Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 21: Tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 21: Tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng

Tiếng Việt : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

 A. Mục tiêu : Giúp HS:

- Thấy được từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.

- Nắm được các cách phát triển từ vựng thông dụng nhất.

- Rèn luyện kỹ năng mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng.

 B. Chuẩn bị :

- GV: Giáo án, Bảng phụ.

- HS: Tìm hiểu bài ở nhà.

 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 HĐ 1: Khởi động:

a. Kiểm tra bài cũ :

- Thế nào là cách dẫn trực tiếp ? Cho ví dụ ?

- Thế nào là lời dẫn gián tiếp ? Cho ví dụ ?

- 1 HS lên bảng làm bài tập 3 trang 55.

b. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 21: Tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5	Ngày soạn : 11 / 9/ 08
Tiết 21	Ngày dạy : 16 / 9/ 08
Tiếng Việt : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
 A. Mục tiêu : Giúp HS:
- Thấy được từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.
- Nắm được các cách phát triển từ vựng thông dụng nhất.
- Rèn luyện kỹ năng mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng.
 B. Chuẩn bị :
- GV: Giáo án, Bảng phụ.
- HS: Tìm hiểu bài ở nhà.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 
 HĐ 1: Khởi động:
a. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là cách dẫn trực tiếp ? Cho ví dụ ?
- Thế nào là lời dẫn gián tiếp ? Cho ví dụ ?
- 1 HS lên bảng làm bài tập 3 trang 55.
b. Bài mới: 
Hoạt động
Nội dung
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu các ví dụ SGK
- H: Từ kinh tế trong câu thơ:
“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế (Phan Bội Châu) có nghĩa là gì?Nghĩa ấy hiện nay có còn dùng nữa không? Nhận xét về nghĩa của từ này? 
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời?
- H: Ví dụ 2:
- H: Trong ví dụ (a) các từ xuân có nghĩa gì ? Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển ? Chuyển nghĩa theo phương thức nào?
- H: Trong ví dụ (b) các từ tay có nghĩa gì? Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? Hiện tượng chuyển nghĩa được tiến hành theo phương thức nào ?
- HS thảo luận nhóm, đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét, bổ xung. 
- GV nhận xét chung.
- H: Qua ví dụ, em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
- GV gọi 1 đến 3 HS đọc chậm mục nghi nhớ SGK.
HĐ 3
- HS đọc bài tập 1.
- HS trao đổi, thảo luận và trả lời.
- H: Trong câu b từ “chân” có nghĩa gì?
- H: Trong câu c, d từ chân có nghĩa gì?
- GV gọi HS đọc bài tập 2.
- HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời.
- GV gọi HS đọc bài tập 3.
- HS thảo luận trả lời.
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ 
1.Ví dụ : (1) SGK
* Từ kinh tế:
-Có nghĩa là kinh bang tế thế: lo việc nước, việc đời, nghĩa là muốn nói đến hoài bão cứu nước của những người yêu nước.
- Ngày nay , kinh tế có nghĩa là hoạt động lao động sản xuất và sử dụng của cải trong xã hội.
* Ví dụ 2 a
- Từ xuân trong câu “Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân có nghĩa là “mùa xuân “
- Từ “xuân” trong câu “Ngày xuân em hãy còn dài “ có nghĩa là tuổi xuân
→ Hiện tượng chuyển nghĩa này được tiến hành theo phương thức : ẩn dụ 
Ví dụ 2 b :
- Từ tay trong câu “Giở kim thoa với khăn hồng trao tay “ có nghĩa là một bộ phận của cơ thể người.
- Từ tay trong câu “Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người” có nghĩa là kẻ buôn người.→ giỏi về một lĩnh vực nào đó.
→ Hiện tượng chuyển nghĩa này được tiến hành theo phương thức hoán dụ.
2. Kết luận:
- Nghĩa của từ có thể thay đổi theo thời gian
- Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở nghĩa gốc.
- Nghĩa của từ phát triển theo 2 phương thức: ẩn dụ và hoán dụ.
* Ghi nhớ : SGK trang 56
II. Luyện tập
1. Bài tập 1: Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ chân.
a. Nghĩa gốc: Chân : Một bộ phận của cơ thể người.
b. Nghĩa chuyển : Một vị trí trong đội tuyển (phương thức hoán dụ) 
c. Nghĩa chuyển : Vị trí tiếp xúc với đất của cái kiềng (phương thức ẩn dụ).
d. Tương tự câu c
2. Bài tập 2: Nhận xét cách dùng từ : Trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua.
- Nghĩa chuyển: chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, được chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống.(ẩn dụ)
3. Bài tập 3:
Nghĩa chuyển của từ “Đồng hồ” như sau 
- Đồng hồ điện : Dùng để đếm số đơn vị điện đã tiêu thụ để tính tiền.
- Đồng hồ nước : Dùng để đếm số đơn vị nước đã dùng để tính tiền .
- Đồng hồ xăng : Dùng để đếm số đơn vị xăng đã mua để tính tiền.
 HĐ 4: Củng cố - dặn dò:
 - HS làm bài tập trắc nghiệm:
 1.Các từ “hoa” trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc?
 A. Nặng lòng xót liễu vì hoa
 Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa.
 B. Cỏ non xanh rợn chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
 C. Đừng điều nguyệt nọ hoa kia
 Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.
 D. Cửa sài vừa ngõ then hoa
 Gia đồng vừa gởi thư nhà mới sang.
Về nhà học bài, làm bài tập 4,5 còn lại.
Chuẩn bị “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
 D. Rút kinh nghiệm:...
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 21 tuan 5.doc