Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 30

Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 30

CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

- Hà Ánh Minh -

A. Mức độ cần đạt

Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, xã hội của ca Huế. Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

1. Kiến thức

- Khái niệm thể loại bút kí.

- Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế.

- Vẻ đẹp của con người xứ Huế.

2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.

- Phân tích văn bản nhật dụng (kiểu loại thuyết minh)

- Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.

3. Thái độ : Giáo dục tinh thần yêu mến, trân trọng những di sản văn hoá của ông cha. Giáo dục tình yêu sinh hoạt văn nghệ ca Huế, yêu thành phố Huế nói riêng và quê hương đất nước nói chung.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận tác phẩm

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 7A1 .7A3 .

2. Bài cũ: Qua văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”, em có thể khái quát như thế nào về hai nhân vật này?

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30	Ngày soạn: 30/03/13
TIẾT 113	Văn bản	Ngày dạy: 02/04/13 
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
- Hà Ánh Minh -
A. Mức độ cần đạt
Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, xã hội của ca Huế. Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Khái niệm thể loại bút kí.
- Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế.
- Vẻ đẹp của con người xứ Huế.
2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.
- Phân tích văn bản nhật dụng (kiểu loại thuyết minh)
- Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
3. Thái độ : Giáo dục tinh thần yêu mến, trân trọng những di sản văn hoá của ông cha. Giáo dục tình yêu sinh hoạt văn nghệ ca Huế, yêu thành phố Huế nói riêng và quê hương đất nước nói chung.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận tác phẩm
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 7A1.................7A3.........................	
2. Bài cũ: Qua văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”, em có thể khái quát như thế nào về hai nhân vật này?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
 	GV cho HS giới thiệu về quê hương và các sản vật từ đó giới thiệu vào bài.
 * Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
? Nêu vắn tắt về tác giả, tác phẩm?
HS căn cứ chú thích * trình bày.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
 Gv hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc văn bản: Đọc rõ ràng, mạch lạc – giọng đọc cần thể hiện được tình cảm của tác giả.
Gv đọc mẫu một đoạn, gọi 2 – 3 Hs đọc tiếp.
Gv cho HS giải thích một số từ khó.
? Văn bản này có thể chia làm mấy phần?
Hs theo dõi văn bản, trả lời.
+ Đoạn 1: Từ đầu  “lý hoài nam”: Giới thiệu sơ lược về các làn điệu ca Huế.
+ Đoạn 2: Phần còn lại: Đêm nghe ca Huế trên sông Hương. Những nét đặc sắc của ca Huế.
? Nêu những phương thức biểu đạt chính trong văn bản?
* Hướng dẫn phân tích cụ thể
? Hãy tìm các làn điệu dân ca Huế và nét đặc trưng của những làn điệu ấy?
-> Các làn điệu dân ca Huế:
- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh à Buồn bã.
- Hò giã gạo , ru em, giã vôi, giã điệp ,... -> Náo nức,nồng hậu tình người.
- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,... -> Gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
- Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân à Buồn man mác, thương cảm bi ai, vương vấn...
- Tứ đại cảnh à Không vui, không buồn.
? Tác giả dùng cách gì để giới thiệu các làn điệu dân ca Huế. Qua đó, em thấy các làn điệu dân ca Huế như thế nào? 
