Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Chủ đề 1: Tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Chủ đề 1: Tiếng Việt

 Ngày giảng: 30 / 8/ 2007

TIếT 1: TổNG KếT Từ VựNG

A.Mục tiêu :

 1.Kiến thức:

 Hệ thống hóa và nâng cao các kiến thức về từ vựng từ lớp 6 đến 9.

 Tích hợp với văn bản Văn và phần Tập làm văn

2.Kĩ năng: Sử dụng từ vựng đúng mục đích, ý nghĩa.Vận dụng các kiến thức TV vào giao tiếp xã hội và viết bài Tập làm văn.

3.Giáo dục: ý thức trau dồi cách dùng từ.

B. Phương pháp: ôn luyện.

C.Chuẩn bị:

1. GV: Kiến thức về cấu tạo từ

2. HS: Soạn bài theo hướng dẫn

D.Tiến trình:

I. ổn định lớp: (1)

Sĩ số 9A vắng: 9C vắng:

II.Bài cũ: Kiểm tra vở ghi của HS.

III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Giới thiệu chương trình tự chọn 9 nội dung nâng cao

Chương trình từ vựng ở THCS chúng ta đã học những nội dung cơ bản nào?

-> 3 tiết tổng kết về từ vựng sẽ giúp chúng ta cũng cố 1 số kiến thức để vận dụng tốt trong đời sống. Tiết 1 sẽ ôn luyện về từ

 

