Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Bài 1 đến bài 30 - Trường THCS Thị trấn Vĩnh Bảo

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Bài 1 đến bài 30 - Trường THCS Thị trấn Vĩnh Bảo

Bài 1: Văn bản.

Phong cách Hồ Chí Minh.

Lê Anh Trà

TIẾT 1+2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.

I: Đọc – hiểu chú thích.

 1: Thể loại: Văn bản nhật dụng.

 2: Kiểu văn bản: Thuyết minh + nghị luận.

 3: Bố cục: Hai phần.

- Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.

- Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh.

II: Đọc – hiểu nội dung văn bản.

1: Vẻ đẹp trong phong cách văn hía của Bác.

- Bác tiếp thu các giá trị văn hóa của nhân loại. Văn hóa của Bác mang tính nhân loại.

- Bác giữ vững các giá trị văn hóa nước nhà. Văn hóa của Bác mang đậm bản sắc dân tộc.

- Bác là người biết kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa.

 

doc 77 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Bài 1 đến bài 30 - Trường THCS Thị trấn Vĩnh Bảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Văn bản.
Phong cách Hồ Chí Minh.
Lê Anh Trà
TIẾT 1+2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
I: Đọc – hiểu chú thích.
 1: Thể loại: Văn bản nhật dụng.
 2: Kiểu văn bản: Thuyết minh + nghị luận.
 3: Bố cục: Hai phần.
Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh.
II: Đọc – hiểu nội dung văn bản.
1: Vẻ đẹp trong phong cách văn hía của Bác.
Bác tiếp thu các giá trị văn hóa của nhân loại. Văn hóa của Bác mang tính nhân loại.
Bác giữ vững các giá trị văn hóa nước nhà. Văn hóa của Bác mang đậm bản sắc dân tộc.
Bác là người biết kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa.
2: Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt cảu Bác.
 Bình dị và trong sáng.
III: Đọc hiểu ý nghĩa văn bản.
 * Ghi nhớ sgk /8.
IV: Luyện tập.
 Viết một đoạn văn ngắn từ 8 – 10 câu nêu cảm xúc của em sau khi học về văn bản này.
Bài làm.
 Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà nói về phong cách làm việc, phong cách sống tuyệt vời, thanh cao mà giản dị của Bác Hồ. Nền tảng cơ bản tạo nên vẻ đẹp của phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị. Trong quá trình tìm hiểu và tiếp thu nền văn hóa của nhân loại, Bác có một mục đích rõ ràng là để tạo cho mình một nhân cách, một lối sống mới, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại. Phương pháp học tập của người cũng hết sức dặc biêt. Đó là học qua thực tế, công việc của nhiều nghề khác nhau và học trong thực tế của cuộc sống. Bài viết của tác giả Lê Anh Trà đã cho em thấy cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác là bài học cho mỗi người, có tác dụng giáo dục lớn lao cho các thế hệ mai sau. Từ lòng kính yêu, tự hào vè đất nước mình có một vị lãnh tụ vĩ đại, đã hi sinh cả cuộc đời của mình cho dân tộc. Chúng ta cần có ý thức tu dưỡng, học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức HCM .
Tiết 3: Các phương châm hội thoại.
I: Phương châm về lượng.
Nói phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp.
Không nên nói ít hơn hay nhiều hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
II: Phương châm về chất.
Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật.
Đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực (chưa có cơ sở để xác định thì nên dùng các cụm từ).
+ Em nghĩ là 
 + Theo tôi là 
 + Hình hhư là
III: Luyện tập.
Tiết 4:
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
I: Ôn tập về văn bản thuyết minh
II: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 - Làm cho bài văn thêm sinh động và hấp dẫn.
 - Việc sử dụng cần phải hợp lí.
III: Ghi nhớ.
Tiết 5: Luyện tập.
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 Đề bài: Giới thiệu vè chiếc bút.
