Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 117: Văn bản: Viếng lăng Bác

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 117: Văn bản: Viếng lăng Bác

Tiết 117- Văn bản : Viếng lăng bác

 ( Viễn Phương )

1.Mục tiêu:

a- Kiến thức : Giúp học sinh nắm được:

- Những tình cảm thiêng liêng của t/g, của một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác

- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ

b- Kĩ năng :

- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình

- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ

- Tự nhận thức được vẻ đẹp nhân cách HCM, qua đó xác định giá trị cá nhân cần phấn đấu để học tập và làm theo Chủ tịch HCM

- Suy nghĩ, sáng tạo: đánh giá, bình luận về ước muốn của nhà thơ, về vẻ đẹp những hình ảnh thơ trong bài thơ.

- Tích hợp ĐĐHCM và KNS

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 117: Văn bản: Viếng lăng Bác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 17/2/2013
Dạy lớp
9A
9B
9C
2013
Ngày dạy
 26/2
26/2 
 27/2
Tiết 117- Văn bản : Viếng lăng bác
 ( Viễn Phương ) 
1.Mục tiêu:
a- Kiến thức : Giúp học sinh nắm được:
- Những tình cảm thiêng liêng của t/g, của một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác
- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ
b- Kĩ năng : 	
- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình 
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ
- Tự nhận thức được vẻ đẹp nhân cách HCM, qua đó xác định giá trị cá nhân cần phấn đấu để học tập và làm theo Chủ tịch HCM
- Suy nghĩ, sáng tạo: đánh giá, bình luận về ước muốn của nhà thơ, về vẻ đẹp những hình ảnh thơ trong bài thơ.
- Tích hợp ĐĐHCM và KNS
c- Thái độ : - GD HS tình yêu lãnh tụ 
2- Chuẩn bị của GV và hs 
a- Chuẩn bị của GV : nghiên cứu soạn giảng
b- Chuẩn bị của HS : soạn theo câu hỏi SGK
3- tiến trình bài dạy 
a- Kiểm tra bài cũ (4')
 * Câu hỏi: ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” và nêu cảm nhận của em về bài thơ 
* Đáp án: 
- Yêu cầu : Đọc chính xác, thuộc lòng
- Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời 
* Đặt vấn đề vào bài mới (1' ) Sinh thời, Chủ tịch HCM luôn dành cho Miền Nam tình cảm xiết bao yêu thương trìu mến: Bác nhớ Miền Nam nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác nỗi mong cha. Đề tài Bác Hồ đã trở thành phổ biến đối với thơ ca VN hiện đại. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về Bác rất hay như Tố Hữu, Minh Huệ, Chế Lan Viên...Viễn Phương xúc động kể lại lần đầu từ Nam Bộ ra viếng lăng vị cha già dân tộc.
b- Dạy nội dung bài mới: 
10’
I- Đọc và tìm hiểu chung
1- Tác giả, tác phẩm
?
G
Em có hiểu biết gì về Viễn Phương 
Thơ của Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt ở chiến trường
- Tác giả là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng VN giải phóng ở miền nam. 
?
G
Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh như thế nào? 
trong không khí xúc động của nhân dân ta (khi công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoàn thành) sau giải phóng miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước, đồng bào miền Nam có thể thực hiện mong ước được viếng Bác. Tác giả ở trong những số đồng bào chiến sĩ từ miền Nam ra viếng Bác
- Tác phẩm sáng tác năm 1976 
In trong tập “ Như mây mùa xuân”
?
Cần đọc với giọng NTN?
2. Đọc: Giọng thành kính, xúc động, chậm rãi, đoạn cuối tha thiết.
H
Đọc
H
Tìm hiểu chú thích 1,2,3
?
G
Cảm xúc bao trùm bài thơ 
Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu bài thơ. Đó là giọng thành kình, trang nghiêm phù hợp không khí thiêng liêng ở lăng 
- Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi đau khi t/g từ MN ra thăm viếng lăng Bác
?
Dựa vào trình tự biểu hiện cảm xúc trong bài thơ để tìm bố cục
3- Bố cục: 3 phần
- Khổ 1,2: cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng 
- Khổ 3 : Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng.
- Khổ 4: Cảm xúc của tác giả khi rời lăng Bác
23’
II- Phân tích văn bản 
8’
1- Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng
Khổ thơ 1: 
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 
?
Câu thơ đầu tiên cho ta biết điều gì? 
- thông báo sự việc VP ra MN thăm lăng Bác
Câu thơ đầu tiên trước hết mang tính tự sự thông báo kể chuyện giản dị như câu văn xuôi, như lời nói thường. Nhưng không chỉ có thế, trong câu thơ mộc mạc chân tình ấy hàm chứa nỗi xúc động bồi hồi của người con Miền Nam, từ mảnh đất nơi Bác ra đi nay Bác chưa về, mảnh đất luôn luôn làm cho trái tim Bác không nguôi thương nhớ mong chờ có 1 ngày được vào thăm...Ra thăm lăng Bác, thăm thủ đô Hà Nội
G
Giải thích nghĩa từ “viếng”, “thăm”? 
 + “Viếng”: Là đến chia buồn với thân nhân người đã chết
 + “Thăm”: Gặp gỡ, chuyện trò với người đang sống
Tại sao nhan đề tác giả dùng “viếng”, ở đây lại dùng “thăm”? 
- Trên nhan đề dùng “Viếng” theo đúng nghĩa đen, trang trọng khẳng định 1 sự thật: Bác đã qua đời.
 Trong câu thơ đầu dùng “thăm” là ngụ ý nói giảm: Bác như còn sống mãi trong lòng nhân dân Miền Nam; Gợi sự thân mật, gần gũi.
ở Miền nam nơi xa xôi VP vẫn ao ước từ lâu vượt cả ngàn trùng để được gặp Bác, nào ngờ nguyện vọng thật bình thường ấy, cũng không đạt được bởi đất nước bị chia cắt. Nay đất nước nối liền một dải Bắc Nam thống nhất, có điều kiện để thực hiện niềm ao ước đó thì Bác không còn nữa. Nên nhà thơ đã cố tình thay một từ ở đầu bài thơ là từ viếng bằng từ thăm phần nào giảm đi nỗi đau sự mất mát lớn lao của dân tộc khi Bác không còn nưã
Nhận xét cách xưng hô của tác giả?
- Cách xưng hô: Con; Bác -> gợi sự thân mật gần gũi.
 Cách xưng hô con ở Miền Nam của Viễn Phương mang một sắc thái mới đầy xúc động và thành kính, vì Miền Nam là nơi xa xôi, là nơi đi trước về sau, là nơi đắng cay chung thuỷ, là nơi Bác hàng khát khao mong nhớ
Bác nhớ Miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mông Bác nỗi mong cha
?
Qua cách xưng hô đó của tác giả giúp em cảm nhận được điều gì về tình cảm của tác giả đối với Bác ?
* Tình cảm của tác giả đối với Bác thật tha thiết mà thành kính thiêng liêng sâu sắc
?
Hình ảnh đầu tiên tác giả quan sát và cảm nhận là gì?
- Hình ảnh: hàng tre bát ngát trong sương sớm
?
Hình ảnh hàng tre được miêu tả như thế nào?
Đã thấy... hàng tre bát ngát 
...hàng tre xanh xanh Việt Nam 
Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng 
?
T/g sử dụng biện pháp NT gì trong những câu thơ này 
- từ láy, nhân hoá tượng trưng
?
Tác dụng của biện pháp NT này
- t/g nhìn thấy hàng tre bên ngoài lăng Bác như dài, rộng mênh mông
Hình ảnh đầu tiên mà tác giả cảm nhận là hàng tre bát ngát trong sương sớm bên lăng Bác. Trước hết đây là 1 hình ảnh thực. Hình ảnh hàng tre bỗng trở nên mờ ảo, dài rộng, bát ngát hơn trong làn sương buổi sớm.
Hình ảnh hàng tre Việt Nam còn mang ý nghĩa gì?
+ Thực: gợi cảm giác lăng Bác gần gũi, thân quen như hình bóng làng quê Việt Nam.
Thành ngữ nào được sử dụng trong câu 4? ý nghĩa? 
Thành ngữ “bão táp mưa sa” nhằm chỉ những khó khăn gian khổ, những vinh quang và cay đắng mà nhân dân ta đã vượt qua trong trường kì dựng nước và giữ nước. “Đứng thẳng hàng” là tinh thần đoàn kết đấu tranh chiến đấu anh hùng không bao giờ khuất phục, tất cả vì độc lập tự do của nhân dân VN dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.
 Nhà thơ suy nghĩ và liên tưởng, mở rộng khái quát: hình ảnh hàng tre đã là 1 ẩn dụ, 1 biểu tượng cho con người, cho dân tộc VN bất khuất kiên cường.
 Từ hình ảnh cây tre mà nghĩ tới đất nước và con người VN, nghĩ tới Bác Hồ là suy nghĩ rất tự nhiên, lô gíc: Cây tre – Việt Nam – Hồ Chí Minh đã trở thành những biểu tượng quen thuộc đối với nhân dân thế giới ( Tích hợp ĐĐHCM)
 Cây tre là biểu tượng cho con người VN, dân tộc VNđ tượng trưng cho cả dân tộc Việt Nam luôn quây quần bên Bác.
?
Vì sao lại nói Cây tre là biểu tượng của DT VN
- Cây tre là hình ảnh hết sức quen thuộc của làng quê. Cây tre trở thành biểu tượng của DT VN, biểu tượng cho sức sống bền bỉ. Hàng tre bao trùm bóng mát lên bao thế hệ, cuộc đời. Hàng tre mang bao phẩm chất của con người VN: dẻo dai, đoàn kết, bất khuất, kiên cường. Bác tiêu biểu cho con người VN, ở Bác có tất cả những gì con người VN từng có
7’
2- Khổ thơ 2 
?
Theo đoàn người vào thăm lăng Bác nhà thơ đã nhìn thấy những gì?
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người ... thương nhớ
Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân
G
Giới thiệu bức tranh SGK và liên hệ thực tế 
?
Hãy chỉ ra biện pháp NT được sử dụng trong khổ thơ này ?
Từ láy “Ngày ngày” được nhắc lại thể hiện hiện tượng đã trở thành quy luật bình thường, đều đặn diễn biến trong cuộc sống của nhân dân VN: Xếp hàng vào lăng viếng Bác
 Hình ảnh dòng người xếp hàng từ từ, chậm chậm thành kính vào lăng viếng Bác kết thành vòng tròn như tràng hoa đi trong thương nhớ dâng 79 mùa xuân cuộc đời của Bác là những ẩn dụ mới mẻ, sâu sắc và xúc động
- Từ láy : ngày ngày
- NT ẩn dụ: mặt trời- Bác Hồ, tràng hoa- dòng người nối tiếp nhau vào lăng viếng Bác
 1:MT của tự nhiên-nhân hoá
- Mặt trời
 2: Bác Hồ – ẩn dụ
G
2 cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi
?
Tác dụng của biện pháp NT này?
- Bác lớn lao vĩ đại như mặt trời, đem ánh sáng hơi ấm, hoà bình đến cho DT, dòng người kết thành tràng hoa để dâng lên 79 tuổi của Bác
G
Bằng hình ảnh ẩn dụ nhà thơ ví Bác là mặt trời-> đỏ rực màu cách mạng sẽ mãi mãi chiếu sáng đường chúng ta đi bằng sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người-> ca ngợi công lao to lớn của BH đối với DT
?
Với cách miêu tả như vậy t/g muốn nói đến điều gì ở khổ thơ này 
* Tấm lòng tôn kính, thành kính của nhân dân và nhà thơ đối với Bác
2- Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng
?
Cảm xúc, suy nghĩ của t/g khi theo dòng người vào trong lăng được diễn tả NTN
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
Vầng trăng ..... dịu hiền 
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
Mà sao nghe nhói ở trong tim
?
Phân tích các biện pháp NT trong khổ thơ 
- NT ẩn dụ tượng trưng-> hình ảnh vầng trăng: trang trọng lớn lao ( Bác cũng vĩ đại lớn lao, dịu hiền)
Bác vẫn còn mãi mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi-> Bác hoá thành thiên nhiên, đất nước, DT
G
ánh sáng của những ngọn nến trong lăng gợi nhà thơ liên tưởng đến “ ánh trăng”-> Bác có lúc là mặt trời ấm áp, có lúc dịu hiền như vầng trăng sáng đêm rằm. Bác sống vĩnh viễn và mãi mãi trong tâm trí ND, trong cách mạng như trời xanh vĩnh viễn trên trời cao nhưng nhà thơ vẫn nhói đau trong tim khi nghĩ đến Bác
Theo em, hình ảnh trời xanh ở đây có ý nghĩa gì? Có gì mâu thuẫn trong 2 câu thơ 3 và 4?
- Hình ảnh bầu trời xanh: tượng trưng cho sự vĩnh hằng vô tận của tên tuổi và sự nghiệp HCM.
Hình ảnh trời xanh: tượng trưng cho sự vĩnh hằng vô tận của tên tuổi và sự nghiệp HCM. Người đã hoá thiên nhiên, hoá sông núi, đã và cuộc trường sinh nhẹ cánh bay. Lí trí chúng ta mỗi người đều biết rõ điều này, nhưng sao trái tim ta khi bước vào đây vẫn nhói lên đau xót, tiếc thương vì đó là tình cảm, đó là sự thật: Bác đã đi xa rồi! Đó là mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm của mỗi chúng ta. Mâu thuẫn càng chứng tỏ Chủ tịch HCM vĩ đại và thiêng liêng nhưng cũng gần gũi thân thiết đối với mỗi con người VN đến như thế nào.
Từ “nhói” đã nói hộ ta nỗi đau đớn, nỗi đau vượt lên mọi lí lẽ, mọi lập luận
Qua đó chúng ta còn thấy được tình cảm nào của t/g qua khổ thơ này 
* Niềm tự hào pha lẫn nỗi đau xót của tác giả
G
Đó là tình cảm mà bao người đã từng khóc ròng để tang Bác khi Bác mất
5’
Tích hợp KNS
3- Cảm xúc của tác giả khi rời lăng (Khổ thơ cuối )
?
Đến lúc phải trở về t/g đã có những ước muốn nào?
Mai về miền Nam...
Muốn làm - con chim hót quanh lăng
 đoá hoa toả hương ...
 cây tre trung hiếu chốn này 
?
NX gì về biện pháp NT t/g sử dụng ở đoạn này 
- Điệp ngữ " muốn làm” lặp lại nhiều lần
?
Biện pháp NT đó có tác dụng gì 
- Thể hiện ước nguyện mong muốn, sự tự nguyện của t/g-> mong muốn được ở bên lăng chăm lo, săn sóc cho Bác
G
T/g không thể nào ngăn được dòng tình cảm để cho tình cảm theo dòng nước mắt ttuôn trào, dâng lên cao-> t/g luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa Bác
?
Tâm trạng của Bác trong khổ thơ này là gì?
* Tâm trạng lưu luyến khát khao được mãi bên Bác
?
Câu thơ cuối trở lại hình ảnh cây tre ở đầu bài thơ, nó bổ sung ý nghĩa gì cho hình ảnh cây tre ở đầu bài thơ
- Sự lặp lại tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng làm đậm nét hình ảnh gây ấn tương sâu sắc và dòng cảm xúc trọn vẹn
?
Các em đã được học bài thơ nào có kiểu kết cấu như vậy
- Bài “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
?
Là HS em phải làm gì để thể hiện lòng kính yêu và biết ơn Bác
3’
III- Tổng kết- ghi nhớ
?
Nét nổi bật của bài thơ là gì?
- Giọng điệu trang trọng, nhiều hình ảnh dụ đẹp, gợi cảm
?
Bài thơ giúp em hiểu tình cảm gì của nhà thơ với Bác
- Thể hiện lòng thành kính, sự xúc động của nhà thơ và nhân dân đối với Bác
3’
IV- Luyện tập 
?
Viết một đoạn văn bình khổ thơ 2 của bài thơ 
c- Củng cố, luyện tập (3’)
- Đọc thuộc lòng hoặc hát
d- Hướng dẫn HS tự học bài ở nhà (1’)
- Học thuộc lòng bài thơ
- Nắm chắc nội dung và NT
- Chuẩn bị: Nghị luân về TP truyện ( đoạn trích)
Rút kinh nghiệm
- Thời gian giảng toàn bài: ............................................................................................
- Thời gian dành cho từng phần: ...................................................................................
- Nội dung kiến thức : ...................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy: .......................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVB mua xuan va Vieng.doc