Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 113 đến tiết 116 năm 2013

Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 113 đến tiết 116 năm 2013

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

 - Khái niệm thể loại bút kí.

 - Giá trị văn hóa nghệ thuật của ca Huế.

 - Vẻ đẹp của con người xứ Huế.

2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.

 - Phân tích văn bản nhật dụng, (kiểu loại văn bản thuyết minh).

 - Tích hợp với kiến thức Tập Làm Văn để làm văn thuyết minh

3. Thái độ: Biết yêu quý, giữ gìn, bản sắc văn hóa của dân tộc.

II. PHƯƠNG PHÁP+KĨ THUẬT DẠY HỌC:

-Phương pháp: vấn đáp, giải thích, nêu ví dụ, phân tích mẫu.

-Kĩ thuật dạy học: Thực hành có hướng dẫn, động não.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 113 đến tiết 116 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 113 Văn bản : CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
 - Theo Hà Ánh Minh-
Ngày soạn: 26/3/2013.	
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng
7a
7b
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm thể loại bút kí.
 - Giá trị văn hóa nghệ thuật của ca Huế.
 - Vẻ đẹp của con người xứ Huế.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc – hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.
 - Phân tích văn bản nhật dụng, (kiểu loại văn bản thuyết minh).
 - Tích hợp với kiến thức Tập Làm Văn để làm văn thuyết minh
3. Thái độ: Biết yêu quý, giữ gìn, bản sắc văn hóa của dân tộc. 
II. PHƯƠNG PHÁP+KĨ THUẬT DẠY HỌC:
-Phương pháp: vấn đáp, giải thích, nêu ví dụ, phân tích mẫu.
-Kĩ thuật dạy học: Thực hành có hướng dẫn, động não.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Bước 1: Ổn định lớp. (1’)
Bước 2: Kiểm tra bài cũ. 
Bước 3: Nội dung bài mới: (1’) 
 Em hiểu gì về cố đô Huế ? hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết ? Xứ Huế vốn nổi tiếng với nhiều đặc điểm như chúng ta vừa nói tới . Xứ Huế còn nổi tiếng về những sản phẩm văn hoá độc đáo , đa dạng và phong phú mà ca Huế là một trong những sản phấm ấy . Hôm nay học bài văn này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm nhiều vẻ đẹp của Xứ Huế qua một đêm ca huế trên sông Hương .
Tg
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
40
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu về tác giả tác phẩm.
? Dựa vào chú thích trong sgk em hãy nêu vài nét về thân thế và sự nghiệp của Hà Ánh Minh
? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào?
* HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu văn bản
- GV: Đọc rồi hướng dẫn cho hs đọc tiếp Gv đọc sau đó gọi hs đọc tiếp ( yêu cầu chẫm rãi rõ ràng, mạch lạc )
 - HS : Giải thích từ khó 
? Nêu chủ đề của văn bản?
? Văn bản thuộc kiểu loại gì?
? Theo em đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng hư cấu ? căn cứ vào đâu để kết luận ?
Bút kí là thể loại văn học ghi chép lại con nguời và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.
? VB này được chia làm mấy phần, nêu nội dung từng phần ?
- P1 : Từ đầu đến lí hoài nam – Huế cái nôi của dân ca 
- P2: Tiếp theo đến hết – những đặc sắc của Huế 
Gọi hs đọc phần thứ nhất
? Xứ Huế nổi tiếng về nhiều thứ, nhưng ở đây tác giả lại chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế ? Tại sao tác giả lại quan tâm đến dân ca?
? Tác giả cho ta thấy dân ca Huế mang đậm đặc điểm hình thức và nội dung nào ? (rất nhiều điệu hò, điệu lí )
? Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn văn này ? 
- Hs: Dùng biện pháp liệt kê kết hợp với lời giải thích 
? Qua đó tác giả chứng minh được những giá trị nổi bật nào của dân ca Huế ?
- Hs: Phong phú về làn điệu, sâu sắc thấm thía về nội dung tình cảm, mang đậm nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế 