1: Giới thiệu chung về chiếc bút :
Chiếc bút ra đời từ khi con người tìm ra chữ viết.
Là công cụ giúp con người lưu dữ lại những nét văn hóa, những kinh nghiệm sản xuất
2: Sơ lược về những chiếc bút:
Có rất nhiều loại: Bút lông, bút bi, bút chì, bút tre, bút mực
Mỗi lợi có kiểu dáng khác nhau.
+ Bút lông được làm bằng lông công, hay lông gà.
+ Bút cùng đồng hành với các sĩ tử và cùng họ ghi tên vào bảng vàng.
+ Bút tre làm bằng tre.
 - Cùng cùng với sự phát triển của xã hội thì xuất hiện nhiều loại bút : Bút Hồng Hà, bút Trường Sơn, bút chữ A
 - Tất cả đều đồng hành với nhiều người, người già, người trẻ, những cương vị khác nhaucũng cần đến bút.
 - Bút là người bạn thân thiết với tuổi học trò.
è Ý nghĩa: - Bút không chỉ là quà tặng.
 - Bút còn là kỉ niệm
Bài 2: Văn bản.
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
 GÁC – XI – A – MÁC – KÉT.
TIẾT: 6+7: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
I: Đọc – hiểu cấu trúc văn bản.
 1: Đọc
 2: Kiểu bài: Văn bản nhật dụng nhưng viết theo nghị luận chính trị - xã hội.
 3: Hệ thống luận điểm: 
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa dự sống trên Trái Đất.
Chạy đua vũ trang hạt nhân vô cùng tốn kém.
Chiến tranh hạt nhân là hành động cực kì phi lí.
Đoàn kết để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ của mỗi người.
4: Tác giả: 
Là nhà văn Cô – lôm – bi – a, sinh năm 1928.
Ông là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực, huyền ảo, nổi tiếng nhất là tiểu thuyết Trăm năm cô đơn (1967).
Mác – két được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1982.
II: Đọc – hiểu nội dung văn bản. 
 1: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa sự sống trên Trái Đất.
 Vũ khí hạt nhân có sức mạnh ghê gớm, phá hủy toàn sự sống.
 2: Chạy đua vũ trang hạt nhân vô cùng tốn kém.
 Chiến tranh hết sức phi lí, nói lên sự vô nhân đạo cuả chiến tranh hạt nhân, tốn kém.
 3: Chiến tranh hạt nhân là hành động vô cùng phi lí.
 Trái Đất cho ta sự sống nhưng con người lại nghiên cứu ra loại vũ khí để tiêu diệt sự sống àđi ngược lại lí trí.
 4: Đoàn kết để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
 Ông kêu gọi nhân loại yêu chuộng hòa bình trên TĐ, hãy đoàn kết lại để chống lại chiến tranh hạt nhân.
III: Ghi nhớ
IV: Luyện tập.
 Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học bài: “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của Macket.
Bài viết.
 Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự vật sống trên TĐ. Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân vô cùng tốn kém và cực kì phi lí, nó đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bênh tật cho hàng trăm triệu con người, nhất là ở những nơi đang chậm phát triển. Vì vậy, chúng ta phải đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân, là nhiệm vụ thiết thực và cấp bách của mỗi người và của toàn thể loài người đang sống trên TĐ này.
Tiết 8:
Các phương châm hội thoại. ( tiếp)
I: Phương châm quan hệ.
 Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
II: Phương châm cách thức.
 Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
VD: Tôi đồng ý với những nhận định về truyên ngắn của ông ấy.
Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
III: Phương châm lịch sự.
 Khi giao tiếp cần tôn trọng người khác và cần tế nhị.
Bài 3: Văn bản:
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Tiết 11+12: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
I: Đọc – hiểu cấu trúc văn bản.
 1: Bố cục: 4 phần
 - Nhận thức của cộng đồng quốc tế về quyền sống và phát triển của trẻ em trên thế giới .
 - Sự thử thách.
 - Cơ hội 
 - Nhiệm vụ.
 2: PTBĐ: Nghị luận
II: Đọc – hiểu nội dung văn bản.
