Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 7

Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 7

1. Kiến thức

- Thái độ kinh bỉ, căm phẫn sâu sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn của kẻ buôn người và tâm trạng đau đớn, xót xa của tác giả trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.

- Tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc khắc họa tính cách nhân vật thông qua diện mạo cử chỉ.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại

- Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật phản diện ( diện mạo, hành động, lời nói, bản chất )

3. Thái độ

- Thương yêu con người.

- Có tấm long nhân hậu với mọi người

- Lên án, phê phán những hành động bất nhân.

B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận

2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài thơ.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	7	
Tiết: 	31	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Thái độ kinh bỉ, căm phẫn sâu sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn của kẻ buôn người và tâm trạng đau đớn, xót xa của tác giả trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
- Tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc khắc họa tính cách nhân vật thông qua diện mạo cử chỉ.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại
- Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật phản diện ( diện mạo, hành động, lời nói, bản chất )
3. Thái độ
- Thương yêu con người.
- Có tấm long nhân hậu với mọi người
- Lên án, phê phán những hành động bất nhân.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài thơ.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: Đọc thuộc lòng “Cảnh ngày xuân”, phân tích nội dung vàa nghệ thuật ở 4 câu đầu
TL: 	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
GV: Gọi hs đọc phần chú thích sgk.
HS: Thực hiện theo yêu cầu.
GV: Cho biết vị trí đoạn trích ?
 HS: Sau đoạn chị em Thúy Kiều
GV: Dựa vào văn bản, em hãy tóm tắt nội dung của đoạn trích 
HS: Sau khi gia đình bị vu oan, Kiều quyết định bán mình để cứu cha và em khỏi tai hoạ. Kẻ tìm đến mua Kiều là anh chàng họ Mã đẹp trai bảnh bao, sau một hồi cò kè bớt một thêm hai MGS mua Kiều với giá ngoài bốn trăm.
GV: Đoạn trích chia làm mấy phần? ý mỗi phần?
HS: 
Phần 1: Đến “ kíp ra ” ® Mã Giám Sinh đến nhà Kiều.
Phần 2: ( còn lại ) ® việc mua bán Kiều.
Hoạt động 2
GV: Tác giả giới thiệu MGS như thế nào (dáng vẻ, lời nói, hành vi) ? Nhận xét về MGS, qua đó hiện lên chân dung như thế nào ? 
HS: Trả lời.
- Dáng vẻ ( quá niên trạc ngoại tứ tuần . . .ghế trên ngồi tót sỗ sàng)
- Lời nói (hỏi tên rằng . . . cũmg gần ; rằng mua ngọc đến Lam Kiều – sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường)
- Hành vi (đắn đo cân sắc cân tài. bớt 1 thêm hai) 
=> Cách giới thiệu lập lờ, tả thực là con người kệch cỡm giữa tuổi tác và hình thức; bộc lộ tính trai lơ.
GV: Qua hình dáng bề ngoài ta hiểu điều gì về MGS ?
HS: Là người đàn ông đứng tuổi mà vẫn ham muốn ăn chơi thiếu đứng đắn.
GV: Trước thầy sau tớ lao xao; ghế trên ngồi tót sỗ sàng, gợi nên cảnh tượng như thế nào ?
HS: Đám người lộn xộn, ầm ĩ không nên nếp, tự do hớm hĩnh; hành động ngồi ta thấy sự thiếu văn hoá của kẻ có ăn học
GV: Nhận xét về cách trả lời câu hỏi về quê quán ? từ đó lộ ra đặc điểm nào về tính cách ?
