Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 113 đến tiết 116

Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 113 đến tiết 116

CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

(Hà Ánh Minh)

A. Mức độ cần đạt

Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, xã hội của ca Huế. Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Khái niệm thể loại bút kí.

- Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế.

- Vẻ đẹp của con người xứ Huế.

 2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.

- Phân tích văn bản nhật dụng (kiểu loại thuyết minh)

- Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.

 3. Thái độ : Giáo dục tinh thần yêu mến, trân trọng những di sản văn hoá của ông cha. Giáo dục tình yêu sinh hoạt văn nghệ ca Huế, yêu thành phố Huế nói riêng và quê hương đất nước nói chung.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận tác phẩm

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 113 đến tiết 116", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30	 Ngày soạn: 28/03/2013
Tiết: 113	 Ngày dạy : 01/04/2013
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
(Hà Ánh Minh)
A. Mức độ cần đạt
Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, xã hội của ca Huế. Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Khái niệm thể loại bút kí.
- Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế.
- Vẻ đẹp của con người xứ Huế.
 2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.
- Phân tích văn bản nhật dụng (kiểu loại thuyết minh)
- Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
 3. Thái độ : Giáo dục tinh thần yêu mến, trân trọng những di sản văn hoá của ông cha. Giáo dục tình yêu sinh hoạt văn nghệ ca Huế, yêu thành phố Huế nói riêng và quê hương đất nước nói chung.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận tác phẩm
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P,KP...
 Lớp 7A5 vắng ;P,KP... 	
 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS
 3. Bài mới: Qua văn chương chúng ta đã từng đến thăm nhiều nơi, nhiều cảnh đẹp trên khắp đất nước. Chúng ta đã tới Cà Mau qua văn bản “Sông nước Cà Mau”, chúng ta cũng đã ra thăm đảo Cô Tô qua bài tùy bút “Cô Tô” của Nguyễn Tuân, chúng ta cũng đã đến Đèo Ngang qua bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan Hôm nay, chúng ta sẽ đến thăm một vùng đất, vùng cố đô nổi tiếng thơ mộng với những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo qua văn bản “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
GV: Nêu vắn tắt về tác giả, tác phẩm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
 Gv hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc văn bản: Đọc rõ ràng, mạch lạc – giọng đọc cần thể hiện được tình cảm của tác giả.
Gv đọc mẫu một đoạn, gọi 2 – 3 Hs đọc tiếp.
Gv cho HS giải thích một số từ khó.
C Văn bản này có thể chia làm mấy phần?
Hs theo dõi văn bản, trả lời.
CNêu những phương thức biểu đạt chính trong văn bản?
* Hướng dẫn phân tích cụ thể
Hãy tìm các làn điệu dân ca Huế và nét đặc trưng của những làn điệu ấy?
-> Các làn điệu dân ca Huế:
- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh à Buồn bã.
- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp ,... -> Náo nức,nồng hậu tình người.
- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,... -> Gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
- Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân à Buồn man mác, thương cảm bi ai, vương vấn...
- Tứ đại cảnh à Không vui, không buồn.
 CTác giả dùng cách gì để giới thiệu các làn điệu dân ca Huế. Qua đó, em thấy các làn điệu dân ca Huế như thế nào? 