-> Bằng cách liệt kê, kết hợp với giải thích, bình luận tác giả đã miêu tả các làn điệu dân ca Huế Phong phú, đa dạng, tinh tế, gắn bó gần gũi với các công việc của người dân Huế.
? Thời gian, không gian biểu diễn ca Huế ntn?
? Em có nhận xét gì về thời gian, không gian biểu diễn ca huế? (Ca Huế diễn ra từ đêm đến sáng, trên thuyền Rồng, bồng bềnh trên dòng sông Hương trong khung cảnh huyền ảo thơ mộng.)
Gv nhấn mạnh cho Hs thấy nét đặc biệt của loại hình ca Huế so với các loại hình dân ca khác về không gian, thời gian diễn ra cuộc hát.
? Theo em, ca Huế có nguồn gốc từ đâu?
 Ca Huế có nguồn gốc từ nhạc dân gian, nhạc cung đình, nhã nhạc. Số lượng tác phẩm lớn, làn điệu phong phú.
? Nguồn gốc đó tạo cho ca Huế có đặc điểm gì?
? Phục vụ đêm ca Huế có các nhạc cụ gì?
? Em có nhận xét thế nào về các nhạc cụ biểu diễn?
? Ca công được miêu tả với những chi tiết nào?
-> Các ca công: trang phục truyền thống đẹp và duyên dáng, các nhạc công tài hoa với các ngón đàn điêu luyện.
? Có gì đặc sắc trong nghệ thuật biểu diễn của các nhạc công?
? Cách thưởng thức ca Huế có gì đặc biệt?
? Em có nhận xét gì về cách thưởng thức ca Huế?
? Cách nghe ca Huế được miêu tả trong văn bản có khác gì với cách nghe ca Huế qua băng, đài?
Khác là nghe và nhìn trực tiếp trong khung cảnh thơ mộng à thú vị hơn.
Gv phân tích thêm cho Hs hiểu về ca dao, dân ca nói chung chỉ sống thật sự trong không gian thật của nó. Cho Hs nghe một đoạn ca Huế.
? Nghệ thuật chủ yếu của đoạn văn?
? Qua quá trình tìm hiểu, em có nhận xét gì về các nghệ sĩ biểu diễn và về các làn điệu ca Huế?
Thảo luận: ? Thế nào là tao nhã? Tại sao có thể nói nghe ca Huế trên sông Hương là một thú tao nhã?
-> Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến cách trang điểm, ăn mặc Chính vì thế, nghe ca Huế quả là một thú tao nhã.
? Khi viết “Không gian như lắng động, thời gian như . Sâu thẳm, tác giả muốn cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông hương ?
- Khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, chỉ cảm thấy tình người. Ca Huế làm giàu tâm hồn con người 
Hướng dẫn tổng kết
Gv tóm lược về nội dung, nghệ thuật của văn bản và cho Hs đọc ghi nhớ Sgk.
HS đọc bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện 
I. Giới thiệu chung 
1. Tác giả: Hà Ánh Minh
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Là tác phẩm xuất sắc, đăng trên báo “Người Hà Nội”.
- Thể loại: bút ký (văn bản nhật dụng)
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 2 đoạn
2.2. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
2.3. Phân tích
a. Giới thiệu chung về các làn điệu dân ca Huế 
- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh à Buồn bã.
- Hò giã gạo , ru em, giã vôi, giã điệp, -> Náo nức,nồng hậu tình người.
- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,... -> Gần gũi với dân ca nghệ tĩnh, thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
- Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân -> Buồn man mác, thương cảm bi ai, vương vấn.
- Tứ đại cảnh -> Không vui, không buồn.
-> Nt: Liệt kê, miêu tả kết hợp với giải thích, bình luận.
=> Các làn điệu dân ca Huế Phong phú, đa dạng, tinh tế, gắn bó gần gũi với các công việc của con người.
b. Những nét đặc sắc của ca Huế trên sông Hương 
*Khung cảnh và sân khấu: 
- Thời gian: Ban đêm
- Không gian: Trên chiếc thuyền rồng được trang trí lộng lẫy, trôi trên dòng sông Hương.
-> Yên tĩnh, thơ mộng và lãng mạn.
*Nguồn gốc: Ca Huế có nguồn gốc từ nhạc dân gian, nhạc cung đình, nhã nhạc.
*Nét đặc sắc của ca Huế:
- Nhạc cụ: Đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo và cặp sanh.
- Các ca công :
+ Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp. 
+ Nữ: mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng.
