Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 84 đến tiết 89

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 84 đến tiết 89

Tiết 84

Ôn tập tập làm văn

Mục tiêu cần đạt.

Giúp học sinh

- Nắm được nội dung chính của phần bài Tập Làm Văn đã học trong Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.

- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở những lớp dới.

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tái hiện, vận dụng kiên thức, kỹ năng làm bài Tập Làm Văn.

Chuẩn bị của thầy và trò

- Giáo viên: Định hướng cho học sinh nội dung ôn tập.

- Học sinh: Ôn tập lại các nội dung lý thuyết đã học.

Các bước lên lớp.

1/ổn định tổ chức lớp

2/Kiểm tra bài cũ

? Nêu những nội dung cơ bản của tập làm văn trong chương trình tập làm văn lớp 9?

? Em hiểu thế nao là miêu tả nội tâm nhân vật? Tìm một đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật?

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 779Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 84 đến tiết 89", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	12	tháng	 12	Năm 2009
Ngày dạy: 14 	tháng 12 	năm 2009
Tiết 84
Ôn tập tập làm văn
Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh
- Nắm được nội dung chính của phần bài Tập Làm Văn đã học trong Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.
- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở những lớp dới.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tái hiện, vận dụng kiên thức, kỹ năng làm bài Tập Làm Văn.
Chuẩn bị của thầy và trò
- Giáo viên: Định hướng cho học sinh nội dung ôn tập.
- Học sinh: Ôn tập lại các nội dung lý thuyết đã học.
Các bước lên lớp.
1/ổn định tổ chức lớp
2/Kiểm tra bài cũ 
? Nêu những nội dung cơ bản của tập làm văn trong chương trình tập làm văn lớp 9? 
? Em hiểu thế nao là miêu tả nội tâm nhân vật? Tìm một đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật?
3/Dạy bài mới
I - Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Các em đã học xong phần Tập Làm Văn của Học kỳ I để củng cố khái quát lại các kiến thức đã học hôm nay chúng ta có tiết ôn tập.
II - Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
	- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận lập đề cương cho các đề bài sau: (Thời gian thảo luận là 20 phút) 
Đề 1- Tóm tắt văn bản Làng của nhà văn Kim Lân trong đó có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoai, độc thoại nội tâm và nêu tác dụng của yếu tố đó. (Nhóm 1-2)
Đề 2- Tom tắt truyện ngắn: Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng Trong đó có sử dung các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và nêu tác dụng của các yếu tố đó. (Nhóm 3-4)
Đề 3- Tóm tắt văn bản Lặng lẽ sapa của nhà văn Nguyễn Thành Long trong đó có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoai, độc thoại nội tâm và nêu tác dụng của yếu tố đó. (Nhóm 5-6)
- Sau khi học sinh thảo luận, giáo viên gọi lần lợt từng nhóm lên trình bày dàn ý bài viết của nhóm, cho nhóm có cùng đề bài nhận xét trước sau đó đến các nhóm còn lại bổ xung thêm.
- Sau khi học sinh nhận xét và bổ sung, giáo viên chốt kiến thức cơ bản.
III - Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Ôn tập kiến thức đã học.
- Trên cơ sở dàn bài trên lớp, các em về tập viết bài hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị trước bài hướng dẫn đọc thêm: Những đứa trẻ.
---------------------*****---------------------