HS: Cách trả lời cộc lốc không đúng ngôn ngữ của người đi hỏi vợ mà còn hơn đó là ngôn ngữ của một tên thư sinh nho nhã
I. Tìm hiểu chung.
1. Vị trí đoạn trích
2. Bố cục
II. Phân tích.
1. Nhân vật Mã Giám Sinh.
-  người viễn khách 
 ® khách ở xa
- . . . vấn danh ® lễ hỏi
- quá niên trạc ngoại tứ tuần 
- mày râu nhẵn nhụi
- áo quần bảnh bao
® là con người chau chuốt, chú trọng về hình thức
-  hỏi tên rằng 
- . . . hỏi quê rằng
® từ láy tượng hình ® là con người kém văn hoá, đáng ngờ.
- . . . thầy, tớ lao xao
. . . ghế trên ngồi tót sỗ sàng
® từ láy ® dáng vẻ bảnh bao, đi đứng ồn ào, ăn nói thô kệch gian trá. 
4/ Củng cố :
- Hệ thống bài:*Sử dụng phiếu học tập
 Câu hỏi: Từ “tót” hay ở chỗ nào?
 +Nhắc lại nội dung vừa phân tích
5/ Dặn dò:
- Hướng dẫn học sinh về nhà:
 +Tìm hiểu phần còn lại
Tuần: 	7	
Tiết: 	32	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
2. Kĩ năng
3. Thái độ
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài thơ.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: 
TL: 	3/ Bài mới:
Hoạt động 2
GV: Em hiểu gì qua lời nói sau : rằng mua ngọc đến Lam Kiều – sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường ? Và tính cách nào đã lộ rõ về họ Mã ?
HS: Thái độ mềm mỏng khi phải tiêu tiền nói năng kiểu cách ra vẻ lịch sự -> là kẻ giả dối xảo quyệt theo kiểu cách của con buôn.
GV: Có gì đặc biệt trong cách chọn hàng của họ Mã (đắn đo cân sắc cân tài – ép cung cầm nguyệt thử tài làm thơ) và mặc cả của Mã (cò kè bớt một thêm hai )?
HS: Trực tiếp xem món hàng, kĩ lưỡng tỉ mỉ khi chọn món hàng ® rất thận trọng trong mua bán cốt sao làm lợi cho bản thân mình và mua được món hàng
GV: Qua cách mặc cả và mua bán, em hiểu gì về thân phận con người và xã hội lúc bấy giờ ?
HS: Một xã hội trọng đồng tiền còn nhân cách con người bị chà đạp ta thấy xã hội vì đồng tiền và nhở nhơ những con buôn mất hết nhân tính.
GV: Nhận xét nét độc đáo về bút pháp khắc hoạ nhân vật MGS ?
HS: Thảo luận.
- Kết hợp kể và tả.
- Để nhân vật tự bộc lộ tính cách của mình qua dáng vẻ, lời nói, hành vi.
- Xem vào bộc lộ thái độ khinh ghét nhân vật.
- Dùng tử ngữ cụ thể, suồng sã để xây dựng và khắc hoạ nhân vật.
GV: Bút pháp đó làm hiện hình nhân vật MGS với những tính cách nổi bật nào ?
HS:Giả dối, thực dụng, bất nhân thô kệch.
GV: Mụ mối có những hành động lời nói như thế nào? Em có nhận xét gì về mụ?
HS: Vén tóc bắt tay, đắn đo cân sắc cân tài, ép cungthử bài quạt thơ, tuỳ cơ dặt dìu
=>Mụ sành sỏi trong việc mua bán người mụ coi nàng Kiều là một món hàng để mụ kiếm lời
GV: Nhận xét nét độc đáo về bút pháp khắc hoạ nhân vật mụ mối ?
HS: Thảo luận.
- Kết hợp kể và tả.
- Để nhân vật tự bộc lộ tính cách của mình qua hành vi.
- Xem vào bộc lộ thái độ khinh ghét nhân vật.
- Dùng tử ngữ cụ thể, suồng sã để xây dựng và khắc hoạ nhân vật.
GV: Cảnh ngộ đó thì nàng Kiều hiện lên một cách chân thật và sống động, em hiểu ntn thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng ?
HS: Bao nhiêu lệ sầu trào cùng bước đi đó là nội tâm của một kẻ cô độc và đau đớn.
GV: Ngại ngùng . . . trông gương mặt dày, gọi cho em cách hiểu nào về Kiều ?
HS: Tự vấn lương tâm mình cúi mặt xuống không giám ngước lên phản ánh sự hổ thẹn trong lòng.
GV: Mối càng . . . gầy như mai , gợi lên điều gì ?
HS: Dáng vẻ tiều tuỵ vô hồn . . .
GV: Nhận xét về bút pháp miêu tả nhân vật của ND ?