- Các nhạc công tài hoa với các ngón đàn điêu luyện:
+ Dùng các ngón đàn trau chuốt: nhấn, mổ, vỗ, vả 
+ Tiếng đàn lúc khoan, lúc nhặt làm xao động hồn người. 
* Thưởng thức:
- Vừa nghe, vừa ngắm.
- Mở đầu : Du dương, trầm bổng, réo rắt.
- Về đêm : Giai điệu buồn man mác, thương cảm, bi ai.
- Lời ca : Thong thả, gắn bó với người lao động
- Tiếng đàn : : Lúc khoan, lúc nhặt, trong sáng
- Điệu ca : Sôi nổi, tươi vui, buồn bã bâng khuâng, tiếc thương ai oán
-> Nghệ thuật: Liệt kê.
-> Tài ba, điêu luyện của người nghệ sĩ. Sự đa dạng phong phú về làn điệu và đầy đủ các cung bậc tình cảm
 =>Tâm hồn người Huế thanh lịch, tao nhã, kín đáo và giàu tình 
3. Tổng kết
- NT:
- ND: 
* Ý nghĩa: Ghi chép lại buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo củ Huế cũng là một di sản văn hóa của dân tộc
III. Hướng dẫn tự học
- So sánh với dân ca và sinh hoạt văn hóa dân gian các miền khác trên đất nước mà em biết để thấy cái độc đáo của ca Huế trên sông Hương.
- Tình hình thực tế của sinh hoạt văn hóa ca Huế trên sông Hương hiện nay.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 30	 Ngày soạn: 30/03/13
TIẾT 114	Văn bản	 	Ngày dạy: 02 /04/13
HDĐT : QUAN ÂM THỊ KÍNH
Trích đoạn: NỖI OAN HẠI CHỒNG
A. Mức độ cần đạt:
 - Có hiểu biết sơ giản về chèo cổ - một loại hình sân khấu truyền thống.
- Bước đầu biết đọc – hiểu văn bản chèo. Nắm được nội dung chính và đặc điểm hình thức tiêu biểu của đoạn trích.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về chèo cổ.
- Giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của vở chèo “Quan Âm Thị Kính”.
- Nội dung, ý nghĩa và một vài đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”.
2. Kỹ năng: 
- Thêm yêu quý thể loại sân khấu truyền thống của dân tộc.
- Thông cảm với số phận của nhân vật Thị Kính.
3. Thái độ: 
 Nghiêm túc trong thảo luận.
C. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích ví dụ, thảo luận nhóm, 
D. Tiến trình daỵ học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 7A1..........................7A1.............................................................. 
2. Bài cũ: ? Em có nhận xét gì về cố đô Huế qua văn bản “Ca Huế trên sông Hương”.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Chúng ta đã từng được học nhiều thể loại văn học như thơ, truyện, tùy bút nhưng có lẽ chúng ta chưa biết đến chèo. Đó là một loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu. Các vở chèo chủ yếu được khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm. Hôm nay, chúng ta sẽ được biết đến một vở chèo nổi tiếng và tìm hiểu một trích đoạn trong vở chèo đó. Vở chèo mang tên Quan Âm Thị Kính.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm Chèo.
Chú ý nhấn mạnh các điểm:
- Chèo là loại kịch hát múa dân gian, kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu. 
- Chèo là loại sân khấu kể chuyện để khuyến giáo đạo đức. Giới thiệu những mẫu đạo đức để mọi người noi theo, châm biếm đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.
- Có một số loại nhân vật truyền thống với những tính cách riêng.
- Sân khấu chèo có tính cách điệu và ước lệ cao, thể hiện rõ trong nghệ thuật hoá trang, hát và múa.
- Chèo lấy tích truyện từ truyện cổ tích và truyện Nôm. Các vở chèo tiêu biểu: Kim Nham
Gv yêu cầu Hs đọc, tóm tắt ngắn gọn nội dung vở chèo “Quan Âm Thị Kính”.
? Vở chèo “Quan Âm Thị Kính” có giá trị như thế nào?
Hs suy nghĩ, trả lời. 
Gv bổ sung, chốt ý.
Nêu vị trí của trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
Gv hướng dẫn giọng đọc. Phân vai cho Hs đọc.
Gv cho Hs xem một số trích đoạn vở chèo.
- Người dẫn chuyện: Đọc tên các nhân vật, các lời chỉ dẫn làn điệu ca, hành động trong ngoặc đơn: giọng chậm, rõ , bình thản
- Nhân vật Thiện Sĩ; giọng hốt hoảng, sợ hãi