Ngày soạn:	12	tháng	 12	Năm 2009
Ngày dạy: 16 	tháng 12 	năm 2009
Tiết 87
Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh :
- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ. 
- Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực thơ ca.
- Tiếp tục tìm hiểu su tầm các bài thơ tám chữ.
- Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết các câu thơ vào một bài thơ cho trước.
Chuẩn bị của thầy và trò
- Giáo viên : Soạn giáo án và su tầm các bài thơ tám chữ.
- Học sinh : Su tầm các bài thơ tám chữ.
 Tập làm các đoạn thơ tám chữ.
Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
Em hiểu thế nào là thể thơ tám chữ ?
Tìm một bài thơ tám chữ mà em đã học ?
Nêu vần trong thể thơ tám chữ?
3. Bài mới :
I - Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận diện thể thơ tám chữ.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung hoạt động
Gv đa bảng phụ một số đoạn thơ, học sinh tìm vần gieo trong các đoạn thơ đó.
? Xác định những tiếng có vần được gieo?
c) Vũ Hoàng Chương.
? Đàn với bút, tài sơ không chép nổi
Những cao xa để mộng chẳng nên hình
Hãy còn Men, người vợ góa Lu Linh
Đa lối những chàng say về Lý Tưởng. ( Lý tưởng )
? Nhổ neo rồi, thuyền ơi! Xin mặc sóng
Xô về đông hay dạt tới phương đoài
Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
Lòng cô đơn, cay đắng họa dần vơi. (Phương xa)
d) Hàn Mặc Tử.
? Mới hay cõi siêu hình cao tột bậc
Giữa h vô xây dựng bởi trăng sao
 Xa lắm rồi, xa lắm, hãi nhường bao
Ai tới đó chẳng mê man thần trí
tòan châu báu kết bằng hương kì dị
Của tình yêu rung động bởi hào quang
Những cù lao trôi nổi xứ mênh mang
Sẽ quy tụ thâu về trong một mối
Và t tưởng chẳng bao giờ chắp nối... (Đau thương)
? Cứ để ta ngất ng trên vũng huyết
Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh
Đừng nắm lại, nguồn thơ ta đang siết
Cả lòng ta trong mớ chữ rung rinh. (Trăng)
? Ta muốn hồn ta trào ra đầu ngọn bút
Bao lời thơ đều dính não cân ta
Bao dòng chữ quay cuồng nh máu vọt
Cho mê man điếng cả làn da (Trăng)
Em hiểu thế nào là thể thơ tám chữ? Và cách gieo vần ?
- Quan sát bảng phụ.
Học sinh thảo luận. 
Học sinh trả lời.
Học sinh chọn 
- Trả lời, nhận xét và bổ xung.
I) Nhận diện thể thơ tám chữ
1) Tìm vần các đoạn thơ sau.
a) Thế lữ
 - Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay.
Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bún lầy.
Thu sán lạn mơ hồ trong ảo mộng 
Chí hăng hái ganh đua đời náo động 
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê.( Cây đàn muôn điệu )
- Đã biết bao phen những buổi chiều thu
Ta bâng khuâng tìm cảnh mộng bên hồ
Nhng ta chỉ tiếc khi ngồi lặng ngắm
Đôi mắt cô em nh say nh đắm
Nh buồn in hình ảnh giác mơ xa. ( Nhan sắc )
b) Xuân Diệu.
- Cây bên đường, trụi lá đứng tần ngần 
Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái
Và giữa vườn im, hoa run sợ hãi
Bao nỗi phôp pha, khô héo rụng rời. 
( Tiếng gió )
- Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng:
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ
Chim trên cành há mỏ hát ra thơ
Xuân là lúc gió về không định trước
Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược
Mây bay đi để hở một khung trời trời
 Thế là xuân. Ngày chỉ âm hơi hơi
Như được nắm một bàn tay son sẻ... ( Xuân không màu )
2) Nhận xét.
Mỗi câu có tám chữ số câu không hạn định – Thường sử dụng vần chân một cách linh hoạt, có vần trực tiếp tạo thành cặp ở hai câu thơ đi liền nhau, có vần cách.