? Bên cái nôi dân ca Huế miền Trung, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta ?
-HS: Dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca đồng bằng Bắc Bộ 
Gọi hs đọc phần thứ 2
? Tác giả nhận xét gì về sự hình thành của dân ca Huế ? qua đó cho thấy tính chất nổi bật nào của Huế ?
- HS: Hình thành từ dòng ca nhạc dân gian khí nhạc 
- Kết hợp 2 tính cách dân gian 
? Có gì đặc sắc trong cách biểu diển ca Huế trên các phương diện : dàn nhạc, nhạc công ?
- Hs: Dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt  gõ nhịp 
- Nhạc công : Dùng các ngón đàn trau chuốt . Đáy hồn người 
? Nhận xét gì về đặc diểm ngôn ngữ trong những đoạn văn này ? ( liệt kê)
? Từ đó nét đẹp nào của Huế được nhấn mạnh ?
? Cách thưởng thức có gì độc đáo ?
- Hs: Trăng lên, gió mơn man . Rộn lòng 
? Điều đó cho thấy ca Huế nổi bật với vẻ đẹp nào ? 
- cách thưởng thức vừa dân dã , vừa sang trọng , ca huế đã đạt đến mức hoàn thiện trong cách thưởng thức 
? Khi viết “ Không gian như lắng đọng, thời gian như.Sâu thẳm, tác giả muốn cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông hương ?
- HS: Khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, chỉ cảm thấy tình người. Ca huế làm giàu tâm hồn con người 
- Ca Huế mãi mãi quyến rũ bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó 
? Qua vb này em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế ?
Ghi nhớ sgk
I. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ-TÁC PHẨM.
1. Tác giả: SGK
2. Tác phẩm:
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc
2. Chủ đề: Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa của dân tộc.
3. Thể loại: bút kí.
Phương thức biểu đạt: miêu tả+thuyết minh.
4. Bố cục: 2 đoạn
5. Phân tích:
5.1: Huế – cái nôi của dân ca: 
- Rất nhiều điệu hò trong lao động sản xuất: Hò trên sông, lúc cấy, lúc cày, chăn tằm , trồng cây ..
- Nhiều điệu lí: lí hoài nam, lí hoài xuân 
=> Phép liệt kê:
 thể hiện được sự phong phú về làn điệu, mang những nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế. 
5.2. Đặc sắc của ca Huế: 
+ Sự hình thành của ca Huế: Từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình nhã nhạc trang trọng uy nghi.
+ Cách biểu diễn : 
- Dàn nhạc : Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn bầu 
- Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng.
- Nhạc công: dùng nhiều ngón đàn trau chuốt 
=> Dùng phép liệt kê:
 thể hiện sự thanh lịch, tao nhã, kín đáo, giàu tình cảm, tài ba, điêu luyện trong cách biểu diễn
+ Cách thưởng thức: Trên thuyền, giữa dòng sông đêm trăng gió mát với tâm trạng chờ đợi rộn lòng => Dân dã và sang trọng 
II. TỔNG KẾT : Ghi nhớ : Sgk/104
1. Nghệ thuật:
- Viết theo thể bút kí.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.
- Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động.
2. Nội dung: 
Ghi nhớ (sgk)
*Bước 4: Củng cố: ( 2 phút) - Huế có những điệu dân ca nào ? Kể tên các loại nhạc cụ biểu diễn ?
- Nêu nguồn gốc của ca Huế 
*Bước 5: Dặn dò: (1phút) học và đọc trước bài Liệt kê.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
TIẾT 114 
 LIỆT KÊ
Ngày soạn: 26/3/2013.	
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng
7a
7b
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu thế nào là phép liệt kê. 
- Nắm được các kiểu liệt kê.
- Nhận biết và hiểu được tác dụng của phép liệt kê trong văn bản.
- Biết cách vận dụng phép liệt kê vào thực tiễn nói và viết.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm liệt kê. - Các kiểu liệt kê.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê.- Phân tích giá trị của các phép liệt kê - Sử dụng phép liệt 
kê trong nói và viết.
3. Thái độ: 
 - Biết vận dụng phép liệt kê trong khi nói và viết .