- Nhân vật Thị Kính; từ giọng âu yếm, ân cần chuyển sang đau đớn, thê thảm rồi buồn bã chấp nhận và có phần bình tĩnh, kìm nén khi đã quyết định hành động.
- Nhân vật Sùng Bà; giọng manh lọc, ác độc, lấn lướt có lúc quát thét, có lúc đay nghiến chì chiết, có lúc hả hê khoái trá.
- Nhân vật Mãng Ông: hai câu đầu giọng mừng vui tự hào, hãnh diện vì con gái. Hai câu sau giọng ngạc nhiên đau khổ và bất lực cam chịu.
Gọi HS đọc p ... biểu, mẫu mực cho nghệ thuật chèo cổ ở nước ta.
- Là vở chèo mang tích Phật, đề cao phẩm chất thuỷ chung, nhẫn nhịn. Phê phán sự tàn nhẫn, độc ác, phân biệt đối xử trong hôn nhân thời phong kiến.
4. Vị trí trích đoạn: Ở phần I của tác phẩm.
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 3 phần
2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm.
2.3. Phân tích
b1. Đặc điểm nhân vật:
à Thị Kính:
+ Trước khi bị oan: Thị Kính yêu thương chồng (ngồi quạt)
+ Trong khi bị oan 
- Lời nói: Giời ơi ! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi; Oan thiếp lắm... 
- Cử chỉ: vật vã khóc, ngữa mặt rũ rượi, chạy theo van xin 
+ Sau khi bị oan: Đi tu để chứng minh cho sự trong sạch của mình 
=> Nhân vật nữ chính, là người vợ hiền dịu đảm đang, rất mực thương chồng
à Nhân vật Sùng bà:
- Lời nói: Cái con mặt sứa gan lim này ! Mày định giết con bà à ...ở với cha 
- Cử chỉ: Dúi đầu, dúi tay Thị ngã xuống 
=>Là một con người độc địa, tàn nhẫn, bất nhân 
b2. Mâu thuẫn nhân vật:
- Mâu thuẫn chủ yếu giữa mẹ chồng (Sùng bà) và con dâu (Thị Kính) thực chất là mâu thuẫn giữa người trên – kẻ dưới, giàu – nghèo, giai cấp xã hội – trong gia đình
3. Tổng kết:
-NT:
-ND:
* Ý nghĩa: Tái hiện chân thực mâu thuẫn giai cấp, thân phận người phụ nữ qua mối quan hệ hôn nhân ngày xưa
3. Tổng kết
 III. Hướng dẫn tự học
- Tóm tắt trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”.
- Viết một đoạn văn ngắn (6 - 8 câu) nêu suy nghĩ của em về nhân vật Thị Kính.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 30	 Ngày soạn: 30/03/13
TIẾT 115	 Ngày dạy: 05/04/13
DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
 - Biết sử dụng đúng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản.
2. Kỹ năng
- Sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản.
 - Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
3. Thái độ: Vận dụng dấu chấm lửng, dấu phẩy trong ngắt nhịp câu trong nói và viết.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp:  Kiểm tra sĩ số: 7A1..........................7A1.............................................................. 
2. Bài cũ: ?Thế nào là phép liệt kê ? Có mấy dạng liệt kê ?. Cho ví dụ.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
Để thể hiện nhiều sự vật, sự việc chưa liệt kê hết hoặc để ngăn cách các vế của một câu người ta sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Vậy thế nào là dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp những câu hỏi đó.
*Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Hướng dẫn tìm hiểu dấu chấm lửng
Gv treo bảng phụ ghi sẵn ví dụ trong sgk cho Hs đọc và hỏi: Trong các ví dụ a, b, c dấu chấm lửng dùng để làm gì?
Câu a: Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê.
Câu b: Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt mỏi và hoảng sợ.
Câu c: Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ “bưu thiếp” (Một tấm bưu thiếp thì quá nhỏ so với dung lượng của một cuốn tiểu thuyết).
Vậy dấu chấm lửng có những công dụng gì? 
Hs trả lời, Gv tóm lại rồi cho Hs đọc ghi nhớ Sgk.
Hướng dẫn tìm hiểu dấu chấm phẩy 
Gv treo bảng phụ các ví dụ Sgk. Hs đọc.
Thảo luận: Các dấu chấm phẩy được dùng làm gì? Có thể thay bằng dấu phẩy được không? Vì sao?