HS: Bút pháp ước lệ, thể hiện hệ thống ngôn từ so sánh bóng bẩy.
GV: Tại sao chấp nhận bán mình chuộc cha nhưng lúc này nàng không giấu được nỗi buồn ? Em hiểu thêm tâm trạng nào của Kiều 
HS: Thảo luận.
Hình ảnh tội nghiệp nỗi đau tái tê.
Nàng đau đớn trước hình ảnh của MGS.
=> đau đớn tủi nhục Kiều là hiện thân của những con người đau khổ và là nạn nhân của đồng tiền.
GV: Tấm lòng nhân đạo của tác giả thể hiện trên những phương diện nào ? từng phương diện thì tấm lòng nhân đạo thể hiện như thế nào ? 
HS: Thảo luận.
- Thái độ khinh bỉ căm phẫn sâu sắc bọn buôn người đồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp nhân cách con người.
- Niềm thương cảm trước thực trạng nhân phẩm con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
Hoạt động 3 
 Nghệ thuật kể chuyện rất gọn, mạch lạc, kết hợp miêu tả chân dung thể hiện tính cách nhân vật bằng một vài từ rất đời thường mà rất đúng, rất đắt 
-Nội dung:
Đoạn trích làm nổi bật bản chất bịp bợm của Mã Giám Sinh, qua đó tác giả thể hiện thái độ khinh bỉ loại người như hắn và tố cáo xã hội bị đồng tiền ngự trị
Hoạt động 4
Thay lời tác giả em hãy kể lại cuộc mua bán giữa MGS và nhân vật mụ mối.
HD:
- Chọn ngôi kể cho phù hợp.
- Các sự việc được kể .
Phát biểu ý kiến của em về vai trò của đồng tiền trong đoạn trích vừa học
- Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là một bức tranh hiện thực về xã hội, đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du. Tác giả đã phơi bày và lên án thực trạng xã hội xấu xa, con người bị biến thành hàng hóa (đồng tiền và thế lực lưu manh)
II. Phân tích.
1. Nhân vật Mã Giám Sinh.
2. Cảnh mua bán.
+ Mã Giám Sinh.
- . . .rằng mua ngọc đến Lam Kiều 
- . . . sính nghi xin dạy
 ® Lời nói tỏ vẻ văn hoa nhưng thái độ lại thực dụng
- . . . đắn đo cân sắc cân tài
- . . . cò kè bớt một thêm hai
- . . . một vẻ, một ưa
mặc cả và mua bán
+ Mụ mối:
Vén tóc bắt tay, đắn đo cân sắc cân tài, ép cungthử bài quạt thơ, tuỳ cơ dặt dìu
=>Mụ sành sỏi trong việc mua bán người mụ coi nàng Kiều là một món hàng để mụ kiếm lời
+ Thuý Kiều:
-Bước đi một bước, lệ mấy hàng
Ngại ngùngbuồn như cúc, gầy như mai
® Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ
® Kiều vô cùng đau đớn xót xa
III. Tổng kết
IV. Luyện tập:
4/ Củng cố :
Thảo luận nhóm: câu hỏi 
1. Em đọc được từ văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều:
a. Một tính cách và một thân phận nào của con người?
b. Từ đó cho thấy một thực trạng xã hội như thế nào?
c. Thái độ và tình cảm của Nguyễn Du khi kể lại sự việc này?
2. Trong cuộc mua bán này, Kiều hiện lên như một giá trị đẹp bị lăng nhục. Em có nghĩ như thế không?
3. Trắc nghiệm:
1.Cách ăn mặc của Mã Giám Sinh cho em suy nghĩ gì?
A. Một chàng phong lưu nho nhã.	B. Một kẻ trai lơ, giả dối.
C. Một người đứng đắn lịch sự.	D. Một người bóng bẩy hào nhoáng.
2. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để tả Mã Giám Sinh?
A. Lý tưởng hoá nhân vật.	B. Ước lệ	C. Khái quát hoá nhân vật.	D. Tả thực.
3. Cụm từ nào trong câu nói của Mã Giám Sinh mâu thuẫn với lời giới thiệu của bà mối?
A. Cũng gần.	B. Huyện Lâm Thanh.	C. Mã Giám Sinh.	D. Mua ngọc.
4. Câu thơ “Đắn đo cân sắc cân tài” được tác giảdùng nghệ thuật nào?
A. Ẩn dụ,	B. Hoán dụ	C. Thậm xưng,	D. Nói tránh.
5. Tâm trạng của Kiều bộc lộ trong đoạn trích là gì?