-> Bằng cách liệt kê, kết hợp với giải thích, bình luận tác giả đã miêu tả các làn điệu dân ca Huế Phong phú, đa dạng, tinh tế, gắn bó gần gũi với các công việc của người dân Huế.
Gv giảng thêm về nhã nhạc cung đình và dân ca Huế.
CThời gian, không gian biểu diễn ca Huế ntn?
Em có nhận xét gì về thời gian, không gian biểu diễn ca huế? (Ca Huế diễn ra từ đêm đến sáng, trên thuyền Rồng, bồng bềnh trên dòng sông Hương trong khung cảnh huyền ảo thơ mộng.)
Gv nhấn mạnh cho Hs thấy nét đặc biệt của loại hình ca Huế so với các loại hình dân ca khác về không gian, thời gian diễn ra cuộc hát.
 CPhục vụ đêm ca Huế có các nhạc cụ gì?
CEm có nhận xét thế nào về các nhạc cụ biểu diễn?
 Ca công được miêu tả với những chi tiết nào?
-> Các ca công: trang phục truyền thống đẹp và duyên dáng, các nhạc công tài hoa với các ngón đàn điêu luyện.
CCó gì đặc sắc trong nghệ thuật biểu diễn của các nhạc công?
CBiện pháp nghệ thuật chủ yếu được dùng trong đoạn này là gì? Tác dụng như thế nào?
CTheo em, ca Huế có nguồn gốc từ đâu?
 Ca Huế có nguồn gốc từ nhạc dân gian, nhạc cung đình, nhã nhạc. Số lượng tác phẩm lớn, làn điệu phong phú.
CNguồn gốc đó tạo cho ca Huế có đặc điểm gì?
CCách thưởng thức ca Huế có gì đặc biệt?
 CEm có nhận xét gì về cách thưởng thức ca Huế?
 CCách nghe ca Huế được miêu tả trong văn bản có khác gì với cách nghe ca Huế qua băng, đài?
Khác là nghe và nhìn trực tiếp trong khung cảnh thơ mộng à thú vị hơn.
Gv phân tích thêm cho Hs hiểu về ca dao, dân ca nói chung chỉ sống thật sự trong không gian thật của nó. Cho Hs nghe một đoạn ca Huế.
CCảnh Huế về đêm hiện ra với những nét nổi bật nào?
Thảo luận: CThế nào là tao nhã? Tại sao có thể nói nghe ca Huế trên sông Hương là một thú tao nhã?
-> Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến cách trang điểm, ăn mặc Chính vì thế, nghe ca Huế quả là một thú tao nhã.
 CLần đầu tiên được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương, tác giả có những cảm xúc gì?
Hướng dẫn tổng kết
Gv tóm lược về nội dung, nghệ thuật của văn bản và cho Hs đọc ghi nhớ Sgk.
HS đọc bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện 
I. Giới thiệu chung 
1. Tác giả: Hà Ánh Minh
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Là tác phẩm xuất sắc, đăng trên báo “Người Hà Nội”.
- Thể loại: bút ký (văn bản nhật dụng)
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu  “lý hoài nam”: Giới thiệu sơ lược về các làn điệu ca Huế.
+ Đoạn 2: Phần còn lại: Đêm nghe ca Huế trên sông Hương. Những nét đặc sắc của ca Huế.
2.2. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
2.3. Phân tích
a. Giới thiệu chung về các làn điệu dân ca Huế 
- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh à Buồn bã.
- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, -> Náo nức, nồng hậu tình người.
- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,... -> Gần gũi với dân ca nghệ tĩnh, thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
- Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân à Buồn man mác, thương cảm bi ai, vương vấn.
- Tứ đại cảnh à Không vui, không buồn.
à Nt: Liệt kê, miêu tả kết hợp với giải thích, bình luận.
=> Các làn điệu dân ca Huế Phong phú, đa dạng, tinh tế, gắn bó gần gũi với các công việc của con người.
b. Những nét đặc sắc của ca Huế trên sông Hương 
* Thời gian, không gian: 
- Thời gian: Ban đêm
- Không gian: Trên chiếc thuyền rồng được trang trí lộng lẫy, trôi trên dòng sông Hương.
-> Yên tĩnh, thơ mộng và lãng mạn.
* Nhạc cụ: Đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo và cặp sanh.
-> Phong phú, với nhạc cụ cổ truyền của dân tộc.
* Ca công:
- Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp. 
- Nữ: mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng.
* Nhạc công
- Dùng các ngón đàn trau chuốt: nhấn, mổ, vỗ, vả 
- Tiếng đàn lúc khoan, lúc nhặt làm xao động hồn người. 
-> Nghệ thuật: Liệt kê.
=> Làm nổi bật được nét đặc sắc của ca Huế.
* Nguồn gốc: Ca Huế có nguồn gốc từ nhạc dân gian, nhạc cung đình, nhã nhạc.
-> Ca Huế vừa sôi nổi, lạc quan, tươi vui vừa trang trọng, uy nghi.
* Cách thưởng thức: 
- Trực tiếp nghe nhìn các ca công, ca nhi biểu diễn.
- Ngắm cảnh Huế về đêm huyền ảo, thơ mộng.
-> Vừa dân dã, vừa sang trọng.
* Khung cảnh thành phố Huế
- Thành phố lên đèn như sao sa
- Cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.
- Trăng lên.
- Gió mơn man.
- Dòng sông trăng gợn sóng.
- Bờ bên kia, chùa Thiên Mụ hiện ra mờ ảo.
- Tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng.
=> Thú nghe tao nhã.
c. Cảm xúc của nhân vật trữ tình
- Như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu.
- Tâm trạng chờ đợi rộn lòng..
- Cảm nhận:
 + Không gian như lắng đọng.
 + Thời gian như ngừng lại.
 + Ca Huế chính là nội tâm con gái Huế.
-> Say đắm với nghệ thuật ca Huế.
3. Tổng kết
a) NT:
b) ND:
 * Ý nghĩa văn bản: Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa của dân tộc.
III. Hướng dẫn tự học
- So sánh với dân ca và sinh hoạt văn hóa dân gian các miền khác trên đất nước mà em biết để thấy cái độc đáo của ca Huế trên sông Hương.
- Soạn bài: Quan Âm Thị Kính
E. Rút kinh nghiệm 
Tuần: 30	 Ngày soạn: 28/03/2013
Tiết: 114 	 Ngày dạy: 01/04/2013
HDĐT: QUAN ÂM THỊ KÍNH
Trích đoạn: NỖI OAN HẠI CHỒNG
A. Mức độ cần đạt 
 - Có hiểu biết sơ giản về chèo cổ - một loại hình sân khấu truyền thống.
 - Bước đầu biết đọc – hiểu văn bản chèo. Nắm được nội dung chính và đặc điểm hình thức tiêu biểu của đoạn trích.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức
- Sơ giản về chèo cổ.
- Giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của vở chèo “Quan Âm Thị Kính”.
- Nội dung, ý nghĩa và một vài đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”.
 2. Kỹ năng
- Đọc diễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai.
- Phân tích mâu thuẫn, nhân vật và ngôn ngữ thể hiện trong một trích đoạn chèo.
 3. Thái độ
- Thêm yêu quý thể loại sân khấu truyền thống của dân tộc.
- Thông cảm với số phận của nhân vật Thị Kính.
C. Phương pháp: 
 Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích và cảm nhận tác phẩm chèo.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P,KP...
 Lớp 7A5 vắng ;P,KP... 
 2. Bài cũ: CEm có nhận xét gì về cố đô Huế qua văn bản “Ca Huế trên sông Hương”?
 3. Bài mới: Chúng ta đã từng được học nhiều thể loại văn học như thơ, truyện, tùy bút nhưng có lẽ chúng ta chưa biết đến chèo. Đó là một loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu. Các vở chèo chủ yếu được khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm. Hôm nay, chúng ta sẽ được biết đến một vở chèo nổi tiếng và tìm hiểu một trích đoạn trong vở chèo đó. Vở chèo mang tên Quan Âm Thị Kính.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy	
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
CHướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm Chèo.
Chú ý nhấn mạnh các điểm:
- Có một số loại nhân vật truyền thống với những tính cách riêng.
- Sân khấu chèo có tính cách điệu và ước lệ cao, thể hiện rõ trong nghệ thuật hoá trang, hát và múa.
- Chèo lấy tích truyện từ truyện cổ tích và truyện Nôm. Các vở chèo tiêu biểu: Kim Nham
Gv yêu cầu Hs đọc, tóm tắt ngắn gọn nội dung vở chèo “Quan Âm Thị Kính”.
CVở chèo “Quan Âm Thị Kính” có giá trị như thế nào?
Hs suy nghĩ, trả lời. 