doc 49 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Chủ đề 1: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHủ Đề 1: TIếNG VIệT Ngày soạn: 28/ 8/ 2007
 Ngày giảng: 30 / 8/ 2007
TIếT 1: TổNG KếT Từ VựNG
A.Mục tiêu :
 1.Kiến thức: 
 Hệ thống hóa và nâng cao các kiến thức về từ vựng từ lớp 6 đến 9.
 Tích hợp với văn bản Văn và phần Tập làm văn
2.Kĩ năng: Sử dụng từ vựng đúng mục đích, ý nghĩa.Vận dụng các kiến thức TV vào giao tiếp xã hội và viết bài Tập làm văn.
3.Giáo dục: ý thức trau dồi cách dùng từ.
B. Phương pháp: ôn luyện.
C.Chuẩn bị:
1. GV: Kiến thức về cấu tạo từ
2. HS: Soạn bài theo hướng dẫn 
D.Tiến trình:	
I. ổn định lớp: (1’)
Sĩ số 9A vắng:	9C vắng:
II.Bài cũ: Kiểm tra vở ghi của HS.
III. Bài mới:
Giới thiệu bài: Giới thiệu chương trình tự chọn 9 nội dung nâng cao 
Chương trình từ vựng ở THCS chúng ta đã học những nội dung cơ bản nào?
-> 3 tiết tổng kết về từ vựng sẽ giúp chúng ta cũng cố 1 số kiến thức để vận dụng tốt trong đời sống. Tiết 1 sẽ ôn luyện về từ 
2.Triển khai:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV: Trong ngôn ngữ, từ đứng ở vị trí nào?
HD ôn luyện về từ
Từ là gì? Cho ví dụ.
HS: Nhắc lại khái niệm, cho ví dụ .
GV: Xét về mặt cấu tạo, người ta chia từ làm mấy loại? Đó là những loại nào?
HS: Nêu 2 loại từ, phân biệt, cho VD.
GV: Từ phức gồm những loại nhỏ nào?
HS: Chỉ ra 2 loại từ phức, phân biệt.
GV: Nêu các loại từ láy, từ ghép; phân biệt ? Cho ví dụ.
HS: Thảo luận nhóm , trình bày
GV: Nhận xét, bổ sung.
Xét về mặt nghĩa, từ gồm những loại nào?
HS: Nêu các loại từ đã học (nghĩa)
GV: Từ đồng âm là gì?
Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
HS: Phân biệt: 1 hình thức ngữ âm có nhiều nghĩa (nhiều nghĩa); 2 hay nhiều hình thức ngữ âm có nghĩa khác nhau (đồng âm)
GV: Nêu khái niệm, phân loại cho ví dụ từ đồng nghĩa, trái nghĩa?
HS: Trình bày
Tiếng > từ > cụm từ > câu > đoạn > văn bản
A. Từ: 
* Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu.
*Về cấu tạo:từ gồm 2 loại:
+ Từ đơn: là tự chỉ có một tiếng
+ Từ phức: từ có nhiếu tiếng
Từ phức gồm 2 loại:
a. Từ ghép: 
 + Đẳng lập 
 + Chính phụ
b. Từ láy:
+ Láy bộ phận: Vần , âm 
+ Láy toàn bộ: GNTĐ, TĐTĐ , TĐPâC
 * Về nghĩa: 
1. Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
2. Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
3. Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
IV.Cũng cố: (5’) 
 Đơn chính phụ
Từ ghép 
 đẳng lập
 Phức 
 Toàn bộ
 Láy 
 Bộ phận 
GV: Cũng cố tiết học bằng sơ đồ trên
Nhắc lại khái niệm các loại từ trên, cho ví dụ
HS: Trình bày
V. Dặn dò: (2’) 
 - Nắm nội dung bàiôn tập 
 - Chuẩn bị: ôn tập về các phép tu từ (8 phép).
 - BT: viết 1 đoạn văn thuyết minh về đồ vật có sử dụng các loại từ trên (có xác định).
 - Thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ.
 Ngày soạn: 1/ 9/ 2007
 Ngày giảng: 3 / 9/ 2007
TIếT 2: TổNG KếT Từ VựNG (TT)
A.Mục tiêu :
 1.Kiến thức: Hệ thống hóa các kiến thức về các phép tu từ để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong giao tiếp , trong văn chương.
Tích hợp với Văn bản và phần Tập làm văn
2.Kĩ năng: Vận dụng thành thạo vào việc nói, viết trong giao tiếp xã hội và viết bài Tập làm văn.
3.Giáo dục: ý thức trau dồi cách diễn đạt.
B. Phương pháp: ôn luyện.
C.Chuẩn bị:
1. GV: Kiến thức về các phép tu từ 
2. HS: Soạn bài theo hướng dẫn 
D.Tiến trình:	
I. ổn định lớp: (1’)
Sĩ số 9 A vắng:	9C vắng:
II.Bài cũ: (4’) 
 TV có những loại từ nào ? Cho ví dụ ?
Trình bày bài tập ở nhà.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tiết 2 bài ôn tập về từ vựng sẽ giúp chúng ta ôn luyện kiến thức về các phép tu từ để vận dụng tốt trong đời sống.
2.Triển khai:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV: Chúng ta đã học qua các phép tu từ từ vựng nào?
HS: Kể được tên 8 phép tu từ từ vựng
GV: Nhận xét, bổ sung.
So sánh là gì? Cho ví dụ.
HS: Nêu lại khái niệm, cho VD.
GV: Thế nào là ẩn dụ? Trong các văn bản đã học ẩn dụ đã xuất hiện ở đâu? Tác dụng?
HS: Nêu lại khái niệm, cho VD, phân tích.
GV: HD nêu lại khái niệm, cho VD phân tích các phép hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ .
HS: Trình bày, nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận
Giữa so sánh, ẩn dụ, hoán dụ có điểm nào gần gũi và khác biệt ?
HS: Thảo luận nhóm, trình bày.
GV: Phân biệt điệp ngữ với lỗi lặp.
Có phải ai cũng có khả năng sử dụng được chơi chữ không ? Tại sao?
HS: Trình bày
II. Các phép tu từ từ vựng quen thuộc: (33’)
* ôn lí thuyết:
1. So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. ẩn dụ: Là phép so sánh ngầm, chỉ công khai 1 đối tượng nhằm tăng biểu cảm cho sự diễn đạt.
3. Nhân hóa: Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, .. bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả người.
4. Hoán dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của 1 sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng sức gợi cảm.
5. Nói quá: Là phóng đại qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng để gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
6. Nói giảm, nói tránh: Là cách biểu đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
7. Điệp ngữ: Là cách lặp lại từ ngữ hoặc kiểu câu nhằm làm tăng giá trị diễn đạt.
8. Chơi chữ: Là cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
IV.Cũng cố: (5’) 
Vậy TV có những phép tu từ nào thường dùng? Tác dụng của nó trong giao tiếp, trong văn chương ?
HS: trình bày.
GV: Nhận xét, cũng cố tiết học.
V. Dặn dò: (2’) 
 - Nắm nội dung bài tổng kết (lí thuyết 8 phép tu từ) à Luyện tập (tiết sau)
 - BT: viết 1 đoạn văn thuyết minh có sử dụng các phép tu từ đã học.
 - Sưu tầm những đoạn thơ, văn có sử dụng các phép tu từ trên.
 - Thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ.
 Ngày soạn: 8/ 9/ 2007
 Ngày giảng: / 9/ 2007
TIếT 3: TổNG KếT Từ VựNG (Luyện tổng hợp)
A.Mục tiêu :
 1.Kiến thức: 
Khắc sâu kiến thức về các phép tu từ đã học.
Tích hợp với văn bản và phần tập làm văn
2.Kĩ năng: Vận dụng các phép tu từ đã học trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài Tập làm văn.
3.Giáo dục: ý thức trau dồi cách diễn đạt.
B. Phương pháp: phân tích mẫu.
C.Chuẩn bị:
1. GV: Các dạng bài tập ở bảng phụ
2. HS: Soạn bài theo hướng dẫn gv.
D.Tiến trình:	
I. ổn định lớp: (1’)
Sĩ số 9A vắng:	9C vắng:
II.Bài cũ: (4’) 
 TV có những phép tu từ quen thuộc nào? Cho ví dụ ?
Kiểm tra vở bài tập ở nhà (5 em / lớp).
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tiết 3 bài ôn tập về từ vựng sẽ giúp chúng ta ôn luyện kiến thức về các phép tu từ đã học để vận dụng tốt trong đời sống.
2.Triển khai:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV: HD giải các bài tập
HS: Đọc hai câu ở BT1 (bảng phụ)
GV: Phân tích cái hay do các phép tu từ mang lại trong các đoạn thơ trên của Nguyễn Du?
HS: Thảo luận, phân tích
GV: Nhận xét, bổ sung
Đọc 1 số câu thơ khác có sử dụng phép tu từ, tác dụng.
Hd làm bài tập 2: Phân tích giá trị biểu cảm trong những câu thơ sau ?
HS: Thảo luận, trình bày.
GV: Nhận xét, kết luận 
HS: Phân tích
GV: Nhận xét, bổ sung
Vận dụng các phép tu từ đã học để phân tích đoạn thơ của Tố Hữu
HS: Đọc đoạn thơ, phân tích
GV: Nhận xét, kết luận
HD viết thành bài-> trình bày.
HS: Làm bài tập 4
II. Các phép tu từ từ vựng quen thuộc: (34’)
** Giải bài tập:
Bài tập 1: Phân tích cái hay do các phép tu từ mang lại trong các đoạn sau:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
 (Nguyễn Du)
-> phép nhân hóa
- Gẫm trăm cuốn bạc nghìn cân
Tạ lòng lễ xứng, báo ân gọi là (N Du)
-> hoán dụ: lấy cụ thể để nói số nhiều
Bài tập 2: Phân tích giá trị biểu cảm trong những câu thơ sau của Nguyễn Du
Đoạn trường thay lúc phân kì
Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh
- Câu thơ dùng 2 từ tượng hình gợi sự không bằng phẳng của con đường -> dự báo 1 tương lai không tốt lành.
Bài tập 3: Vận dụng các phép tu từ đã học để phân tích đoạn thơ sau
Cứ nghĩ: Hồn thơm đang tái sinh
Ngôi sao ấy lặn, hóa bình minh
Cơn mưa vừa tạnh, Ba Đình nắng
Bác đứng bên kia vẫy gọi mình (Tố Hữu)
@ Gợi ý: Xác định các phép tu từ chú ý các từ ngữ: hồn thơm, ngôi sao ấy, lặn, bình minh, cơn mưa, tạnh, nắng.
Phân tích cách diễn đạt có hình ảnh
-> Viết thành bài.
 Bài tập 4:Viết 1 đoạn văn có sử dụng phép tu từ nói quá, nói giảm nói tránh, nhân hóa
(HS viết )
IV.Cũng cố: (4’) 
Vai trò của các phép tu từ trong diễn đạt ? Phân tích 1 số ví dụ thể hiện vai trò tác dụng của các phép tu từ ?
HS: Trình bày
GV: Nhận xét, cũng cố tiết học.
V. Dặn dò: (2’) 
 - Nắm nội dung bài tổng kết từ vựng
 - Chuẩn bị: Tổng kết về phần ngữ pháp (từ loại: Khái niệm,phân loại, cho ví dụ về 12 từ loại)
 - BT: hoàn thành bài viết BT4.
 - Thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ.
 Ngày soạn: 15/ 9/ 2007
 Ngày giảng: 20 / 9/ 2007
TIếT 4: TổNG KếT NGữ PHáP
A.Mục tiêu :
 1.Kiến thức: Hệ thống kiến thức về từ loại
Tích hợp với Văn bản và phần Tập làm văn
2.Kĩ năng: Vận dụng kiến thức từ loại phù hợp, chính xác.
3.Giáo dục: ý thức sử dụng từ ngữ.
B. Phương pháp: ôn luyện
C.Chuẩn bị:
1. GV: Kiến thức về từ loại
2. HS: Khái niệm,phân loại, cho ví dụ về 12 từ loại trong TV.
D.Tiến trình:	
I. ổn định lớp: (1’)
Sĩ số 9A vắng:	9C vắng:
II.Bài cũ: (4’) 
 TV có những phép tu từ quen thuộc nào? Cho ví dụ ?
Kiểm tra vở bài tập ở nhà (5 em / lớp).
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Sau bài ôn tập về từ vựng sẽ chúng ta ôn luyện kiến thức về ngữ pháp để vận dụng đúng trong nói và viết
2.Triển khai:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV: TV có bao nhiêu từ loại? Kể tên? 
Nêu khái niệm; phân loại? Cho ví dụ
HS: Trình bày
GV: Nhận xét, bổ sung.
Vì sao danh từ, động từ, tính từ được xếp vào nhóm thực từ ?
HS: Thảo luận, phát biểu
GV: Các từ loại như lượng từ, chỉ từ, phó từ, quan hệ từ, ... có bao giờ giữ chức vụ chủ ngữ, vị ngữ trong câu không ? Tại sao ?
HS: phát biểu
GV: Nhận xét, kết luận Danh từ, động từ, tính từ : là những thực từ vì nó có ý nghĩa từ vựng tương đối xác định; có khả năng làm thành tố trung tâm trong cụm từ và đảm nhận các chức vụ cú pháp trong câu; một số trường hợp đặc biệt có thể độc lập tạo câu
- Đại từ, số từ là từ trung gian vì vừa mang đặc điểm của thực từ vừa mang đặc điểm của hư từ.
- Phụ từ, QHT, ... là những hư từ vì không có ý nghĩa từ vựng cụ thể . Không có khả năng làm thành tố trung tâm trong cụm từ và không đảm nhận các chức vụ cú pháp trong câu
HD tìm hiểu sự chuyển loại của từ.
Thế nào là hiện tượng chuyển loại của từ?
HS: Phát biểu
GV: Nhận xét, kết luận: Hiện tượng chuyển hóa từ loại là hiện tượng bình thường của mọi ngôn ngữ, là hình thức tích cực hóa vốn từ theo qui luật tiết kiệm của ngôn ngữ
- Xét về bản chất: hiện tượng chuyển hóa từ loại chỉ là thay đổi cách thức phản ánh chứ không thay đổi đối tượng phản ánh.
- Hiện tượng này có liên ... à trong cả văn bản
à Phân tích tạo tiền đề cho tổng hợp; tổng hợp góp phần khái quát những nội dung đã được phân tích.
Bài tập 2: 
Viết 1 đoạn văn nghị luận có nội dung: bàn về chữ “Hiếu” của người làm con theo quan niệm hiện nay có sử dụng phép lập luận PT và TH
HS: Viết -> trình bày
GV: Nhận xét, bổ sung
Yêu cầu:
Về hình thức: Chú ý cấu trúc mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn
Về ND: chữ “Hiếu” được bàn đến chỉ giới hạn trong quan hệ giữa con cái với cha mẹ; so sánh chữ hiếu theo quan niệm xưa và nay
IV.Cũng cố: (6’) 
GV: Tìm 1 số đoạn văn, văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp
Tác dụng của phép lập luận đó ?
HS: Thảo luận nhóm -> trình bày.
GV: Nhận xét, cũng cố tiết học.
V. Dặn dò: (2’) 
 - Nắm nội dung bài luyện tập
 - Làm lại BT 2: viết thành văn bản
 - Chuẩn bị: Luyện tập cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống 
 - Thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ.
 Ngày soạn: 20 / 3/ 2008
 Ngày giảng: 27 / 3/ 2008
TIếT 27: 
LUYệN TậP CáCH LàM BàI NGHị LUậN
Về MộT Sự VIệC, HIệN TượNG TRONG ĐờI SốNG
A.Mục tiêu :
 1.Kiến thức: Khắc sâu kiến thức và kỉ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống 
2.Kĩ năng: Rèn kỉ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lâp dàn ý và viết bài hoàn chỉnh
3.Giáo dục: ý thức diễn đạt mạch lạc, thuyết phục
B. Phương pháp: ôn luyện.
C.Chuẩn bị:
1. GV: Lí thuyết + các dạng bài tập 
2. HS: Lí thuyết và cách vận dụng 
D.Tiến trình:	
I. ổn định lớp: (1’)
Sỉ số 9A:	9C:
II.Bài cũ: (3’) 
 Nêu vai trò của phép phân tích , tổng hợp trong văn bản nghị luận ?
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nhằm khắc sâu lí thuyết và luyện tập cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống được tốt -> Luyện tập 
2.Triển khai:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV: HD củng cố lí thuyết 
Thế nào là bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống ?
Yếu cầu về nội dung?
Yêu cầu về hình thức?
- Giữa phép phân tích và tổng hợp có mối quan hệ gì với nhau? 
HS: Thảo luận, trình bày 
GV: Nhận xét, kết luận 
I. ôn lí thuyết: (10’)
1. Khái niệm:
2. Cách làm bài:
- Yếu cầu về nội dung:
- Yêu cầu về hình thức:
- Cách làm bài
- Dàn bài chung
II. Luyện tập : (15’)
Bài tập1: Xác định vấn đề được nêu ra để nghị luận và chỉ ra dấu hiệu của phương thức nghị luận trong đoạn văn (Trích từ bài Nguyễn Bích Thảo- Sách KT và KN nâng cao) à bảng phụ
HS: Đọc đoạn văn
Thảo luận nhómà trình bày
GV: Nhận xét vấn đề được nêu ra ở câu chủ đề đứng đầu đoạn văn à dấu hiệu của phương thức nghị luận
Bài tập2: 
 Cho vấn đề: Học và thi
Hãy viết đoạn văn nghị luận về vấn đề đó
HS: viết, trình bày
GV: lưu ý: Đây là vấn đề mang tính thời sự trong đó có nhiều cách nhìn nhận, quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau à tỏ thái độ khen chê; khẳng định phủ định à trách nhiệm và hướng phấn đấu của bản thân, ...
IV.Cũng cố: (6’) 
GV: Nhận xét, cũng cố tiết học qua BT 2.
Lúng túng, khó khăn nhất của các em là ở đâu khi làm kiểu bài này?
HS: nêu ý kiến 
GV: Giải đáp
V. Dặn dò: (2’) 
 - Nắm nội dung bài luyện tập
 - Làm lại BT 2: viết thành văn bản
 - Chuẩn bị: Luyện tập cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống (TT)
 - Thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ.
 Ngày soạn: 3 / 4/ 2008
 Ngày giảng: / 4/ 2008
TIếT 28: 
LUYệN TậP CáCH LàM BàI NGHị LUậN
Về MộT Sự VIệC, HIệN TượNG TRONG ĐờI SốNG (TT)
A.Mục tiêu : (T1)
B. Phương pháp: ôn luyện.
C.Chuẩn bị:
1. GV: Các dạng bài tập 
2. HS: Lí thuyết và cách vận dụng 
D.Tiến trình:	
I. ổn định lớp: (1’)
Sỉ số 9A:	9C:
II.Bài cũ: (3’) 
 Hãy nêu một số sự việc, hiện tượng trong đời sống cần được nghị luận?
Cách làm kiểu bài này?
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nhằm vận dụng lí thuyết vào cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống được tốt -> Luyện tập (tt)
2.Triển khai:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV: Thông thường nghị luận XH thường tập trung vào 2 mảng nội dung: hoặc là SV, HT đúng hoặc là SV, HT sai; có khi cả đúng cả sai
Hướng dẫn lập dàn ý cho 1 đề bài cụ thể
HS: Thảo luận nhóm để xây dựng dàn ý
àđại diện nhóm trình bày ở bảng đen
GV: Nhận xét, kết luận
Hướng dẫn triển khai ý
HD tìm hiểu 1 SV, HT xã hội sai
HS: Thảo luận, trình bày
GV: Nhận xét, gợi ý
HS: Lập dàn ý chi tiết vào vở
II. Luyện tập (TT): (33’)
Bài tập1:
Đề: Bàn về việc tập thể dục để có sức khỏe
Dàn bài: 
- MB: Nêu sự việc cần bình luận:Sức khỏe
- TB: 
+ Bình: Mô tả sự việc: sức khỏe
 Bày tỏ thái độ: nên tập thể dục
+ Luận: Nêu mặt đúng, mặt lợi của việc tập thể dục
 Xây dựng thái độ đúng
- KB: Nêu nguyên nhân tư tưởng
 Yù kiến đối với sự việc
Hướng dẫn triển khai ý
- Sức khỏe: Yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công
- Mô tả sự việc: mỗi người mạnh khỏe -> cả nước mạnh khỏe; tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước
- Việc làm đúng: Không tốn kém, ai cũng làm được
- “Dân cường thì nước thịnh” (HCM)
Bài tập2: 
Đề: Tai hại của thói đua đòi
Gợi ý:
- Thấy người khác ăn chơi, ăn diện, .. mình không có, cố lao vào bắt chước
- Đạt được mong muốn bằng cách làm những việc làm sai: trộm cắp, lừa lọc, ...
à Thói đau đòi lúc đầu tuy nhỏ nhưng nếu không biết tự chủ bản thân dẫn đến tai hại
IV.Cũng cố: (6’) 
GV: Nhận xét, cũng cố tiết học: Rút ra kết luận với mỗi dạng bài
Nghị luận SV, Ht đời sống đúng/ sai
Kể tên một số sự việc, hiện tượng khác trong đời sống ?
HS: Trả lời
V. Dặn dò: (2’) 
 - Nắm nội dung bài ôn luyện
 - Làm lại BT 2: Viết thành văn bản
 - Chuẩn bị: Luyện tập cách làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lí
 - Thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ.
 Ngày soạn: 11/ 4/ 2008
 Ngày giảng: / 4/ 2008
TIếT 29: 
LUYệN TậP CáCH LàM BàI NGHị LUậN
Về MộT VấN Đề Tư TưởNG, ĐạO Lí
A.Mục tiêu :
 1.Kiến thức: Khắc sâu kiến thức và kỉ năng làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2.Kĩ năng: Rèn kỉ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lâp dàn ý và viết bài hoàn chỉnh
3.Giáo dục: ý thức , quan niệm đúng đắn trước 1 lối sống, 1 khía cạnh của phạm trù đạo dức
B. Phương pháp: ôn luyện.
C.Chuẩn bị:
1. GV: Lí thuyết + các dạng bài tập 
2. HS: Lí thuyết và cách vận dụng 
D.Tiến trình:	
I. ổn định lớp: (1’)
Sỉ số 9A:	9C:
II.Bài cũ: (3’) 
 Nêu cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống? 
 Trình bày bài tập về nhà
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Thế nào là một vấn đề tư tưởng, đạo lí ? Cách làm bài? -> Luyện tập 
2.Triển khai:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV: HD củng cố lí thuyết 
Thế nào là bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ?
Yếu cầu về nội dung?
Yêu cầu về hình thức?
HS: Nêu lại bài học
GV: Nhận xét, kết luận 
Nêu dàn ý chung của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ? Cách làm bài?
GV: Bổ sung
HD làm bài tập 
Gợi ý: 
Về ND: tập trung xác định mục đích của việc học đ/v mỗi người (học vì ngày mai lập nghiệp)
+ Có thể phê phán 1 số biểu hiện sai: học không có mục đích rõ ràng; học đối phó để có điểm cao mà không cần thực chất; chỉ chú trọng kiến thức mà xem nhẹ phẩm chất đạo đức, ...
+ Nêu 1 số gương tốt để ca ngợi , khẳng định -> định hướng nhận thức và hành động cho bản thân, cho bạn bè
HS: Thảo luận, trình bày
GV: Nhận xét, bổ sung
I. ôn lí thuyết: (15’)
- Khái niệm: là bàn về tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống, ... của con người
- Yêu cầu nội dung: Phải làm sáng tỏ vấn đề bắng cách giải thích, chứng minh, so sánh, phân tích, ... để chỉ ra chổ đúng/ sai của 1 tư tưởng nào đó nhắm khẳng định tư tưởng của người viết
- Yêu cầu hình thức: 
- Bố cục 3 phần
- Có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ
- Lời văn chính xác, sinh động
* Dàn bài chung 
* Cách làm bài:
II. Luyện tập : (20’)
Bài tập: Hướng tới Ngày thành lập Đoàn Thanh niên CSHCM 26-3, trường em tổ chức 1 buổi sinh hoạt câu lạc bộ với chủ đề: Học vì ngày mai lập nghiệp. Hãy chuẩn bị 1 bài tham luận trình bày tại buổi sinh hoạt ấy ./.
Viết
Trình bày
IV.Cũng cố: (6’) 
GV: Vì sao với dạng nghị luận này đòi hỏi người viết phải có lập trường vững vàng?
Vai trò của so sánh, đối chiếu trong lập luận của dạng bài này?
HS: Nêu ý kiến 
GV: Nhận xét, cũng cố tiết học 
V. Dặn dò: (2’) 
 - Nắm nội dung bài luyện tập
 - Làm lại BT : Viết thành văn bản hoàn chỉnh
 - Chuẩn bị: Luyện tập cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo
 lí (TT)
 - Thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ.
 Ngày soạn: 16/ 4/ 2008
 Ngày giảng: / 4/ 2008
TIếT 30: 
LUYệN TậP CáCH LàM BàI NGHị LUậN
Về MộT VấN Đề Tư TưởNG, ĐạO Lí (TT)
A.Mục tiêu : (T1)
B. Phương pháp: ôn luyện.
C.Chuẩn bị:
1. GV: Các dạng bài tập 
2. HS: Lí thuyết và cách vận dụng 
D.Tiến trình:	
I. ổn định lớp: (1’)
Sỉ số 9A:	9C:
II.Bài cũ: (3’) 
 Thế nào là nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lí ?
 Trình bày bài tập về nhà 
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Vận dụng lí thuyết để thực hành vào một vấn đề tư tưởng, đạo lí cụ thể? Cách làm bài? -> Luyện tập 
2.Triển khai:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV: HD củng cố lí thuyết 
Thế nào là bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ?
Yếu cầu về nội dung?
Yêu cầu về hình thức?
HS: Nêu lại bài học
GV: Nhận xét, kết luận 
Nêu dàn ý chung của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ? Cách làm bài?
GV: Bổ sung
HD làm bài tập 
Gợi ý: 
Về ND: tập trung xác định mục đích của việc học đ/v mỗi người (học vì ngày mai lập nghiệp)
+ Có thể phê phán 1 số biểu hiện sai: học không có mục đích rõ ràng; học đối phó để có điểm cao mà không cần thực chất; chỉ chú trọng kiến thức mà xem nhẹ phẩm chất đạo đức, ...
+ Nêu 1 số gương tốt để ca ngợi , khẳng định -> định hướng nhận thức và hành động cho bản thân, cho bạn bè
HS: Thảo luận, trình bày
GV: Nhận xét, bổ sung
I. ôn lí thuyết: (10’)
- Khái niệm: là bàn về tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống, ... của con người
- Yêu cầu nội dung: Phải làm sáng tỏ vấn đề bắng cách giải thích, chứng minh, so sánh, phân tích, ... để chỉ ra chổ đúng/ sai của 1 tư tưởng nào đó nhắm khẳng định tư tưởng của người viết
- Yêu cầu hình thức: 
- Bố cục 3 phần
- Có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ
- Lời văn chính xác, sinh động
* Dàn bài chung 
* Cách làm bài:
II. Luyện tập : (15’)
Bài tập: Hướng tới Ngày thành lập Đoàn Thanh niên CSHCM 26-3, trường em tổ chức 1 buổi sinh hoạt câu lạc bộ với chủ đề: Học vì ngày mai lập nghiệp. Hãy chuẩn bị 1 bài tham luận trình bày tại buổi sinh hoạt ấy ./.
Viết
Trình bày
IV.Cũng cố: (6’) 
GV: Vì sao với dạng nghị luận này đòi hỏi người viết phải có lập trường vững vàng?
Vai trò của so sánh, đối chiếu trong lập luận của dạng bài này?
HS: Nêu ý kiến 
GV: Nhận xét, cũng cố tiết học 
V. Dặn dò: (2’) 
 - Nắm nội dung bài luyện tập
 - Làm lại BT : Viết thành văn bản hoàn chỉnh
 - Chuẩn bị: Luyện tập cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo
 lí (TT)
 - Thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgioa an thao giang.doc