 III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ : (5’) Chữa bài 1 ý b?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn , sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế và tư tưởng, tình cảm Nó thuộc từ loại nào chúng ta cùng đi vào tiết dạy hôm nay.
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
20
15
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu thế nào là phép liệt kê .Các kiểu liệt kê: 
Gọi hs đọc vd trong sgk
? Nhận xét cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu in đậm ?
? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các từ, cụm từ giới thiệu các sự vật ?
- Hs: Sắp xếp nối tiếp hàng loạt.
? Việc sắp xếp từ, cụm từ hàng loạt như vậy nhằm dụng ý gì ? 
? Vậy thế nào là liệt kê ? ( Ghi nhớ sgk )
? Dùng phép liệt kê đúng lúc đúng chổ có tác dụng gì ?
 - Hs: Suy nghĩ trả lời.
? Em hãy lấy một vài vd có sử dụng phép liệt kê ?
Gọi hs đọc vd trong sgk phần II
? Nhận xét về cấu tạo của phép liệt kê trong mục 1, phần II?
?Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê?
? Nhận xét về ý nghĩa của phép liệt kê trong câu 2 mục II?
? Qua đó em hãy rút ra kết luận về kiểu liệt kê - - Hs: Đọc lại ghi nhớ sgk 
*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập
1. Bài tập 1: 
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
2. Bài tập 2: 
? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
3. Bài tập 3: 
? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
A. BÀI HỌC.
I. Thế nào là phép liệt kê ? 
a. Xét Ví dụ: Đoạn văn SGK
b. Nhận xét
- Cấu tạo: Có mô hình cú pháp tương tự nhau: 
Bát yến hấp đường phèntráp đồi mồi chữ nhật để mởnào ống thuốc bạc.Nào dao chuôi ngà.
- Về ý nghĩa: Chúng cùng nói về đồ vật được bày biện trung quanh quan lớn. 
- Tác dụng: Làm nổi bật được sự xa hoa của viên quan. 
=> Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơ , sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế và tư tưởng, tình cảm=> Liệt kê.
*Tác dụng : Kích thích trí tưởng tượng và gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc, người nghe 
c. Ghi nhớ (sgk-105)
II. Các kiểu liệt kê :
a. Xét Ví Dụ:
b. Nhận xét:
* VD1:
-Về cấu tạo :
 Vda: Liệt kê theo trình tự sự không theo từng cặp 
 Vdb: Liệt kê theo từng cặp có quan hệ đi đôi ( quan hệ từ và) 
*VD2:
- Về ý nghĩa : 
Vda: câu thứ nhất có thể thay đối thứ tự (mà lô gíc ý nghĩa của câu không bị ảnh hưởng) 
Vdb: Không thể thay đổi thứ tự được vì các bộ phận liệt kê có sự tăng tiến về ý nghĩa. 
c. Ghi nhớ( sgk-105)
B. LUYỆN TẬP :
1.Bài tập 1 : Tìm phép liệt kê trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
+ Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang trong thời đại Bà Trưng, Bà triệu, Trần Hưng Đoạn, Lê Lợi, Quang Trung ( Tăng tiến theo thời gian)
+ Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến.Chính phủ(từng cặp)
+ Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tình thần ấy lại .lũ cướp nước ( tăng tiến) 
+ Nghĩa là phải ra sưc giải thích .. lãnh đạo. 
( Liệt kê không theo từng cặp) 
 Bài tập 2 : Tìm phép liệt kê 
+ Dưới lòng đường trên vỉa hè , trong cửa tiệm. Những cu li xe kéo tay . Chữ thập 
( Không theo cặp, không theo hướng tăng tiến )
+ Điện giật, dùi đâm, dao chặt, lửa nung 
 Bài tập 3 : Đặt câu có sử dụng phép liệt kê
a. Khi tiếng chuông báo hết giờ học vang lên, hs các lớp ùa ra sân chơi như ong vỡ tổ. Sân trường đang yên tĩnh, vắng lặng bỗng ồn ào nhộn nhịp hẳn lên vì các trò chơi: đá bóng, nhảy dây, cầu lông 	 
*Bước 4: Củng cố: ( 2 phút) 
- Thế nào là phép liệt kê ? Nêu tác dụng ?Có mấy kiểu liệt kê ?
*Bước 5: Dặn dò: (1phút)
- Học ghi nhớ sgk, làm bài tập 3 b, c
- Soạn bài : ''TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH'' 
V. RÚT KINH NGHIỆM.
TIẾT 115 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
Ngày soạn: 29/3/2013.	
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng
7a
7b
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Có hiểu biết bước đầu về văn bản hành chính và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống..
 - Lưu ý: Học sinh đã được biết đến văn bản hành chính là một trong 6 kiểu văn bản( Gồm có : tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính – công vụ) Ở lớp 6.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 
1. Kiến thức: 
 - Đặc điểm của văn bản hành chính: Hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống..
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết được loại văn bản hành chính thường gặp trong đời sống.
 - Viết được văn bản hành chính đúng quy cách.
3. Thái độ: 
 - Biết viết được một văn bản hành chính đúng quy cách.
 III PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Từ bậc tiểu học đến lớp 6 các em đã học những loại vb hành chính nào ? em hãy kể tên những loại văn bản hành chính mà em biết ? Tiết học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu xem thế nào là vb hành chính ? Những loại nào thì ta gọi là vb hành chính ?
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Thế nào là văn bản hành chính.
Gọi 3 hs đọc 3 vb trong sgk
?Khi nào thì người ta viết các vb thông báo, đề nghị và báo cáo ?
 + Thông báo: Truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc thông tin cho công chúng đều biết. 
+ Kiến nghị: khi cần đề bạt một nguyện vọng chính đáng của các nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết. 
+ Báo cáo: Khi cần phải thông báo 1 vấn đề gì đó lên cấp trên 
? Mỗi vb có mục đích gì ? 
? Ba vb ấy có điểm gì giống và khác nhau ?
 - Hs: + Giống : Hình thức trình bày đều theo một trình tự nhất định ( theo mẫu) 
+ Khác nhau : về mục đích và nd 
? Hình thức trình bày của 3 vb có gì khác với vb truyện và thơ mà em đã học ?
- Gv: Chốt ghi bảng: Khác: Thơ văn dùng hư cấu tưởng tượng, còn vb hành chính không phải là hư cấu tưởng tượng. Ngôn ngữ thơ được viết theo ngôn ngữ nghệ thuật còn ngôn ngữ vb được viết trên ngôn ngữ hành chính. 
? Em còn thấy loại vb nào tương tự như 3 loại vb trên ? 
- Hs: Biên bản, đơn từ, hợp đồng, sơ yếu lí lịch .
? Qua phân tích em hãy rút ra đặc điểm của vb hành chính: mục đích, nội dung và hình thức ? 
? Em vừa học xong phép liệt kê, vậy mẫu nào có sử dụng phép liệt kê ? đó là kiểu liệt kê gì ?
- Hs: Vb báo cáo, liệt kê về kết quả trồng cây (liệt kê thông báo không theo cặp, không tăng tiến )
? Qua phân tích em hãy cho biết thế nào là văn bản hành chính, Khi viết nội dung của văn bản cần đảm bảo yêu cầu nào?
- Hs: Đọc ghi nhớ SGK/110
*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập
? Bài tập 1,2,3,4,5,6 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
A. BÀI HỌC.
I. Thế nào là văn bản hành chính ?
a. Xét Văn bản: Sgk
b. Nhận xét:
*Mục đích:
- Thông báo nhằm phổ biến một nội dung.
- Đề nghị nhắm đề xuất một nguyện vọng ý kiến 
- Báo cáo : Nhắm tổng kết, nêu lên những gì đã làm được để cấp trên biết
=> Văn bản hành chính 
* Cách trình bày: 
- Quốc hiệu và tiêu ngữ 
- Địa điểm làm vb và ngày tháng 
- Họ tên, chức vụ của người nhận hay cơ quan nhận vb 
- Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi vb 
- Nd thông báo, đề nghị, báo cáo 
- Kí tên người gửi vb
c. Ghi nhớ SGK-110.
B. LUYỆN TẬP:
* Xử lí tình huống 
1. Dùng vb thông báo 
2. Dùng vb báo cáo
3. Dùng phương thức biểu cảm 
4. Đơn xin nghỉ học 
5. Văn bản đề nghị 
6. Văn kể chuyện 
*Bước 4: Củng cố: ( 2 phút) 
- Thế nào là vb hành chính ? Nêu cách trình bày vb hành chính 
*Bước 5: Dặn dò: (1phút) - Viết báo cáo về tình hình học tập trong tháng vừa qua của lớp mình cho cô giáo chủ nhiệm được biết 
- Học phần ghi nhớ sgk 
V. RÚT KINH NGHIỆM.
Tiết 116 : TRẢ BÀI KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN SỐ 6