 1: Phần mở đầu.
 2: Sự thử thách.
 - Muốn cộng đồng thế giới nhận thức rõ thực trạng đau khổ trong cuộc sống của trẻ em.
 - Quyết tâm giúp trẻ em vượt qua nỗi bất hạnh này.
 3: Cơ hội.
 4: Nhiệm vụ.
 a: nhiệm vụ cụ thể.
Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng.
Quan tâm trăm sóc những trẻ bị tàn tật và hoàn cảnh sống đặc biệt.
Đối xử bình đẳng.
Đảm bảo cho trẻ đến trường đúng độ tuổi.
Đảm bảo cho sức khỏe sinh sản.
 b: Lai lịch cụ thể.
 Trẻ sinh ra phải có lai lịch cụ thể: ( giấy khai sinh)
 c: Giải pháp.
Khôi phục lại sự phát triển của kinh tế.
Phải biết phối hợp, đoàn kết và thực hiện cam kết giữa các nước.
III: Ý nghĩa văn bản.
 Sgk/35
IV: Luyện tập.
 Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em .
Tiết 13:
Các phương châm hội thoại. ( Tiếp theo)
I: Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
 1: Mối quan hệ .
 Phải phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.
 2: Đặc điểm của tình huống giao tiếp ( ngữ cảnh).
Nói với ai?
Ở đâu, khi nào?
Để làm gì?
II: Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
 - Khi có yêu cầu nào đó quan trọng hơn, cao hơn, yêu cầu tuân thủ phương châm hội thoại thì có thể phương châm hội thoại không cần tuân thủ.
 - Để người nghe hiểu một hàm ý nào đó.
 - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
 Bài 4: Văn bản.
Chuyện người con gái Nam Xương.
(Trích “truyền kì mạn lục” )
 Nguyễn Dữ.
TIẾT 16+17: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
I: Đọc – hiểu cấu trúc văn bản.
 1: Tác giả: 
Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ông học rộng tài cao, nhưng chỉ làm quan có một năm rồi xin nghỉ về nhà nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều tri thức đương thời khác, bởi chế độ phong khiến thối nát, rối ren.
 2: Bố cục: Ba phần 
 + Sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
 + Nói về nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
 + Thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân, cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
II: Đọc – hiểu nội dung văn bản.
1: Nhân vật Vũ Nương 
 - Trong lời giới thiệu: 
 + Thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp.
 + Con của kẻ khó.
 - Trong cuộc sống vợ chồng:
 + Giữ gìn khuôn phép.
 + Không để thất hòa 
Trong lúc chồng đi xa:
 + Khi tiễn chồng: Chỉ cần “ hai chữ bình yên”
 + Người con dâu đảm, hiếu thảo.
Khi bị chồng nghi oan: 
 + Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình.
 + Thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối sử bất công.
 + Thất vọng đến tột cùng, đau đớn.
Là người phụ nữ vẹn toàn, tư dung tốt đẹp, thùy mị nết na đức hạnh. Hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, đáng yêu, đáng trân trọng nhưng lại có số phận nhỏ nhoi đầy bi kịch.
2: Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương.
a: Nguyên nhân trực tiếp.
 Lời nói của bé Đản có liên quan tới chiếc bóng trên tường.
b: Nguyên nhân sâu xa.
Cuộc hôn nhân không bình đẳng.
Người chồng đa nghi thô bạo.
Thái độ cư sử hồ đồ, độc đoán.
Lễ giáo phong kiến hà khắc. Xã hội nam quyền đã trao vào tay người đàn ông toàn bộ quyền hành trong gia đình, trong xã hội.
Do chiến tranh phong kiến đã góp phần vào cảnh sinh li đồng thời cũng góp phần vào cảnh tử biệt.
3: Nhân vật Trương Sinh và hình ảnh cái bóng.
a: Nhân vật Trương Sinh.
Con nhà hào phú nhưng thất học.
Đa nghi , thô bạo.
Tẩt cả những điều ấy đẫ biến Trương Sinh trở thành một bạo chúa trong gia đình. Chính Trương Sinh là kẻ bức tử Vũ Nương, mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can.
b: Hình ảnh cái bóng.
Là một yếu tố nghệ thuật đặc sắc xuyên suốt câu chuyện. Nó là hình ảnh thắt và mở nút.