Thơ tám chữ rất gần với văn xuôi, do đó cách ngắt nhịp cũng rất linh hoạt.
II - Hoạt động 2: Hướng dẫn HS Thực hành.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung hoạt động
Gv gợi các phương án để học sinh tìm và điền.
1) Bởi đời tôi cũng đang chảy theo dòng
Sao thời gian cũng chảy...
Mà sông xa vẫn chảy...
2) Chợt quen nhau cha thể gọi người thân.
 Mùa đông ơi, sao đã vội sang xuân.
3) Cho người thơ thẩn ngắm hoa
 Sao bâng khuâng trước những cánh hoa rơi.
4) Những trái tim có từ ngày thơ dại
 Ai hái tặng ai để nhớ để thương.
Học sinh tập làm thơ theo nhóm. 
2) Nhớ bạn
Ta chia tay nhau, phượng đỏ đầy trời
Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi...
3) Con sông quê hương
Con sông quê ru tuổi thơ trong mơ
Giữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt
Gặp nhau hồn nhiên, nụ cười rất thật
Để mai ngày thao thức viết thành thơ.
Học sinh làm vào phiếu học tập.
Trình bày bài làm, các nhóm khác nhận xét và bổ xung
Học sinh làm vào phiếu học tập.
II) Thực hành viết thêm một câu để hoàn thiện khổ thơ.
1) Cảnh mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước.
...( Mà sông bình yên nước chảy theo dòng )
( Đỗ Bạch Mai )
2) Biết làm thơ cha hẳn là thi sĩ
Nh người yêu khác hẳn với tình nhân 
Biển dù nhỏ không phải là ao rộng.
... ( Một cành hoa đâu đã gọi mùa xuân hay Một cành đào cha thể gọi mùa xuân.)
( Phạm Công Trứ )
3) Nhng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
Phố Hàng Ngang dâu da xoan nở trắng
Và ma rơi thật dịu dàng
... ( Cho một người nào đó ngạc nhiên hoa)
( Bế Kiến Quốc)
4) Có lẽ nào tuột khỏi tay em
Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ
Những trái chín lẫn buồn vui tuổi trẻ
... ( Tôi nắm chặt hơn cành táo nhọn gai)
( Hoàng Thế Sinh)
III) Tập làm thơ tám chữ
1) Nhớ trường
Nơi ta đến hằng ngày quen thuộc thế
Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông
Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng
Xa bạn bè, sao bỗng thấy bâng khuâng 
III - Hoạt động 3: Hướng dẫn HS học ở nhà.
- Học lại ghi nhớ sgk trang 150.
- Tập làm thơ tám chữ.
- Chuẩn bị trước bài Những đứa trẻ.
---------------------*****---------------------
Ngày soạn:	12	tháng	 12	Năm 2009
Ngày dạy: 16 	tháng 12 	năm 2009
Tiết 88, 89
( Trích thời thơ ấu của M. goorky )
Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh :
- Rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương những đứa trẻ cùng cảnh ngộ và từ đó hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của goor ky trong đoạn trích tiểu thuyết tự truyện.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tâm lý nhân vật.
- Giáo dục tình yêu thương con người, hãy quan tâm đến những đứa trẻ bất hạnh.
Chuẩn bị của thầy và trò
- Giáo viên : Soạn giáo án, đọc tác phẩm.
- Học sinh : Đọc văn bản, soạn câu hói sgk trang 133.
Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
? Phân tích hình ảnh con đường ở cuối truyện ngắn cố hơng của Lỗ Tấn ?
? Tâm trạng nhân vật tôi có diễn biến nh thế nào trong chuyến về thăm quê ?
3. Bài mới :
I- Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu về tác giả và tác phẩm để dẫn vào bài
II - Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu chú thích.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung hoạt động
Gv giới thiệu bài.
?Yêu cầu đọc phần chú thích trang 232.
Em hãy cho biết vài nét về tác giả và tác phẩm ?
Tìm xuất xứ của đoạn trích ?
Yêu cầu đọc từ khó trang 233.
