Giáo án Ngữ văn khối 9 - Những sáng tạo của Nguyễn du trong truyện Kiều

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Những sáng tạo của Nguyễn du trong truyện Kiều

Những sáng tạo của Nguyễn du trong truyện Kiều.

I.Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh :

- Nắm được khái niệm sáng tạo trong văn học.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa, giá trị của những sáng tạo mà Nguyện Du cống hiến cho văn học dân tộc qua “Truyện Kiều”.

- Biết cảm nhận, phân tích được những biểu hiện của sáng tạo đó qua một số nội dung cụ thể của “Truyện Kiều”.

- Có kĩ năng so sánh để nhận ra những nét chung và riêng của mỗi tác phẩm :Truyện Kiều của Nguyện Du và Kim Vân kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.

- Có kĩ năng tổng hợp, khái quát, từ đó rút ra bài học và đánh giá đúng ý nghĩa, giá trị của các sáng tạo văn học.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Những sáng tạo của Nguyễn du trong truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Tiết:
Bài:
Những sáng tạo của Nguyễn du trong truyện Kiều.
I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh :
Nắm được khái niệm sáng tạo trong văn học.
Hiểu được nội dung, ý nghĩa, giá trị của những sáng tạo mà Nguyện Du cống hiến cho văn học dân tộc qua “Truyện Kiều”.
Biết cảm nhận, phân tích được những biểu hiện của sáng tạo đó qua một số nội dung cụ thể của “Truyện Kiều”.
Có kĩ năng so sánh để nhận ra những nét chung và riêng của mỗi tác phẩm :Truyện Kiều của Nguyện Du và Kim Vân kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
Có kĩ năng tổng hợp, khái quát, từ đó rút ra bài học và đánh giá đúng ý nghĩa, giá trị của các sáng tạo văn học.
II.Thiết kế bài dạy:
1.ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ : kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ 1: Giới thiệu bài: Nguyện Du là nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam với một sáng tác đồ sộ: “Truyện Kiều”. Là một tác phẩm viết trên cơ sở dựa vào một cốt truyện của nhà văn Trung Quốc nhưng ở ông lại có sự sáng tạo đặc biệt. Chính điều này đã tạo nên cái hay của “truyện kiều”. 
Học sinh lắng nghe
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
1.Tác giả 
? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhà thơ ND?
2. Tác phẩm
? Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm ?
I.Tìm hiểu chung. 
1.Tác giả 
2. Tác phẩm
HĐ 3: Tìm hiểu khái niệm “sáng tạo” trong văn học. 
? Sáng tạo là gì?
? Sáng tạo trong văn học nên hiểu như thế nào cho chính xác? Hãy lấy một vài VD để minh chứng cho điều trên?
Các nhà văn luôn đi tiên phong trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật :
Nguyễn Tuân với “chữ người tử tù, một vụ bắt rượu lậu, bố ô, tóc chị Hoài”.
Nam cao: “Giăng sáng, trẻ con không được ăn thịt chó, chí phèo, lão Hạc...”
Đối với bản thân các nhà văn trên, quá trình sáng tác của họ là quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, vất vả và hết mình. Trong các sáng tác của họ chúng ta không bắt gặp bất kì sự sao chép nào, ngay cả lặp lại chính họ cũng không.
 Ví dụ như Nam Cao, ông có rất nhiều tác phẩm viết về cái đói và sự tha hoá của con người. Tuy nhiên, nếu như chúng ta làm một phép so sánh giữa “một bữa no”, hay “trẻ con không được ăn thịt chó” với lão Hạc, chúng ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt. Nếu như trong 2 tác phẩm đầu, cái đói, miếng ăn đủ sức cướp đi của người ta lòng tự trọng, danh dự, phẩm chất, thâm chí là tình cha con, thì ở tác phẩm thứ 3, cái đói, miếng ăn lại là chất xúc tác để phẩm giá con người bộc lộ cao đẹp hơn bao giờ hết. Lão Hạc đã giữ trọn nhân phẩm, danh dự và trách nhiệm của mình, đấu tranh quyết liệt trước cái đói và chiến thắng nó. Rõ ràng, Nam Cao đã không lặp lại, cho dù đó là sự lặp lại chính mình.