Không phải là chiếc bóng trên tường mà chính là cái bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh, cái bóng đen của thế lực hắc án của xã hội ấy đã giết chết Vũ Nương. Đó chính là số phận nhỏ nhoi đáng thương của người phụ nữ VN.
4: Ý nghĩa của yếu tố kì ảo.
Nó làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp của nhân vật Vũ Nương, một người đã ở thế giới khác vẫn nặng với cuộc đời, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn khao khát được phục hồi lại danh dự cho mình.
Đã tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời, người dù tốt có trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được đền trả xứng đáng, cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
III: Ghi nhớ.
IV: Luyện tập.
 Hãy tóm tắt tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương trích từ Truyền kì mạn lục của Nguyễn D ... ất của thời đại, đại diện cho lớp trẻ thời đại Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mĩ, họ là những cô gái trẻ trung, hồn nhiên, gan dạ, phi thường, họ chính là những ngôi sao tỏa sáng trong lòng người đọc.
2: Nhân vật Phương Định.
 Phương Định là một cô gái Hà Nội vào chiến trường, cô có một thời học sinh vô tư lự bên cạnh một người mẹ ở trong một căn buồng nhỏ bên cạnh khu phố yên tĩnh, bởi vậy khi vào chiến trường sau những trận bom ác liệt có vài phút thanh thản thì cô lại sống lại những kỉ niệm ấy. Vào chiến trường đã ba năm, đã qua những thử thách nguy hiểm, đối mặt với cái chết từng ngày từng giờ nhưng P.Định cũng như những người đồng đội, của mình không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng. Rồi sung sướng với cơn mưa đá, đó cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn trong sáng thật đáng yêu sau những giờ phút căng thẳng. Cũng giống như những người lính ở chiến trường, P.Định yêu mến những người đồng đội của mình, đặc biệt cô giành tình cảm kính mến, cảm phục cho các chiến sĩ mà cô gặp trên trọng điểm của con đường trên mặt trận. Nhân vật P.Định không chỉ là một người lính mà còn mang một vẻ đẹp đầy nữ tính có chiều sâu, Lê Minh Khuê đã tỏ ra rất am hiểu những nữ thanh niên xung phong, những cô gái đất Hà thành đã rời xa Thủ đô yêu dấu của mình để dấn thân vào con đường đầy gian khổ, hi sinh. Cuộc sống ấy không làm mất đi vẻ nữ tính của các cô.
Những cô gái Hà Nội trẻ trung đầy nữ tính ấy bước vào cuộc chiến đấu với một bản lĩnh quả cảm. Lê Minh Khuê đã miêu tả rất tinh tế tấm lí của nhân vật P.Định trong một lần phá bom. Đó là cái căng thẳng ghê gớm căng như chão. Đó là cảm giác mỗi lần lên trọng điểm, cảm thấy ánh mắt của các chiến sĩ nhìn theo từng động tác, từng cử chỉ của mình, làm lòng dũng cảm cũng tăng lên.
 Qua đoạn trích, với nghệ thuật miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật đã làm lên một thế giới nội tâm phong phú, trong trắng không phức tạp của những nữ thanh niên xung phong. Đó chính là vốn sống của một nhà văn đã từng là một nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Đó là sự nhạy cảm tinh tế của người phụ nữ khi viết về phụ nữ với sự trân trọng, yêu thương, đề cao con người. Bởi thế Những ngôi sao xa xôi đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc.
III: Tổng kết.
* Nghệ thuật: - Truyện được trần thuật của ngôi thứ nhất.
 - Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, chính xác.
 - Ngôn ngữ phù hợp với nhân vật kể chuyện.
IV: Luyện tập.
Tiết 143:
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG.
(Phần tập làm văn)
Tiết 145:
BIÊN BẢN 
I: Đặc điểm của biển bản.
Mục đích: Ghi lại những sự việc vừa diễn ra hoặc đang xảy ra.
Nội dung: +) Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.
 +) Phải ghi chép chung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan.
