Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Lòng yêu nước (i. ê - Ren - bua)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Lòng yêu nước (i. ê - Ren - bua)

Hdđt: LÒNG YÊU NƯỚC (I. Ê-ren-bua)

A. Mức độ cần đạt

Giúp hs

- Hiểu được tư tưởng và lòng yêu nước qua bài tùy bút - chính luận.

- Nhận biết được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tùy bút - chính luận.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan, thử thách. Lòng yêu nước trở thành sức mạnh, phẩm chất của người anh hùng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

- Nét chính về nghệ thuật của văn bản.

 2. Kỹ năng

- Đọc diễn cảm một văn bản chính luận giàu chất trữ tình: giọng đọc vừa rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc.

- Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Đọc - hiểu văn bản tùy bút có yếu tố miêu tả kết hợp với biểu cảm.

- Trình bày được suy nghĩ, tình cảm của bản thân về quê hương, đất nước.

 3. Thái độ: Khi học xong văn bản, thêm yêu quê hương, đất nước mình.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, phân tích tác phẩm.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Lòng yêu nước (i. ê - Ren - bua)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31 NS: 07/04/13
 TIẾT 117 ND: 09/04/13
Hdđt: LÒNG YÊU NƯỚC (I. Ê-ren-bua)
A. Mức độ cần đạt
Giúp hs
- Hiểu được tư tưởng và lòng yêu nước qua bài tùy bút - chính luận.
- Nhận biết được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tùy bút - chính luận.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan, thử thách. Lòng yêu nước trở thành sức mạnh, phẩm chất của người anh hùng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
- Nét chính về nghệ thuật của văn bản.
 2. Kỹ năng
- Đọc diễn cảm một văn bản chính luận giàu chất trữ tình: giọng đọc vừa rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc.
- Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Đọc - hiểu văn bản tùy bút có yếu tố miêu tả kết hợp với biểu cảm.
- Trình bày được suy nghĩ, tình cảm của bản thân về quê hương, đất nước.
 3. Thái độ: Khi học xong văn bản, thêm yêu quê hương, đất nước mình.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích tác phẩm.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A5 vắng..)
 2. Bài cũ: Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật được tác giả sử dụng trong “Lao xao”.
 3. Bài mới: Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”. Nhà thơ Tế Hanh cũng đã nói tình yêu nước qua bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, còn đối với nhà báo Ê-ren-bua, tình yêu nước được thể hiện qua bài “Lòng yêu nước”.
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
?Trình bày hiểu biết của em về tác giả ?
Hs dựa vào chú thích * Sgk/107, trả lời.
?Nêu xuất xứ của tác phẩm?
?Văn bản viết theo thể loại nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
Gv hướng dẫn đọc bài: giọng đọc vừa rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc.
Gv đọc mẫu 1 đoạn, gọi Hs đọc hết văn bản. 
Bài văn có thể chia làm mấy phần? -> 2 phần.
?Nêu phương thức sử dụng trong văn bản?
Gv gợi câu hỏi tìm đại ý bài: Bài văn lý giải ngọn nguồn về lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc gần gũi. Tình yêu gia đình, xóm làng, miền quê. Lòng yêu nước được thể hiện trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
? Theo tác giả, lòng yêu nước của mỗi công dân được hình thành như thế nào?
 -> Ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: Yêu cây trồng trước nhàTừ cái ban đầu đó, tác giả đề cập đến lòng yêu mến của những công dân Xô viết: lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu làng quê nhất là khi đất nước có họa chiến tranh.
?Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả?
?Chính điều đó đã dẫn đến chân lí nào?
?Em hãy nêu những nét đẹp riêng đáng nhớ của quê hương nơi mình đang sinh sống?
?Lòng yêu nước của mỗi công dân được thể hiện rõ nhất khi nào?
-> Lúc Tổ quốc lâm nguy người ta hiểu được lòng yêu của mình là lớn đến nhường nào: yêu người thân, yêu tổ quốc, yêu nước Nga. Ai cũng cảm nhận: “Mất nuớc Nga thì ta còn sống làm gì nữa".
=> Suy nghĩ sâu sắc về lòng yêu nước, những điều tác giả nêu ra như một chân lý.
Gv liên hệ đến lòng yêu nước của nhân dân ta thể hiện ở 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
?Trong khung cảnh đất nước hòa bình như hiện nay, chúng ta làm thế nào để thể hiện lòng yêu nước?
-> Cần nỗ lực học tập, lao động sáng tạo để xây dựng đất nước giàu mạnh, lập thành tích vẻ vang cho đất nước.
Hướng dẫn tổng kết
Em hãy tóm lược lại nội dung của văn bản “Lòng yêu nước”?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ Sgk/109
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện.
I. Giới thiệu chung 
 1. Tác giả: Sgk
 2. Tác phẩm: 
- Xuất xứ: (Sgk/107)
- Thể loại: Tùy bút – chính luận
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 2 đoạn
2.2. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm, bình luận.
2.3. Đại ý
2.4. Phân tích
a. Ngọn nguồn của lòng yêu nước
- Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất:
 + Yêu cây trồng trước nhà
 + Yêu phố nhỏ đổ ra bờ sông.
 + Yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa hè.
.
-> Miêu tả tinh tế, chọn lọc với hình ảnh tiêu biểu của mỗi vùng với cảm xúc tha thiết, sôi nổi, suy nghĩ sâu sắc.
-> Cách lập luận lô-gíc, chặt chẽ.
=> Chân lý: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
b. Sức mạnh của lòng yêu nước
 - Lòng yêu nước được thể hiện rõ nhất lúc Tổ quốc lâm nguy. 
- “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa”
=> Suy nghĩ sâu sắc về lòng yêu nước, những điều tác giả nêu ra như một chân lý.
3. Tổng kết
 Ghi nhớ: (Sgk/109)
* Ý nghịa: Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc nhất nơi nhà, xóm, phố, quê hương. Lòng yêu nước trở nên mãnh liệt trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đó là bài học thấm thía mà nhà văn I-li-a Ê-ren-bua truyền tới.
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc kỹ văn bản, nhớ những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
- Hiểu được những biểu hiện của lòng yêu nước.
- Liên hệ với lịch sử dân tộc ta qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
 E. Rút kinh nghiệm
TUẦN 31 NS: 07/04/13
TIẾT 118 ND: 09/04/13
 	 CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ
A. Mức độ cần đạt
Giúp hs
 -Nắm được các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ,thiếu vị ngữ.
 -Biết tránh các lỗi.
B. Trọng tâm kiến thức,kĩ năng,thái độ
 1.Kiến thức
 -Lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ,thiếu vị ngữ.
 -Cách chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
 2.Kĩ năng
 -Phát hiện ra các các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ.
 -Sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ.
 3.Thái độ: - Có ý thức nói, viết câu đúng
C. Phương pháp -Thuyết trình,vấn đáp,thảo luận nhóm 
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6a5
 2. Bài cũ: CThế nào là câu trần thuật đơn không có từ là? Cho ví dụ?
CCâu trần thuật đơn không có từ là được phân loại ntn? Đặt câu và phân tích cấu tạo ngữ pháp?
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Khi làm bài nhiều em còn viết câu sai về cú pháp. Một lỗi cú pháp thườnggặp là sai chủ ngữ, vị ngữ. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hướng khắc phục lỗi cú pháp trên?
* Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiẩu chung
Hướng dẫn chữa lỗi câu thiếu chủ ngữ
GV treo bảng phụ ghi vd .Gọi HS dd9o5c ví dụ.
 C Phân tích cấu tạo ngữ pháp của ví dụ và cho nhận xét về kết cấu của câu em vừa phân tích?
- Gv chữa bài và lưu ý các em :Câu a không có chủ ngữ, vì khi đọc chúng ta không biết ai “cho thấy Dế Mèn biết phục thiện”.Với một câu không có chủ ngữ, chúng ta có nhiều cách chữa khác nhau.
Gv yêu cầu hs chữa.
Gv chữa bài nếu cần và nhấn mạnh các cách chữa câu sai về chủ ngữ.
Gv nhắc nhở các em khi viết nhớ viết đúng cú pháp, nghĩa là câu phải đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.
Chẳng hạn, câu b có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.
Yêu cầu hs phân tích cú pháp của câu.
 Hướng dẫn chữa lỗi câu thiếu vị ngữ
C Phân tích cấu tạo ngữ pháp của ví dụ và cho nhận xét về kết cấu của câu em vừa phân tích?
- Gọi 4 hs lên bảng làm.
Gv: Câu nào không xác định được chủ ngữ - vị ngữ thì đó là câu thiếu vị ngữ. 
 C Phân tích cấu tạo ngữ pháp của ví dụ và cho nhận xét về kết cấu của câu em vừa phân tích?
