Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 21 đến tiết 25

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 21 đến tiết 25

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Hiểu được từ vựng của một ngôn ngữ là không ngừng phát triển

 Thấy được sự phát triển của từ vựng diễn ra theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc

- Kỹ năng: RLKN sử dụng từ ngữ

- Thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trongsáng của Tiếng Việt

II. CHUẨN BỊ:

GV: Từ điển tiếng Việt + Các ví dụ minh họa

 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập

III. PHƯƠNG PHÁP:

Diễn giảng + thảo luận

 

doc 12 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 21 đến tiết 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:21 	 Ngày dạy:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Hiểu được từ vựng của một ngôn ngữ là không ngừng phát triển
 Thấy được sự phát triển của từ vựng diễn ra theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc
Kỹ năng: RLKN sử dụng từ ngữ
Thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trongsáng của Tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ:
GV: Từ điển tiếng Việt + Các ví dụ minh họa
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:	
Diễn giảng + thảo luận
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định: Kiểm diện: 9a1	9a1	9a1
2. Kiểm tra bài cũ: 
Trong giao tiếp em cần căn cứ vào những yếu tố nào để xưng hô cho thích hợp?
- Căn cứ vào đối tượnggiao tiếp
- Căn cứ vào các đặc điểm của tình huống giao tiếp
- Cho H/s lấy ví dụ
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gọi h/s đọc lại bài thơ “cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”
Từ kinh tế trong bài này có nghiõa là gì? (king bang tế thế)
Còn có cách nói nào khác nữa không? (kinh thế tế dân)
Cảm tác vào nhà ngục “Quảng Đông”
Từ “kinh tế” trong bài này có nghiã là gì? (kinh bang tế thế)
Còn có cách nói nào khác nữa không?(kinh thế tế dân)
Ý cả câu thơ trên nghĩa là gì?
Ngày nay chúng ta cần hiểu từ này theo nghĩa của cụ Phan nữa không? (Không còn dùng)
Em có nhận xét gì về nghĩa của từ ngữ trong TV? (thay đổi theo thời gian)
Đọc các câu thơ trong ví dụ a , b.Xác định nghĩa của các từ “Tay” “Xuân”
Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển ? (Xuân 1 - nghĩa gốc.
Xuân 2 -nghĩa chuyển
Tay 1 - nghĩa gốc
Tay 2- nghĩa chuyển )
Nghĩa của từ Xuân được chuyển theo phương thức nào? (Ẩn dụ)
Nghĩa của từ tay được chuyển theo phương thức nào ? (Hoán dụ – bộ phận chỉ toàn thể)
Theo em do đâu có sự chuyển nghĩa đó? (môi trường xã hội thay đổi)
GV khái quát, gọi h/s đọc ghi nhớ
Gọi h/s đọc và làm các bài tập
Hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ “trà” ?
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ:
* Ghi nhớ : SGK
II-Luyện tập :
1 a) Nghĩa gốc
 b) Nghĩa chuyển – hoán dụ
 c) Nghĩa chuyển - ẩn dụ
 d) Nghĩa chuyển - ẩn dụ
2, Dùng với nghĩa chuyển : Là sản phẩm từ thực vật, chế biến thành dạng khô dùng để pha nước uống. (Ẩn dụ)
3, Nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ
Dùng với nghĩa chuyển (Ẩn dụ)
Là dụng cụ đo có bề ngoài giống đồng hồ.
4, Hội chứng kinh tế:
- Ngân hàng máu
- Sốt đất , dầu
- Vua bóng đá, vua nhạc rốc
4. Củng cố và luyện tập: 
Sự phát triển của từ vựng dựa trên cơ sở nào? Và phương thức nào?
