Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Tổng kết từ vựng (tt)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Tổng kết từ vựng (tt)

Tiếng Việt: TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tt)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

1.Kiến thức:

-Các khái niệm từ tượng hình,từ tượng thanh ;phép tu tù so sánh ,ẩn dụ ,nhân hóa.nói quá,nói giảm nói tránh ,điệp ngữ ,chơi chữ.

-Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình ,từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật .

2.Kĩ năng:.

+Kĩ năng bài học

-Nhận diện từ tượng hình ,từ tượng thanh .Phân tích giá trị của các từtượng hình ,từ tượng thanh trong văn bản .

-Nhận diện các phép tu từ so sánh ,ẩn dụ ,nhân hóa.nói quá,nói giảm nói tránh ,điệp ngữ ,chơi chữ trong văn bản .Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể

+Giáo dục kĩ năng sống:

-Hiểu và sử dụng từ tượng hình ,từ tượng thanh và các phép tu từ chính xác trong giao tiếp,trong văn bản cụ thể

3.Thái độ:

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Tổng kết từ vựng (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11	Ngày soạn: 31/10/2012
Tiết 54	Ngày dạy: 02/11/2012
Tiếng Việt: TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tt)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1.Kiến thức:
-Các khái niệm từ tượng hình,từ tượng thanh ;phép tu tù so sánh ,ẩn dụ ,nhân hóa.nói quá,nói giảm nói tránh ,điệp ngữ ,chơi chữ.
-Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình ,từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật .
2.Kĩ năng:.
+Kĩ năng bài học 
-Nhận diện từ tượng hình ,từ tượng thanh .Phân tích giá trị của các từtượng hình ,từ tượng thanh trong văn bản .
-Nhận diện các phép tu từ so sánh ,ẩn dụ ,nhân hóa.nói quá,nói giảm nói tránh ,điệp ngữ ,chơi chữ trong văn bản .Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể
+Giáo dục kĩ năng sống:
-Hiểu và sử dụng từ tượng hình ,từ tượng thanh và các phép tu từ chính xác trong giao tiếp,trong văn bản cụ thể
3.Thái độ:
- HS yêu thích sự giàu đẹp của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở sách chuẩn kiến thức ,sách giáo khoa +sách giáo viên và các tài liệu có liên quan để soạn bài.Phiếu học tập cho bài tập 3 và bảng phụ đáp án bài tập 3 phần I,bảng phụ ghi đáp án bài tập 2 phần II.
 - HS: Ôn lại các khái niệm có liên quan đến bài học. Đọc kĩ các bài tập xác định yêu cầu và làm bài tập.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Vai trò của thuật ngữ?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*HĐ 1: Khởi động.Phương pháp thuyết trình
*HĐ 2: Phương pháp vấn đáp ,nêu và giải quyết vấn đề 
?Nêu khái niệm từ tượng thanh? 
?Cho ví dụ?
(- Từ tượng thanh là từ mô phỏng về âm thanh của tự nhiên, của con người.
-Ví dụ: ào ào,lộp bộp,cười ha ha... 
? Từ tượng hình là gì?
- Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ ,trạng thái của sự vật.
?Cho ví dụ về từ tượng hình?
(Ví dụ:đi thong thả,đi lò dò...)
- Cho HS đọc mục 2.
? Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh?
- Cho HS đọc mục 3.
? Tìm những từ tượng hình trong đoạn trích 
?và nêu giá trị của chúng?
-Giáo viên chia mỗi nhóm gồm 2 em học sinh ngồi cùng bàn.Làm vào phiếu học tập trong thời gian 2 phút.
-GV hướng dẫn và quan sát học sinh làm.
-GV trao đổi phiếu học tập giữa các nhóm.GV đưa ra đáp án trên bảng phụ và hướng dẫn quan sát học sinh chấm,nhận xét bài làm học sinh và thu về nhà lấy điểm.
trình
*HĐ 3: Phương pháp vấn đáp ,thảo luận nhóm 
? Kể tên và nêu của các biện pháp tu từ từ vựng đã học ?
-GV cho học sinh tham gia trò trơi “những bông hoa bí ẩn”
-Đại diện các tổ lên hái hoa và trả lời câu hỏi được đính sau bông hoa.Nếu người hái không trả lời được thì người trong tổ trả lời thay .Và tổ khác nhận xét ,bổ sung.
.Gv khái quát lại mục 1
- Cho HS đọc bài tập 2 
 -xác định yêu cầu và làm theo nhóm (2 phút)
? Em hãy cho biết biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ và phân tích nét nghệ thuật độc đáo được tác giả sử dụng trong các câu thơ .
Nhóm 1:câu a Nhóm 2:câu b
Nhóm 3:câu c Nhóm 4:câu d
Nhóm 5:câu e 
-Đại diện các nhóm lên trình bày
- Lớp nhận xét và bổ sung 
GV đưa ra đáp án từng câu trên bảng phụ, nhận xét và bổ sung bài làm học sinh
-GV gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3
-Học sinh làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi a,b ,gv hướng dẫn học sinh về nhà làm các câu còn lại.
?Qua phần đã phân tích em hãy suy nghĩ để rút ra bài học thiết thực về cách sử dụng từ vựng trong thực tiễn giao tiếp?
(Gíao dục kĩ năng sống:kt/Động não)
-Học sinh động não trong 1’ và trả lời 
( Trong hoàn cảnh giao tiếp ,viết văn làm thơ các em cần hiểu ,lựa chọn và sử dụng từ tượng hình ,từ tượng thanh và các phép tu từ sao cho phù hợp).
I.Từ tượng thanh và từ tượng hình:
 1.Khái niệm:
 - Từ tượng thanh 
 -Từ tượng hình
2. Tên loài vật là từ tượng thanh:
- mèo, bò, tắc kè,chim cu
3. Những từ tượng hình: 
-Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ 
→ mô tả hình ảnh đám mây một cách sinh động.
II.Một số biện pháp tu từ:
1. Các biện pháp tu từ từ vựng: 
- So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. 
2. Phân tích nét nghệ thuật độc đáo:
a.Ẩn dụ: Từ hoa, cánh dùng để chỉ Thuý Kiều và đời sống của nàng. Từ cây, lá dùng để chỉ gia đình của Thuý Kiều và cuộc sống của họ. 
 b. So sánh: Tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.
 c. Nói quá: Thuý Kiều là một nhân vật tài sắc vẹn toàn tài sắc vẹn toàn
 d. Nói quá: Sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh
 e. Chơi chữ : Tài và tai
* Bài tập 3
a. Điệp ngữ: (Còn) và dùng từ ngữ 
đa nghĩa ( say sưa) => ( say sưa) vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều
 rượu mà say vừa được hiểu là chàng say đắm vì tình. Nhờ đó mà chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ, kín đáo.
 b. Nói quá=>sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam sơn.
 c. So sánh: Tiếng suối với tiếng hát xa=>Nhà thơ đã miêu tả sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng.
 d. Nhân hoá: Nhà thơ đã nhân hóa ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm tri kỉ => Thiên nhiên sống động, có hồn và gắn bó với con người hơn.
e. Phép ẩn dụ tư từ :từ mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ.Ẩn dụ thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ,đó là nguồn sống ,nguồn nuôi dưỡng ,niền tin của mẹ vào ngày mai.
4.Củng cố :
-Gíao viên hệ thống lại bài học
5. Dặn dò: 
-Tập viết đoạn văn có sử dụng các từ tượng thanh ,tượng hình.
-Tập viết đoạn văn có sử dụng một trong số các biện pháp tu từ- So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. 
-Về nhà chuẩn bị bài :Tập làm thơ tám chữ.(học sinh thử tập làm một bài thơ tám chữ theo chủ đề tự chọn)
IV. Rút kinh nghiệm: ..
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 53.doc