Hãy thêm thành phần vị ngữ cho câu thiếu vị ngữ?
- Gv:Cũng giống câu thiếu chủ ngữ, câu thiếu vị ngữ có nhiều cách chữa khác nhau. Cách tốt nhất và dễ nhất là thêm vị ngữ vào.
Hs lên bảng làm, hs khác nhận xét.
Gv chữa.
- Lưu ý: Gv có thể chửa lỗi câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ hoặc thiếu cả hai thành phần trên ngay trong câu trả lời của các em để giáo dục HS thói quen viết câu đúng cú pháp. Đồng thời tích hợp với kiểu câu rút gọn, câu đặc biệt để giúp các em sơ bộ nhận biết vàsử dụng câcu linh hoạt, phù hợp mục đích giao tiếp. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bài 1: Đặt câu hỏi xem các câu a, b, c có thiếu chủ ngữ - vị ngữ không?
Bài 2: Trong những câu sau, câu nào viết sai? Vì sao.
Gọi hs đọc các ví dụ. Yêu cầu các em xác định chủ ngữ, vị ngữ. Nếu câu nào không xác định được có nghĩa là câu đó viết sai.
Hs làm miệng. Gv chữa bài.
Bài 3 Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
 Chủ ngữ trả lời cho các câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?... Vậy muốn điền từ thích hợp, chúng ta phải đặt ra câu hỏi cho từng câu, rồi trả lời.
Gọi hs đứng tại chỗ làm. Gv chữa.
Bài 4 Điền vị ngữ thích hợp
 Tương tự, để điền vị ngữ chúng ta cũng trả lời các câu hỏi Là ai? Làm gì? Là cái gì? Như thế nào? Làm sao?... 
Gọi hs đứng tại chỗ làm. Hs trả lời.
Bài 5: Chuyển câu ghép thành câu đơn
Gv: Câu ghép là câu có chứa hơn một cụm chủ - vị, mỗi cụm chủ - vị trong câu ghép được gọi là vế câu.
 Để chuyển câu ghép thành câu đơn chúng ta tách riêng từng vế câu của câu ghép và thay dấu phẩy haợc quan hệ từ (nếu có) bằng dấu chấm, viết hoa chữ đầu câu.
Hoạt động 3:Hướng dẫn tự học
I.Tìm hiẩu chung
1. Câu thiếu chủ ngữ
 * Phân tích ví dụ	
a. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
-> Là câu thiếu chủ ngữ.
* Cách chữa:
- Thêm chủ ngữ: Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
- Biến trạng ngữ thành chủ ngữ: Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
b. Câu b đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ
Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”, em / thấy 
 Trạng ngữ C V
Dế Mèn biết phục thiện
2. Câu thiếu vị ngữ
* Phân tích ví dụ
Câu a: Thánh Gióng / cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt.
-> Đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.
Câu b: Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt
-> Câu thiếu vị ngữ.
* Chữa lại: Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt để lại trong em niềm kính phục.
-> Thêm vị ngữ cho câu.
Câu c: Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A
-> Câu thiếu vị ngữ.
* Chữa lại: Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A là bạn thân của tôi.
-> Thêm vị ngữ.
Câu d: Đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ.
II. Luyện tập
Bài 1
Vd: “Từ hôm đó, ai không làm gì nữa?”
-> Câu hỏi để xác định chủ ngữ.
“Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay như thế nào?”
-> Câu hỏi xác định vị ngữ.
Làm tương tự với b, c.
Bài 2 Những câu viết sai là b và c:
- Câu b: Thiếu chủ ngữ
 Chữa lại: Bỏ từ “với”
- Câu c: Thiếu vị ngữ
 Chữa: thêm vị ngữ (ví dụ: “đi theo chúng tôi suốt cuộc đời”)
Bài 3: Điền chủ ngữ:
a. Học sinh lớp 6A3 bắt đầu học hát
b. Chim hót líu lo
Bài 4: Điền vị ngữ:
a. Khi học lớp 5, Hải là học sinh giỏi toàn diện.
b. Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn rất ân hận.
Bài 5: Chuyển câu ghép thành câu đơn:
a. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con. Còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm.
b. Mấy hôm nọ, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng lên trắng xóa.
III. Hướng dẫn tự học
-Nhớ được cách chữa lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ,thiếu vị ngữ.
-Soạn bài mới “Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (tt)”.
E. Rút kinh nghiệm
....
TUẦN 31 NS: 09/04/13
TIẾT 119 ND: 12/04/13
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ
(Tiếp theo)
A. Mức độ cần đạt
- Nắm được lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Biết tránh các lỗi trên.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 1. Kiến thức

Tài liệu đính kèm:

  • docdinhhai84.doc