 +) Lời văn ngắn gọn, chính xác và chỉ có một cách hiểu.
Hình thức: +) Viết đúng theo mẫu quy định.
 +) Khong trang trí các họa tiết, tranh ảnh ngoài nội dung của biên bản.
II: Khái niệm biên bản.
Biên bản là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp.
Biên bản không có hiệu lực pháp lí mà chủ yếu dùng làm bằng chứng, chứng cứ làm cơ sở cho các nhận định, quyết định sử lí.
III: Cách viết biên bản.
Phần mở đầu: Gồm Quốc ngữ, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia và chức trách của họ.
Phần nội dung: Diễn biến, kết quả của sự việc.
Phần kết thúc: Nêu thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính.
IV: Luyện tập.
Bài 29: Văn bản.
RÔ – BIN – XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
(Trích “Rô – bin – xơn cru – xô”)
Tiết 146: Đọc – hiểu văn bản.
I: Đọc – hiểu chú thích.
1: Tác giả , tác phẩm:
2: Đọc:
II: Đọc – hiểu nội dung.
1:Bức chân dung tự họa.
a) Trang phục
 Đã được tả rất chi tiết từ bên trên xuống dưới, hình dáng, chất liệu, công dụng, tất cả đều do chính ông tự tạo bằng da dê: Rô – bin – xơn là người khéo tay, có nghị lực sống để vượt qua cái điều kiện khắc nghiệt ở đảo hoang.
b) Diện mạo.
 Thể hiện đây là một cuộc sống khó khăn gian khổ thiếu thốn đối với con người, nhưng ông đã vượt qua tất cả là nhờ lạc quan có ý trí, sức sống mãnh liệt. Đằng sau bức chân dung tự họa ấy là hình ảnh của một vị chúa đảo có tính cách hài hước, yêu đời và mạnh mẽ biết bao.
III: Ghi nhớ.
Tiết 50: HỢP ĐỒNG.
I: Đặc điểm của văn bản hợp đồng.
 1: Ví dụ.
Khái niệm: Hợp đồng là văn bản phản ánh sự thỏa thuận giữa hai bên hoặc nhiều người, giữa các đơn vị cợ quan hoặc tập thể về việc thiết lập, thay thế đổi mới hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với công việc liên quan.
Mục đích: Lad cơ sở để hai bên dàng buộc lẫn nhau, có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ghi trong hợp đồng để thu được kết quả và tránh thiệt hại.
Hợp đồng có tính pháp lí, phải tuân thủ pháp luật và hợp với truyền thống.
Nội dung: +) Ghi lại những nội dung cụ thể do hai bên đã thỏa thuận.
 +) Lời văn rõ ràng, ngắn gọn, chặt chẽ, chính xác và có sự dàng buộc của hai bên.
Hình thức: 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết thúc.
II: Cách làm hợp đồng.
III; Luyện tập.
Tiết 151 – 152: Đọc – hiểu văn bản.
Bài 30:
BỐ CỦA XI – MÔNG 
(Trích)
---- Mô – Pa – Xăng ----
I: Đọc – chú thích.
 Tác giả, tác phẩm: 
Ông nổi tiếng với thể loại truyện ngắn.
Bố của Xi – Mông trích truyện ngắn cùng tên.
II: Đọc – hiểu nội dung.
1: Nhân vật Xi – Mông
a) Tâm trạng ở bờ sông.
 Đoạn văn đã thể hiện rất khéo và trân thật tâm trạng đau khổ đến tuyệt vọng vô bờ của Xi – Mông vì bạn bè trêu trọc xỉ nhục. Con người, tình người đã gây ra sự tuyệt vọng đau khổ của một đứa bé thì thiên nhiên lại nâng đỡ tâm hồn của Xi – mông. Nhà văn Mô – pa –xăng đã phê phán cái thực trạng của xã hội đã lạnh lùng với nỗi khổ của con người.
b) Tâm trạng khi gặp bác Phi – líp và khi về đến nhà.
 Tình cờ Xi – mông gặp bác Phi – líp, cậu như chút bỏ cái nỗi lòng đau khổ ngây thơ của mình. Khi về đến nhà sự đau khổ và khát khao có một người bố như vùng lên vỡ òa, nó bất ngờ nhưng lại hoàn toàn hợp lí với tâm trạng của Xi – mông.
c) Ngàu hôm sau ở trường.
 Cậu đã khẳng định với bạn bè và ựt hào vì mình có người bố tên là Phi – líp. Cậu trở lên cứng cỏi và tự hào bởi người bố mới cho em cái sức mạnh để em sẵn sàng thách thức và chịu hành hạ chứ nhất định không bỏ chạy, không đầu hàng lũ bạn tinh quái và ác ý một cách tàn nhẫn.
2: Nhân vật chị Blăng – sốt.
 Đây là một người phụ nữ đã có một thời trót dại
3: Nhân vật bác Phi – líp 
 Là một người lao động lương thiện, nhân hậu, yêu trẻ, có lòng vị tha và hào hiệp.
III: Ghi nhớ