Gv hướng dẫn cách đọc, chú ý giọng điệu và ngữ điệu trong đoạn văn.
Yêu câu học sinh tóm tắt.
? Tìm bố cục bài văn ?
? Tìm nội dung cho từng đoạn ?
- ý 1 : Tình bạn tuổi ấu thơ hồn nhiên, trong sáng.
- ý 2 : Tình bạn trẻ thơ bị cấm đoán.
- ý 3 : Tình bạn trẻ thơ vẫn tiếp tục.
Học sinh chú ý.
Đọc trang 232.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Đọc 
- Đọc văn bản
- Học sinh tóm tắt văn bản
Học sinh trả lời.
I) Đọc - hiểu chú thích.
1) Tác giả.
- Tên thật là A - lếch - xây mac - xi - mô - vích Pê - scôp ( 1868 - 1936 ), bút danh Go - rơ -ki nghĩa là cay đắng.
- Nhà văn Nga nổi tiếng.
- Cuộc đời gặp nhiều gian truân, có tuổi thơ cay đắng, sống thiếu tình thương.
2) Tác phẩm.
- Thời thơ ấu ( 1913 ) gồm 13 chương.
- Đoạn trích thuộc chương chín của tác phẩm. Thời thơ ấu là cuốn đầu trong bộ ba tiểu thuyết tự truyện của goorky.
3) Đọc.
- Sgk trang 229, 231.
- Kể tóm tắt.
- Ngôi kể: thứ nhất được đặt vào nhân vật chú bé A - li - ô - sa.
- Truyện được kể theo trình tự thời gian.
4) Từ khó.
- Sgk trang 233.
5) Bố cục : Ba đoạn
Đoạn 1: Từ đầu -> ấn em nó cúi xuống.
Đoạn 2: Tiếp -> Cấm ...tao.
Đoạn 3: Còn lại.
III - Hoạt động 3: Hướng dẫn HS Đọc – hiểu văn bản.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung hoạt động
Yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn 1.
? Em hiểu gì về hoàn cảnh của những đứa trẻ, tìm ra điểm giống nhau và khác nhau trong hoàn cảnh xuất hiện của chúng ?
? Quan hệ giữa hai gia đình nh thế nào ? Tại sao bọn trẻ lại chơi thân với nhau ?
? Đọc đoạn tự truyện này em cảm nhận tình bạn giữa bọn trẻ nh thế nào ? Tại sao nhà văn lại kể xúc động và khắc ghi nh vậy ?
? Tìm những câu văn, đoạn văn thể hiện sự quan sát tinh tế của A - ly - ô - sa nhìn nhận về những đứa trẻ ?
GV gợi : - Khi kể về mẹ, khi ông đại tá xuất hiện, chú ý nghệ thuật miêu tả.
? Chuyện đời thường và vườn cổ tích lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của goorky nh thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và người bà trong văn bản ?
? Hình ảnh người bà như thế nào hãy tìm những câu văn viết về bà ?
Học sinh chú ý và tóm tắt đoạn 1
Học sinh trả lời.
- Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau nên để lại ấn tượng trong lòng goorky.
- Học sinh đọc và tìm.
- Khi kể chuyện mẹ chết chúng ngồi sát vào nhau nh những chú gà con.
- Khi đại tá - chúng lặng lẽ bước - Nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.
Học sinh thảo luận nhóm.
Học sinh trả lời.
Học sinh chú ý khi bà kể chuyện và vỗ về, tình cảm rất tốt.
Học sinh trả lời.
- Sinh động, chất thơ, ước vọng, khát khao, tình yêu thương.
II/ Đọc – hiểu văn bản
1) Những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
- A - li - ô - sa bố mất, mẹ lấy chồng, ở với bà ngoại - Gia đình nghèo là những người dân lao động bình thường.
- Ba đứa trẻ con nhà đại tá mẹ mất, sống với bố và dì ghẻ - Một gia đình quý tộc.
- Bọn trẻ quen nhau tình cờ do A - li - ô - sa cứu thằng em bị ngã xuống giếng - chúng chơi thân với nhau vì có cùng cảnh ngộ những đứa trẻ sống thiếu tình thương - Tình bạn trong sáng và hồn nhiên.
- Đó cũng là ấn sâu sắc nhất của goorky khi nhớ lại tuổi thơ đầy cay đắng nhng đôi khi cũng có những khoảng khắc ngọt ngào của mình.
2) Những quan sát và nhận xét tinh tế của A - li - ô - sa.
- Khi kể về mẹ chết, phải sống với dì ghẻ chúng ngồi sát vào nhau nh những chú gà con - Sự so sánh chính xác khiến ta liên tưởng đến cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu - Sự cảm thông sâu sắc của A - li - ô - sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.