A. Chán nản buông xuôi,	B. Nhẹ nhõm vì đã bán mình cứu cha và em.
C. Căm giận Mã Giám Sinh.	D. Ngại ngùng, e lệ, đau đớn xót xa,
5/ Dặn dò:
- Chuẩn bị bài Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Tuần: 	
Tiết: 	33	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự
- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kĩ năng.
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm văn tự sự.
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: 
TL:
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
GV: Đọc kĩ đoạn trích và phần tóm tắt các sự việc trong sgk .
HS : Thực hiện.
GV: Đoạn trích kể về việc gì ?
HS : Vua Quang Trung chỉ huy các tướng sĩ đánh chiếm đồn Ngọc Hồi.
GV: Sự việc diễn ra như thế nào ? nếu kể lại việc như vậy thì câu chuyện có sinh động không ?
HS : Thảo luận.
a. Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ 10 người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.
b. Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.
c. Quân của Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.
d. Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh thất bại.
=> Sự việc kể lại một cách khô khan.
GV giảng : Nếu sự việc kể như vậy chỉ làm rõ được một vấn đề cơ bản đó là mới trả lời câu hỏi việc gì xảy ra? Mà chưa trả lời câu hỏi việc đó xảy ra như thế nào?
GV:Cho biết tại sao đoạn trích trở nên hấp dẫn hơn?
HS : Thảo luận.
Vì đoạn trích có yếu tố miêu tả ( trả lời câu hỏi việc đó xảy ra như thế nào?)
+ Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống khói phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không nhìn thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối lọan. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thanh ra quân Thanh tự làm hại mình.
+ Quân Thanh chống đỡ không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.
+ Quân TS thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.
GV: So sánh giữa các sự kiện liên kết và đoạn trích rút ra kết luận về vai trò của miêu tả trong tự sự ?
HS : Làm cho văn bản thêm sinh động, hấp dẫn hơn.
Hoạt động 2
Bài tập 1/ xác định yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
a. Tả người :
 Vân xem trang trọng khác vời
 Khuông trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
 Hoa cười ngọc thốt, đoan trang
 Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
 Kiều càng sắc sảo mặn mà
 So bề tài sắc lại là phần hơn:
 Làn thu thủy nét xuân sơn.
 Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
b. Tả cảnh : 
 Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
 Tà tà bóng ngã về tây
 Chị em thơ thẩn dan tay ra về
 Bước lần theo ngọn tiểu khê
 Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
 Nao nao dòng nước uốn quanh
 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
=> làm cho văn bản sinh động , hấp dẫn và giàu chất thơ và cảm nhận nó theo qui luật ( Lời hay au chẳng ngâm nga - trước còn thuận miệng, sau ra cảm lòng)
Bài tập 2 -3 / 
 Tự làm
I. Tìm hiểu bài 
1. Xác định vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự.
 vd / sgk 
+ Trận đánh đồng Ngọc Hồi (sự việc ); vai trò người chỉ huy (Nhân vật) 
+ Các chi tiết miêu tả hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn, chỉ huy (là vua Quang Trung); sự lúng túng, thất bại thảm hại của giặc.