Gv bổ sung, chốt ý.
CNêu vị trí của trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
Gv hướng dẫn giọng đọc. Phân vai cho Hs đọc.
Gv cho Hs xem một số trích đoạn vở chèo.
CVăn bản có thể chia làm mấy phần?
P1: Từ đầuxén tày một mực: Hạnh phúc vợ chồng.
P2: Tiếp Về cùng cha, con ơi: Nỗi oan hại chồng.
P3: Đoạn còn lại: Quyết đi tu.
CNêu những phương thức biểu đạt có trong văn bản?
CĐoạn đầu cho thấy quan hệ vợ chồng Thị Kính ntn? Quan hệ ấy thể hiện ở những chi tiết nào? Qua đó, ta thấy Thị Kính là người ra sao?
- Chồng đọc sách, vợ ngồi khâu.
- Ngồi quạt cho chồng ngủ.
- Xén râu cho chồng vì muốn là ... 
- Quạt cho chồng ngủ, thấy sợi râu mọc ngược. Cầm dao khâu toan xén đi.
-> Muốn làm đẹp cho chồng.
=> Người vợ yêu chồng đằm thắm, tha thiết, trong sáng, chân thật, tự nhiên. 
b. Nỗi oan hại chồng 
* Sùng bà:
- Quy kết cho Thị Kính giết chồng.
- Vu oan cho Thị Kính ngoại tình.
- Lời lẽ độc địa
- Cử chỉ thô bạo
- Làm ngơ trước nỗi đau khổ của Thị Kính.
- Đuổi Thị Kính ra khỏi nhà.
-> Nt: Khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
=> Sùng bà là nhân vật mụ ác, bản chất độc địa, tàn nhẫn, bất nhân, hợm của, khoe dòng giống.
* Sùng ông:
- Vợ nói gì nghe nấy.
- Tàn ác không kém gì Sùng bà.
* Thiện Sĩ:
- Thương vợ, biết vợ bị oan.
- Nhu nhược, không dám bảo vệ.
* Thị Kính
- Lời nói: Van xin thống thiết nhiều lần.
- Cử chỉ:vật vã khóc, ngửa mặt rũ rượi, chạy theo van xin.
-> Thị Kính hiền lành, yếu đuối, nhẫn nhục...
 => Thị Kính là kiểu nhân vật nữ chính, bản chất đức hạnh, nết na, trong oan ức vẫn hiền lành, chân thực, nhẫn nhục giữ phép tắc gia đình.
c. Quyết đi tu 
- Không thể ở lại.
- Không thể về nhà.
- Không thể lấy người khác.
- Không thể bỏ đi chỗ khác.
- Không ai tin.
- Quyết định đi tu:
 + Tích cực: Thị Kính muốn sống để tỏ rõ con người đoan chính.
 + Tiêu cực: Thị Kính không nhận ra nguyên nhân nỗi khổ của mình, không đấu tranh mà nhẫn nhục cam chịu.
=> Bế tắc, tuyệt vọng, không biết phải làm thế nào, không thoát khỏi đau khổ.
3. Tổng kết
a) NT:
b) ND:
 * Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích góp phần tái hiện chân thực mâu thuẫn giai cấp, thân phận người phụ nữ qua mối quan hệ hôn nhân ngày xưa.
III. Hướng dẫn tự học
- Tóm tắt trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”.
- Viết một đoạn văn ngắn (6 - 8 câu) nêu suy nghĩ của em về nhân vật Thị Kính.
- Soạn bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 30	 Ngày soạn: 02/04/2013
Tiết: 115	 	 Ngày dạy : 05/04/2013
DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
- Biết sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 1. Kiến thức: Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản.
 2. Kĩ năng
- Sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản.
- Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
 3. Thái độ: Biết sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong diễn đạt.
C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P,KP...
 Lớp 7A5 vắng ;P,KP... 
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của Hs.
3. Bài mới: Để thể hiện nhiều sự vật, sự việc chưa liệt kê hết hoặc để ngăn cách các vế của một câu người ta sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Vậy thế nào là dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp những câu hỏi đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Hướng dẫn tìm hiểu dấu chấm lửng
Gv treo bảng phụ ghi sẵn ví dụ trong sgk cho Hs đọc 
 CTrong các ví dụ a, b, c dấu chấm lửng dùng để làm gì?
Câu a: Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê.
Câu b: Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt mỏi và hoảng sợ.