- Khi ông đại tá xuất hiện, hách dịch... => Khiến tôi nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn => Sự so sánh chính xác này vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài vừa thể hiện tâm trạng của ba đứa trẻ. Chúng bị bố áp chế, lẳng lặng cam chịu - Một lần nửa tác giả tỏ sự thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn nhỏ.
3) Chuyện đời thường và vườn cổ tích.
- Chi tiết bọn trẻ nhắc đến dì ghẻ - A - li - ô -sa liên tưởng đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích mà em được nghe bà ngoại kể.Trí tưởng tượng phong phú và sự lo lắng, yêu thương cho các bạn.
- Chi tiết người mẹ thật (chết) - A - li - ô - sa lạc ngay vào thế giới cổ tích phù phép sống lại - Động viên các bạn nhỏ bớt nỗi thất vọng trẻ thơ - Khao khát tình yêu thương của mẹ.
- Hình ảnh người bà nhân hậu kể chuyện cổ tích cho các cháu nghe và thằng bé lớn khái quát được một điều là có lẽ tất cả các bà đều rất tốt - Tình cảm nhân hậu của ngưười bà.
- Chúng thường kể về bà là ngày trước, trước kia, có lúc... - Nhớ nhung, hoài niệm những ngày sống tơi đẹp.
- Chuyện đời thường hằng ngày và truyện cổ tích được kể lồng vào nhau, với cách kể này làm cho câu chuyện đầy chất thơ, câu chuyện càng trở nên khái quát và càng màu sắc cổ tích nhiều hơn, đậm đà hơn - Ước mong hạnh phúc yêu thương của trẻ thơ, hồn hậu, đáng yêu.
	IV - Hoạt động 2: Hướng dẫn HS Xác định yêu cầu của đề bài.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung hoạt động
? Yếu tố cổ tích trong truyện có tác dụng gì ?
Nêu vài nét về nội dung và nghệ thuật ?
Yêu cầu đọc ghi nhớ trang 234.
Gv hướng dẫn học sinh luyện tập.
Học sinh trả lời.
Đọc ghi nhớ trang 234.
Thảo luận nhóm.
IV) Tổng kết - ghi nhớ.
1) Nghệ thuật.
- Ngôn ngữ kể chuyện giàu hình ảnh đan xen đời thường và chuyện cổ tích. Sự so sánh chính xác. Đối thoại ngắn gọn, sinh động phù hợp với tâm lý nhân vật.
2) Ghi nhớ : Sgk trang 234.
V) Luyện tập.
- Tóm tắt văn bản.
- Nêu suy nghĩ của em về tình bạn.
V - Hoạt động 5: Hướng dẫn HS Xác định yêu cầu của đề bài.
- Xem lại nội dung bài học.
- Học và chuẩn bị bài sau.
- Chuẩn bị, ôn tập thi học Kỳ I 
Ngày soạn:	12	tháng	 12	Năm 2009
Ngày dạy: 18 	tháng 12 	năm 2009
ôn tập
Mục tiêu cần đạt.
	Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức đã học cho học sinh.
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết kiến thức và làm bìa kiểm tra trắc nghiệm cũng nh lập dàn bài cho một bài văn.
- Học sinh có ý thức hoạ tập để chuẩn bị cho thi học kì I 
Chuẩn bị của thầy và trò
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh ôn tập, chuẩn ị trước bài dạy, tài liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn tập các văn bản đã học và trả lời trước phần ôn tập, Kiểm tra cuối HK.
Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới :
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong SGK làm bài kiểm tra trong SGK trang 224.
I. Trắc nghiệm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
D
C
D
C
D
C
B
A
D
D
D
II. Phần tự luận
	Câu 1. Tóm tắt truyện ngắn Lặng lẽ sapa của Nguyễn Thành Long (Hoặc truyện Cố Hương của Lỗ Tấn)
- Trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vui vẻ trò chuyện. Chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe giới thiệu với mọi người anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn.
Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên. Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến.
+Hình ảnh anh thanh niên:
-Là một người anh hùng thầm lặng: một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, công việc của anh đòi hỏi lòng kiên trì, tinh thần trách nhiệm, sự tỉ mỉ, chính xác.
-Sống trong nỗi cô đơn thường trực, một mình trên đỉnh núi cô đơn đến mức lúc nào cũng thèm người.
-Nhưng người thanh niên ấy luôn biết vượt lên hoàn cảnh và giữ được lòng yêu đời(thể hiện qua: ham đọc sách, hái hoa,...) vì anh luôn ý thức được tinh thần trách nhiệm, muốn cống hiến nhiều hơn cho quê hương, đất nước.
Tóm tắt truyện Cố Hương
- Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật tôi để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống. Thông qua những rung cảm của nhân vật tôi trước bao thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là Nhuận Thổ, người bạn thân thiết của nhân vật tôi, giờ đây đã có nhiều thay đổi tàn tạ, đần độn. Túng thiếu vì nghèo khó, đông con. Nhà văn đã lên án chế độ phong kiến với nông dân. Từ đó, ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người làm ra. Ông chuyển sang ý nghĩ phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người không phân biệt giai cấp. Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ nhân vật tôi hi vọng mọi người có một tương lai sáng sủa hơn.
Viết bài thuyết minh giới thiệu những nét chính về Truyện Kiều
1- Nguồn gốc:
Câu chuyện giữa Vương Thuý Kiều và Từ Hải là một câu chuyện có thực xảy ra vào đời Minh bên Trung Quốc. Nhà văn Dư Hoài chép lại, sửa đổi chút ít thành một câu chuyện ngắn - Thanh Tâm Tài Nhân dựa vào truyện ngắn ấy viết thành cuốn tiểu thuyết “ Kim Vân Kiều truyện”.
Nguyễn Du căn cứ vào tác phẩm “ Kim Vân Kiều truyện” sáng tác nên “Đoạn trường tân thanh”.
Xét về cốt truyện Truyện Kiều không khác “ Kim Vân Kiều truyện” là mấy, nhưng về tính cách nhân vật, bút pháp, ngữ ngôn thì lại là một công trình sáng tạo của Nguyễn Du. 
2- Giá trị nội dung :
- Truyện Kiều có giá trị nhân đạo cao cả : 
- Cảm hứng của Nguyễn Du trong truyện Kiều là cảm hứng về thân phận con người. Con người sẽ sống như thế nào giữa một xã hội bất công, tàn bạo ?
Nguyễn Du xây dựng nhân vật Thúy Kiều như một tượng trưng cho tất cả những gì là đẹp, là tinh hoa của con người Kiều là một con người tài sắc vẹn toàn, đức hạnh, có lòng hiếu thảo. Với những tính cách tốt đẹp ấy, đáng lí ra Kiều phải được hưởng hạnh phúc, nhưng Kiều lại trải qua cuộc đời mười lăm năm lưu lạc nơi đất khách quê người với biết bao tủi nhục, ê chề. Thúy Kiều có ý thức về giá trị của mình và về sự bất công của xã hội, nên Kiều luôn luôn chống đối, nhưng càng chống đối nàng càng thất bại, càng thất bại nàng càng cay đắng, tủi hờn. Ta bắt gặp một mối đồng cảm sâu sắc, đầy thương yêu, đau xót của Nguyễn Du trước cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều, cũng chính là thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nguyễn Du quả đúng là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc.
- Giá trị hiện thực của tác phẩm Truyện Kiều:
Truyện Kiều tố cáo chế độ phong kiến suy tàn đạp lên con người lương thiện một cách tàn nhẫn.
- Truyện Kiều nói lên những ước mơ tốt đẹp về tự do và công lí của những con người bị áp bức trong chế độ thối nát, đen tối lúc bấy giờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9(84_89).doc