Ngày soạn: 29/3/2013.	
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng
7a
7b
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm vững hơn cách làm bài văn lập luận giải thích; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài văn này, nắm vững hơn các kiến thức tiếng việt đã học ở HKII.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ :
1. Kiến Thức:
 - Nắm vững hơn cách làm bài văn lập luận giải thích; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài văn này, nắm vững hơn các kiến thức tiếng việt đã học ở HKII.
 2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và kĩ năng diễn đạt
 3. Thái độ: 
 - Nhận rõ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.
III. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành.
 - GV: Bài viết của H/s + các lỗi trong bài + cách chữa
 - H/s: Lập dàn ý chi tiết đề văn đó viết ở bài TLV số 2,các câu ở bài văn.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Trả bài tập làm văn
? Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết)
* HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu của bài làm. Nhận xét ưu, nhược điểm
? Hãy lập dàn ý cho đề văn
- H/s khác theo dõi bổ sung
- GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm
- Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của H/s
a. Ưu điểm: 
- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)
- 1số bài vận dụng phương pháp lập luận giả thích khá linh hoạt
- Bài viết sinh động, giàu cảm xúc: ví dụ bài làm của H/s: 
 - Trình bày sạch đẹp.
b.. Tồn tại:
- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn. 
- Sử dụng yếu tố lập luận giải thích còn yếu 
 - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu:
- còn sai chính tả
- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.
- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao
- GV: Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa
- GV: Đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt
- Trả bài cho H/s
I. ĐỀ BÀI:
- Đề 1: 
 Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin Học, học nữa, học mãi
II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM
1. Nội dung: 
 - Kiểu văn bản: Nghị luận giả thích
- Vận dụng các kĩ năng: nghị luận, giải thích để giả thích ý nghĩa câu nói trên.
2. Đáp án chấm:
a. Mở bài: (1 điểm)
 + Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích
- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?
- Giới thiệu và trích dẫn câu nói của Lê-nin
b. Thân bài: (5 điểm)
Nội dung :
1. Học, học nữa, học mãi nghĩa là thế nào?
- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mọi người học tập.
- Lời khuyên chia làm ba ý mang tính tăng cấp
=>Học : Thúc giục con người bắt đầu công việc học tậ , tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.
=>Học nữa : Vế thứ 2 thúc giục chúng ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa 
=> Học mãi: vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người luôn luôn phải học hỏi ngay cả khi mình có được một vị trí trong xã hội.
2.Tại sao phải Học, học nữa, học mãi
-Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội
- Bởi xh luôn luôn vận động, cái mới luôn luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi ta sẽ nhanh chóng bị lạc hậu về kiến thức.
- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong xã hội.
3. Học ở đâu và học như thế nào 
- Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô......
- học lúc nhàn rỗi.....
4. Liên hệ 
-Bản thân bạn bè.........
 c. Kết bài: (1 điểm)
- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ của lời khuyên.....
3. Nhận xét ưu, nhược điểm
*Bước 4: Củng cố: ( 2 phút) 
*Bước 5: Dặn dò: (1phút) - Chuẩn bị bài''Văn bản đề nghị''
V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tuàn 30.doc