Câu c: Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ “bưu thiếp” (Một tấm bưu thiếp thì quá nhỏ so với dung lượng của một cuốn tiểu thuyết).
CVậy dấu chấm lửng có những công dụng gì? 
Hs trả lời, Gv tóm lại rồi cho Hs đọc ghi nhớ Sgk.
Hướng dẫn tìm hiểu dấu chấm phẩy 
Gv treo bảng phụ các ví dụ Sgk. Hs đọc.
Thảo luận: CCác dấu chấm phẩy được dùng làm gì? Có thể thay bằng dấu phẩy được không? Vì sao?
-> Ví dụ a Dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. (Vế thứ hai đã dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận đồng chức).
Ví dụ b: Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp, nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê. 
Ta không thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được. Vì trong một phép liệt kê phức tạp tác giả phải liệt kê tới chín mối quan hệ các dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các mối quan hệ này. Nếu ta thay bằng dấu phẩy có thể sẽ gây ra sự hiểu lầm.
CVậy, dấu chấm phẩy có những công dụng nào?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 2. Hs đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập 
Bài 1. Thảo luận nhóm – Cử đại diện trình bày. 
Nhóm khác nhận xét.
Gv nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 2. Cho HS làm miệng.
Bài 3. Gv yêu cầu Hs làm bài tập 3 vào vở bài tập. Dành khoảnh 5 - 7 phút cho Hs làm bài rồi gọi một số em đứng tại chỗ đọc bài.
Học sinh khác nhận xét. 
Gv nhận xét, chỉnh sửa cho Hs.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện.
I. Tìm hiểu chung
1. Dấu chấm lửng
1.1. Phân tích ví dụ
a. Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê.
b. Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt mỏi và hoảng sợ.
c. Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ “bưu thiếp”. (Một tấm bưu thiếp thì quá nhỏ so với dung lượng của một cuốn tiểu thuyết).
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/122)
2. Dấu chấm phẩy
2.1. Phân tích ví dụ
- Ví dụ a: Dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. (Vế thứ hai đã dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận đồng chức).
- Ví dụ b: Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp, nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê. 
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/122)
II. Luyện tập
Bt1: 
a. Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá sợ hãi.
b. Dấu chấm lửng biểu thị câu nói bị bỏ dở.
c. Dấu chấm lửng biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.
Bt2: Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Bt3
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung bài học, học thuộc Ghi nhớ.
- Làm hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Viết đoạn văn miêu tả (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Luyện nói bài văn giải thích một vấn đề..
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 30	 Ngày soạn: 02/04/13
Tiết: 116	 	 Ngày dạy: 05/0413
LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 6 làm ở nhà
A. Mức độ cần đạt
- Rèn luyện kỹ năng nghe, nói giải thích một vấn đề.
- Rèn luyện kỹ năng phát triển dàn ý thành bài nói giải thích một vấn đề.	
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề.
 2. Kỹ năng 
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề.
- Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói.
 3. Thái độ: Biết trình bày miệng về một vấn đề xã hội để thông qua đó tập nói năng một cách mạnh dạn, tự nhiên, trôi trảy.
C. Phương pháp
Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P,KP...
 Lớp 7A5 vắng ;P,KP... 
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn HS
3. Bài mới: Chúng ta đã được tìm hiểu kỹ về kiểu bài nghị luận giải thích. Hôm nay, để củng cố kiến thức vừa mới được học cũng hnư luyện tập cho các em có sự trình bày mạnh dạn, tự nhiên và trôi chảy trước tập thể lớp về những vấn đề kiến thức xã hội và văn học, cô mời các em tham gia vào tiết “Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề”.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết
 CNhắc lại khái niệm giải thích? Người ta giải thích theo những cách nào? Bài văn giải thích phải đáp ứng được yêu cầu như thế nào?
Hs nhớ lại kiến thức trả lời.
 C Dàn bài của bài văn giải thích gồm mấy phần? Nêu nội dung mỗi phần?
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành 
Đề: Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Gv kiểm tra bài làm để nắm được sự chuẩn bị của Hs
CEm hãy xác định tính chất yêu cầu đề?
 + Giải thích để làm sáng tỏ vấn đề.
 + Khẳng định lại vấn đề trên là đúng.
CNêu luận đề của đề bài?
CMở bài có nhiệm vụ gì?
-> Đề bài thể hiện rõ được luận đề và mang định hướng giải thích.
CThân bài có những luận điểm nào?
CKết bài em phải làm gì?
Các nhóm trình bày dàn bài. Gv nhận xét, chỉnh sửa dàn bài đúng, đầy đủ.
* Yêu cầu của tiết luyện nói:
 + Đối với người trình bày :
 - Giữ thái độ bình tĩnh tự tin, mạnh dạn, nhiệt tình.
 - Không lệ thuộc vào giấy tờ viết sẵn, nói những điều em hiểu chứ không phải đọc những điều các em viết ra.
 - Thật sự giao lưu với người nghe, chú ý nói làm sao cho cả lớp nghe được.
 + Đối với người nghe: Khi nghe bạn nói, các em cần phải trật tự, chăm chú nghe. Xem sự giải thích của bạn còn chỗ nào thành công, chỗ nào hạn chế. Mạnh dạn nhận xét, lắng nghe sự đánh giá của thầy cô và các bạn.
Hoạt động 2: Thực hành luyện nói
Gv chia nhóm 4 để trình bày: 
Hs xem lại bài theo từng tổ, các thành viên trong tổ tự nói với nhau.
Các tổ cử đại diện trình bày trước lớp.
Tập thể lớp góp ý, bổ sung.
Giáo viên sơ kết tiết luyện nói, chỉ những ưu điểm để các em khắc phục để có thể tốt hơn.
Gv đọc cho Hs nghe một số đoạn văn mẫu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện
* Hướng dẫn viết bài Tập làm văn số 6: Với đề tập làm văn số 6 như đã biết, chúng ta xem lại phần lí thuyết, sau đó tiến hành làm bài theo các bước đã học. Chú ý đọc kỹ đề, lập dàn bài thật chi tiết, viết thật cẩn thận. Có như vậy, bài làm của chúng ta mới có sức thuyết phục và đạt hiệu quả cao.
I. Lý thuyết
II. Luyện tập
Đề ra: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
1. Lập dàn bài
a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề lòng biết ơn.
- Trích dẫn câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
b. Thân bài
 * Giải thích nội dung câu tục ngữ.
- Nghĩa đen.
- Nghĩa bóng.
- Ý nghĩa cả câu. (nghĩa rộng)
 * Nêu ý nghĩa câu tục ngữ
- Tất cả những thành quả không phải tự nhiên mà có.
- Những người làm ra thành quả rất khó nhọc, có khi phải đổi bằng xương máu mới có được.
- Đó là đạo đức làm người, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 * Thái độ, bài học rút ra
- Ghi nhớ công ơn.
- Có ý thức trân trọng và giữ gìn phát huy tạo nên thành quả mới.
- Phê phán những biểu hiện trái với đạo lí
c. Kết bài
- Khẳng định vấn đề: Lòng biết ơn là truyền thống của dân tộc
- Liên hệ bản thân: Phải trau dồi thái độ biết ơn những người làm ra của cải vật chất
II. Luyện nói 
1. Luyện nói trong tổ - nhóm
2. Luyện nói trước lớp
Cả lớp nghe trình bày của bạn và góp ý
Gv nhận xét, bổ sung.
III. Hướng dẫn tự học
- Tiếp tục luyện nói trước gương.
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Ôn tập kỹ đề làm tốt bài viết Tập làm văn số 6.
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 Tuan 30.doc