọc báo ở phòng thông tin; đầy lòng tin kháng chiến, không giấu được cảm xúc vui mừng.
GV: Tâm trạng của ông Hai như thế nào ?
HS: Vui sướng, hân hoan . . .
GV: Tình cảm làng quê được bộc lộ ntn ? và đặc điểm nào trong con người ông Hai được bộc lộ ?
HS: Tình cảm tha thiết nồng nhiệt . . . là người nông dân có tính tình vui vẻ, chất phác, có tấm lòng gắn bó với cuộc kháng chiến.
I.Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác
a. Tác giả
Kim Lân.
- Tên khai sinh : Nguyễn Văn Tài.
- Sinh năm 1920. Mât năm 2007
- Quê: Từ Sơn- Bắc Ninh.
- Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn.
- Am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đăng lần đầu tiên trên tạp chí văn nghệ: 1948. 
- Khai thác 1 tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kháng chiến tình cảm yêu quê hương , đất nước.
2. Bố cục
II. Phân tích.
1.Cuộc sống của ông Hai nơi tản cư.
- Cuộc sống tạm bợ khó khăn nhưng nền nếp.
- Quan tâm đến cuộc kháng chiến.
-> Tình cảm tha thiết nồng nhiệt => người nông dân có tính tình vui vẻ, chất phác, có tấm lòng gắn bó với cuộc kháng chiến.
4/ Củng cố :
Một niềm vui, niềm tự hào của người nông dân, trước thành quả cách mạng của làng quê. Đây là biểu hiện tình yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
3/ Bài mới:
Tuần: 	13
Tiết: 	61	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Nhân vật, cốt truyện, sự việc trong tác phẩm truyện hiện đại.
- Đối thoại, độc thoại nội tậm; sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Tình yêu làng, yêu đất nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản truệyn hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận như một văn bản tự sự hiện đại.
3. Thái độ
- Tình yêu quê hương đất nước.
- Thái độ sống đúng đắn.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
	3/ Bài mới:
Hoạt động 2
GV: Chi tiết : “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại . . . một cái gì vướng ở co” cho ta thấy cảm giác nào trong con người ông Hai ? Và một tâm trạng như thế nào ?
HS: Đó là những cảm giác khi nghe tin làng theo giặc -> tâm trạng xấu hổ và uất ức.
GV: Cảm giác cực nhục của ông hai thể hiện qua chi tiết nào ? Vì sao ông có cảm giác đó ?
HS: Chao ôi ! . . . Việt gian bán nước vì nếu làng theo Tây thật thì ông trở thành kẻ lạc loài với bàn dân thiên hạ, với giống nòi . . .
GV: Ý nghĩa nào thể hiện qua đoạn văn “ cái nước Việt Nam . . . là biểu hiện của lòng yêu nước”? vì sao?
HS: Là một biểu hiện của lòng yêu nước cao độ vì chỉ có lòng yêu nước nồng nàn mới căn ghét bọn bán nước
GV:Cảm xúc nào trong nội tâm ông Hai khi viết “ làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”?
HS: Xót xa, uất hận . . .
GV: Đây là dạng độc thoại nội tâm qua đó tâm trạng nào được bộc lộ ?
HS: Cay đắng tủi nhục, uất hận. . .
GV: Cuộc trò chuyện giữa hai bố con chủ yếu xoay quanh nội dung nào? vì sao lại có cuộc trò chuyện này
HS: Nhà ta ở làng chợ Dầu và ủng hộ cụ HCM muôn năm vì ông hai không biết tâm sự cùng ai và cũng cảm thấy xấu hổ khi làng theo giặc . . .
GV: Cảm xúc nào khi trò chuyện với con qua đó em hiểu tấm lòng quê và với đất nước như thế nào ?
HS: Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng hai bên má -> son sắt thủy chung với làng quê, đất nước, kháng chiến
GV: Những dằn vặt, khổ tâm cho thấy ông Hai là người như thế nào ?
HS: Yêu quê hương đất nước đằm thắm, chân thật, 1 tâm hồn ngay thẳng, trọng danh dự yêu ghét rạch ròi.
GV: Tóm tắt nội dung phần cuối truyện ?
HS: Được tin từ ông chủ tịch làng chợ Dầu rằng làng mình không theo giặc, ông Hai rời khỏi nhà, mua quà cho con, tất tả khoe với mọi người . . .
GV: Khi hay tin làng không theo Việt gian, ông Hai có những cử chỉ, lời nói, dáng vẻ như thế nào ?
HS: Thảo luận.
+ Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy.
+ Lật đật đi thẳng sang gian bác Thứ; lật đật bỏ lên nhà trên; lật đật bỏ đi nơi khác; múa tay lên mà khoe; vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng của ông . . .
GV: Theo em, tại sao ông hai lại khoe với mọi người rằng: Tây nó đốt nhà tôi rồi ?
HS: Vì đó là bằng chứng của việc gia đình ông không những không theo giặc mà còn là g.đình kháng chiến 
GV: Qua những cử chỉ, lời nói, dáng vẻ phản ánh nội tâm như thế nào ?
HS: Sung sướng hả hê đến cực điểm của một con người vừa thoát khỏi nỗi nhục cả làng theo Việt gian
GV: Em hiểu được gì từ những cử chỉ, lời nói, dáng vẻ đó của ông Hai ?
HS: Là người coi trọng danh dự, yêu làng yêu nước hơn tất cả . . .
Hoạt động 3 
Hoạt động 4
Tại sao nhà bị đốt cháy nhẵn mà ông vui mừng ?
Khi nghe ông chủ tịch báo làng mình không theo Tây và ngôi nhà bị đốt nhẵn thì ông có quyền tự hào vì làng ông không theo Tây, làng ông anh dũng chống trả giặc. Ngôi nhà bị đốt nhẵn thế nhưng niềm vui lớn về danh dự lấn át nỗi buồn riêng tư vì thế ông khoe cái làng mình không theo Tây, nhà ông bị đốt nhẵn.
II. Phân tích.
2. Diễn biến tâm trạng của ông Hai 
a. Khi nghe tin làng theo Tây.
+ cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại . . . một cái gì vướng ở cổ.
+ Chao ôi ! . . . việt gian bán nước
+ cái nước Việt Nam . . . là biểu hiện của lòng yêu nước.
=> Yêu quê hương đất nước đằm thắm, chân thật, một tâm hồn ngay thẳng, trọng danh dự yêu ghét rạch ròi.
b. Khi ông Hai thoát khỏi tin xấu.
+ Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy.
+ Lật đật đi thẳng sang gian bác Thứ; lật đật bỏ lên nhà trên; lật đật bỏ đi nơi khác; múa tay lên mà khoe; vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng của ông . . .
+ Tây nó đốt nhà tôi rồi.
=> Là người coi trọng danh dự, yêu làng yêu nước hơn tất cả.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật 
 - Xây dựng tình huống truyện đặc sắc.
- Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật sâu sắc.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, thể hiện rõ cá tính của nhân vật.
2. Nội dung: 
- Tình yêu làng lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
IV. Luyện tập:
4/ Củng cố 
Những biểu hiện tốt đẹp nào trong tấm lòng quê của ông Hai ? và những điều quý nào của nhân dân ta với quê hương, với kháng chiến ? nhà văn đã thể hiện cách nhìn ntn về người nông dân và cuộc kháng chiến 
TL:
+ Những đau xót và vui sướng của ông Hai là dấu hiệu cảm động của một tấm lòng quê chân thành và trong sạch.
+ Dù trong hoàn cảnh nào, nhân dân ta cũng giữ gìn và mong ước những điều tốt đẹp cho quê hương, đất nước và kháng chiến.
+ Tin vào tấm lòng gắn bó, thủy chung của nhân dân lao động đối với quê hương đất nước trong gian lao. Tin tưởng vào cuộc kháng chiến của dân tộc. 
5/ Dặn dò:
TUẦN :	phÇn tiÕng viÖt
TIẾT:	63	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng miền, đất nước.
2. Kĩ năng.
- Có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn cảnh cho phù hợp.
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
- Hiểu và vận dụng vốn từ địa phương
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: 
TL: 
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
GV: Thế nào là từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân
HS : Thảo luận
Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định.
Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được sử dụng rộng rãi trong xã hội.
GV: Tìm những phương ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng . . . không có tên gọi trong phương ngữ khác và phương ngữ toàn dân 
HS : Thảo luận.
Nhút (pn T)
Bồn bồn (pn N)
Bật bợ ( pn N)
Mù u . . .
Chẻo (N - T) một loại nước chấm
Tắc ( N –T) 
Nốc : chiếc thuyền
Mộc chạc : mối dây
Nam bộ : mắc = đắt ; reo = kích động
Thừa Thiên Huế : sương = gánh ; bọc = cái túi áo
GV: Tìm những từ đồng nghĩa nhưng khác nhau về âm thanh so với các phương ngữ khác ? 
HS : Thảo luận.
Bắc
Nam
Trung
bố
Ba, tía
Ba, bọ
mẹ
Má
mụ , mạ
giả vờ
giả đò
giả đò
nghiện
nghiền
tuyệt vời
hết sảy
GV: Đồng âm nhưng khác nghĩa
HS : Thảo luận
Bắc
Nam
Trung
Nón
Nón
Hòm
Hòm ( quan tài)
Hòm ( quan tài)
Sương (hơi nước)
Sương ( gánh)
Trái ( hướng)
Trái ( quả)
Trái ( quả)
Nỏ (cái nỏ )
Nỏ ( không)
GV: Tại sao những từ ở mục 1.a không có từ ngữ tương đương ?
HS : Vì những sự vật hiện tượng chỉ xuất hiện ở một địa phương đó nhưng địa phương khác không có => VN là đất nước có sự phân biệt giữa các vùng, miền về điều kiện địa lí . . . Tuy nhiên sự khác biệt này không lớn do những từ ngữ này rất ít.
GV: Quan sát bảng mẫu 1 và cho biết từ ngữ nào mục (b) và cách hiểu nào ở trường hợp (c) được coi thuộc về ngôn ngữ toàn dân. 
HS : Không có từ ngữ nào thuộc về ngôn ngữ tòan dân bởi vì trong vốn từ vựng của ngôn ngữ toàn dân đã có những từ ngữ có nghĩa tương ứng => Tạo không khí ngôn ngữ địa phương.
Hoạt động 2
Bài thơ Mẹ Suốt có những từ địa phương sau
Chi
Rứa
Tui
Cớ răng
Ưng
Mụ
Những từ ngữ địa phương này thường được sử dụng ở các tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế
Tác dụng : là một bài thơ viết về một bà mẹ Quảng Bình nên những từ ngữ địa phương nhằm thể hiện chân thật hình ảnh và tình cảm, tính cách của người mẹ . . .
I. Tìm hiểu bài 
1. .Mở rộng vốn từ ngữ địa phương
 Ghi một vài từ để học
2. Vai trò của từ ngữ địa phương trong mối quan hệ với từ toàn dân
II. Luyện tập
4/ Củng cố: 
Tìm Một số văn bản có sử dụng từ ngữ địa phương, cho biết các văn bản có sử dụng từ ngữ địa phương chiếm số lượng nhiều hay ít, điều đó nói lên ưu điểm gì của Tiếng Việt? Xác định nhiệm vụ của em khi học từ địa phương. 
- GV hệ thống bài: + Vai trò của từ ngữ địa phương.
 + Cách sử dụng từ ngữ địa phương
5/ Dặn dò:
+ Tiếp tục hoàn thiện bài tập
+ Soạn: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm 
Tuần:
Tiết: 	64	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Hiểu thế nào là đối thoại, thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm
trong văn bản tự sự
- Tác dụng của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng.
- Phân biệt đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Phân tích được vai trò đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: 
TL: 
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
GV: Đọc các đoạn văn sgk
HS : Thực hiện
GV: Nhận xét về lời thoại trong 3 câu đầu
HS : Thảo luận.
Ba câu đầu hai người phụ nữ nói chuyện với nhau
a. Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ? . . .
b. Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
GV: Dấu hiệu nào cho ta biết đây là lời thoại ?
HS : Mỗi lượt thoại điều có xuống dòng và gạch đầu dòng, nội dung điều hướng đến người tiếp nhận
GV: Thế nào là đối thoại ?
HS : Hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai người . . .
GV: Em có nhận xét gì về các câu sau:
+ Hà nắng gớm, về nào . . .
+ Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẽ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu . . .
HS : Ông Hai không hướng tới một người nào tiếp nhận cụ thể ( không biết nói ai) không liên quan đến hai người đang trò chuyện.
Câu nói không cần lời đáp.
Ông nói với chính mình, nói một mình ( độc thoại ). Nói với chính mình hay một người nào đó trong tưởng tượng.
GV: Câu “ chúng nó cũng bị người ta hắt hũi rẽ rúng...?
Em nhận xét gì về câu trên
HS : Là câu ông Hai hỏi chính mình; câu hỏi không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. ( là những lời nói diễn ra trong suy nghĩ ) 
GV: Qua đó chúng ta hãy cho biết tác dụng của nó ?
HS : Đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư. Tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vât; Độc thoại và độc thoại nội tâm khắc họa sâu tâm trạng nhân vật ( đau đớn, dằn vặt . . .)
GV: Từ sự phân tích trên hãy cho biết khái niệm ?
HS : Thảo luận và trả lời phần ghi nhớ sgk.
Hoạt động 2
Bài tập 1. 
a. Nhân vật bà Hai có ba lượt thoại.
- Này, thấy nó ạ.
- Thấy nó ngủ rồi à?
- Tôi thấy người ta đồn . . .
b. Nhân vật ông Hai có hai lượt thoại.
1. 
2. Gì ?
3. Biết rồi !
=> Ông Hai lượt bỏ lời thoại (1) thể hiện tâm trạng chán chường đến mức không muốn nói.
(2),(3) thể hiện sự miễn cưỡng
Bài 2. Viết đoạn văn có độc thoại và độc thoại nội tâm và đối thoại.
I. Tìm hiểu bài 
1. Tìm hiểu yếu tố đồi thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
a. Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ? . . .
b. Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
==> Đối thoại 
+ Hà nắng gớm, về nào . . .
+ Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẽ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu . . .
==> Độc thoại 
Chúng nó cũng bị người ta hắt hũi rẽ rúng...?
==> Độc thoại nội tâm 
2. Ghi nhớ : sgk
II. Luyện tập
4/ Củng cố: 
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là gì .
- Học bài + hoàn thành các bài tập.
5/ Dặn dò:
- Soạn “Luyện nói”
Tuần:
Tiết: 	65	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
- Tác dụng của việc sử dụng nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện
2. Kĩ năng.
- Nhận biết được yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện
- Sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: 
TL: 
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
GV: Yếu tố nghị luận có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự ?
HS : Khi đối thoại cần nêu rõ những lí lẽ diễn cảm thuýêt phục người nghe về một vấn đề nào đó để lập luận chặt chẽ, hợp lí.
GV: Miêu tả nội tâm có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự ?
HS: Miêu tả nội tâm bao gồm những suy nghĩ của nhân vật, về thân phận, quê hương . . . .
GV: Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm có tác dụng như thế nào ?
HS : Thảo luận.
- Đối thoại hình thức đối đáp , trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người. Mỗi lượt lời là 1 lần gạch đầu dòng.
- Độc thoại: Lời của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng, nói thành lời thì phía trước có gạch đầu dòng.
- Độc thoại nội tâm : Lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc là nói với 1 ai đó trong tưởng tượng song không nói thành lời, không có gạch đầu dòng.
Hoạt động 2 
GV: Với những đề sgk em hãy gọi ý cách lập dàn bài
HS : Thảo luận theo nhóm
+ Nhóm 1:
Gọi 1 em lên bảng ở dưới bổ sung
Đề 1. 
a. diễn biến của sự việc:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự việc sai trái của em.
+ Sự việc gì ? mức độ có lỗi.
+ Có ai chứng kiến hay một mình em biết
b. Tâm trạng.
+ Tại sao em phải suy nghĩ, dằn vặt ? Do em tự vấn lương tâm hay ai nhắc nhở ?
+ Em có những suy nghĩ cụ thể nào ? Lời tự hứa với bản than ra sao ?
+Nhóm 2:
Gọi 1 em lên bảng ở dưới bổ sung
Đề 2 :
a. Không khí xung quanh của buổi sinh hoạt lớp.
- Là một buổi sinh hoạt định kì hay đột xuất.
- Có nhiều nội dung hay chỉ là một nội dung là phê bình góp ý cho bạn Nam.
- Thái độ của các bạn đối với bạn Nam ra sao?
b. Nội dung ý kiến của em.
- Phân tích nguyên nhân các bạn hiểu nhầm bạn Nam; khách quan, chủ quan . . .
- Những lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định bạn Nam là người tốt.
- Cảm nghĩ của em về sự hiểu nhầm đáng tiếc.
+ Nhóm 3:
Gọi 1 em lên bảng ở dưới bổ sung
Đề 3:
a. Xác định ngôi kể
Nếu đóng vai Vũ Nương thì ngôi kể là ngôi thứ nhất.
b. 
Tập trung phân tích suy nghĩ tình cảm của Vũ Nương 
Các nhân vật còn lại và sự việc chỉ là cái cớ
+ Nhóm 4:
Tự chọn 1 trong 3 đề văn trên để viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
I. Yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
II. Thực hành luyện nói
Nhóm 1:
Nhóm 2:
Nhóm 3:
Nhóm 4:
4/ Củng cố: 
GV nhấn mạnh vai trò của giờ luyện nói.
5/ Dặn dò:
+ Hoàn thành bài tập ở phần luyện tập.
+ Soạn văn bản: “Lặng lẽ Sa Pa”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc