Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 36 đến tiết 40 năm học 2009

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 36 đến tiết 40 năm học 2009

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh

1. Kiến thức:

 *Thấy được:

- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.

- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

2. Kỹ năng

- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại.

- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ đôc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều.

- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.

 

doc 29 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 36 đến tiết 40 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08 Ngày soạn: 01/ 10 / 2009
Tiết: 36 Ngày dạy: 06 / 10 / 2009
	Văn bản: 
Kiều ở lầu Ngưng Bích
( Trích: Truyện Kiều)
 - Nguyễn Du -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh 
1. Kiến thức: 
	 *Thấy được:
- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kỹ năng
- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ đôïc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3. Thái độ: 
- Cảm thông, chia sẻ với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác.
- Đồng cảm, yêu thương, trân trọng người phụ nữ.
II. CHUẨN BỊ:
 1- Giáo viên:
 	Đọc SGK, SGV, soạn bài, ghi bảng phụ (nội dung mục tổng kết), tranh (SGK) phóng to.
 2- Học sinh:
- Học thuộc bài cũ, chuẩn bị phần luyện tập ở nhà
- Tìm đọc t.phẩm Truyện Kiều, đọc SGK, chuẩn bị bài theo y.cầu câu hỏi SGK
- Tóm tắt tác phẩm truyện Kiều ở đầu phần II “ Gia biến và lưu lạc” đến đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	ª Hoạt động 1: Khởi động (5’)
	 * Mục tiêu: : Ôn lại kiến thức cũ- Tạo tâm thế cho bài học
1/ Ổn định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: 
 -Hỏi: Đọc thuộc lòng đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều ?
 -Hỏi: Qua đoạn trích, em hãy cho biết chân tướng tên buôn người Mã Giám Sinh? Tâm trạng của Thuý Kiều như thế nào?
	3/ Bài mới: 
 Gia đình Kiều bị vu oan, Kiều quyết định bán mình chuộc cha, được mụ mối mách bảo “ Mã Giám Sinh đến mua Kiều” và khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn, Tú bà sợ mất vốn vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gã chồng cho nàng. Tú bà đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
* HĐ 2: Đọc – hiểu chú thích 
MT: Tìm hiểu vị trí đoạn trích
- Lệnh: HS đọc chú thích
- Hỏi: Cho biết vị trí đoạn trích
* Nhận xét, chốt: Sau khi thất thân với Mã Giám Sinh, Tú bà buộc Kiều phải ra tiếp khách. Đau đớn, tủi nhục, nàng toan tự vẫn, cho nên nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích chơ vơ vắng vẻ bên bờ biển Lâm Truy
FLệnh: Đọc các chú thích là điển tích và từ Hán Việt.
[Nhận xét, giảng thêm về các điển tích.
* HĐ 2: Đọc – hiểu văn bản 
 Mục tiêu: Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của Kiều.
- Hướng dẫn đọc: Giọng chậm, buồn. Nhấn mạnh các từ bẽ bàng, điệp từ buồn trông.
- Giáo viên đọc mẫu
- Gọi HS đọc – nhận xét
- Giáo viên nhận xét
- Hỏi: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu nội dung từng phần?
ơChốt: Dù văn bản xét về nội dung có thể chia thành từng phần rõ ràng nhưng toàn văn bản là một dòng cảm xúc liền mạch, tình và cảnh gắn bó, bổ sung, làm nổi bật nhau, mà chủ yếu ở đây là tâm trạngcủa nhân vật.
- GV: Qua 3 phần của văn bản tác giả nêu lên cảnh lầu Ngưng Bích nhìn từ tâm trạng của Thúy Kiều qua ngôn ngữ độc thoại (lời nói thầm bên trong, nhân vật tự nói với chính mình) và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc
( mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng). Sau đây ta sẽ tìm hiểu các chi tiết trên.
- Lệnh: Đọc 6 câu thơ đầu
- Hỏi: Em hãy hình dung về vị trí và cảnh quan thiên nhiên xung quanh lầu Ngưng Bích. Khung cảnh đó được miêu tả qua cách nhìn của ai?
- Hỏi: Theo em hiểu từ “ Khoá xuân” được dùng trong câu thơ có ý nghĩa như thế nào?
-Hỏi: Cảnh lầu Ngưng Bích được miêu tả như thế nào ?
- Hỏi: Không gian mở ra theo chiều rộng, chiều xa, chiều cao có đặc điểm gì ?
- Hỏi: Hình ảnh “Mây sớm đèn khuya” gợi lên tính chất gì của thời gian ?
-GV bình: Trước cảnh mênh mông hoang vắng, sớm khuya làm bạn với mây đèn, trăng. Kiều càng chán ngán, buồn tủi, cô đơn ® điều kiện để Kiều nhớ đến những người thân
- Hỏi: Qua khung cảnh đó ta có thể hiểu điều gì về tâm trạng của Thúy Kiều?
- Lệnh: Đọc 8 câu thơ tiếp theo
- Hỏi: Trong cảnh ngộ của mình, Kiều nhớ ai trước, ai sau? Nguyễn Du miêu tả như thế có hợp lý không? Vì sao?
- Cho học sinh thảo luận
- Gọi 1 em bất kỳ trong nhóm trình bày ý kiến
- Hỏi: Nhớ Kim Trọng, Kiều nhớ những gì?
- Hỏi: Em hiểu được gì về tâm trạng của Kiều qua nỗi nhớ Kim Trọng?
- GV bình: Kiều nhớ người tình là nhớ đến tình yêu nên bao giờ kiều cũng nhớ tới lời thề đôi lứa. Nàng tưởng tượng Kim Trọng cũng đang hướng về mình, đêm ngày đau đáu chờ tin mà vẫn uổng công vô ích. Nàng nhớ về Kim Trọng với tâm trạng đau đớn, xót xa. Kiều quả là người tình chung thủy.
- Hỏi: Nhớ về cha mẹ, Thúy Kiều Nhớ những gì?
( Chú ý các câu thơ: “ Xót người vừa người ôm” )
- Hỏi: Qua nỗi nhớ cha mẹ ta hiểu điều gì về tâm trạng nàng?
GV bình: Nghĩ tới song thân, Kiều thương và xót. Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con, trông mong sự đỡ đần. Nàng xót xa lúc cha mẹ sức yếu, tuổi già mà nàng không được tự tay chăm sóc và hiện thời ai người trông nom.
- Gọi HS đọc 8 câu cuối
- GV: Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Trong đó khung cảnh thiên nhiên luôn là khung cảnh tâm trạng biểu đạt hoạt động nội tâm của nhân vật. Cảnh vật qua cái nhìn của Thúy Kiều đều gợi lên những nét buồn
- Hỏi: Cảnh vật được miêu tả gồm những gì?
- Hỏi: Cảnh là thực hay hư ? Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh những điều đó ?
- Hỏi: Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong 8 câu thơ cuối ? Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào ?
- GV: Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “ Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”. Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà bên bờ biển, từ cánh buồm thấp thoáng, cánh hoa trôi man mác, nội cỏ rầu rầu đến tiếng sóng ầm ầm đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều: Sự cô đơn, thân phận nổi nênh vô định, nỗi buồn tha hương, lòng thương nhớ người yêu, cha mẹ và cả sự bàng hoàng lo sợ. Ngọn gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng kêu quanh ghế ngồilà cảnh tượng hãi hùng như báo trước giông bão sẽ nổi lên vùi dập cuộc đời kiều để nàng phải lâm vào cảnh: “ thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.”
* Hoạt động 3: Tổng kết 
Mục tiêu: Khái quát lại những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
- Hỏi: Qua đoạn trích mà em đã học, em hiểu được gì về tình cảm, tâm trạng của Thúy Kiều?
- Hỏi: Nguyễn Du rất thành công trong việc miêu tả nội tâm của nhân vật, Theo em bằng biện pháp nghệ thuật nào mà tác giả lại thành công như thế?
GV nhận xét, treo bảng phụ. 
Y/ cầu HS đọc
* Hoạt động 4: Luyện tập 
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm
- GVHD đọc + Đọc mẫu
- Gọi HS đọc diễn cảm
- GV nhận xét
 5’
 25’
7’
 5’
- Đọc thầm
-TL: Nằm ở phần 2 của tác phẩm, lúc Thúy Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
- Đọc, theo dõi.
- Nghe.
- Nghe hướng dẫn
- Nghe đọc
- HS nhận xét 
- HS nghe 
- TL: Chia 3 phần 
+ 6 câu đầu: Cảnh trước lầu Ngưng Bích
+ 8 câu tiếp: Kiều nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ
+ 8 câu cuối: buồn trông cảnh trước lầu
-HS nghe
- HS đọc
- Cảnh vật được thể hiện qua cái nhìn của Thúy Kiều