* Bài tập: Khái quát lại tâm trạng của 3 nhân vật.
ÔN TẬP TRUYỆN
1:
STT
Tên tác phẩm
Tác giả
Năm sáng tác
Tóm tắt nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
1
Làng 
Kim Lân
1948
Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân 
- Ngôn ngữ: Độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
2
Lặng lẽ Sapa
Nguyễn Thành Long
1970
Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn. Qua đó truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến hết sức mình cho đất nước.
- Xây dựng cốt truyện đơn giản.
- Tạo tình huống tự nhiên.
- Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật hợp lí.
3
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
1966
(trong tập truyện cùng tên)
Câu chuyện éo le và cảm dộng về hai cha con: Ông Súa và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh.
- Tình huống truyện hợp lí.
- Thể hiện sâu sắc tâm lí và tính cách nhân vật.
- Ngôi kể hợp lí.
- Ngôn ngữ giản dị, mang đậm màu sắc địa phương.
4
Bến quê
Nguyễn Minh Châu
1985
(trong tập truyện cùng tên)
Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những gia strij và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống.
Tình huống nghịch lí, miêu tả tâm lí tinh tế với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, trần thuật tâm trạng nhân vật ngôi thứ .
5
Những ngôi sao xa xôi
Lê Minh Khuê
1971
Cuộc sống chiến đấu của 3 cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ.
- Truyện được trần thuật của ngôi kể thứ nhất.
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế chính xác.
- Ngôn ngữ phù hợp với nhân vật kể truyện.
2)
 Có 5 truyện ngắn Việt Nam từ sau năm 1945 được học trong chương trình Ngữ Văn 9, sắp xếp theo các thời kì lịch sử như sau:
Thời kì kháng chiến chống Thực dân Pháp: Làng – Kim Lân.
Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ: Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, Những ngôi sao xa sôi – Lê Minh Khuê.
Từ sau năm 1975: Bến quê – Nguyễn Minh Châu.
Các tác phẩm trên đã phản ánh được một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam với tư tưởng và tình cảm của họ trong những thời kì lịch sử có nhiều biến cố lớn lao, từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, chủ yếu là trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
3)
 Hình ảnh con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã được thể hiện sinh động qua một số nhân vật: Ông Hai (Làng), anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa), ông Sáu và bé Thu (Chiếc lược ngà), ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi).
Ông Hai (Làng): Tình yêu làng thật đặc biệt, nhưng phải đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.
Anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa): Yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trên núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.
Bé Thu (Chiếc lược ngà): Tình cảm cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.
Ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi): Tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
Bài 30: Văn bản 
CON CHÓ BẤC
(Trích “Tiếng gọi nơi hoang dã”)
Giắc – Lân – Đơn
Tiết 152: Đọc – hiểu văn bản.
I: Đọc – chú thích:
1: Tác giả: Là nhà văn Mĩ
2: Tác phẩm: Trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã 
3: Bố cục: 3 phần
Giới thiệu về con Bấc.
Tình cảm của Thooc – tơn đối với con Bấc.
Tình cảm của Bấc đối với Thooc – tơn.
II: Đọc – hiểu nội dung.
1: Giới thiệu về con Bấc
 Bấc trước khi gặp Thooc – tơn thì Bấc ở nhà Mi – lơ, đó là cuộc sống nhàn hạ và là cuộc sống chủ tớ, ở đó không có tình yêu thương thực sự mà chỉ là trách nhiệm của một đầy tớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docghi van 9.doc