Học sinh trả lời
Học sinh thảo luận nhóm.
II Tìm hiểu khái niệm “sáng tạo” trong văn học.
Sáng tạo là việc làm nhằm tạo ra những giá trị mới về vật chất cũng như tinh thần.
Sáng tạo trong văn học là việc làm nghiêm túc của người nghệ sĩ để tìm tòi, phát hiện ra cái mới, không chịu gò bó, lệ thuộc vào cái đã có. Điều này sẽ làm nên sự hấp dẫn cho tác phẩm.
HĐ 4: Những sáng tạo của Nguyễn Du trong “truyện Kiều”. 
? Truyện Kiều được sáng tác dựa trên tác phẩm nào? của ai?
Truyện kiều được sáng tác dựa vào tác phẩm “ Kim vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân - một tác phẩm xuất hiện vào thời Minh.
? Tác phẩm gốc được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ sáng tác nào? So sánh với truyện Kiều?
- Tác phẩm gốc được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ văn xuôi. Truyện Kiều được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ thơ. Tuy nhiên, đây vẫn là một bài thơ mang tính chất tự sự.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của Nguyện Du trong truyện Kiều?
Điểm độc đáo đầu tiên của tác phẩm này đó chính là nghệ thuật kể chuyện bằng thơ Nôm – một thứ ngôn ngữ được sáng tạo dựa trên cơ sở chữ Hán.
Điều quan trọng thứ hai cần phải nói tới đó là tính hấp dẫn trong quá trình kể chuyện của tác giả. Theo dõi từ đầu đến cuối câu chuyện, người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Cách xây dưng tình huống truyện của ông rất hợp lí nhưng không nhàm chán, theo lối có sẵn, người đọc không dễ dàng đoán biết trước điều gì. Điều này đã làm nên tính hấp dẫn cho tác phẩm.
Đây là một câu chuyện phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, là sáng tác dành cho mọi loại đối tượng nên nó được độc giả ở mọi tầng lớp say sưa đón nhận.
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời.
Thảo luận nhóm.
III. Tìm hiểu sự sáng tạo của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”. 
1. Nghệ thuật kể chuyện:
Điểm độc đáo đầu tiên của tác phẩm này đó chính là nghệ thuật kể chuyện bằng thơ Nôm – một thứ ngôn ngữ được sáng tạo dựa trên cơ sở chữ Hán.
Điều quan trọng thứ hai cần phải nói tới đó là tính hấp dẫn trong quá trình kể chuyện của tác giả. Theo dõi từ đầu đến cuối câu chuyện, người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Cách xây dưng tình huống truyện của ông rất hợp lí nhưng không nhàm chán, theo lối có sẵn, người đọc không dễ dàng đoán biết trước điều gì. Điều này đã làm nên tính hấp dẫn cho tác phẩm.
Đây là một câu chuyện phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, là sáng tác dành cho mọi loại đối tượng nên nó được độc giả ở mọi tầng lớp say sưa đón nhận.
=> nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc. Ngôn ngữ kể chuyện đã có cả 3 hình thức: trực tiếp ( lời nhân vật), gián tiếp ( Lời tác giả), nửa trực tiếp ( lời tác giả nhưng mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật). Nhân vật xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ.
HĐ 5: Tìm hiểu ngôn ngữ của Truyện kiều:
? Qua những đoạn trích đã học, em hãy rút ra nhận xét của mình về ngôn ngữ Truyện Kiều? Lấy VD minh hoạ.
 Truyện Kiều đã đạt tới đỉnh cao về ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ không chỉ có chức năng biểu đạt, biểu cảm mà còn mang chức năng thẩm mĩ. Tiếng Việt trong truyện Kiều hết sức giàu và đẹp.
 VD: 
- Bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân là hai câu: 
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