-Khóa xuân: Khoá kín tuổi xuân, bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
- Cảnh: Non xa, trăng gần, cồn cát vàng, bụi hồng bốc lên từng dặm
- TL: Không gian “bốn bề bát ngát xã trông”, cảnh “ non xa, trăng gần” như gợi lên cảnh trơ trọi giữa trời nước
-TL: Cụm từ: “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín ( sớm và khuya, ngày và đêm, chỉ biết bè bạn với mây đèn)
-HS nghe
-TL: Tâm trạng của Kiều là nỗi buồn, niềm cô đơn buồn tủi của Kiều.
- HS đọc
-Thảo luận nhóm
-TL: hợp lí. Vì: đối với cha mẹ Kiều đã đền đáp một phần công ơn. Nhưng đối với Kim Trọng nàng không giữ được lời nguyền, chàng vẫn ngày đêm đang trông nàng.
-TL: Nhớ chén rượu thề nguyền dưới ánh trăng, chàng Trương vẫn ngày đêm trông tin, chờ đợi nàng.
-TL: Kiều nhớ Kim Trọng với tâm trạng đau đớn xót xa. Kiều quả là người tình chung thủy.
- HS nghe
-TL: Nhớ cha mẹ tựa cửa chờ trông tin nàng. Nhớ cha mẹ không ai chăm sóc. Nhớ thời gian xa nhà đã lâu.
-Trả lời:
-HS nghe
-HS đọc
-HS nghe
- TL: Cảnh vật: cánh buồm, hoa trôi, nội cỏ, chân mây, mặt đất.
- TL: Diễn tả tâm trạng Thúy Kiều, Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “tình trong cảnh, cảnh trong tình”. Mỗi biểu hiện của cảnh kết hợp với từng trạng thái tình cảm.
- TL: Cụm từ 
“ Buồn trông” mở đầu câu thơ 6 chữ ® tạo âm hưởng trầm buồn, “buồn trông” đã trở thành điệp khúc của đoạn thơ và là điệp khúc của tâm trạng
- Nghe
-Trả lời
-Trả lời: 
-HS quan sát, đọc
-HS nghe HD
-HS đọc
I. ĐỌC - HIỂU CHÚ THÍCH
 * Vị trí đoạn trích
Đoạn trích nằm ở phần 2 của tác phẩm truyện Kiều
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
 1. Đọc văn bản
 2. Bố cục: 3 phần 
- 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn, đáng thương của Kiều
- 8 câu tiếp : Kiều nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ
-8 câu cuối: Nỗi buồn cô đơn, tuyệt vọng của Kiều
3. Tìm hiểu chi tiết
 a. Hoàn cảnh cô đơn, đáng thương của Kiều
- Khoá xuân: khoá kín tuổi xuân, bị giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích
- Cảnh lầu Ngưng Bích: + Non xa
 + Trăng gần
 + Cồn cát vàng
 + Bụi hồng bốc lên từng dặm
® Nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng.
Þ Nàng rơi vào hoàn cảnh cô đơn, tuyệt vọng hoàn toàn.
 b. Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ
 * Nhớ Kim Trọng
+ Nhớ chén rượu thề nguyền dưới ánh trăng
+ Thông cảm nỗi chờ trông của Kim ... đẹp. Điều đó được thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của người nông dân.
- Muốn giữ gìn sự giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc, hãy bắt đầu từ việc học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động.
*Bài 5: Để làm tăng vốn từ cần:
- Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói hằng ngày của những người xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát thanh truyền hình
- Đọc sách báo, nhất là những tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng.
- Ghi chép lại những từ ngữ 
mới đã nghe được.
- Tập sử dụng những ngôn ngữ mới trong những hoàn cảnh giao tiếp thích hợp.
Bài 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
a. Điểm yếu 
b. Mục đích cuối cùng
c. Đề đạt
d. Láu táu
e. Hoảng loạn
*Bài 7: Phân biệt nghĩa và đặt câu 
a. Nhuận bút / thù lao
* Nhuận bút: Tiền trả cho người viết một tác phẩm. 
* Thù lao: +Trả công để bù đắp vào lao động.
 + Khoản tiền trả công
b. Tay trắng / trắng tay
* Tay trắng: Không có chút vốn liếng nào.
* Trắng tay: Bị mất tất cả, không còn gì.
c. Kiểm điểm/ kiểm kê
* Kiểm điểm: xem xét, đánh giá lại từng việc hoặc từng cái để có nhận định chung.
* Kiểm kê: Kiểm lại từng cái, từng món.
d. Lược khảo/ lược thuật
* Lược khảo: Nghiên cứu một cánh khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết.
* Lược thuật: Trình bày tóm tắt
*Bài 8: 
Tìm 5 từ láy và 5 từ ghép theo mẫu
+ Từ ghép: 
- Bàn luận / Luận bàn 
- Đấu tranh / Tranh đấu