+ Sự việc nêu đủ, nếu chỉ kể thì mới thông báo được sự việc gì còn trận đánh diễn ra như thê nào chưa cụ thể sinh động. 
" Kết luận.
- Nhờ có miêu tả bằng các chi tiết mà trận đánh được tái hiện một cách sinh động.
2. Ghi nhớ / sgk
Yếu tố miêu tả có tác dụng làm nổi bật cảnh vật, con người và sự việc khiến cho lời kể trở nên hấp dẫn, gợi cảm
II. Luyện tập
4/ Củng cố: 
Trong VB tự sự yếu tố miêu tả có vai trò gì?
5/ Dặn dò:
Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều bằng lời văn của mình: Dùng các yếu tố miêu tra trong văn bản “Chị em Thuý kiều” song cần chú ý vận dụng các yếu tố đó trong nội dung phần chú thích để tránh lặp lại ngôn ngữ của nhà thơ.
Tuần: 	
Tiết: 	34 – 35 	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
2. Kĩ năng.
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: 
TL:
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
Hoạt động 2 
HS cần chú ý: Đóng vai mình là một người đã trưởng thành đang công tác tại một cơ quan nào đó trở về thăm trường nên phải nêu lí do về thăm, thời điểm về thăm, đi cùng ai, đến trường gặp những ai, thấy cảnh trường thế nào, liên tưởng lại cảnh trường 20 năm về trước, những gì gợi lại bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò, hình ảnh bè bạn hiện về trong giây phút đó ra saoCảm nhận trước sự đổi mới của ngôi trường-> Sự quan tâm của các cấp các ngành đối với giáo dục nói chung và trường em nói riêng; thấy được sự phấn đấu không ngừng của các thế hệ thầy cô đã dạy tại trường cùng với sự đóng góp của phụ huynh và học sinh từng học tại đây
Hoạt động 3
I. Đề bài: 
 Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hóy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
II. Yêu cầu chung: 
1. Nội dung: 
- Kiểu văn bản: Tự sự
- Vận dụng các kĩ năng: Kể chuyện + tưởng tượng + miêu tả.
- Cỏc nội dung cần nờu ra trong bài làm.
 + Vị trí của người kể chuyện: đó trưởng thành, có một công việc, một vị trí nào đó trong xã hội, mong trở lại thăm ngôi trường cũ.
 + Lí do trở lại thăm trường (đi công tác qua, hè về quê tới thăm trường)
 + Đến thăm trường vào buổi nào?
 + Đến thăm trường đi với ai?
 + Đến trường gặp ai?
 + Quang cảnh trường như thế nào? (cú gỡ thay đổi, có gỡ cũn nguyờn vẹn?)
 + Hồi tưởng lại cảnh trường ngày xưa mỡnh học (Những gỡ gợi lại kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trũ, trong giờ phỳt đó bạn bè hiện lên như thế nào?)
2. Hình thức: 
- Cần xác định đúng yêu cầu của đề bài: Kể chuyện.
- Hỡnh thức viết bài: lá thư gửi người bạn cũ.
- Bài viết kết hợp tự sự + miờu tả.
- Trỡnh bày sạch, đẹp, khoa học.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ viết bài.
- Bài viết thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng đó học (dung từ, đặt câu, diễn đạt, kể chuyện ,miêu tả...)
- Qua bài làm học sinh cần thể hiện tỡnh cảm yờu mến quý trọng môi trường mình đó học với kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò.
III. Đáp án chấm:
- Mở bài: (1 điểm)
 + Lí do viết thư của bạn.
- Thân bài: (7 điểm)
Nội dung bức thư
 + Lời thăm hỏi bạn.
 + Kể cho (nghe) biết về buổi thăm trường đầy xúc động:
 . Lí do trở lại thăm trường
 . Thời gian đến thăm trường
 . Đến thăm trường với ai?
 . Quang cảnh trường ntn?
 . Suy nghĩ của bản thân
- Kết bài: (1 điểm)
Lời chúc, lời chào, lời hứa hẹn.
4/ Củng cố: 
5/ Dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc