Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 123: Nghĩa tường minh và hàm ý

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 123: Nghĩa tường minh và hàm ý

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS .

- Nắm được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.

- Tích hợp với văn qua văn bản sang thu.

 - Kĩ năng biết cách sử dụng hàm ý trong giao tiếp hằng ngày

 - Giáo dục hs có ý thức sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý đúng ,tự hào về sự phong phú của tiếng Việt

B.CHUẨN BỊ: *Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài , bảng phụ

 *Trò: Đọc kĩ câu hỏi, soạn bài.

C.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:

 1. Ổn định tổ chức: Gv nắm sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ:

a.Câu hỏi : Cho ví dụ về thành phần biệt lập gọi đáp và nói rõ công dụng của nó ?

b.Đáp án : HS cho ví dụ về thành phần gọi đáp đúng (5đ)

 -Công dụng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 123: Nghĩa tường minh và hàm ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/3/ /06	 Tuần 25 - Tiết 123
Ngày dạy : 08/ 3 /06 
 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý 
Mục tiêu cần đạt : Giúp HS . 
- Nắm được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
- Tích hợp với văn qua văn bản sang thu.
 - Kĩ năng biết cách sử dụng hàm ý trong giao tiếp hằng ngày
 - Giáo dục hs có ý thức sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý đúng ,tự hào về sự phong phú của tiếng Việt
B.CHUẨN BỊ: *Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài , bảng phụ
 *Trò: Đọc kĩ câu hỏi, soạn bài.
C.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG: 
 1. Ổn định tổ chức: Gv nắm sĩ số.
 	 2. Kiểm tra bài cũ: 
a.Câu hỏi : Cho ví dụ về thành phần biệt lập gọi đáp và nói rõ công dụng của nó ?
b.Đáp án : HS cho ví dụ về thành phần gọi đáp đúng (5đ)
	 -Công dụng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
	 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Hoạt động 1 :Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. 
- Gọi một Hs đọc đoạn trích trong trong bảng phụ và gọi đại diện các nhóm trả lời 
-Đại diện nhóm 2 trả lời
- Qua câu “ Trời ơi, chỉ còn có năm phút”, em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì ? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với hoạ sĩ và cô gái ?
- Câu nói thứ hai của anh thanh niên có ẩn ý gì không ?
*Hoạt động 2 : HS rút ra ghi nhớ
 - Câu thứ nhẩt là hàm ý, câu thứ hai là nghĩa tường minh. Em hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ?
 - HS đọc ghi nhớ, lấy ví dụ vế hàm ý ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
 - GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của các bài tập.
 - Gọi HS lần luợt giải bài tập, cho HS nhận xét bổ sung, GV chốt lại.
-Câu nào cho ta thấy hoạ sĩ chưa muốn chia tay với anh thanh niên ? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều ấy ?
 - Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Thái độ ấy giúp em nhận ra điều gì liên quan tới chiếc muì soa ?
 - Cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích sau ?
 - Tìm câu chứa hàm ý ?
 - Các câu in đậm có phải chứa hàm ý không ? Vì sao ?
 Nội dung
I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý 
 1.Đoạn trích: -Trời ơi.....vội đi.
 ( Nguyễn Thành Long- Lặng lẽ Sa Pa)
 2 Nhận xét:
 - “ Trời ơi, chỉ còn năm phút” ->Anh thanh niên muốn nói thêm rằng: Thòi gian còn lại quá ít, Nhưng anh không dùng từ để nói ra điều đó. Anh không nói ra điều đó để che giấu sự “tiếc rẻ “phải chia tay hai người khách.
 - Câu thứ hai không có chứa ẩn ý..
 - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo mà người nói muốn gửi cho người nghe nhưng không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ.
 * Ghi nhớ : SGK
II. Luyện tập: 
 Bài tập 1: Đọc lại đoạn trích đã dẫn ở đoạn I cho biết.
 - Câu cho biết người hoạ sĩ chưa muốn chia tay với anh thanh niên.: “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy.”
 - Từ ngữ miêu tả thái độ của cô gấi: “ Mặt đỏ ửng”.-> Cô gái bối rối đến vụng về vì ngượng, cô kín đáo để lại làm kỉ vật cho người thanh niên, thế mà anh quá thật thà tưởng là cô gái bỏ quên, nên gọi trả lại -> Đây là ngôn ngữ hình tượng.
 Bài tập 2: Hàm ý của câu in đậm
 - Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. -> Hàm ý của câu in đậm là ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy.
 Bài tập 3: Tìm câu chứa hàm ý.
 - Cơm chín rồi -> Hàm ý , đó là ông vô ăn cơm đi.
 Bài tập 4: Không chứa hàm ý.
 - Hà nắng gớm về nào...
 - Tôi thấy người ta đồn...
 -> Câu thứ nhất là câu nói lảng. Câu thứ hai là câu nói dở dang.
4. CỦNG CỐ: Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý ? Sử dụng hàm ý có tác dụng trong giao tiếp.
5. DẶN DÒ: 
 - Học nắm chắc hai khái niệm, viết đoạn văn vgắn có sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý.
 - Soạn bài : Nghĩa tường minh và hàm ý tiếp theo, theo câu hỏi ở SGK.Điều kiện nào để hàm ý được tồn tại ?
D.RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan25 tiet 123.doc