-> Ví dụ a Dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. (Vế thứ hai đã dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận đồng chức).
Ví dụ b: Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp, nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê. 
Ta không thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được. Vì trong một phép liệt kê phức tạp tác giả phải liệt kê tới chín mối quan hệ các dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các mối quan hệ này. Nếu ta thay bằng dấu phẩy có thể sẽ gây ra sự hiểu lầm.
Vậy, dấu chấm phẩy có những công dụng nào?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 2. Hs đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập 
Bài 1. Thảo luận nhóm – Cử đại diện trình bày. 
Nhóm khác nhận xét.
Gv nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 2. Cho HS làm miệng.
Bài 3. Gv yêu cầu Hs làm bài tập 3 vào vở bài tập. Dành khoảnh 5 - 7 phút cho Hs làm bài rồi gọi một số em đứng tại chỗ đọc bài.
Học sinh khác nhận xét. 
Gv nhận xét, chỉnh sửa cho Hs.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn
I. Tìm hiểu chung
1. Dấu chấm lửng
1.1. Phân tích ví dụ
a. Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê.
b. Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt mỏi và hoảng sợ.
c. Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ “bưu thiếp”. (Một tấm bưu thiếp thì quá nhỏ so với dung lượng của một cuốn tiểu thuyết).
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/122)
2. Dấu chấm phẩy
2.1. Phân tích ví dụ
- Ví dụ a: Dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. (Vế thứ hai đã dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận đồng chức).
- Ví dụ b: Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp, nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê. 
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/122)
II. Luyện tập
Bt1: 
a. Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá sợ hãi.
b. Dấu chấm lửng biểu thị câu nói bị bỏ dở.
c. Dấu chấm lửng biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.
Bt2: Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp.
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung bài học, học thuộc Ghi nhớ.
- Làm hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Viết đoạn văn miêu tả (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Dấu gạch ngang.tra.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 29	 Ngày soạn: 23/03/13
TIẾT 112	 Ngày dạy: /03/13 
 LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
A. Mức độ cần đạt
 - Khắc sâu những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giải thích.
 - Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn lập luận giải thích cho một vấn đề của đời sống. 
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức: Cách làm bài văn lập luận giải thích một vấn đề.
2. Kỹ năng: Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
3. Thái độ: Học cách làm bài văn giải thích chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 6.
C. Phương pháp
Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 7A1..........................7A1.............................................................. 
2. Bài cũ: Nêu các bước làm một bài văn lập luận giải thích? Bố cục một bài văn lập luận giải thích chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? 
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
Để khắc sâu những kiến thức về văn lập luận giải thích và chuẩn bị tốt bài viết Tập làm văn số 6, hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành luyện tập làm bài văn lập luận giải thích.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
HS đọc đề trong SGK/98 
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm sau đó đại diện các nhóm lên trình bày (Mỗi nhóm thực hiện mỗi đề )