- Sự phát của từ vựng dựa trên cơ sở nghĩa gốc
- Phương thức ẩn dụ và hoán dụ
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài học
- Làm bài tập số 5 (SGK)
- Chuẩn bị bài “Sự phát triển của từ vựng (tt) “
V-RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết:22 	 	 Ngày dạy:
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH 
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Thấuy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
 Bước đầu nhận biết đặc trưng của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật
Kỹ năng: RLKN phân tích thể loại tùy bút
Thái độ: Có thái độ phê phán cuộc sống xa hoa của vua chúa ngày xưa.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tham khảo tài liệu l/s về giai đoạn chúa Trịnh
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:	
Diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định: Kiểm diện: 9a1	9a2	9a3
2. Kiểm tra bài cũ: 
a) Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương? (10đ)
- Là người phụ nữ nhan sắc vẹn toàn nết na thùy mỵ.
- Thương yêu chồng con, đối xử với mẹ chồng chu đáo
- Nàng bị oan dẫn đến bi kịch phải chết oan
b) Cái chết của Vũ Nương có ý nghĩa gì? Qua đó em nhận xét gì về xã hội phong kiến? (10đ)
- Tố cáo xã hội phong kiến và chế độ nam quyền
- Bày tỏ niềm thương cảm với số phận người phụ nữ
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV hướng dẫn cách đọc
Gọi h/s đọc bài 
Giải thích các chú thích khó
Gọi h/s đọc đoạn “ Từ đầu .triệu bất thường “
Em có nhận xét gì về gđ lịch sử này ?
Ở đoạn đầu t/g viết về vấn đề gì?
Sự ăn chơi xa xỉ của chúng được thể hiện qua chi tiết nào? 
Chi tiết “Việc xây dựng cứ liên miên” cho em biết điều gì ? (Sự tốn kém)
Nhữûng cuộc dạo chơi được miêu tả ntn?
Đó là những cuộc dạo chơi ra sao?
Có gì đặc biệt? (Tốn kém và vô bổ)
Sự ăn chơi còn thể hiện ở khía cạnh nào? (Tìm của quý trong thiên hạ)
Thực chất của việc thu tìm đó là gì? Thể hiện bản chất gì của vua quan ? Ông bà ta thường dùng câu gì để nhắc nhở con cháu qua hình ảnh này? (Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan)
Nghệ thuật miêu tả của đoạn này có gì đáng chú ý? (Cụ thể sinh động, chân thực khách quan)
Đọc đoạn văn “Mỗi khibất thường”
Cảnh vật được miêu tả ntn? (Cảnh rậm rạp)
Âm thanh có gì đặc biệt? (Gợi sự tan tác đau thương)
Cảm xúc của t/g ở đây là gì? (Thương tiếc)
Báo trước điều gì? Theo em sự bất thường đó là gì (Sự sụp đổ chế độ)
Điều đó có xảy ra không? (Có)
Gọi h/s đọc đoạn tiếp theo
Bọn quan lại được tác giả miêu tả ntn?
Chúng có hành động gì? Thủ đoạn ra sao? Đó là thủ đoạn ntn? (Ăn cướp)
Kết thúc đoạn văn t/g kể về sự việc gì? (Chặt cây cảnh)
Sự việc đó có tác dụng gì? (Giống thật)
Cảm xúc của t/g gửi qua văn bản này là gì? (Phê phán)
Theo em Tùy bút có gì khác với thể Truyện mà em đã học?
(Truyện : Số phận nhân vật cụ thể, có cốt truyện nhân vật, sự kiện, mâu thuẫn.
Tùy bút: Thông qua con người sự việc để bộc lộ cảm xúc )
GV khái quát và gọi h/s đọc ghi nhớ.
Em nhận xét gì về tình hình đất nước lúc bấy giờ?
I.Đọc hiểu văn bản :
II. Phân tích :
1. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và quan lại
- Là giai đoạn XH phong kiến thối nát
-Xây dưng nhiều cung điện, đình đài. Việc xây dựng cứ liên miên
- Những cuộc dạo chơi diễn ra thường xuyên huy động nhiều người hầu, nhiều trò giải trí lố lăng tốn kém
- Việc tìm thu những của quý trong thiên hạ
 => Bản chất bóc lột
Cảnh đẹp hấp dẫn
Âm thanh ghê rợn gợi sự tan tác đau thương -> báo trước điềm gở – sự suy vong của triều đại
- Quan lại thì “ dựa gió bẻ măng”
 Vừa ăn cướp, vừa la làng
Nhân dân phải phá non bộ, cây cảnh
= > Tác giả gửi gắm thái độ bất bình phê phán
* Ghi nhớ : SGK
III. Luyện tập :
- XH rối loạn, mất kỉ cương
- ND lầm than
4. Củng cố và luyện tập: 
Em nhận xét gì về sự ăn chơi của bọn vua quan
Sự ăn chơi xa xỉ tốn kém của nhân dân
Cướp đoạt tài sản của nhân dân 
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc nội dung văn bản
- Đọc thêm
 - Chuẩn bị bài “ Hoàng Lê nhất thống chí “
V- RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết:23 	 Ngày dạy:
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh
 Thấy được sự thảm bại của bọn xâm lược và số phi kimận của bè lũ vua quan bán nước
Kỹ năng: RLKN phân tích hình ảnh nhân vật thông qua tác phẩm lịch sử
Thái độ: Trân trọng chiến công của người anh hùng dân tộc
 Căm thù bọn bán nước và cướp nước
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tham khảo thêm tư liệu lịch sử về Nguyễn Huê
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
Diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định: Kiểm diện: 9a1	9a2	9a3
2. Kiểm tra bài cũ: 
a) Em có nhận xét gì về thói ăn chơi xa xỉ của Trịnh Sâm và bọn quan lại? Báo hiệu điều gì? (10đ)
- Xây dựng đền đài cung điện hao người tốn của
- Những cuộc dạo chơitốn kém
- Tìm và thu những của qúy trong thiên hạ
- Quan lại cướp bóc của dân
=> Báo hiệu sự sụp đổ tất yếu
b) Qua tác phẩm em có nhận xét gì về xã hội phong kiến đương thời? (10đ)
- Xã hội thối nát, vua quan ăn chơi xa đọa
- Không thấu nỗi khổ của nhân dân
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv có thể tóm tắt vài nét chính ở hồi 12 và 13 để h/s dễ tiếp nhận 
Em biết gì về nhóm tác giả Ngô gia văn phái? Bao gồm những ai? (nhiều người)
Gv hướng dẫn cách đọc
gọi h/s đọc văn bản
G/v nhận xét cách đọc và sửa chữa
Giải thích các chú thích khó (1, 7, 12, 22, 29)
Đoạn trích viết về ai về việc gì? (Miêu tả chiến thắng lẫy lừng của Quang Trung, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bọn bán nước)
Văn bản có thể chia làm mấy phần? (chia làm 3 phần)
Nội dung của mỗi phần là gì?
Em hiểu thể chí là gì? (là lối văn ghi chép sự việc, sự vật)
G/v thuyết giảng về quá trình sáng tác tác phẩm (trước và sau)
(7 hồi đầu của Ngô Thì Chí
7 hồi tiếp theo của Ngô Thì Du
3 hồi còn lại có thể do người khác viết vào đầu triều Nguyễn)
I.Đọc hiểu văn bản:
 1. Tác giả:
 2. Tác phẩm:
 3. Bố cục:
 Phần 1 : Được quân báo quân Thanh chiếm TL Nguyễn Huệ lên ngôi thân chinh cầm quân ra Bắc
 Phàân 2: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lừng lẫy của Quan Trung
 Phần 3: Sự đại bại của quân Thanh và bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống
4. Củng cố và luyện tập: 
Hãy nhắc lại nội dung chính của ba phần
1. Nguyễn Huệ lên ngôi, cầm quân ra Bắc
2. Cuộc hành quân và chiến thắng của Quang Trung
3. Sự đại bại của quân Thanh và Lê Chiêu Thống
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
 - Tóm tắt nội dung văn bản
 - Tham khảothêm tác phẩm”Hoàng Lê Nhất Thống Chí”
 - Tìm hiểu các sự kiện nhân vật lịch sử giai đoạn này
 - Chuẩn bị tiết tiếp theo
V. RÚT KING NGHIỆM
Tiết: 24 	 Ngày dạy:
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (tt)
MỤC TIÊU:
Như tiết 23
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tham khảo tài liệu lịch sử
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:	
Diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định: Kiểm diện: 9a1	9a2	9a3
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hãy nhắc lại nội dung chính của ba phần trong văn bản (10đ)
1- Nguyễn Huệ lên ngôi, cầm quân ra Bắc
2- Cuộc hành quân và chiến thắng của Quang Trung
3- Sự đại bại của quân Thanh và Lê Chiêu Thống.
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Theo em Nguyễn Huệ trong VB được giới thiệu là một nhân vật như thế nào?
Em nhậ xét gì về những hành động của Nguyễn Huệ? đò là nhưng hành động nào?
Trong vòng một thángNguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu nhiêu chuyện lớn? (4 việc lớn)
Ông còn định kế hoạch gì sau chiến thắng? (Xây dưng lực lượng)
Trong việc nhận định tình hình Nguyễn Huệâ tỏ ra là người như thế nào? (Sáng suốt)
Trong việc xét đoán bề tôi và dùng người Nguyễn Huệ là người như thế nào? (Sáng suốt)
Khi mới khởi binh Nguyễn Huệ đã chắc chắn điều gì? Thể hiện ý chí gì? (Ý chí quyết thắng)
Em nhận xét gì về cuộc hành quân của Nguyễn Huệ? Thời gian bao lâu? Với độ dài bao nhiêu? (Sự thần tốc)
Quân lính được tổ chức ntn? (Chặt chẽ)
Trong cuộc chiến đấu h/a Quang Trung hiện lên như thế nào? (Oai phong lẫm liệt)
Theo em nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi miêu tả Nguyễn Huệ (Phản ánh hiện thực, tôn trọng sự thật lịch sử)
Các tác giả ở đây là ai? Sống ở thời nào? (Thời nhà Nguyễn + Lê)
Tôn Sỹ Nghị sang An Nam nhằm mục đích gì? (Xâm chiếm An Nam - Thôn tính An Nam)
Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh được miêu tả ntn?
Tôn Sỹ Nghị có hành động ntn
Đám lính bại trận ra sao?
Đây là một đội quân ntn? (Bất tài hèn hạ)
Lê Chiêu Thống đã có hành động gì đáng lên án? Mục đích của hành động này là gì? (Bán nước, cầu vinh)
Kết quả của hành động đó ra sao? (Chịu thảm hại)
Hãy phân tích cảnh trốn chạy của bè lũ Lê Chiêu Thống (Có phần chua xót)
GV bổ sung thêm về phần cuối đời của Lê Chiêu Thống.(Chết ở TQ)
Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây? (Trần thuật xen kẽ miêu tả)
Sự miêu tả của t/g về hai cuộc tháo chạy có gì khác biệt ? Vì sao lại như vậy? (Đoạn trên hả hê vui sướng, đoạn dưới cảm thương ngậm ngùi, chua xót)
GV khái quát gọi h/s đọc ghi nhớ
GV hướng dẫn h/s làm bài tập ở nhà.
II- Phân tích văn bản :
 1, Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ :
- Con ngườihành động mạnh mẽ, quyết đoán
- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén trong phân tích tình hình và dùng người
- Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
- Tài dùng binh như thần
- Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận
 2, Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh
- Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp – chuồn qua cầu phao
- Lính rụng rời sợ hãi xin hàng hoặc bỏ chạy
=> Là đội quân ô hợp, hèn nhát chịu thất bại thảm hại
 3, Số phận thảm hại của bọn vua tôi bán nước 
- Chiêu Thống đã đặt vận mệnh dân tộc vào tay kẻ thù.
- Chịu số phận bi thảm của kẻ vong quốc
Ghi nhớ : SGK
III- Luyện tập :
4. Củng cố và luyện tập: 
Em có nhận xét gì về anh hùng Nguyễn Huệ ?
Quả cảm mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, dùng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồn cuộc chiến đấu 
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài
- Tóm tắt văn bản
- Chuẩn bị bài “Truyện Kiều”
V- RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết: 25 	 Ngày dạy:
SỰ PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG (tt)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Nắm được hiện tựơng phát triển từ vựng của một số ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng tứ ngữ nhờ:
 + Tạo thêm từ ngữ mới
 + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài 
Kỹ năng: RLKN sử dụng từ ngữ đặc biệt là từ mượn 
Thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tham khảo từ điển
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:	
Trao đổi, phát vấn
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định: Kiểm diện: 9a1	9a2	9a3 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 H/s làm bài tập số 4 và 5 (SGK)
4. - Hội chứng kinh tế
 - Ngân hàng máu
 - Sốt đất
5. Sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ
 Đây chỉ là hiện tượng chuyển nghĩa tạm thời (10đ)
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gọi h/s đọc câu hỏi SGK
Trong thời gian gần đây những từ mới nào được tạo trên cơ sở các từ : Điện thoại,kt, di động ,sở hữu, tri thức, đặc khu trí tuệ?
Em hãy giải thích nghĩa của các từ trên ? (Điện thoại di động, kinh tế trí thức, sở hữu trí tuệ, đặc khu kt)
Các từ ngữ đó được tạo trên cvơ sở nào? (Sự kết hợp giữa các từ)
Trong TV có những từ nào được cấu tạo theo mô hình X + tặc? (Lâm tặc ,tin tặc, đạo tặc)
Việc tạo từ ngữ mới có tác dụng gì ? 
GV khái quát gọi h/s đọc ghi nhớ
Gọi h/s đọc ví dụ
Hãy tìm những từ Hán Việt trong hai đoạn trích
Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội đạp thanh
Bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám
Trong TV từ nào dùng để chỉ khái niệm
mất khả năng miễn dịch, gây tử vong (AIDS)
 Nghiên cứu có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hóa(maketinh)
Các từ này có nguồn gốc từ đâu ? (Là từ mượn của tiếng nước ngoài)
Chúng ta mượn từ của nước nào nhiều nhất? (Tiếng Hán)
Tìm những từ mượn có liên quan đến môi trường (ôzon, ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính)
GV khái quát và rút ra ghi nhớ
Tìm hai mô hình X + tặc
Tìm 5 từ ngữ mới được dùng gần đây và giải nghĩa
Gọi h/s đọc bài tập số 3
Tạo từ ngữ mới :
Làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là để phát triển từ vựng TV
Ghi nhớ : SGK
II- Mượn từ vựng của tiếng nước ngoài :
Ghi nhớ :SGK
III- Luyện tập :
1. Tìm mô hình từ ngữ:
X + điện tử ; X + trường
2. Tìm 5 từ ngữ mới và giải thích
- Cầu truyền hình, công viên nước, cơm bụi, thương hiệu, đường cao tốc 
3, Các từ mượn tiếng Hán
mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sỹ, nô lệ
Các từ mượn châu âu
Xà phòng, ô tô, rađiô, ôxi, cafê
4. Củng cố và luyện tập: 
Sự phát triển của từ vựng dựa trên những cơ sở nào ?
Tạo từ ngữ mới
Mượn của nước ngoài
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài
- Làm bài tập số 4
- Chuẩn bị bài “Thuật ngữ”
V- RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 9 ngan gon cho GV gioi(4).doc