 Thảm cỏ non trải rộngtới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh của cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sự hài hoà đến mức tuyệt diệu. Tất cả gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân : Mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, nhẹ nhàng, thanh khiết, khoáng đạt, trong trẻo.Đây không phải bức tranh tĩnh mà là bức tranh động nhờ chữ điểm. Chỉ một chữ thôi mà bức tranh về mùa xuân đẹp một cách lạ kì. Ta đọc được trong vẻ đẹp ấy sự e ấp của cái thuở ban đầu. Cảnh vật như được tiếp thêm nhựa sống, tràn trề hơn, sinh động hơn. Đến cùng với vẻ đẹp tươi mới, mơn mởn của mùa xuân là sự bình yên, thanh khiết của đất trời...Nguyễn Du tài tình biết bao khi khắc họa được một bức tranh mĩ lệ , có hồn và tuyệt vời đến như vậy.
Khi miêu tả Mã Giám Sinh – một tay đểu cáng và giả dối, ông dùng duy nhất chỉ một từ “tót” để kéo tuột cái mặt nạ được nguỵ trang rất khéo léo của hăn.
 Ngôn ngữ trong truyện Kiều còn là thứ ngôn ngữ bình dân, ông không sử dụng lối viết hàn lâm, bác học. Trái lại nó hết sức giản dị và gần gũi. Vì vậy, Truyện Kiều có sức sống và phổ biến rộng trong quần chúng nhân dân.
Học sinh thảo luận trả lời.
IV. Tìm hiểu ngôn ngữ truyện Kiều.
 Truyện Kiều đã đạt tới đỉnh cao về ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ không chỉ có chức năng biểu đạt, biểu cảm mà còn mang chức năng thẩm mĩ. Tiếng Việt trong truyện Kiều hết sức giàu và đẹp.
 Ngôn ngữ trong truyện Kiều còn là thứ ngôn ngữ bình dân, ông không sử dụng lối viết hàn lâm, bác học. Trái lại nó hết sức giản dị và gần gũi. Vì vậy, Truyện Kiều có sức sống và phổ biến rộng trong quần chúng nhân dân.
HĐ 6: Cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Du
? Hãy so sánh nàng Kiều của Nguyễn Du với nàng Kiều của Thanh Tân Tài Nhân?
- Trong truyện Kiều, ND đã đi đến lí tưởng hoá nhân vật, trao cho nhân vật những nét quá hoàn thiện. Chính vì thế, cả sắc, cả tài Kiều đều ở đỉnh cao:
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Sắc thì:
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Về mặt này, ND còn đi xa hơn cả Thanh Tâm tài Nhân.
Thuý Kiều quả là có hai cái tài rõ rệt là tài thơ và tài đàn. Mặc dù Kiều đã nhiều lần làm thơ nhưng tài thơ chỉ được nhắc đến, chỉ được thuật lại chứ chưâphỉ là hiện diện, chưa thành hình tượng nghệ thuật như trong Kim Vân Kiều truyện.
Nét khôn ngoan của Kiều nổi bật nhất là ở Kim Vân Kiều truyện ( một mình Kiều cáng đáng mọi việc trong gia đình, thông thạo mọi việc ở nha môn, vạch mặt Sở Khanh, đoán trước âm mưu của Bạc Bà, Bạc Hạnh, không để cho chúng đánh cắp hành lí của mình, đóng vai quân sư bên cạnh Từ Hải. Trong Truyện Kiều của Nguyện Du, nét khôn ngoan của Kiều thể hiện ở việc xử sự tinh tế, nhưng sự thông minh của Kiều không phải là mặt đột xuất trong cái tài của nàng.
=> Tóm lại, nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du là nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính chất ước lệ cao. Ông lấy những vẻ đẹp tuyệt đối của thiên nhiên để nói về con người.
V. Ngệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du.
Tóm lại, nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du là nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính chất ước lệ cao. Ông lấy những vẻ đẹp tuyệt đối của thiên nhiên để nói về con người, trao cho nhân vật chính tài năng kiệt xuất.
HĐ 7: Tổng kết.
Tóm lại, truyện Kiều là một sáng tạo của Nguyễn Du, sáng tạo cả về mặt nghệ thuật lẫn tư tưởng. Mặc dầu về chủ đề, nhân vật và cốt truyện và kết cấu có sự dựa hẳn vào Kim Vân kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng ở ND có sự xúc cảm, có những rung động sâu xa mà ngoài sự thể nghiệm bản thân ra thì không thể nào có được. Thực tế triều Minh ở Trung Quốc, dưới ngòi bút của Nguễn du đã trở thành thực tế của Việt Nam. Và điều quan trọng hơn cả là Truyện kiều là một kiệt tác, còn Kim Vân Kiều truyện là một tác phẩm bình thường, từ mấy năm nay bị lãng quên.
HĐ 8: Luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tu chon.doc