HS trình bày – các nhóm khác nhận xét 
Gv chữa lỗi nội dung và cách trình bày của hs
Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học 
GV gợi ý: HS viêt hoàn chỉnh đề bài trên.
- Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà , thứ 6 tuần tới nộp bài 
I. Tìm hiểu chung:
1. Yêu cầu: 
- Đủ nghe, không quá nhỏ, quá tỏ, không nhát gừng, không lắp, ngọng 
- Tư thế đứng nói thoải mái, tự nhiên không quá cứng nhắc 
2.. Gợi ý 
 Đề 1 : Vì sao Phạm Duy Tốn lại đặt tên cho truyện ngắn của mình là Tức nước vỡ bờ? 
* Về nhan đề truyện ngắn: “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn:
- Nguyên là vế đầu của câu tục ngữ: “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”,dùng để chỉ thái độ vô trách nhiệm của những loại thầy “dởm” trong xã hội cũ.
- Tại sao Phạm Duy Tốn lại đặt tên cho truyện ngắn của mình bằng thành ngữ trên?
+ Bản chất hách dịch, vô trách nhiệm, vô lương tâm, tàn nhẫn, bất nhân của tên quan phụ mẫu trước tình cảnh khổ cực của người dân trong lúc hộ đê và trong cảnh vỡ đê.
+ Mặc dù tên quan phụ mẫu không phải là thầy “dởm” nhưng với nụ cười hả hê vì thắng một canh bạc lớn trước nỗi đau của người dân lại rất phù hợp với nội dung câu thành ngữ: “Sống chết mặc bay”.
Đề bài 2: Hãy giải thích vì những tấn trò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là “Những trò lố”?
* Tìm hiểu đề 
- Đây là đề giải thích có tính tường minh bởi từ: Vì sao, đề là một phán đoán A là B, trong đề, khái niệm trò lố phải được xác định rõ 
- Phương hướng giải thích: định nghĩ trò lố là gì? Va-ren đã dở những trò lố nào ? Giải thích các trò lố ở chổ nào ?
* Lập dàn bài : 
1/ Mở bài: Trong cuộc chiến chống kẻ thù, không chỉ có những cuộc đấu tranh về quân sự mà còn có cuộc đấu tranh về chính trị tư tưởng. Những trò lố mà Va-ren diễn cho Phan Bội Châu “xem” ở trong tù là một cuộc đấu tranh như thế.
- Trích đề: Vì thế những tấn trò đời mà Va-ren bày ra cho Phan Bội Châu “xem” lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là “Những trò lố”
- Định hướng giải thích: ta hiểu thế nào về cách nói của Nguyễn Ái Quốc?
2/ Thân bài :
a/ Giải nghĩa : + Tấn trò là gì? ->lớp có tính chất cao trào của vở tuồng, vở kịch : thường dùng để chỉ từng cảnh ngộ có nhiều kịch tính ở đời.
+ Lố là gì?-> không hợp với lẽ thường của người đời đến mức đáng nhạo.
b/ Vì sao Nguyễn Aí Quốc lại nói những tấn trò lố của Va-ren bày ra cho Phan Bội Châu “xem” là “Những trò lố”
* Trò lố thứ nhất: Va-ren do sức ép của công luận, nữa chính thức hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu “nhưng ngài chỉ muốn chăm sóc khi nào thật yên vị xong xuôi bên ấy đã” và trong 4 tuần lễ đó Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù . => Hắn hứa nhưng không tích cực thực hiện
c, Hiểu được những trò lố của Va-ren với Phan Bội Châu, em nghĩ gì và sẽ làm gì?
- Khâm phục ý chí kiên cường của nhà yêu nước Phan Bội Châu.
- Khinh thường tên toàn quyền Va-ren – một tên cáo già thực dân 
- Noi gương người xưa sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. 
- Cảnh giác trước lời ngon ngọt của kẻ ngoại bang 
- Học tập tốt để tiếp bước cha anh bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước.
3/ Kết bài:
- Những cử chỉ, lời nói, hành vi của Va-ren với cụ Phan chính là những trò lố của một vai diễn trên sân khấu.
- Liên hệ 
II. Hướng dẫn tự học 
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VIẾT SỐ 6 
* Bài cũ: Đọc kĩ các đề bài trong SGK và xem lại tồn bộ cách lập luận, cách làm ài văn giải thích. Bài làm phải thể hiện năng lực làm bài văn lập luận giải thích qua việc tập làm bài văn cụ thể 
E. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docngu_van_7_tuan_30.doc