- Bến bơ ø/ Bờ bến
- Triển khai / Khai triển
- Cầu khẩn / Khẩn cầu
+ Từ láy: 
- Ao ước / ước ao 
- Đau đớn / đớn đau 
- Mịt mờ / mờ mịt
- Dào dạt / dạt dào
- Khát khao / khao khát
* Bài 9: Tìm từ ghép Hán Việt với các yếu tố đã nêu
- Bất: bất biến, bất công, bất diệt
- Bí : bí mật, bí danh, bí hiểm
IV. HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHAø: (2 phút)
	- Học thuộc lòng nội dung bài, làm các bài tập còn lại
	- Mở rộng vốn từ: hiểu và biết cách sử dụng một số từ Hán Việt thông dụng
- Chuẩn bị cho tiết sau “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”
	+Xem lại đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” 
	+Tìm những câu thơ tả cảnh, những câu thơ tả tâm trạng
	+Trả lời câu hỏi SGK
	+Xem và thực hiện phần luyện tập
V. NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần: 08	 Ngày soạn: 04/ 10 / 2009
 Tiết: 40 Ngày dạy: 09 / 10 / 2009
	Tập làm văn: 
MIÊU TẢ NỘI TÂM 
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
-----&-----
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh: 
* Về kiến thức:
- Hiểu được nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự
- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giũa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện
* Về kĩ năng:
- Phát hiện và phân tích miêu tả nội tâm và mối quanh hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự
* Thái độ: 
 Ý thức tầm quan trọng của việc miêu tả nội tâm khi xây dựng nhân vật trong văn bản tự sự.
II. CHUẨN BỊ:
 1- Giáo viên: 
	 Đọc SGK, SGV, soạn bài, ghi bảng phụ (nội dung mục ghi nhớ).
 2- Học sinh:
- Đọc sách giáo khoa, tìm hiểu sơ nét cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự ( Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên)
- Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	ª Hoạt động 1: Khởi động (5’)
	 * Mục tiêu: : Ôn lại kiến thức cũ- Tạo tâm thế cho bài học
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
+ Miêu tả có vai trò như thế nào trong văn tự sự ?
+ Đối tượng miêu tả trong văn tự sự là những yếu tố nào ?
+ Kiểm tra bài soạn 3 học sinh
3/ Bài mới: 
 Từ là chất liệu để tạo nên câu.Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ,tình cảm,cảm xúc của con người,người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú.Từ đó trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng để phát triển kĩ năng diễn đạt
HĐ CỦA THẦY
TG
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện
- Gọi HS đọc đoạn trích 
“ Kiều ở lầu Ngưng Bích”?
-Hỏi: Tìm những câu thơ tả cảnh thiên nhiên bên ngoài?
-Hỏi: Những câu thơ miêu tả tâm trạng Thúy Kiều? 
-Hỏi: Dấu hiệu nào cho ta thấy đoạn đầu tả cảnh và đoạn sau miêu tả nội tâm? 
-Hỏi: Những câu thơ tả cảnh có quan hệ như thế nào với việc thực hiện nội tâm nhân vật?
* GV: Đối tượng miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình là những cảnh vật và con người có chân dung, hình dáng, hành động,là những điều có thể quan sát trực tiếp. Cón đối tượng miêu tả nội tâm là nhựng suy nghĩ, tình cảm, những diễn biến, tâm trạng nhân vật,những gì không quan sát trực tiếp bên ngoài, nhưng có thể tự quan sát, thể nghiệm, nhưng giữa chúng có mối qua hệ với nhau.
- Hỏi: Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự ?
- Chốt thêm:
+ Tả cảnh bên ngoài cảnh vật con người với chân dung hình dáng, hành động, ngôn ngữ, màu sắc quan sát trực tiếp.
+ Tả nội tâm: suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng nhân vật không quan sát được trực tiếp.
- Gọi HS đọc nội dung VD 2
- Hỏi: Em có nhận xét gì về cách miêu tả nội tâm nhân vật lão Hạc ?
- Hỏi: Qua 2 VD, ta thấy việc miêu tả nội tâm có mấy cách?
GV củng cố: 
- Hỏi: Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
- Hỏi: Có mấy cách thể hiện nội tâm nhân vật?
GV khái quát, treo bảng phụ, gọi HS đọc ghi nhớ 
 *Chốt: Một nhân vật tạo ấn tượng cho người đọc là nhân vật có đời sống nội tâm phong phú. Miêu tả nội tâm là việc làm không thể thiếu trong xây dựng nhân vật. Không nhất thiết lúc nào cũng miêu tả cụ thể nội tâm nhân vật mà ta có thể thực hiện điều đó thông qua miêu tả cảnh vật hay ngoại hình nhân vật.
* Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự
- Gọi học sinh đọc bài tập
- Hỏi: Hãy tìm những câu thơ miêu tả chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh và đoạn miêu tả nội tâm của Thúy Kiều?
- GVHD: Chuyển thành văn bản tự sự việc Mã Giám Sinh mua Kiều: người kể có thể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.
- Gọi học sinh kể- nhận xét
- Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm 
-Gọi HS đọc y.cầu bài tập 3.
- Về nhà viết đoạn văn miêu tả nội tâm của em khi mình mắc lỗi với người khác.
* GVHD HS thực hiện: Sự việc gì? Diễn biến ra sao? Suy nghĩ thế nào mà em làm việc đó? Sau khi sự việc xảy ra, em đã ray rứt, ân hận như thế nào?
® Yêu cầu HS lần lượt trình bày.
[Nhận xét, tuyên dương.
 18’
 20’
- HS đọc đoạn trích
- HS tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng
- Trả lời
-TL: Từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại cảnh mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật và ngược lại
-HS nghe
-TL: Miêu tả nội tâm nhằm tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật.
-HS nghe
- HS đọc ví dụ 
-TL: Miêu tả nội tâm từ gương mặt, nét mặt, hình dáng.
- TL: Có 2 cách:
 +Trực tiếp: Đoạn: 
“ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
 +Gián tiếp: Đoạn trích “Lão Hạc”
- HS nghe
- TL: Theo ghi nhớ SGK
- TL:Theo ghi nhớ SGK
- HS quan sát, đọc ghi nhớ
- HS nghe
- Đọc bài tập 1
-Thuật lại đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.
- Nghe
- Kể chuyện ( dựa theo hai đoạn thơ vừa tìm được)
-Thực hiện bài viết và trình bày.
I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN TỰ SỰ
 1. Tìm hiểu ví dụ
Đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
a/ Những câu thơ tả cảnh:
+ 4 câu đầu
+ 8 câu cuối
- Những câu thơ miêu tả tâm trạng:
Bên trời góc bể bơ vơ 
.
Có khi gốc tử đã vừa người ôm 
® Đoạn đầu miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, đoạn sau miêu tả suy nghĩ của nàng Kiều: Thân phận cô đơn, bơ vơ, nghĩ về người thân.
b- Giữa miêu tả hoàn cảnh, ngoai cảnh và miêu tả nội tâm có quan hệ với nhau. Từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại cảnh mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật và ngược lại
Þ Miêu tả nội tâm nhằm khắc họa “chân dung tinh thần” của nhân vật, tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật. Vì thế, miêu tả nội tâm có tác dụng rất lớn trong việc khắc họa đặc điểm, tính cách nhân vật.
*Ví dụ 2: Nhận xét
Đoạn trích miêu tả nội tâm của Lão Hạc từ nét mặt, cử chỉ của nhân vật ® Sự đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi phải bán con chó qua lời kể của ông giáo
 2. Ghi nhớ: SGK/117
_Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
_Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục.
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1
- Miêu tả ngoại hình của Mã Giám Sinh
Quá niên  tứ tuần
Mày râu  bảnh bao
- Miêu tả nội tâm Kiều
Nỗi mình thêm tức 
Ngừng hoa  mặt dày
Bài tập 3
Ghi lại tâm trạng của em sau khi có lỗi với người khác.
IV. HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHÀ: (2 phút)
- Học thuộc lòng phần ghi nhớ. Làm bài tập ở nhà
- Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả tâm trạng nhân vật đã học
- Soạn bài: “Lục vân Tiên gặp nạn”
+ Đọc- Học thuộc lòng đoạn trích, tìm hiểu chú thích.
 	 + Thực hiện các câu hỏi Đọc – hiểu văn bản. (chú ý tìm hiểu nhân vật ông Ngư; phân tích cái hay của những câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên)
V. NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9(83).doc